Đông A Tái Khởi

Chương 54: Phần thưởng giá trị nhất.



Chương 54: Phần thưởng giá trị nhất.

Thấy Trần Nhân Tông đến, Hưng Đạo Vương bước nhanh rẽ qua hàng binh sĩ đang quỳ tới trước mặt Trần Nhân Tông. Hưng Đạo Vương chắp tay cúi đầu quỳ xuống hành lễ:

- Lão thần bái kiến Hoàng Thượng, chúc Hoàng Thượng vạn tuế, vạn tuế vạn vạn tuế.

- Hưng Đạo Vương bình thân.

Trần Nhân Tông lần này không ngăn cản ông bác của mình hành lễ, trước mặt quá đông người, lễ tiết quần thần cần được duy trì. Đợi Hưng Đạo vương đứng lên, Trần Nhân Tông bước tới hỏi tình hình chuyện của Trần Quốc Toản:

- Hưng Đạo Vương, tình hình Hoài Văn Hầu thế nào rồi?

Hưng Đạo Vương mới đứng lên, nghe thế thì chắp tay tâu:

- Bẩm Hoàng Thượng, Thái y Lê Thị Liên vẫn đang khám cho Hoài Văn Hầu từ đêm qua. Hiện tại vẫn chưa thấy thái ý rời khỏi lều nửa bước.

- Hưng Đạo Vương, trong lúc ta và các binh sĩ đi tế các binh sĩ t·ử t·rận, người thay ta ở lại đây theo dõi tình hình của Hoài Văn Hầu. Chỉ cần có thể cứu được Hoài Văn Hầu thì Thái y cần gì tất cả đều đáp ứng.

Trần Nhân Tông vừa nói vừa bước lên tiến sát tới chỗ Hưng Đạo Vương rồi thì thầm hỏi nhỏ:

- Bác Tuấn, ta còn bao nhiêu thời gian.

- Người có một canh giờ.



Hưng Đạo Vương chắp tay thì thầm với Trần Nhân Tông rồi mới chắp tay cúi rạp người nói lớn:

- Thần tuân chỉ.

Chuyện tiến đánh Toa Đô cần giữ bí mật, dù xung quanh toàn là người mình nhưng cũng không có nghĩa là có thể bàn bạc công khai chỗ đông người. Nắm được thời gian còn lại của mình trước khi xuất phát, Trần Nhân Tông hài lòng quay lại nói với binh sĩ đang quỳ xung quanh:

- Các ngươi còn ở đây làm gì? dẫn ta tới chỗ các huynh đệ chiến tử.

Theo yêu cầu của Trần Nhân Tông, đoàn người rục rích tiến tới chỗ đặt t·hi t·hể các tướng sĩ t·ử t·rận cách đấy không xa, chỉ 200 bước chân. Phủ kín mặt ruộng bỏ hoang, hơn 2000 binh sĩ Đại Việt t·ử t·rận được các binh sĩ còn sống, phụ binh đặt ngay ngắn thành hàng lối.

Nhìn những binh sĩ t·ử t·rận kéo dài hết tầm mắt, Trần Nhân Tông khẽ phất tay, lần lượt từng đoàn thái giám và cấm binh khiêng những thùng lớn tiến về phía những binh sĩ t·ử t·rận, đặt trên đầu họ những chiếc khay gỗ nhỏ đơn giản chỉ có một miếng trầu cánh phượng đẹp đẽ và một bát ngự tửu thơm phức bên trong. Quan viên lễ bộ lần lượt theo sau đi tới cắm từng cây hương nhỏ nghi ngút khói trên đầu mỗi binh sĩ t·ử t·rận.

Những binh sĩ còn sống quỳ xung quanh nhìn cảnh trên thì tròn mắt hâm mộ. Trầu cánh phượng và ngự tửu toàn là đồ ngự dụng, cả đời bọn họ muốn được nhìn, ngửi thấy đã khó chứ đừng nói là được nếm thử. Đây là mộ tổ b·ốc k·hói mới có vinh dự này, trong đầu không ít binh sĩ đặc biệt là các lão binh lớn tuổi đều ước gì mình là cái xác nằm kia chứ không phải còn sống ngồi đây tiếc nuối.

Không để họ chờ lâu, trong ánh mắt ngỡ ngàng của các binh sĩ còn sống, lần lượt từng miếng trầu cánh phượng, từng chén rượu ngự tửu được thái giám đặt vào tay họ. Các binh sĩ vội vàng lau bàn tay thôi kệch của mình vào quần áo nhem nhuốc, họ hận không thể lột da bàn tay dính đầy bùn đất và máu này trước khi đón lấy những miếng trầu, chén rượu kia. Binh sĩ đưa bàn tay run run đón lấy như không tin vào mắt mình, những binh sĩ mạnh mẽ dũng mãnh trên chiến trường, thương tích đầy mình cũng không kêu lấy một tiếng thì giờ lại khóc nức nở, nước mắt nước mũi ròng ròng.

Bằng sức mạnh thần kỳ nào đó, dù người run bần bật vì khóc nức nở nhưng bàn tay cầm chén ngự tửu của các binh vẫn cứ bất động, không một giọt rượu nào bị sánh ra ngoài. Có lẽ, giờ điều họ mong muốn nhất là có thể lập tức đứng trước bà con làng xóm để họ có dịp được hếch mặt lên trời khoe khoang những món quà này.

Khác hẳn với tầng lớp hào môn quý tộc, quan lại có nhiều kẻ lòng tham không đáy, với chúng bao nhiêu tài sản cũng không đủ lấp cái bụng rỗng. Nhìn những người bình dân, binh sĩ chất phác hạnh phúc vui sướng, quên hết đau đớn mệt mỏi chỉ vì nhận được một món quà nhỏ Trần Nhân Tông lại càng thêm yêu quý họ cũng như con dân của mình. Trần Nhân Tông tự hứa, sau c·hiến t·ranh nhất định sẽ cố gắng mang tới cuộc sống no đủ cho những con người chất phác này.

Nhưng nhìn cả nghìn cánh mày râu thút tha thút thít mãi cũng không được, Trần Nhân Tông khẽ hắng giọng. Lập tức không gian xung quanh liền im phăng phắc, các binh sĩ đều biết Hoàng Thượng có điều muốn nói nên ngồi quỳ ngay ngắn xung quanh chờ đợi.



Đợi mọi thứ ổn định, Trần Nhân Tông nâng chén rượu lên như của bao binh sĩ khác dõng dạc nói:

- Ta, Trần Khâm - Hoàng đế của Đại Việt, thay mặt toàn bộ triều đình, cùng toàn thể con dân Đại Việt cảm ơn các ngươi đã cứu Đại Việt khỏi tình thế nước sôi lửa bỏng.

(Trần Nhân Tông khi mới lên ngôi thì tự xưng làm Hiếu Hoàng, các quan dâng tôn hiệu là Pháp Thiên Ngự Cực Anh Liệt Vũ Thánh Minh Nhân Hoàng Đế)

Dứt lời, Trần Nhân Tông đan tay khấu đầu thật sâu với hơn 2000 binh sĩ t·ử t·rận nằm kia, cùng hơn 1000 binh sĩ sống sót đang quỳ. Thấy Hoàng Thượng bất ngờ khấu đầu, từ quan viên, thái giám, cấm binh tới các binh sĩ tất cả nhũn gối quỳ rạp xuống đất. Nếu được họ muốn có cái hố để chui xuống luôn cũng được, không ai dám nhìn cũng không dám nhận cái lễ này của Hoàng Thượng.

Thấy các binh sĩ thương tật đầy mình bất chấp đau đớn cứ rạp người xuống đất không chịu ngẩng lên Trần Nhân Tông khẽ nói:

- Ngẩng lên đi, cái khấu đầu này là ta thay toàn thể dân chúng Đại Việt đa tạ các ngươi. Với những gì đã làm. các ngươi xứng đáng nhận được nó. Hãy nhớ, có thể sử sách không ghi lại hết tên tuổi của các ngươi nhưng các ngươi chính là những anh hùng của Đại Việt. Những anh hùng đã hy sinh xương máu của mình để cứu dân tộc khỏi họa diệt vong, bao gồm đã cứu cả ta. Hãy luôn tự hào vì điều đó. Đừng khóc nữa, cùng ta cạn chén này để đưa tiễn các đồng đội đã t·ử t·rận.

Trần Nhân Tông ngửa cổ uống cạn chén rượu rồi đứng đó quan sát gần 1000 binh sĩ đang quỳ đó. Không biết có phải Trần Nhân Tông đang thu mua nhân tâm không, dù có thức sự là thu mua nhân tâm thì khắp Đại Việt này chỉ một người có tư cách làm như thế, người đó chính là Trần Nhân Tông. Người khác làm chắc chắn sẽ tự chuốc lấy c·ái c·hết. Những các binh sĩ không quan tâm tới những thứ đó, họ chỉ cần biết, họ vừa chứng kiến công sức của mình và các đồng đội được chính miệng Hoàng Thượng Trần Nhân Tông công nhận, đây mới thực sự là phần thưởng giá trị nhất với họ.

Hoàng Thượng đại biểu cho đất nước và dân tộc, được Hoàng Thượng công nhận đồng nghĩa với được đất nước và dân tộc công nhận công lao, cống hiến của mình. Đây mới thực sự là thứ họ muốn nhất chứ không phải vài đồng bạc hay vài mẫu ruộng khen thưởng cho công lao của họ. Tiền bạc có thể tiêu hết, ruộng có thể bán đi nhưng công lao này họ có thể dùng cả đời, thậm chí con cháu của họ cũng được hưởng theo.

Trước kia không ít cựu binh về quê chỉ sau vài năm thì đều phải sống cơ cực, bị quan lại phú hộ chèn ép, chịu vô số thiệt thòi mà không biết kêu với ai. Nhưng giờ có công lao được chính Hoàng Thượng thừa nhận mang trên người, quan viên, phú hộ ở quê còn dám hà h·iếp họ? Có công lao này gia đình, dòng họ của họ sẽ được nở mày nở mặt với dân làng, được dân làng kính trọng một hoặc thậm chí là nhiều đời nữa. Thứ này đáng giá hơn bất kỳ phong thưởng nào khác.

Nhận được món quà ý nghĩa hơn bao giờ hết, khiến bao nhiêu gian khổ, uất ức trước kia của các binh sĩ như tan biến. Trong mắt binh sĩ, Trần Nhân Tông như đang tỏa ra hào quang của phật sống vậy. Dần dần, theo lời của Trần Nhân Tông, các binh sĩ ngồi dậy, ưỡn thẳng lưng mình. Nhưng việc uống chén rượu kia thì khác, cả đám chần chừ mãi không chịu uống chén rượu kia, cứ đưa lên rồi lại hạ xuống ngập ngừng, rượu này quá quý với họ. Dù đã được phần thưởng giá trị nhất nhưng nếu được chọn thì họ muốn đem chén rượu này về thờ chứ không phải là lãng phí uống vào thế này. Lòng tham của con người là vô đấy, nhưng trước ánh mắt của Trần Nhân Tông đang chằm chằm nhìn mình, các binh sĩ cũng đành nâng chén xót xa đưa lên miệng uống vào rồi cứ ngậm ở miệng không nỡ nuốt xuống.

Ánh mắt Trần Nhân Tông dần chuyển xuống miếng trầu cánh phượng trong tay các binh sĩ. Các binh sĩ mới lấy lại được tự tin lại trực muốn khóc lóc van xin Hoàng Thượng cho họ được mang miếng trầu này về để thờ, để có cái khoe với hàng xóm. Phải ăn miếng trầu này không khác gì t·ra t·ấn với họ. Các binh sĩ đang dùng ánh mắt van nài nhìn Hoàng Thượng thì một thái giám hớt hải chạy tới trước mặt Trần Nhân Tông quỳ xuống tâu:



- Bẩm Hoàng Thượng, Thái y Lê Thị Liên vừa mới khám xong cho Hoài Văn Hầu rồi ạ.

Nghe tới đây, Trần Nhân Tông vội và hạ lệnh:

- Mau theo ta tới chỗ Hoài Văn Hầu. Đinh Tả thị lang, thay ta tiếp tục đọc văn tế cho các binh sĩ t·ử t·rận. Với các binh sĩ t·ử t·rận chưa được đưa về đây sẽ tiến hành tương tự khi được tìm thấy. Cho người thay mặt triều đình đưa di vật của họ về với gia đình. Nhớ, đừng phụ họ.

- Thần tuân chỉ.

Đinh Tả thị lang của lễ bộ ngỡ ngàng quỳ xuống nhận ý chỉ từ Trần Nhân Tông, đây là vinh dự cũng là trách nhiệm vô cùng nặng nề với hắn. Khi Trần Nhân Tông định đi thì trong hàng ngũ rất nhiều binh sĩ nhấp nhổm không yên, có vẻ họ cũng muốn tới chỗ Hoài Văn Hầu. Trần Nhân Tông quay về phía họ nói:

- Các ngươi có thể đi cùng.

Nói xong, Trần Nhân Tông liền rảo bước về phía Trần Quốc Toản trị bệnh, theo sau là hàng trăm binh sĩ khác lúi húi bước đi. Để lại sau lưng quan viên lễ bộ cùng vài trăm binh sĩ ở lại làm lễ tế các binh sĩ t·ử t·rận. Bọn họ không thể theo hết tới chỗ Trần Quốc Toản bỏ lại đồng đội ở đây được.

Tới trước lều thuốc, các binh sĩ lặng lẽ dừng lại quỳ ở phía sau Nguyễn Hoài Bộc, Đặng Văn Thiết chăm chú nhìn theo bóng lưng của Trần Nhân Tông đang tiến tới chỗ Hưng Đạo Vương và thần y Lê Thị Liên. Họ vẫn nhớ lời thần y Lê Thị Liên dặn, họ cần cách xa xa Trần Quốc toản một tý cho “thoáng”. Người khác nói thế có lẽ họ đã lao lên liều mạng rồi, nhưng lời do Lê Thị Liên nói thì họ nhất nhất cho rằng có lý.

Thấy Hoàng Thượng tới, Hưng Đạo Vương và Lê Thị Liên quỳ xuống hành lễ:

- Lão thần (dân nữ) bái kiến Hoàng Thượng, Hoàng Thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế.

Trần Nhân Tông bước tới dùng 2 tay nâng tay 2 người lên nói:

- Hai khanh bình thân, đứng lên rồi nói. Tình trạng Hoài Văn Hầu thế nào rồi.

---------------------------------

Mai lên 2 chương cuối của phần 1 nhé các bạn!