Thấy Trần Nhân Tông hỏi vào chuyện chính, Lê Thì Liên chắp tay khom người thưa:
- Bẩm Hoàng Thượng, dân nữ đã khám cho Hoài Văn Hầu từ tối qua nhưng tới giờ phút này cũng không thể biết được loại độc Hoài Văn Hầu trúng phải là gì. Dù đã giúp Hoài Văn Hầu loại bỏ được rất nhiều độc tố nhưng Hoài Văn Hầu trúng độc đã lâu, lại liên tục vận động mạnh không được nghỉ ngơi, khiến độc đã lan đi khắp cơ thể. Dân nữ bất tài không thể chữa khỏi được cho Hoài Văn Hầu, chỉ có thể giúp Hoài Văn Hầu khôi phục được chút sức lực và làm chậm quá trình c·hất đ·ộc phát tác.
Nói tới đây, Lê Thị Liên nghẹn họng không thể nói được nữa. Cứ nhớ lại hình ảnh vô số v·ết t·hương trên cơ thể non trẻ đấy lại khiến bà không thể kìm lòng được. Hưng Đạo Vương khẽ thở dài, không giấu được nét buồn chán trên khuôn mặt. Trần Quốc Toản là số ít gương mặt trẻ tuổi mà Hưng Đạo Vương kỳ vọng gửi gắm tương lai của Đại Việt.
Với Trần Nhân Tông thì Lê Thị Liên là hi vọng cuối cùng có thể cứu được Trần Quốc Toản, nếu ngay cả Lê Thị Liên cũng không thể làm gì được thì Trần Nhân Tông không nghĩ ra được biện pháp nào nữa. Trần Nhân Tông thở dài ngửa mặt lên trời than trách:
- Ông trời ơi, rốt cuộc cuộc chiến vô nghĩa này sẽ còn c·ướp đi bao nhiêu người con của Đại Việt nữa đây.
Hưng Đạo Vương như chợt nhớ ra gì đó rồi bình tĩnh hỏi Lê Thị Liên.
- Thái y Lê Thị Liên, liệu Hoài Văn Hầu có thể cầm cự được bao nhiêu ngày.
Lê Thị Liên cúi đầu hổ thẹn nói:
- Bẩm Hưng Đạo Vương, dân nữ chỉ có thể giúp Hoài Văn Hầu cầm cự được lâu nhất là 3 ngày. Nhưng Hoài Văn Hầu có thể tỉnh lại được không dân nữ cũng không chắc.
Du sao vẫn còn hi vọng, Hưng Đạo Vương khẽ gật đầu rồi tâu với Trần Nhân Tông để nhắc nhở:
- Bẩm Hoàng Thượng, có lẽ điều Hoài Văn Hầu mong muốn nhất lúc này là được về nhà, gặp lại mẹ mình lần cuối.
Trần Nhân Tông như chợt tỉnh ra, ít nhất thì đây là điều ông có thể giúp Trần Quốc Toản thực hiện vào lúc này để đền đáp công lao của Trần Quốc Toản. Trần Nhân Tông biết thời gian Hưng Đạo Vương nói không còn nhiều, họ cần chuẩn bị lên đường tiến đánh Toa Đô. Trần Nhân Tông nhanh chóng hạ chỉ:
- Người đâu, truyền chỉ. Hoài Văn Hầu trong cuộc chiến bảo vệ phòng tuyến sông Như Nguyệt tới nay liên tiếp lập nhiều công lớn, có công ngăn chặn âm mưu tập kích Thăng Long của Lý Hằng và Thoát Hoan cứu Đại Việt khỏi hiểm cảnh. Nay sắc phong Hoài Văn Hầu thành Hoài Văn Vương, thực ấp tăng thêm 1000 hộ.
- Truyền ý chỉ của trẫm, ban cho mẫu thân của Hoài Văn Vương - vương phi Trần Ý Ninh làm nhất phẩm cáo mệnh phu nhân, sau này chỉ cần người được vương phi chọn thì sẽ thành Hoài Văn Vương mới của Đại Việt. Đời đời thế tập. Ngoài ra, chuyển tấm ngọc bội này cho vương phi, nói với vương phi sau này có thể dùng tấm ngọc bài này yêu cầu ta hay bất kỳ Hoàng Đế nào sau này của Đại Việt đáp ứng vương phi một việc.
- Truyền lệnh của Trẫm, thủy quân lập tức bố trí thuyền hộ tống Hoài Văn Vương về Thăng Long nhanh nhất. Binh sĩ tham gia trận đánh vừa rồi có thể cùng theo Hoài Văn Vương về Thăng Long nghỉ ngơi.
Trần Nhân Tông vừa dứt lời, Hưng Đạo Vương, Lê Thị Liên cùng thái giám bên cạnh liền quỳ xuống hô lớn:
Trần Nhân Tông ban thưởng rất hậu cho vương phi Trần Ý Ninh vì biết Trần Quốc Toản là độc đinh của bà, có lẽ Trần Nhân Tông muốn an ủi vương phi hoặc muốn bớt chút áy náy trong lòng của mình khi đã giao nhiệm vụ quá nặng cho vị tướng trẻ như Trần Quốc Toản.
Đợi Trần Nhân Tông rời đi, Hưng Đạo Vương bước ra ngoài lều cùng Lê Thị Liên, thấy Nguyễn Hoài Bộc đang quỳ bên ngoài, Hưng Đạo Vương gọi lớn:
- Nguyễn Hoài Bộc, Đặng Văn Thiết tới đây.
Nghe Hưng Đạo Vương gọi, cả Nguyễn Hoài Bộc và Đặng Văn Thiết lấy tay quệt mắt rồi cúi đầu bước tới trước Hưng Đạo Vương khoảng 10 bước quỳ xuống bái:
- Bái kiến Hưng Đạo Vương, bái kiến Thái y.
Hưng Đạo vương tiếp xúc với Trần Quốc Toản từ lâu nên biết rõ hai người Nguyễn Hoài Bộc và Đặng Văn Thiết. Đợi hai người khấu đầu xong, Hưng Đạo Vương mở lời nói:
- Hai ngươi đứng cả lên đi. Hoàng Thượng mới sắc phong Hoài Văn Hầu thành Hoài Văn Vương, lúc nữa sẽ có thánh chỉ đưa tới. Vừa rồi thái y Lê Thị Liên đã báo cáo với Hoàng Thượng, c·hất đ·ộc trong cơ thể Hoài Văn Vương đã lan đi quá rộng, thái y đã cố hết sức nhưng chỉ có thể giúp Hoài Văn Vương kéo dài được 3 ngày nữa. Hai người các ngươi theo Hoài Văn Vương đã lâu, giúp ta đưa Hoài Văn Vương về Thăng Long để Hoài Văn vương được gặp mẹ mình lần cuối. Có lẽ đây là điều tốt nhất chúng ta có thể làm cho Hoài Văn vương vào lúc này. Ta đã cho người đi đón vương phi về Thăng Long rồi. Hoàng Thượng đã ra lệnh cho thủy quân hộ tống Hoài Văn Vương và các ngươi về Thăng Long. Đưa Hoài Văn vương ra bờ sông sẽ có thủy quân đón các ngươi về. Nhớ kỹ, các ngươi chỉ có 3 ngày.
Theo từng lời nói, nước mắt của Nguyễn Hoài Bộc và Đặng Văn Thiết cứ dần trào ra, tấm lưng to lớn của 2 người rung lên không ngừng. Dù hiểu rõ tình trạng của Trần Quốc Toản, cũng đã đoán định từ trước, nhưng cả Nguyễn Hoài Bộc và Đặng Văn Thiết vẫn cố chấp đặt hy vọng vị Thần Y trong quân Lê Thị Liên có thể cứu được Trần Quốc Toản. Chứng kiến Lê Thị Liên trắng đêm cứu chữa, họ biết, 3 ngày này đã là cực hạn của Lê Thị Liên, nếu không có bà có lẽ Trần Quốc Toản đ·ã c·hết từ tối qua rồi.
Với Nguyễn Hoài Bộc và Đặng Văn Thiết mà nói, duy trì thêm 3 ngày để Trần Quốc Toản có thể gặp được mẹ mình đã là công đức vô lượng với họ rồi. Nhưng giọng lạc đi không nói nổi, cả Nguyễn Hoài Bộc và Đặng Văn Thiết chỉ có thể liên tục dập đầu tạ ơn thay cho lời muốn nói.
Nhìn họ, Lê Thị Liên không kìm lòng được mà cũng khóc nấc lên cố nói từng chữ:
- Các ngươi đừng làm như thế, là ta vô dụng không thể cứu được Hoài Văn Vương.
Hưng Đạo Vương phẩy tay để ngăn mọi người tiếp tục bi thương nói:
- Được rồi, các ngươi vào trong đi. Ta phải rời đi rồi, không thể tiễn các ngươi thêm được.
Xung quanh lều thuốc, hơn 400 binh sĩ nhìn tình hình cuộc đối thoại của Hưng Đạo Vương cũng có thể đoán được tình hình của Trần Quốc Toản không khả quan. 400 binh sĩ ngồi đây chủ yếu là tư binh của Trần Quốc Toản, tất cả đều đã theo Trần Quốc Toản từ ngày đầu. Chứng kiến cậu chủ có thể không qua khỏi ải này khiến họ cứ ngồi thừ ra mặt đất thất thần, rồi dần dần những tiếng khóc thút thít lớn hơn, những cái đấm đất ngày càng nhiều, tiếng gọi “cậu chủ” “tướng quân” cứ lớn dần.
Bên trong lều, Trần Quốc Toản được Nguyễn Hoài Bộc cẩn thận chỉnh trang từng chút một. Trần Quốc Toản mặc lên chiếc áo lót màu trắng bằng lụa mỏng, bên ngoài khoác chiếc áo năm thân màu đen, mặt đã có chút hồng hào hơn so với tối qua, tóc đã được búi lại gọn gàng. Chỉ tới khi Nguyễn Hoài Bộc thấy lại dáng vẻ anh tuấn của Trần Quốc Toản, thì 2 lão binh mới từ khiêng Trần Quốc Toản đang nằm trên cáng từ từ ra khỏi lều. Nhìn Trần Quốc Toản hiện giờ giống như người đang ngủ hơn là đang bên bờ vực c·ái c·hết.
Nguyễn Hoài Bộc đã điều chỉnh được tâm trạng, vừa bước ra khỏi lều nhìn cảnh nhốn nháo thút thít của các binh sĩ thì lập tức trừng mắt lên quát:
- Đừng thút thít nữa, lùi xa cậu chủ ra một chút. Cậu chủ chưa c·hết, cậu chủ đánh thắng trận trở về các ngươi đừng có chưng bộ mặt đưa đám ra làm xấu mặt cậu chủ, xấu mặt Hoài Văn quân. Mau tránh ra, đi theo cậu chủ ra bờ sông rồi sẽ có thủy quân đưa chúng ta về. Cả ngươi nữa Đặng Văn Thiết.
Mồm lão Bộc nói cậu chủ chưa c·hết, nhưng lão Bộc không hề vui mừng, nếu cậu chủ có thể sống chắc chắn lão Bộc sẽ không thể kiềm chế niềm vui của mình. Biểu hiện của lão Bộc và Đặng Văn Thiết đang ủ dột nhưng cố giữ vẻ mặt thản nhiên kia khiến 400 binh sĩ còn lại biết chắc chắn chuyện không tốt tý nào. Nhưng lão Bộc nói đúng, bộ mặt của cậu chủ của Hoài Văn quân không thể bị bôi nhọ, họ là những người thắng trận trở về họ phải đường đường chính chính, hiên ngang mà về. Các binh sĩ cố gắng điều chỉnh lại tâm trạng, chỉnh trang lại trang phục rồi xếp thành hàng lối theo lão Bộc tiến ra bờ sông Hồng.
Bên bờ sông Hồng, thủy binh theo lệnh của Trần Nhân Tông đã chờ sẵn đoàn người đưa Trần Quốc Toản tới. Một chiếc lâu thuyền và 10 chiếc đấu thuyền là đoàn hộ tống đưa Trần Quốc Toản về Thăng Long. Trên thuyền cắm đầy cờ xí trông rất uy nghiêm.
Các binh sĩ nhanh chóng trật tự xếp hàng để lên thuyền, Trần Quốc Toản được đưa vào phòng lớn nhất ở tầng trên cùng của lâu thuyền vô cùng thoáng mát. Đợi các binh sĩ lên đủ, chiếc lâu thuyền to lớn được các đấu thuyền vây xung quanh chậm rãi xuôi dòng tiến về Thăng Long.
Nguyễn Hoài Bộc chỉ cho minh mình ở lại bên trong chăm sóc Trần Quốc Toản, còn Đặng Văn Thiết tả tơi cũng bị lão Bộc đuổi ra ngoài đi nghỉ, nhưng hắn không ngủ nổi dù đã rất mệt, các binh sĩ khác cũng thế. Đặng Văn Thiết và những binh sĩ khác cứ ngồi thừ ra đấy không ai muốn nói một lời nào, mắt cứ nhìn đoàn quân đông nghịt của Đại Việt đang đi về phía nam tới thất thần.
---------------------------------------
Khoảng tháng 5 năm 1285, Toa Đô cùng Ô Mã Nhi đem quân ra Bắc để phối hợp cùng Thoát Hoan. Tới sông Thiên Mạc (Sông Hồng đoạn qua Hưng Yên) Toa Đô tìm cách bắt liên lạc với Thoát Hoan. Được ít ngày, Toa Đô biết tin Thoát Hoan đã thua trận phải rút về phía Bắc bèn đem quân về giữ Tây Kết. Đến 24 tháng 6 năm 1285, Hưng Đạo Vương cùng Trần Nhân Tông trực tiếp chỉ huy quân t·ấn c·ông Toa Đô và Ô Mã Nhi ở Tây Kết, quân Trần đại thắng, chém đầu Toa Đô, bắt sống 5 vạn quân Nguyên, Ô Mã Nhi chạy thoát về Thanh Hóa (Con số có thể bị phóng đại). Trên đường rút lui Lý Hằng trúng phải tên độc, về tới Tư Minh ngấm độc mà c·hết.