Hạ Vũ

Chương 3: ra đời





Sau những bộn bề vất vả, cuối cùng thì thi cũng kết thúc. Vừa bước về đến nhà Vũ đã thấy sách vở và 2 bộ quần áo của mình nằm chỏng gọng cùng chiếc vali dưới sân. lặng lẽ thu dọn tất cả vào vali, Vũ lầm lũi bước ra khỏi nhà, cậu ngẩng lên chào bố, ông phẩy đít quần và bước ngay vào nhà trong. Mẹ Vũ đau khổ nhìn dáng con bước đi mà lòng quặn thắt. Bà đã ngấm ngầm nhờ em trai mình cho cháu tới ở nhờ vì nếu bố Vũ biết ông ấy sẽ nổi điên lên và sẽ không chịu để yên. Hiện giờ bà chưa thể làm gì khác được, bà nghỉ ở nhà chăm chồng con từ khi Vũ học lớp 6, bà lệ thuộc quá nhiều ở chồng nên chẳng có thu nhập gì. Bao nhiêu chi tiêu trong gia điình đều do bố Vũ chu cấp cả vì thế mà ông càng gia trưởng hơn. Giờ mà bỏ đi cùng con thì sẽ không có cơ hội giúp đỡ Vũ nên bà đành cắn răng lẳng lặng tìm cách lo cho con.

Vũ lang thang một mình kéo lê cái vali từ con phố này sang con phố khác nhằm đánh lạc hướng bố. Đến khi ông k còn đủ kiên nhẫn và bỏ đi thì Vũ mới lê bước đến nhà cậu mình. Nhà cậu chật chội quá nên cũng chỉ ở tạm được vài bữa thôi. Nhà các cô Vũ thì giàu có hơn rất nhiều nhưng Vũ biết thế nào bố Vũ cũng đã đe doạ các cô và bắt các cô cấm vận Vũ rồi.

Kết quả thi học kỳ 1 ngoài sự mong đợi của Vũ, điểm trung bình các môn thi của Vũ đứng thứ nhì trong lớp chỉ thua đúng mình Hạ. NHưng Vũ không hề vui vì dù kết quả như thế thì Vũ vẫn phải chuyển trường. Lý do chỉ đơn giản là học phí ở đây Vũ đã k gánh nổi nữa rồi.

Trước khi chuyển trường, Vũ tìm gặp cô chủ nhiệm và đã có một buổi nói chuyện với cô. Vũ bày tỏ lòng biết ơn của mình với cô như một ân nhân, cậu giãi bày tất cả nỗi lòng của một con người bị ruồng bỏ, chỉ có bên cô Vũ mới thấy mình được phép nói. Cô chủ nhiệm im lặng, một sự im lặng đầy cảm thông với cậu học trò tài năng mà lại k được số phận ưu đãi thế này. Cô ân cần nhắc Vũ giữ gìn sức khoẻ và hãy nhớ cô luôn bên cạnh Vũ mỗi lúc Vũ cần. Còn gì cảm động hơn thế nữa chứ, nếu nơi nào đó mà không có tình yêu thì nơi đó sẽ là địa ngục.


Thứ sáu, sơ kết học kỳ 1, nhà trường thông báo lịch tổ chức cho các em học sinh đi dã ngoại và cắm trại 2 ngày. Cả lớp hò hét và nhảy múa, riêng Vũ vẫn ngồi trầm tư như một cụ già.

Hồng và Đức ngó vào cái mặt của Vũ mà hỏi :

-Sao thế, không hứng thú hả, "tủ lạnh"?

-Không! Vũ mỉm cười đáp.

Đúng lúc đó cô chủ nhiệm bước vào. Cô vỗ tay yêu cầu mọi người trật tự vì cô có chuyện cầ thông báo. Biết là chuyện quan trọng nên các "tỉểu quỷ" lập tức im lặng. Nhìn quanh lớp cô nói :

- Cô rất hài lòng vì kết quả học tập của lớp trong học kỳ vừa qua. Các em đều rất đáng khen. Chúng ta sẽ chuẩn bị để thực hiện kế hoạch dã ngoại thật tốt, mong là các em sẽ tham gia đầy đủ. Ngoài ra hôm nay cô sẽ thông báo với lớp một chuyện.

Cô hơi ngừng lại vì xúc động và nói tiếp:

-Tuần sau Hoài Vũ sẽ chia tay lớp ta để đến một ngôi trường mới. Chúng ta chia tay Vũ, chia tay một người bạn kiên cường với một nghị lực sống mãnh liệt. Một người bạn đã đấu tranh cho sự công bằng và cho tình yêu cuộc sống. Cô và cả lớp chúc Vũ gặp nhiều may mắn ở ngôi trường mới và chúc Vũ thực hiện được những giấc mơ của mình.


Mắt cô bắt đầu nhoè nước:

-Nào! My Hero! Em nói một vài câu với lớp nhé!

Vũ đứng dậy, sau vài phút suy nghĩ, cậu nói một hơi:

-Tôi xin cảm ơn các bạn vì 2 năm rưỡi qua được quen, được chơi và được học cùng các bạn. Trong lớp, tôi biết có những bạn ghét tôi nhưng xin các bạn hãy tin tôi, tôi chưa bao giờ lấy đó làm sự hận thù. Tôi sẽ tiếp tục chứng minh cho các bạn thấy sự thật về con người tôi. Trong những ngày qua, tôi sống trong khổ ải của những nỗi đau thể xác và tâm hồn, tôi đã hiểu rằng mình không được đánh mất đi tình yêu cuộc sống. Trong số các bạn nếu có ai gặp khó khăn hãy luôn ngẩng cao đầu và hãy giữ vững niềm tin cho tương lai. Cho dù tôi đã mất đi một người rất quan trọng với tôi (Vũ thật can đảm khi nói điều này) nhưng tôi không đầu hàng. Tôi đã chọn và tôi chấp nhận. Mong rằng sẽ không ai phải khổ như tôi. đặc biệt tôi xin được cảm ơn cô giáo và 2 người bạn thân đã luôn bên tôi. Cuối cùng xin chúc các bạn ở lại học tốt và xin hẹn gặp lại các bạn ở giảng đường Đại học.

Bài diễn văn lưu loát được Vũ trình bày rất truyền cảm, không biết có phải vậy không mà khi Vũ ngôìi xuống im lặng bao trùm lớp học. Rồi một, hai, ba và rất nhiều tiếng vỗ tay nổi lên, những cái vỗ tay dành cho một người can đảm. Vũ thầm cười, mình sẽ sống tốt vì những tiếng vỗ tay này.

Phía trên lớp, Hạ bàng hoàng vì những gì đang xảy ra. Cuối giờ, Vũ chọn lúc mọi người ra về hết mới thu dọn sách vở, cậu muốn là người sau cùng ra khỏi lớp vì muốn nhìn lại lớp học thân yêu lần cuối cùng. Xốc chiếc balô lên vai, Vũ chậm chạp tiến ra phía cửa bỏ lại một lời thầm thì "Tạm biệt!". Vừa đến cửa lớp, Vũ sững người, Hạ đứng đó từ bao giờ, không nhìn Vũ, Hạ hỏi :

-Tại sao?

-Không phải cậu đã từng muốn thế? Vũ trả lời.-Tôi hỏi tại sao? Cậu đã thắng mà?


-Thôi! Tôi không muốn nói nữa. Chấm dứt ở đây. Buồn! Cậu về đi, tất cả dù sao cũng đúng như cậu và tôi mong muốn. Tôi muốn thắng và tôi đã thắng, cậu muốn tôi đi và giờ cậu toại nguyện. tôi và cậu không ai nợ ai. Chúng ta đều thoả mãn những điều mình mong muốn. 1-1 tỷ số hoà, nếu cậu k muốn trận đấu tiếp diễn thì hãy cầu nguyện để chúng ta không phải gặp lại nhau. Bye!

4 năm sau :

Giờ Vũ đã là sinh viên năm thứ 4 Đại học Ngoại thương. Một trường đại học danh giá, nơi mà các sinh viên ra trường hầu hết đều tìm ngay được những công việc tốt. Vũ chọn ngoại thương vì câu nói "phi thương bất phú". Để thực hiện những hoài bão lớn đôi khi người ta phải từ bỏ những ước mơ nhỏ. Vũ không chọ nhiếp ảnh nhưng cậu vẫn luôn thực hiện sở thích ấy như một tay nghiệp dư.

Ngày xem điểm thi đại học, mẹ và Vũ như ngất đi vì sung sướng. Vũ đã k phụ công mẹ, suốt 5 tháng ròng rã Vũ lao vào học. Thậm chí có những tối lên giường rồi cậu mới nhớ ra từ tối đến giờ mình chưa cho cái gì vào bụng. Vũ biết với thân phận của mình, muốn được nể phục, muốn được trân trọng và muốn chứng tỏ mình thì không có con đường nào khác ngoài việc học.

Những ngày đàu sống một mình thật cơ cực. Mọi nhu yếu phẩm đều thiếu thốn và phải dè xẻn. Các chi phí được cắt giảm xuống mức tối thiểu. Đi học thì Vũ cuốc bộ, cậu lý luận thế cho nó khoẻ chân và coi như tập thể dục buổi sáng. Những bữa cơm của Vũ đều do mẹ vội vàng mang đến vì còn phải phòng bố phát hiện. căn nhà Vũ ở gọi là nhà cho nó lịch sự chứ thực ra nó chỉ là một căn phòng nhỏ ẩm mốc chừng 9m2. Mùa nóng thì như hũ nút, mùa lạnh thì gió bấc thông thống thổi vào, buốt đến tận xương tuỷ. Có những hôm mẹ bệnh hay vì không trốn bố được hoặc Vũ nhị đói hoặc là Hồng và Đức mang cơm đến. Quần áo thì có gì mặc nấy không kêu ca hay chính xác là không thể kêu ca. Nhiều lúc thấy bạn bè cùng trang lứa có đôi có cặp, ấm áp trong những ngày lễ, cuộc sống thì nhàn hạ, no đủ Vũ cũng kông khỏi chạnh lòng nhưng cũng qua nhanh thôi. Sau này các cô của Vũ biết chuyện, không thể cầm lòng được, cô vẫn lén lút giấu anh giúp đỡ cháu. Cuộc sống vì thế cũng cầm cự được.