Trước đấy, sau khi họp cùng các tướng, mọi người đều thống nhất ý kiến, trận chiến này sẽ không kéo dài, thời gian chuẩn bị rất ngắn nên không thể dựng một doanh trại hoàn chỉnh cả 4 mặt được. Thay vào đó, lợi dụng đầm lầy 2 bên, chỉ cần dựng lũy phòng thủ mặt nam là chủ yếu, nên thay vì nói là doanh trại thì coi nó là trường lũy thì chính xác hơn.
Còn về mặt phía bắc, về cơ bản phía bắc sông Như Nguyệt quân Nguyên chủ yếu là bộ binh có vai trò phòng thủ đồn bảo bảo vệ tuyến đường rút quân, vận lương nên gần như không phương tiện vượt sông. Với 5000 thủy quân của Trần Văn Bách thừa sức để cản quân Nguyên vượt sông, hơn nữa dân quân Đại Việt phía bắc hoạt động rất mạnh, không lo quân Nguyên có thể dồn lực lượng quá lớn về phía sông Như Nguyệt.
Thấy mọi việc đều thuận lợi, Trần Quốc Toản hài lòng về đại doanh. Vừa bước qua cổng doanh trại, Trần Quốc Toản đã thấy Nguyễn Hoài Bộc đang đứng đợi mình. Trần Quốc Toản xuống ngựa, đưa dây cương cho mã phu tới dắt ngựa đi chăm sóc. Trần Quốc Toản mở lời trước:
- Chú Bộc, vào lều đã rồi nói. Chú cho người triệu tất cả các tướng đến lều chính họp bàn kế hoạch. Cháu có một số chủ ý mới.
Tất cả từ các tướng hiệu, binh lính, dân phu,….đều nhìn ra đội kỵ binh vừa trải qua một trận chiến đấu, v·ết m·áu trên giáp vẫn còn rất mới. Tất cả đều tò mò về chuyện đã xảy ra, rốt cuộc có chuyện gì mà khiến 100 kỵ binh xuất phát, quay về chỉ còn 20 người. Thấy Trần Quốc Toản đã đi trước, Nguyễn Hoài Bộc theo sau đi về phía lều chính. Lần lượt từng kỵ binh trở về đều được từng nhóm, từng nhóm quân lính kéo đi hỏi chuyện, dù sao sắp tới giờ cơm rồi mọi người đều được nghỉ ngơi, có chuyện tất nhiên phải hóng. Hóng chuyện luôn là bản tính của con dân Đại Việt từ trước tới nay đặc biệt trong cái thời đại chả có mấy loại hình giải trí thế này.
Trong lều chính, Trần Quốc Toản cầm bình trà do lão Bộc đưa cho tu ừng ực. Giải tỏa được cơn khát, Trần Quốc Toản ngồi xuống ghế, bắt đầu kể lại đầu đuôi cuộc chạm trán nhỏ vừa rồi với quân Nguyên. Nguyễn Hoài Bộc cũng rất khâm phục sự dũng cảm và đa mưu của nhóm Lê Đại. Nhưng chi tiết mà lão Bộc nhớ nhất là chuyện Đặng Văn Thiết dám tách khỏi Trần Quốc Toản. Bàn tay nắm chặt kêu răng rắc, Trần Quốc Toản là độc đinh của Vũ Uy Vương, chưa có tiểu chủ nhân hắn không muốn Trần Quốc Toản gặp phải bất kỳ nguy hiểm gì. Trần Quốc Toản xung phong g·iết địch đã là nhân nhượng lớn nhất của hắn rồi. Trần Quốc Toản mỉm cười nói:
- Chú Bộc, chú đừng trách a Thiết, là cháu bắt hắn làm thế. Trên trận cháu là tướng quân, lời cháu nói là quân lệnh, hắn không dám không nghe.
Lão Bộc định nói vài lời, thấy các tướng hiệu lần lượt báo danh đi vào nên đành thôi. Đợi mọi người ngồi xuống, Trần Quốc Toản mở lời nói trước:
- Vừa rồi ta có nhận được một số tin tức từ một số thám mã quân ta do thám được.
Nói tới đây, Trần Quốc Toản gật đầu để Nguyễn Hoài Bộc chuyển quấn da dê cho từng người đọc.
- Theo thám mã báo về. Tiên phong của địch đã vượt sông Hồng, còn cách chúng ta khoảng 40 dặm. Chỉ huy là Lưu Thế Anh quân số khoảng 4-5 vạn, chủ yếu là Hán quân và Tân phụ quân, phần lớn là bộ binh. Trung Quân địch còn khoảng 8-10 vạn quân là lực lượng mạnh nhất gồm phần lớn kỵ binh Mông Cổ, chỉ huy chính là lão hồ ly Lý Hằng. Hậu quân địch còn ở quá xa bên kia sông nên thám mã quân ta không nắm được tin tức gì. Điều bất ngờ là quân của địch dù đang rút chạy khỏi Thăng Long, địch cũng đoán được ta sẽ chặn đánh chúng ở đây nhưng toán quân tiên phong của Lưu Thế Anh lại chỉ có thang mây, dù số lượng khá lớn nhưng không thấy các v·ũ k·hí công thành loại lớn khác.
Trần Quốc Toản hơi ngừng lại, đợi các tướng xem tin tình báo rồi tiếp tục nói:
- Vừa nãy, ta có ra ngoài doanh khoảng 30 dặm, gặp một toán du kỵ Mông Cổ nên hẳn thông tin mọi người vừa đọc là chính xác. Địch tiến nhanh hơn dự định của chúng ta, lại mang theo sẵn thang mây để công thành, quân số rất đông nhưng không có mấy kỵ binh. Theo ta phán đoán, địch muốn ngay ngày mai khi cánh quân tiên phong của chúng tới đây sẽ lập tức tổ chức t·ấn c·ông, không muốn mất thời gian chờ trung quân và vận chuyển v·ũ k·hí công thành lớn tới. Có thể chúng cũng biết ta đi vội sẽ mang theo ít vật tư lương thực nên Lý Hằng muốn dùng lượng lớn quân Hán có sức chiến đấu yếu bào mỏng lực lượng, vật tư thủ thành của ta. Có xác người Hán lót đường, đợi đến lúc ta mỏi mệt, hết vật tư thủ doanh địch sẽ tung lực lượng tinh nhuệ nhất ở trung quân vào. Khi đó công thành đoạt trại sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều cho chúng. Xem ra Lý Hằng vừa muốn cắt bỏ cái đuôi chậm chạp là hán quân, vừa muốn tiết kiệm lương thực nuôi đội quân này lại có thể bào mỏng sức chiến đấu của ta. Xong việc, hắn chỉ cần đổ mọi tội lỗi thất bại cho Lưu Thế Anh, một tướng quân người Hán là có thể phủi sạch mọi trách nhiệm, lượng quân Hán còn lại sẽ không có lý do để trách móc Lý Hằng. Quả không hổ danh, trong tình thế này Lý Hằng có thể xử ra một kế độc, rất độc như thế. Mọi người có cao kiến gì để phá nước cờ này của địch không?
Các tướng nghe Trần Quốc Toản phân tích đều thoáng lạnh sống lưng, ai cũng đều nhăn mày trước sự tàn nhẫn của quân Nguyên. Sẵn sàng thí mạng hàng vạn binh sĩ để đạt được mục đích nhưng kế hoạch này thật sự rất lợi hại, có thể cùng lúc giải quyết được rất nhiều vấn đề của quân Nguyên, trong đó vấn đề lớn nhất là quân lương.
Trần Văn Bách, mặt đen nhẻm với chòm râu lưa thưa khoảng 40 tuổi, tay dài dáng người cân đối vai rộng eo thon đặc trưng của thủy binh, đứng dậy chắp tay trầm tư nói:
- Bẩm chủ soái, theo mạt tướng với kế sách của địch như thế, chúng ta cần phải tiên phát chế nhân. Chủ động xuất kích đánh địch, đẩy chiến tuyến ra xa đại doanh quân ta. Tốt nhất nên dùng kỳ binh, cố gắng hạn chế sử dụng tới vật tư thủ thành. Nếu có thể đánh tan đội được quân tiên phong này là tốt nhất, tuyệt đối không thể để chúng lành lặn tiến tới đây ngoài ra, nếu làm thế chúng ta có thể câu thêm thời gian để gia cố thêm cho công sự phòng ngự.
Trần Quốc Toản mỉm cười, vẻ mặt tán đồng với Trần Văn Bách dơ tay nói:
- Tướng quân nói rất có lý, ta cũng có ý đấy. Tường lũy của chúng ta dù đã thành hình, nhưng chưa đủ sức phòng ngự trước đội quân đông đảo như thế. Đặc biết, chúng định dùng xác quân Hán lấp hào, nếu co cụm phòng ngự chúng ta chắc chắn không thể cầm chân quân Nguyên quá lâu. Tuy nhiên, quân Nguyên nếu đã đoán ra ý đồ của ta ngăn chúng vượt sông Như Nguyệt, thì chắc chắn Lý Hằng sẽ còn có thêm bố trí khác. Ta đồ rằng, có thể là đội quân phía tây sông Như Nguyệt sẽ đồng thời vượt sông tiến công chúng ta, đem chúng ta vào thế hai đầu thọ địch. Vì thế ta tính toán thế này.
Thấy Trần Quốc Toản đã nghiêm măt, bắt đầu muốn hạ mệnh lệnh, các tướng đều đứng dậy chờ sắp xếp. Trong quân không nói hai lời, dù Trần Quốc Toản còn trẻ, song là chủ soái. Một khi chủ soái đã ra lệnh thì tất cả đều phải tuân thủ nghiêm ngặt sắp xếp của chủ soái, không được nghi ngờ dù có phải c·hết.
- Lệnh Trần Văn Bách, giữ 5000 thủy quân phòng thủ hậu doanh, bằng mọi giá không cho kẻ địch bên bờ tây vượt được sông. Cố gắng giữ cầu phao lâu nhất có thể để vận chuyển vật tư. Khi có địch tới phải lập tức hủy cầu phao và lượng vật tư còn lại nếu không kịp chuyển sang sông.
- Lệnh Trần Văn Phúc giữ 3000 quân bộ, tiếp tục đồn trú, đóng giữ ngọn núi bên trái. 2000 kỵ binh giao Trần Văn Cảo (phó tướng của Trần Văn Phúc) chỉ huy theo ta đón đánh quân tiên phong của địch. Ngay tối nay, toàn bộ 2000 kỵ binh này phải rút về đại doanh để chuẩn bị.
- Lệnh Nguyễn Hoài Bộc, giữ 7000 bộ binh còn lại phòng thủ đại doanh, sẵn sàng chi viện các đội quân khác khi cần thiết. Trong thời gian ta không có mặt trong đại doanh, toàn bộ mọi việc sẽ do Nguyễn Hoài Bộc chỉ huy. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống phòng ngự, chia binh canh gác và bảo vệ người dân, dân phu. Nếu có địch xuất hiện trong phạm vi 20 dặm thì lập tức s·ơ t·án toàn bộ người dân.
- Đặng Văn Thiết, Trần Văn Cảo theo ta cùng 5000 kỵ binh ra ngoài đại doanh đánh địch. Toàn quân canh 3 nấu cơm, canh 5 xuất phát.
- Mạt tướng tuân lệnh!
Các tướng đồng thanh nhận lệnh rời đi.
Đợi mọi người đi hết, phân phó xong công việc Nguyễn Hoài Bộc quay trở lại lều chính lặng lẽ bê lên bình trà mới cho Trần Quốc Toản đang chăm chú đọc chiến báo từ các nơi gửi tới, thi thoảng lại cắm thêm một cây cờ nhỏ lên bản đồ. Đặt bình trà lên bàn, Nguyễn Hoài Bộc khẽ nói:
- Cậu chủ, cuộc chiến ngày mai hay là để lão Bộc thay người dẫn quân ra ngoài, người ở lại đại doanh được không? dù sao quân Nguyên cũng có tới 5 vạn quân….
Trần Quốc Toản hơi ngẩng mặt lên, khẽ lắc cổ cho đỡ mỏi, cầm bình trà lên tu rồi mới nói với lão Bộc:
- Chú Bộc, người không cần lo lắng. Quân Nguyên tuy đông nhưng chủ yếu là Tân Phụ quân, rất thiếu huấn luyện, sức chiến đấu không cao. Có 5000 kỵ binh tinh nhuệ này chúng ta hoàn toàn có thế phá tan được chúng, mà nếu không được cũng có thể dễ dàng rút lui.
Nguyễn Hoài Bộc hơi ngần ngừ rồi nói:
- Nếu không, hay là người mang thêm bộ binh theo để phối hợp sẽ an toàn hơn.
- Mang theo bộ binh nữa thì khá rắc rối. Cuộc chiến ngày mai cháu muốn đánh nhanh thắng nhanh, không thể dây dưa với chúng được. Nếu bị kỵ binh quân Nguyên từ phía sau tới tiếp viện thì sẽ rất khó thoát ra, đây là lý do cháu chỉ huy động 5000 kỵ binh.
Thấy Nguyễn Hoài Bộc vẫn còn đang lo lắng, Trần Quốc Toản đứng dậy vươn vai đi ra, vừa đi vừa nói:
- Chú Bộc, cháu và a Thiết rèn rũa võ nghệ từ lúc lọt lòng đến nay dưới bàn tay của chú chưa hề ngơi nghỉ, chú biết mà. Bọn cháu cần kinh nghiệm và thực chiến để trưởng thành hơn, không thể sống dưới vây cánh và sự bao bọc của người mãi được. Đến lúc bọn cháu phải học cách tự mình gánh vác trọng trách rồi. Chú nên tin tưởng vào đồ đề của mình chứ.