Đông A Tái Khởi

Chương 2: Chiến lược



Chương 2: Chiến lược

Nguyễn Hoài Bộc biết tình cảm Trần Quốc Toản dành cho mình, định tiếp lời cậu chủ, nhưng thấy Trần Quốc Toản nói xong liền thúc ngựa tiến lên mới nhận ra, trời bắt đầu sáng rõ rồi nên đành gác lại câu chuyện dang dở:

- Tăng tốc độ hành quân, khi mặt trời lên, chúng ta phải tới được bờ sông Như Nguyệt.

Trần Quốc Toản ra lệnh, bắt đầu thúc ngựa tăng tốc tiến về phía bờ sông Như Nguyệt.

Thêm nửa canh giờ hành quân, cuối cùng đội quân 2 vạn người đã tới bờ sông Như Nguyệt. Sông Như Nguyệt mùa này lượng mưa chưa lớn lắm, mực nước còn thấp, sông không chảy siết chỉ rộng tầm 30 trượng là nơi tốt nhất để vượt sông, mọi con đường đến Thăng Long từ phía Bắc đều bị con sông này cắt ngang. Nhìn dọc bờ sông vẫn còn nhiều bến đò ngang cỏ mọc um tùm, không thấy chiếc thuyền nào xung quanh. Xem ra đã bị người dân đánh chìm hết rồi, đây là kết quả của chiến thuật vườn không nhà trống. Đại Việt thực hiện kế vườn không nhà trống rất triệt để, kế hoạch này gây rất nhiều khó khăn cho quân Nguyên nhưng ngược lại cũng tự hại mình rất lớn.

Sông Như Nguyệt chính là nơi năm xưa từng diễn ra trận chiến vô cùng nổi tiếng, là nơi Thái úy Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến chống lại quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy. Năm xưa Thái úy Lý Thường Kiệt ngăn quân Tống xuôi nam, còn nay Trần Quốc Toản phải ngăn giặc ngược bắc. Ngôi làng phía nam kia là làng Đoài, nơi có đền thờ Thái Úy Lý Thường Kiệt. Trần Quốc Toản nhẩm ngâm lại bài thơ của Thái Úy năm xưa làm cũng tại chính con sông Như Nguyệt này:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.



Như hà nghịch lỗ lai x·âm p·hạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

- Mong Thái Úy phù hộ cho con cháu Đại Việt có thể chống lại đội quân hùng mạnh khác từ phương Bắc.

Quan sát địa thế bên bờ sông, Chiếm toàn bộ tầm mắt gần như chỉ là đồng bằng, chỉ có một vài cánh rừng thưa, Ven bờ chỉ có một ngọn đồi thấp nho nhỏ. Trần Quốc Toản thầm nhủ may mắn khi tới đây sớm hơn quân Nguyên, có thời gian để xây dựng hệ thống phòng ngự. Với địa thế này nếu không có công sự để phòng ngự thì dù có đông quân tới đâu cũng không thể là đối thủ của kỵ binh Mông Cổ. Nếu để quân Nguyên tới trước, Đại Việt chỉ có thể đứng nhìn quân Nguyên từ từ rút về nước mà thôi. Xem xong địa thế, Trần Quốc Toản liền triệu tập các tướng hiệu tới truyền lệnh:

- Lệnh các quân nghỉ ngơi ăn uống tại chỗ, nửa canh giờ sau bắt đầu hạ trại. Phái thám mã do thám xung quanh, phạm vi tối thiểu 50 dặm, thấy động tĩnh quân Nguyên lập tức báo cáo, nếu gặp đội quân lớn thì dung khói bảo hiệu.

- Lệnh các công tượng và dân binh bắt đầu lập cầu phao chúng ta cần nhanh chóng nhận đồ tiếp tế từ bên kia sông, đồng thời tiến hành dọn các bãi lau sậy xung quanh doanh trại để phòng địch phóng hỏa, lấy chu vi 50 trượng quanh doanh trại. Cố gắng huy động người dân xung quanh tới hỗ trợ lập doanh trại, chúng ta cần cố gắng lập một đại doanh thật vững chắc ở đây nhanh nhất có thể.

Một loạt mệnh lệnh được đưa ra, lần lượt các tướng vâng dạ chắp tay nhận lệnh rời đi. Sau khi các tường rời đi. Bộ máy quân sự nhà Trần bắt đầu thể hiện sự bá đạo của nó. Không phải tự nhiên nhà Trần có thể đánh bại quân Nguyên Mông một đế quốc thực sự tới 3 lần.



Sau khi hoàn tất nghỉ ngơi, không ai bảo ai, từng người từ dân phu, binh lính tới tướng hiệu đều biết nhiệm vụ của mình, việc mình cần làm. Bên kia sông, vật tư lương thực được chất đống chỉ đợi cầu phao để vận chuyển qua. Người dân xung quanh rất nhanh từ nơi ẩn nấp lần lượt kéo tới mang theo rất nhiều vật liệu cần thiết đã chuẩn bị sẵn giúp đại quân lập doanh trại. Lòng dân chính là v·ũ k·hí sắc bén nhất giúp Đại Việt có thể đối chọi với quân Nguyên hùng mạnh tới tận bây giờ, thấm chí với tình hình hiện tại thì có vẻ chiến thắng đã nằm trong tầm tay của Đại Việt rồi.

Mọi người đều gắng sức, nên chỉ sau hai canh giờ doanh trại đã bắt đầu thành hình. Lều chính đã được dựng lên, Trần Quốc Toản liền gọi riêng các tướng Nguyễn Hoài Bộc, Trần Văn Phúc, Đặng văn Thiết, Trần Văn Bách đến bàn bạc đối sách sắp cho trận chiến sắp tới. Đợi các tường tới đầy đủ, Trần Quốc Toản mở lời:

- Như các vị đã biết, Hoàng Thượng, Hưng Đạo Vương giao cho chúng ta nhiệm vụ phòng thủ bờ sông Như Nguyệt, không được để quân Nguyên vượt sông ép chúng phải rút lui theo hướng Vạn Kiếp. Tin rằng, thời gian vừa rồi các vị tướng quân cũng đã quan sát địa thế khu vực sông Như Nguyệt rồi, tại hạ muốn nghe ý kiến của các vị tướng quân về chiến thuật cho trận đánh quan trọng sắp tới.

Trần Quốc Toản nói xong, ngừng lại đưa mắt chờ những vị tướng khác nêu ý kiến của mình nhưng mất một lúc lâu các tướng đều ngần ngừ chưa có ai dám mở lời. Có lẽ là do e ngại vị chủ tướng mới hoặc muốn đợi để thăm dò suy nghĩ của Trần Quốc Toản. Thấy không khí quá im ắng, Nguyễn Hoài Bộc chủ động đứng lên mở lời trước.

- Bẩm chủ tướng, mọi người ở đây có thể chưa rõ ràng được chi tiết nhiệm vụ nên chưa có thời gian để suy nghĩ về sách lược đối phó với quân Nguyên. Mạt tướng tin rằng chủ tướng đã có chủ ý của mình về trận chiến lần này, chi bằng người nói chủ ý của mình trước. Bọn thuộc hạ xin rửa tai lắng nghe, sau đó bọn thuộc hạ nêu ý kiến của mình cũng chưa muộn.

Có người mở lời phá vỡ không khí ngượng ngạo, các tướng khác liền gật đầu đồng ý nói phải. Trần Quốc Toản mỉm cười đáp ứng, liền dẫn mọi người tới bản đồ nói:

- Mọi người xem, ta vừa quan sát thấy sông Như Nguyệt mùa này mực nước chưa cao, nước không siết, rộng chỉ 30 trượng. Nếu địch muốn vượt sông thì rất dễ dàng làm được cầu phao, kết bè để vượt sông. Dù không rõ số lượng quân địch rút chạy qua đây cụ thể bao nhiêu, nhưng theo tình báo chỗ Hưng Đạo Vương nhắc nhở thì quân số của địch rất lớn, có thể tới 15-20 vạn. Dù rằng chúng ta đang đánh địch khắp nơi, khiến chúng thua chạy liểng xiểng, sĩ khí đang rất thấp nhưng chỉ huy cánh quân này là Lý Hằng – một lão tướng trải qua hàng trăm trận của quân Nguyên, chúng ta không thể chủ quan.



- Ngược lại, chúng ta chỉ có 2 vạn quân, ít hơn rất nhiều. Nếu chúng ta chia ra phòng ngự trải dài dọc theo bờ sông thì quân ta sẽ bị xé nhỏ, rất dễ bị quân địch dùng số lượng áp đảo tiêu diệt từng vị trí một. Ngọn núi này theo ta quan sát là vị trí cao nhất trong khu vực, ở đó chúng ta có thể kiểm soát được phạm vi rất rộng. Nên chủ trương của ta là chúng ta sẽ lập trại đóng quân án ngữ giữa các con đường này và ngọn núi bên trái làm thế ỷ dốc, ép chúng phải dồn lực đánh bại chúng ta trước nếu chúng muốn vượt sông an toàn. Khi đó, quân số của ta dù ít nhưng với 2 vạn quân, ta tin rằng ta vẫn đủ sức phòng ngự hoặc ít nhất là cầm cự được tới khi các cánh quân khác của ta tới chi viện. Các vị thấy việc bố trí doanh trại như thế có vấn đề gì không?

Trần Quốc Toản hơi ngừng lại để mọi người cho ý kiến.

Trần Văn Phúc khoảng 30 tuổi, mặt đen nhẻm nhưng khá ưa nhìn, dáng người cao lớn, chân hơi vòng kiềng có thể do bẩm sinh hoặc do học cưỡi ngựa từ nhỏ mà tạo thành. Trần Văn Phúc là Đô chỉ huy sứ quân thánh dực, đội quân tinh nhuệ bậc nhất của Đại Việt, gánh trọng trách bảo vệ kinh đô và nhà vua. Lần này, Trần Văn Phúc được hoàng thượng Trần Nhân Tông phái đi trợ giúp Trần Quốc Toản trong nhiệm vụ lần này.

Bước lên trước, Trần Văn Phúc chắp tay khẽ cúi đầu nói:

- Bẩm chủ soái, mạt tướng có điều muốn hỏi. Sao chúng ta không phòng thủ bờ bắc mà lại phòng thủ bờ nam sông Như Nguyệt. Nếu phòng thủ bờ bắc, chúng ta có thể lựa khi địch đang vượt sông liền tiến hành đón đánh chẳng phải sẽ dễ dàng hơn là phòng thủ bờ nam hay sao. Chưa kể, dù chúng ta có tập trung phòng thủ tại một điểm sẽ giảm bớt áp lực về quân số, nhưng nếu địch cắt một lượng quân đủ lớn để bao vây chúng ta thì chả phải lượng quân còn lại của địch có thể dễ dàng vượt sông hay sao?

Đợi Trần Văn Phúc hỏi xong. Trần Quốc Toản mỉm cười đáp:

- Tướng quân quân nói phải lắm, nhưng có điều tướng quân chưa biết. Bên phía bờ Bắc sông Như Nguyệt, quân Nguyên vẫn còn khoảng 5-10 vạn quân rải rác tại các đồn bốt để bảo vệ con đường vận lương và rút quân của chúng từ biên giới tới đây. Mặc dù chúng ta có quấy phá ác liệt dọc theo tuyến đường này nhưng nhìn chung quân địch không bị thiệt hại lớn, chúng ta chỉ miễn cưỡng hạn chế hoạt động của địch buộc chúng phải dồn vào các đồn lũy. Nếu chúng ta phòng thủ phía bờ Bắc, lượng quân Nguyên này có thể sẽ hợp quân, phối hợp cùng quân Lý Hằng đang rút về vây kín chúng ta, lúc đấy ta khó lòng có thể đánh được. Hơn nữa, quân số của ta rất ít chỉ có 2 vạn, không thể trải dài phòng thủ, quân Nguyên chỉ cần lợi dụng quân số áp đảo chia làm nhiều điểm vượt sông thì ta không thể kiểm soát hết được.

- Nhưng nếu ta đóng chốt ở bờ nam thì khác, chỉ cần quân ta còn, địch sẽ không dám mạo hiểm vượt sông vì vậy chúng buộc phải nhổ bỏ chúng ta trước. Khi đấy quân Nguyên bên bờ bắc sẽ không có uy h·iếp với ta vì chúng không có thuyền, muốn vượt sông chỉ có thể dùng bè hoặc lắp cầu phao. Với phương tiện như thế, tin rằng thủy quân của ta có thể dễ dàng ngăn cản chúng vượt sông.

- Còn nếu chúng muốn vây quân ta để một bộ phận khác rút lui thì càng không thể vì muốn vây ta, địch nhất định phải dùng lượng lớn quân tinh nhuệ chính là Mông Cổ quân và Tham mã xích quân để cản ta. Sẽ không có chuyện quân Nguyên dùng người Mông Cổ chặn hậu để người Hán rút về. Còn Hán quân và Tân phụ quân chủ yếu là người Hán, sức chiến đấu không cao rất khó để vây được 2 vạn quân tinh nhuệ của ta, mà nếu địch dùng xác người Hán để lót đường cho người Mông Cổ thì sẽ khơi lên mâu thuẫn trong q·uân đ·ội vốn đã phân chia đẳng cấp rất nặng. Lý Hằng là người thông minh, hắn sẽ không làm thế đâu, có làm cũng sẽ làm lén lút sao cho hợp lý nhất nên hắn sẽ không chọn cách này. Hơn nữa, chúng đang bị quân ta liên tục truy quét phía sau, chưa kể lương thực của chúng cũng đang thiếu trầm trọng. Thời gian không cho phép nên chúng không còn phương án nào khác ngoài việc phải giải quyết thật nhanh chúng ta để tiết kiệm thời gian và lương thực. Thậm chí, theo ta tính toán, chúng ta chỉ cần cầm cự nhiều hơn 4-5 ngày là địch sẽ buộc phải đi đường khác thôi.