Cả đám cấm binh, thái giám toát mồ hôi hột khi nghe hoàng thượng hạ lệnh, dù chiến trường đã được kiểm tra 1 lượt nhưng ai biết còn nguy hiểm nào không? Đặc biệt quân Nguyên lại có rất nhiều thiện xạ. Nhưng không có Hưng Đạo vương ở đây, Hoàng Thượng lúc này như bình thuốc nổ chờ phát tác, không ai dám bước lên can ngăn ý định của Trần Nhân Tông.
Theo lệnh của Trần Nhân Tông, cầu gỗ nhanh chóng được hạ xuống. Cấm binh giáp trụ kín mít tràn lên bờ đảo ánh mắt sáng quắc quan sát mọi động tĩnh xung quanh rồi vây tròn lấy Hoàng thượng Trần Nhân Tông giáp trụ chỉnh tề đang bước lên bờ. Đội ngũ tiền hô hậu ủng rầm rộ tiến về phía Trần Quốc Toản đang chữa trị.
Dù trời mới lờ mờ sáng, nhưng cũng đủ để có thể thấy được hết chiến trường tàn khốc đến mức độ nào. Chứng kiến chiến trường ngổn ngang xác c·hết của các binh sĩ không phân biệt nổi địch ta, Trần Nhân Tông đổi ý không vội vã tới chỗ Trần Quốc Toản nữa mà chậm rãi quan sát cẩn thận chiến trường.
Ngay bờ sông, cạnh những cây cầu phao bị đốt cháy xém đã có tới hàng trăm xác binh sĩ c·hết c·háy. Hoàng thượng Trần Nhân Tông là người thông thái, lại từng trực tiếp lên trận nên chỉ cần nhìn qua nhưng tư thế của những binh sĩ nằm kia là Trần Nhân Tông có thể đoán được đâu là binh sĩ Đại Việt, đâu là binh sĩ nhà Nguyên, cũng phần nào đoán được việc cuối cùng họ đã nỗ lực thực hiện.
Trần Nhân Tông không tin những kẻ dưới quyền có thể tận tâm tận lực hoặc có đủ khả năng để phân biệt đâu là t·hi t·hể binh sĩ Đại Việt, đâu là t·hi t·hể quân Nguyên giữa những cánh đồng cháy xém kia. Lo sợ kẻ dưới làm việc sai sót, Trần Nhân Tông tạm gác ý định nhanh chóng đi tới chỗ Trần Quốc Toản. Nhẩn nha đi giữa chiến trường, đi tới đâu, Trần Nhân Tông đều yêu cầu thái giám và quan viên lễ bộ đi bên cạnh ghi chép lại cẩn thận từng lời nói, từng căn dặn của mình.
Nhìn những binh sĩ dáng người nhỏ hơn mặt hướng về phía cầu phao cháy xém, trên người còn có vài mũi giáo xuyên qua, quần áo tóc tai bị đốt trụi lủi, Trần Nhân Tông đoán họ hẳn là những binh sĩ Đại Việt đã nỗ lực đốt cầu phao để ngăn cản quân Nguyên vượt sông. Chỉ tay về phía họ, Trần Nhân Tông ngữ khí chầm chậm nói:
- Những người kia, dù có thể trang phục còn sót lại trên người họ là trang phục quân Nguyên nhưng họ chắc chắn là binh sĩ Đại Việt. Họ mặc trang phục quân Nguyên chẳng qua là để đột nhập vào đây mà thôi. Nhìn tư thế của họ có thể đoán họ đã liều mình lao vào hàng ngũ quân Nguyên để đốt cầu phao vì Đại Việt. Cây cầu phao cháy xém phía ngoài này hẳn là chiến công của họ. Dặn phụ binh, dọn dẹp chiến trường đừng chỉ nhìn trang phục còn sót lại của họ để nhận dạng. Đừng nhận nhầm họ thành người Nguyên kẻo làm lạnh lòng binh sĩ.
Quan viên lễ bộ đi phía sau nghe Hoàng Thượng căn dặn thì không dám lơ là, ghi lại chi tiết từng lời nói của Trần Nhân Tông, thậm chí còn mô tả thêm vị trí xung quanh để người sau có thể dễ dàng xác định vị trí chính xác. Thái giám không biết nhiều chữ, chỉ có thể cố gắng tập trung ghi nhớ những căn dặn của Hoàng Thượng trong đầu. Không ai dám sai sót một li trong lúc này.
Bên trái, ngay đầu cầu phao thứ 2 có binh sĩ cả người bị đốt gần thành than, cẳng tay đã bị đốt chỉ còn một mẩu kia cũng chắc chắn là binh sĩ Đại Việt. Xung quanh chỉ có duy nhất người này hướng về phía cầu phao trước khi c·hết, những người còn lại đều hướng ra phía bờ sông hoặc tháo chạy khỏi nơi bốc lửa kia chắc chắn là quân Nguyên. Trần Nhân Tông chỉ tay về phía t·hi t·hể nói:
- Người kia là binh sĩ Đại Việt. Có thể dũng mãnh vượt qua hàng ngũ quân Nguyên đông đảo để hoàn thành nhiệm vụ thế kia thì có thể là một tướng hiệu trong quân, là một mãnh tướng. Nhớ lấy, đừng nhầm lẫn.
Cách đầu cầu phao thứ 2 chỉ 50 bước, giữa bãi đất chống c·háy x·em nằm ngổn ngang hàng chục xác người ngựa. Trần Nhân Tông chỉ tay về phía những binh sĩ cơ thể không nguyên vẹn nói:
- Ở kia, những bộ binh là bĩnh sĩ Đại Việt. Họ đã liều mạng cản chân kỵ binh quân Nguyên để viên tướng hiệu kia có thể xông tới chỗ cầu phao. Đối mặt với kỵ binh đông hơn nhiều lần họ vẫn dũng cảm xông tới, công của họ rất lớn. Nhớ lấy, đừng nhầm lẫn.
Nhìn những binh sĩ tay lăm lăm đao, toàn thân cháy xém trong khu doanh trại chất đống gỗ vẫn còn nóng hầm hập, xung quanh là rất nhiều xác của những người tay không tấc sắt, xung quanh vương vãi búa, dùi đục. Trần Nhân Tông chỉ về phía họ nói:
- Chỗ này, những binh sĩ cầm đao đang đuổi theo những công tượng kia là binh sĩ Đại Việt. Họ đã dùng mạng sống của mình để cố làm gián đoạn tốc độ chế tạo cầu phao của quân Nguyên, để chúng không thể nhanh chóng chuyển thêm quân sang sông. Nhớ lấy, đừng nhầm lẫn.
Cứ sau mỗi lần Trần Nhân Tông dừng lại chỉ tay giọng đều đều dặn dò từng chữ cho thái giám và quan viên lễ bộ bên cạnh, chỉ là những mô tả đơn giản, không màu mè của Hoàng Thượng Trần Nhân Tông nhưng làm họ như được tận mắt chứng kiến thời khắc cuối cùng của những binh sĩ kia. Theo từng câu nói “Đừng nhầm lẫn” của Trần Nhân Tông, quan lại và cả cấm quân xung quanh khẽ rơi nước mắt kèm thêm cảm giác xấu hổ ngày càng dâng cao trong lòng.
Dưới sự trị vì sáng suốt của Thượng Hoàng Trần Thành Tông, Hoàng Thượng Trần Nhân Tông phần lớn các quan viên rất đồng lòng, tận tâm và chính trực nhưng dù như thế cũng không thể tránh khỏi dù ít dù nhiều trong lòng họ luôn coi thường thân phận, tính mạng những người nghèo khổ, bình dân hay tiểu binh tiểu tốt. "Sĩ" đứng đầu tứ dân đã ăn sâu vào tiềm thức của tầng lớp quan viên, trí thức hàng trăm hàng nghìn năm qua, vô tình khiến họ luôn coi bản thân là tầng lớp tinh hoa, coi giá trị của bản thân cao hơn những tiểu binh tiểu tốt, bình dân một chữ bẻ đôi cũng không biết kia nhiều bậc. Coi tính mạng những binh sĩ, tiểu tốt không khác gì những ngọn cỏ ven đường, họ sống cũng được c·hết cũng chả sao.
Nhưng hôm nay, chứng kiến những nỗ lực phi thường vi dân vì nước của những binh sĩ vô danh này trước khi c·hết, dù không nói ra trong lòng họ đều tự biết "nếu vào hoàn cảnh của những binh sĩ này, họ chắc chắn không thể làm được những việc phi thường như những binh sĩ kia đã làm". Thuộc làu kinh sử, rao giảng suốt ngày những tấm gương anh hùng trong kinh sử, nhưng giờ họ mới có thể ngộ ra phía sau những anh hùng đấy, những dòng chữ đơn giản trong sử sách là hàng vạn tính mạng của binh sĩ đã ngã xuống. Những người ở đây bao gồm cả cấm quân rất nhiều người đều dần cảm thấy hổ thẹn với những suy nghĩ cổ hủ ngày trước của mình.
Giọng của Hoàng Thượng Trần Nhân Tông cứ đều đều vang lên, nghe thì có vẻ bình tĩnh nhưng xung quanh ai cũng biết, Hoàng Thượng đã tới giới hạn bùng nổ rồi. Dù Hoàng thượng trước nay nổi tiếng với tấm lòng nhân từ, thương dân như con đặc biệt là những số phận nghèo khổ. Thậm chí Hoàng Thượng từng vài lần muốn bỏ ngôi vua để lên chùa nghiên cứu phật pháp nhưng ai cũng biết dù hiền tới mấy thì rồng vẫn là rồng. Có những giới hạn không nên chạm phải, hiện tại thì giới hạn này chính là t·hi t·hể các binh sĩ nằm đây. Nếu bọn hắn chỉ cần có chút sai sót với những binh sĩ nằm đây thôi thì tin rằng kết cục sẽ cực kỳ khó coi.
Trần Nhân Tông cứ thế chậm rãi di chuyển trên chiến trường ngổn ngang xác c·hết, gần tới nơi Trần Quốc Toản đang được chữa trị, đến người luôn điềm đạm từ lúc bước chân vào chiến trường tới giờ như Trần Nhân Tông cũng phải xanh mặt, bàng hoàng ngẩn người nhìn cảnh tượng trước mắt. Đoạn đường vừa qua so với cảnh tượng phía trước không tính là gì cả.
Trước mắt họ, cảnh chiến trường hoàn toàn vượt quá sức tưởng tượng. Khắp mặt đất, hàng ngàn chiến mã cháy xém, hàng vạn xác c·hết chồng chất lên nhau trải dài cả dặm, cả chiến trường im lặng như tờ chỉ có đám quạ bâu kín mặt đất cùng với ít chó, sói hoàng đang thưởng thức bữa ăn của mình. Tràn ngập không khí là mùi máu tanh nồng nặc, mùi h·ôi t·hối của phân của nội tạng tràn ra ngoài. Quan văn, thái giám không quen cảnh máu me trước mắt lập tức ôm bụng gập người n·ôn m·ửa hết mật xanh mật vàng.
Phải mất một lúc lấy lại tinh thần, Trần Nhân Tông mới có thể tiếp tục tiến lên trong sự bảo vệ của cấm quân. Bước qua những t·hi t·hể không nguyên vẹn, những ánh mắt vẫn mở trừng trừng như đang nhìn mình, những khuôn mặt không còn ra hình dạng, những vũng máu đông lại như những tấm gương đen phẳng lừ….. không ai có thể nói một lời nào. Xung quanh chỉ có tiếng cánh của từng đàn quạ đang bay lượn trên đầu vọng xuống cùng tiếng kêu oán hận của chúng. Đám quan viên lễ bộ, thái giám dắt díu vào nhau cố gắng từng bước run rẩy đi theo ngựa của Hoàng Thượng phía trước. Họ không dám dừng lại dù chân họ muốn nhũn ra, họ chỉ còn thiếu nước bò đi nữa mà thôi.
Trên đường đi, dù phụ binh đã soát một lượt chiến trường, nhưng cấm quân vẫn tỏa ra xung quanh liên tục dùng thương trong tay đâm thêm một nhát vào những cái xác quân Nguyên nằm dưới đất. Mất thêm một tuần hương nữa, họ mới tới được nơi gần 1000 binh sĩ đang ngay ngắn ngồi chờ đợi bên ngoài, hướng mắt chăm chú nhìn về chiếc lều đang lập lòe ánh đèn bên trong chờ đợi. Khu vực xung quanh đã được các binh sĩ dọn dẹp tương đối sạch sẽ, khiến đoàn người theo sau Trần Nhân Tông đều thầm thở phào như vừa bước ra khỏi địa ngục. Dù không khí vẫn còn mùi máu tanh nhưng đã nhẹ đi, dễ thở hơn rất nhiều.
Thái giám đi bên cạnh Trần Nhân Tông hít hơi sâu định hô lớn báo Hoàng Thượng giá lâm, chưa kịp hô đã bị Trần Nhân Tông dơ tay ngăn lại nói:
- Không cần kinh động bọn họ, họ đủ mệt mỏi rồi.
Nhưng Trần Nhân Tông coi thường sức ảnh hưởng của mình rồi, nghe tiếng vó ngựa ở sau lưng, một binh sĩ Đại Việt quấn băng kín một bên mắt quay đầu lại nhìn. Binh sĩ há mồm trợn mắt kinh ngạc khi đập vào mắt hắn là hình ảnh kim long ngũ trảo uy mãnh trên bộ giáp được trang trí họa tiết vô cùng đẹp đẽ. Không ai không biết kim long ngũ trảo đại biểu cho điều gì. Binh sĩ nhanh như chớp quên hết mệt mỏi quay ngược về sau quỳ mọp xuống đất ấp úng một hồi mới nói ra được:
Dù Hoàng thượng Trần Nhân Tông nổi tiếng nhân từ, nhưng Rồng thì tự có cái uy của Rồng, áp lực khi đối diện với Trần Nhân Tông quá lớn khiến binh sĩ căng thẳng tột độ, cả người còn khẽn run lên. Xung quanh nghe đồng đội mình tự nhiên hô vạn tuế liền ngơ ngác quay lại. Tức thì tiếng hô “Vạn Tuế” như cơn sóng truyền đi, phá vỡ sự tĩnh lặng nãy giờ. Không thể ngăn cản cơn sóng này lại, Trần Nhân Tông đánh đợi để binh sĩ tung hô vạn tuế xong mới cất giọng nói:
- Các khanh bình thân!
Dù được Hoàng Thượng cho phép, nhưng trước sự viếng thăm bất ngờ của người quyền lực nhất Đại Việt bây giờ, các binh sĩ không một ai dám ngẩng mặt lên vẫn cứ quỳ rạp nhìn chằm chằm mặt đất. Không một ai dám ngẩng mặt lên nhìn “Long nhan” cả. Họa chăng có một số tên lính trẻ định ngẩng lên thì liền bị lão binh bên cạnh ấn mạnh đầu xuống đất chửi:
- Loại ngu, chê mình sống quá lâu rồi à.
Trần Nhân Tông không ngờ các binh sĩ chém chém g·iết g·iết với quân Nguyên không chùn tay kia, đối mặt với mình đến ngẩng mặt cũng không dám. Trần Nhân Tông khẽ thở dài nghiêm khắc nói:
- Ai không ngẩng mặt lên tính vào phạm tội khi quân.
Nghe tới tội khi quân, các binh sĩ đang dí mặt xuống đất mồ hôi liền túa ra như tắm. Dần dần từng người một bắt đầu nâng người mình khỏi mặt đất ngồi dậy. Nhưng vẫn không dám ngẩng mặt, cố gắng hạn chế tầm nhìn chỉ tới đầu gối Trần Nhân Tông.
- Thôi được rồi, không ép các ngươi nữa, tất cả các ngươi nếu ai còn đi được thì theo ta tới tế các huynh đệ đã chiến tử. Các ngươi và bọn họ chính là những anh Hùng đã cứu Đại Việt khỏi tình huống nước sôi lửa bỏng, chúng ta không thể để họ chịu lạnh lẽo thêm nữa.