211 binh sĩ Đại Việt t·ử t·rận, là bên phòng thủ, không có các loại v·ũ k·hí công thành lớn giúp Đại Việt hạn chế được con số t·hương v·ong ở mức thấp.
Theo tính toán ban đầu, quân Đại Việt đã thành công kìm chân quân Nguyên thêm một ngày là thêm một phần thành công. Nhưng trong lòng các tướng lĩnh đều không ai vui nổi vì hành động t·ấn c·ông quá nhẩn nha của quân Nguyên. Đây là điểm đáng lo nhất của chúng.
Trở về lều chính, Trần Quốc Toản lại lần nữa ngồi trước sa bàn cắm chi chít cờ, nhẩm lại trong đầu tình hình mọi cánh quân của ta, tình hình triển khai kế hoạch. Những việc này Trần Quốc Toản đã thuộc làu làu trong đầu rồi.
Chìm vào trong suy nghĩ không để ý đến mọi chuyện xung quanh, tới khi Nguyễn Hoài Bộc lên tiếng mới khiến Trần Quốc Toản giật mình tỉnh dậy từ suy nghĩ miên man:
- Cậu chủ, đến giờ hợi rồi, người nên nghỉ ngơi đi.
Thấy Nguyễn Hoài Bộc đang ngồi dưới bàn thấp, trên bàn còn một số chiến báo lão đang xem dở. Trước mặt mình còn có bát canh gà hơi ấm ấm. Trần Quốc Toản uể oải nói:
- Chú Bộc, chú tới từ bao giờ vậy, đã tới giờ hợi rồi à? sao chú còn chưa đi nghỉ?
Nguyễn Hoài Bộc hơi khom người đáp.
- Lão Bộc thấy người còn thức nên mang tới cho người chút đồ ăn. Cậu chủ, cậu vẫn còn lo lắng về hành động của quân Nguyên sao?
- Đúng thế chú Bộc. Thời gian nhẽ ra đứng về phía chúng ta, theo tình hình thì chúng phải vội vã tận dụng từng khắc để mở đường rút lui mới đúng. Đằng này chúng lại quá nhởn nhơ, cứ như thời gian đang ủng hộ bọn chúng vậy. Việc này làm cháu không thể không lo lắng. À phải, chú Bộc, tình hình các cánh quân khác của chúng ta hôm nay thế nào rồi? có quân báo nào gửi đến cho chúng ta không?
- Có thưa cậu chủ, tình hình vẫn đang tiến triển theo kế hoạch. Các cánh quân vẫn đang tại các vị trí phòng ngự hoặc chặn đánh quân Nguyên. Chiêu Minh Vương và Hoàng Thượng đã bắt đầu tiến vào Thăng Long, vật tư cũng đang dần được vận chuyển về Thăng Long. Tin rằng rất nhanh thôi Thăng Long sẽ lấy lại sức sống của nó.
Nghe đến đây, Trần Quốc Toản đứng bật dậy, đi đi lại lại mồm luôn nhẩm nhẩm “Hoàng thượng vào Thăng Long, Hoàng Thượng vào Thăng Long,...” Thấy Trần Quốc Toản đang suy nghĩ, Nguyễn Hoài Bộc đành dừng tâu báo không dám làm phiền. Bỗng nhiên, Trần Quốc Toản đi nhanh về kệ để chiến báo, lục tìm tấm da dê của đám Lê Đại để lại, đọc tới đoạn “hậu quân của quân Nguyên vẫn ở bên kia sông cùng phần lớn vật tư và khí cụ” Trần Quốc Toản đấm tay hô lớn:
- C·hết tiệt, trúng kế rồi. Là kế dụ địch, chúng dịch chuyển sự chú ý của ta. Chúng dụ ta phân binh lên phía bắc chặn đánh các đường rút lui, chúng đợi Hoàng Thượng tiến vào Thăng Long chúng sẽ quay lại tập kích. Quân Nguyên rút lui tán loạn khắp nơi chính là tấm màn che mắt quân ta tốt nhất, cộng thêm quân Nguyên liên tục thua trận trong sẽ khiến quân ta không ai có thể ngờ tới hành động này của chúng.
Trần Quốc Toản khoát tay gọi Nguyễn Hoài Bộc đi về phía sa bàn. Nguyễn Hoài Bộc vội vàng đi tới cau mày suy nghĩ theo tính toán của Trần Quốc Toản. Những điều Trần Quốc Toản nói ra suy cho cùng vẫn chỉ là suy đoán, cần có thêm thông tin để khẳng định, dù theo dự đoán của Trần Quốc Toản thì tình thế đang rất cấp bách nhưng không thể vội vã hành động. Vội vã hành động không những có thể làm hỏng kế hoạch vốn có mà còn có thể làm toàn quân bị diệt.
Về phía sa bàn, Trần Quốc Toản cầm gậy chỉ lên sa bàn nói.
- Chú Bộc nhìn xem, Hưng Đạo Vương đang đóng quân ở Vạn Kiếp để đón đánh quân Nguyên rút lui, Chiêu Văn Đại ở Hàm Tử chặn cánh quân Toa Đô và Ô Mã Nhi, Nhân Huệ Vương đang ở Vân Đồn để chặn tiếp viện của quân Nguyên vào từ cửa biển, Chiêu Minh Vương và Hoàng Thượng đang tiến vào Thăng Long.
- Chúng ta thì đang ở đây chặn đường rút lên phía bắc của quân Nguyên, buộc chúng rút về hướng Vạn Kiếp nơi Hưng Đạo Đại Vương đang sắp đặt phục binh. Nhưng vì chúng ta đang bị Khắc Bột Hải vây, nếu chúng không rút theo hướng đông về phía Vạn Kiếp mà âm thầm tiến về phía Tây. Ở phía Tây, chúng ta chỉ có một số cánh quân nhỏ lẻ sẽ không thể cản được chúng. Chỉ cần Toa Đô ở phía nam âm thầm bỏ sông theo đường bộ tiến về Thăng Long, Lý Hằng ở phía tây, phía bắc vẫn quân Nguyên vẫn chưa bị nhổ bỏ, Chỉ cần Hoàng Thượng tiến vào Thăng Long bọn chúng sẽ hợp công vây đánh Thăng Long từ 3 mặt. Nếu thật sự là thế sẽ là t·hảm h·ọa của chúng ta. Chẳng khác nào lật thuyền trong mương.
Nguyễn Hoài Bộc vội ngắt lời Trần Quốc Toản nêu nghi vấn của mình:
- Cậu chủ, nhưng sông hồng có thủy quân của ta đóng giữ, bến Chương Dương đã bị phá, thủy quân của ta được bổ sung thêm chiến thuyền, việc đối phó với quân Lý Hằng vượt sông sẽ không thành vấn đề. Trong điều kiện như thế, chúng sẽ không dám tùy tiện vượt sông.
- Chú Bộc, đây chính là điểm chúng lợi dụng, vì chúng ta tin có thủy quân án ngữ, quân Nguyên không thể vượt được sông nhưng chúng ta quên mất bọn chúng có rất nhiều kỵ binh di chuyển sẽ rất nhanh. Chỉ cần chúng đi xa hơn về phía tây, chính là tại đây tại Thạch Đà. Thạch Đà cách xa về phía tây, thủy quân quân ta sẽ không thể đủ quân số kiểm soát tới tận đoạn sông này. Tại Thạch Đà có một khúc sông Hồng thu nhỏ nếu muốn chúng có thể dễ dàng lắp cầu phao để vượt sông. Qua được Sông thì chúng chỉ cần 1 ngày di chuyển là sẽ tới chân thành Thăng Long. Khí cụ công thành thì theo tin từ đám Lê Đại để lại, hậu quân của chúng vẫn chưa qua sông nên chắc chắn số v·ũ k·hí này vẫn còn ở đó. Đấy cũng là lý do hôm qua quân Nguyên không có v·ũ k·hí công thành loại lớn nào. C·hết tiệt, chiêu hồi mã thương này lợi hại quá.
Thấy không thể chần chừ thêm, Trần Quốc Toản hạ quyết tâm.
- Dù mới chỉ là suy đoán, nếu có tin tình báo tình hình đại doanh của Lý Hằng là ta có thể khẳng định việc này, nhưng không còn thời gian nữa. Nguyễn Hoài Bộc nghe lệnh:
Thấy Trần Quốc Toản đã hạ quyết tâm, Nguyễn Hoài Bộc quỳ xuống đợi mệnh lệnh đưa ra. Vào lúc này, lão chỉ có thể hoàn toàn tin tưởng vào Trần Quốc Toản:
- Lệnh triệu tập các tướng lập tức tới lều chính nghe lệnh. Toàn bộ kỵ binh trong quân thức dậy mang theo quân nhu trong 3 ngày chuẩn bị theo ta canh 5 phá vây cứu viện Hoàng Thượng. Toàn bộ mọi việc chuẩn bị phải diễn ra âm thầm, công tác tuần tra cảnh giới doanh trại vẫn tiếp tục như bình thường, không được gây náo động tránh để quân địch nghi ngờ.
- Mạt tướng tuân lệnh.
Nguyễn Hoài Bộc vâng lệnh rời đi, Trần Quốc Toản tranh thủ ngồi xuống bàn, lấy giấy bút viết những điều mình suy nghĩ vào 2 phong thư. Đóng xi dùng con dấu của mình đóng lên. Viết xong thư cũng là lúc các tướng đã tới đầy đủ.
Trần Quốc Toản định mở lời, thì bên ngoài có tiếng hô:
- Bẩm chủ soái, thám báo trong quân xin cầu kiến.
Trần Quốc Toản gật đầu ra hiệu cho thám báo vào. Lệnh truyền ra, một tiểu binh người ngợm ướt nhẹp thở hổn hển bước vào quỳ xuống chắp tay nói:
- Bẩm chủ soái, bẩm các vị tướng quân, tiểu nhân phụng mệnh theo dõi tình hình trung quân của địch, đến cuối ngày hôm qua phát hiện các toán kỵ binh địch bắt đầu rời khỏi đại doanh đi về phía tây, đến tối không thấy quay lại nên tiểu nhân vội về bẩm bảo.
Trần Quốc Toản khẽ cau mày, thêm chắc chắn về dự đoán của mình. Vẫy tay cho tiểu binh lui xuống nghỉ ngơi. Trần Quốc Toản quay ra nói với các tướng quân trong lều.
- Chúng ta không còn nhiều thời gian, mọi người chú ý ta sẽ không nói chi tiết quá trình chỉ nói những suy đoán của ta. Theo những gì xảy ra trong mấy ngày qua, ta đoán chúng ta đã trúng kế dụ địch của chúng, Lý Hằng sẽ cho Khắc Bột Hải vây chúng ta ở đây, bản thân hắn âm thầm dẫn phần lớn quân chủ lực tiến về phía tây. Tới Thạch Đà hắn sẽ cho quân vượt sông Hồng, cùng với Toa Đô ở phía Nam tiến đánh Thăng Long. Khi đó tình hình của Hoàng Thượng ở Thăng Long sẽ vô cùng nguy hiểm. Chúng ta có thể là cánh quân duy nhất phát hiện ra và có thể ngăn chặn kế hoạch này của quân Nguyên. Vì thế, ta sẽ thay đổi kế hoạch tác chiến của chúng ta, mọi trách nhiệm sẽ do ta chịu.
Nghe tới đây, các tướng bên dưới nhất thời choáng váng, mồ hôi túa ra như tắm. Mấy ngày qua tất cả đều thấy sự bất thường của quân Nguyên nhưng không ai nghĩ tới địch có thể tính một chiêu phản đòn lợi hại đến thế trong tình thế này. Đầu óc còn chưa kịp xoay chuyển nhưng biết tính nghiêm trọng của sự việc, lập tức các tướng quỳ 1 chân biểu thị quyết tâm chờ mệnh lệnh từ Trần Quốc Toản.
Thấy các tướng đều không có ý kiến, Trần Quốc Toản nghiêm giọng hạ lệnh:
- Trần Văn Phúc, Trần Văn Cảo, Đặng Văn Thiết, Trần Lực nghe lệnh:
“Có mạt tướng”. Các tướng bước ra khỏi hàng hô to đợi lệnh.
- Lệnh Trần Lực làm tiên phong cùng Trọng giáp kỵ binh mở đường cho đại quân phá vây.
- Lệnh Trần Văn Phúc, Trần Văn Cảo lĩnh 2000 thiết kỵ hỗ trợ trọng giáp kỵ binh mở đường và cầm chân quân địch tạo điều kiện cho đại quân phá vây đuổi theo Lý Hằng khi đại quân phá vây thành công, tùy tình hình có thể theo đại quân hoặc rút lui hoặc quay về đại doanh.
- Đặng Văn Thiết cùng ta dẫn theo 5000 thiết kỵ phá vây, lưu ý không được ham chiến, khi phá vây thành công lập tức đi về phía tây đuổi theo quân Lý Hằng. Ta muốn 5000 kỵ binh này phải bảo toàn được sức chiến đấu tới khi đuổi kịp Lý Hằng.
“Mạt tướng tuân lệnh” Sự tình nghiêm trọng, các tướng nhận lệnh lập tức quay người rời đi chuẩn bị. Trần Quốc Toản tiếp tục hạ lệnh.
- Nguyễn Hoài Bộc, Trần Văn Bách nghe lệnh: Nguyễn Hoài Bộc cùng 8000 quân lưu thủ đại doanh, Trần Văn Bách cùng 4000 thủy quân lưu thủ hậu doanh. Mọi việc lấy Nguyễn Hoài Bộc làm chủ. Người còn doanh còn, người mất doanh mất.