Có đáng hy sinh vì nó không? Đương nhiên đáng giá. Không diệt Tà Thần thì cảnh giới Kim Đan chỉ có mấy ngàn năm thọ nguyên. Vất vả tu hành thành nước chảy trôi mất, ai cam lòng?
Giờ Tô Kính mới hiểu tại sao hoàng đế muốn tây chinh không bị ai phản đối nói loại chuyện này hao tài tốn của, cực kì hiếu chiến.
Bất cứ thế giới nào khi khuếch trương đất nước đều có đạo lý của nó, đó là mở rộng không gian sinh tồn. Ở thế giới này có ý nghĩa khác nữa là nâng cao đẳng cấp thiên đạo pháp tắc thuộc về luyện khí sĩ.
Tà Thần không bị diệt cũng sẽ muốn nâng cao đẳng cấp thiên đạo pháp tắc thần linh của mình, con đường duy nhất là tích lũy đủ thực lực rồi đông chinh tiêu diệt Đông Tần đế quốc, để con dân đế quốc tín ngưỡng bọn họ.
Vô Ưu công chúa quỳ trước tháp muốn xem ngực hoàng đế:
- Phụ thân, vết thương của người...
Hoàng đế cười nói:
- Vô Ưu, miễn ta không chết thì sẽ không rớt cảnh giới, hao tổn thọ nguyên. Lần này bị thương đúng là rất nặng, cần mất ba năm. Trong thời gian này e rằng phải để thúc thúc của ngươi nhiếp chính.
Sắc mặt Vô Ưu công chúa cảnh giác hỏi:
- Thúc thúc? Là thúc thúc nào?
- Là người mà Vô Ưu không thích nhất. Vết thương này làm ta không dám trở về Ngọc Kinh thành, không thể khống chế đại trận trong thành được nữa. Nhưng mười hai Đạo Cung liên hợp lại cũng không thể công chiếm Chu Tước cung, trong Ngọc Kinh thành hoàng tộc có thể khống chế đại trận chỉ có một mình hắn. Chỉ có hắn mới kiềm chế mười hai Đạo Cung, bách quan trong triều được.
Vô Ưu công chúa ủ rũ cúi đầu, lòng cực kỳ bất mãn.
- Vô Ưu không thích thì không phải ở trong cung. Ta đã ban cho Tô Kính dinh thự, giờ ta ban thân phận phò mã cho hắn, nhưng phải đợi khi hắn mười tám tuổi mới thành hôn với Vô Ưu. Trong thời gian này Tô Kính vẫn ở lại phủ của Tô Dương.
Khi hoàng đế nói câu này nhìn hướng Tô Kính, hắn khom người tạ ơn.
Vô Ưu công chúa không cách nào phản đối, vết thương của phụ thân nặng đến mức không cách nào khống chế đại trận ở Ngọc Kinh thành tức là cảnh giới tạm thời không đến Kim Đan thất trọng.
- Khương Ninh, ngươi lo bổ sung thân phận Tô Kính, may mà có mang theo một số quan viên cung đình. Đây là chuyện của hoàng gia, không cho phép người khác xen vào.
Khương ninh ỉu xìu đáp:
- Đã biết.
Tô Kính không kiềm được hỏi:
- Bệ hạ, một trăm cận vệ cùng ta vào thế giới Thâm Uyên có trốn ra được không?
Hoàng đế sửng sốt sau đó lạnh nhạt nói:
- Tô Kính, nhân từ thì không quản binh, lương thiện thì không làm quan. Chiến tranh luôn chết người.
Tô Kính im lặng, hắn hiểu đạo lý đó nhưng ngẫm lại đám cận vệ bỏ cả mạng sống liều mình đoạn hậu, không để lại một câu di ngôn, trong lòng khó tránh thương cảm. Cảm giác này làm nhạt bớt không khí kiều diễm với Vô Ưu công chúa, trong một chốc tâm trạng của Tô Kính xuống thấp.
Hoàng đế mệt nhọc hỏi:
- Còn chuyện gì không? Nếu không có thì ta sai người đưa các ngươi về Ngọc Kinh thành.
Tháp ngọc này chỉ giảm bớt vết thương, không thể chữa trị trái tim của hoàng đế.
Vô Ưu công chúa hơi do dự, lấy một khối ngọc giản ra, bên trong là một nửa phù văn mà nàng sửa sang lại, nàng nói nhỏ với hoàng đế nguồn gốc ngọc giản.
Hoàng đế dùng thần thức quét qua, hỏi Tô Kính:
- Các ngươi muốn phong thưởng một tòa linh trì hay quyền sử dụng phù văn này? Ta sẽ sai người chỉnh sửa phù văn hoàn chỉnh, luyện khí sĩ có thể dùng.
- bệ hạ, ta muốn quyền sử dụng!
Tô Kính không ngờ giá trị của phù văn này tương đương với một linh trì. Đối với người khác linh trì có tác dụng lớn hơn, nhưng trước khi Tô Kính thành tựu Kim Đan thì linh trì trong gia tộc đã đủ dùng, chờ thành hôn có thể xài ké một linh trì của Vô Ưu công chúa.
Sau khi công chúa thành tựu Kim Đan mới là lúc Tô Kính rất cần linh trì.
Quyền sử dụng phù văn này có ý nghĩa rất quan trọng với Tô Kính. Đây là kết cấu phù văn hoàn toàn mới, hắn chính mắt thấy biến đổi bên trong, lúc sử dụng hắn và Vô Ưu công chúa đều có kinh nghiệm, dễ cảm nhận bí ẩn trong đó hơn luyện khí sĩ khác.
Vô Ưu công chúa cũng chọn quyền sử dụng phù văn. Loại bí thuật này dù là phu thê cũng không dạy cho nhau, sau khi học xong mỗi người viết ra phù văn đều khác biệt, chỉ có bản thân mới khống chế khôi lỗi giấy tương ứng được.
Tâm tình mọi người không quá vui, hoàng đế viết ba thánh chỉ. Thánh chỉ thứ nhất phong đệ đệ Khương Dạ làm nhiếp chính vương. Thánh chỉ thứ hai ban Tô Kính làm phò mã, ít ngày nữa ban hôn. Thánh chỉ thứ ba gia phong Võ Uy Quận Vương từ Quận Vương thăng cấp Võ Uy Vương, thống lĩnh bốn đội tinh nhuệ đế quốc, quyền lực mở rộng gấp bốn.
Tô Kính hiểu đây là để chế hoành nhiếp chính vương. Nhiếp chính vương cá nhân vũ dũng vô song nhưng không có quân đội ủng hộ thì chỉ uổng công. Võ Uy Vương thống lĩnh bốn đội tinh nhuệ đế đô gồm Vũ Lâm, Vô Dương, Long Kỳ, Hiên Viên. Đại Tư Mã Tô Dương thống lĩnh binh mã thiên hạ, hai người liên hợp cùng nhiếp chính vương, mười hai Đạo Cung kiềm chế nhau giữ ổn định cho Ngọc Kinh thành.
Hoàng đế sắp xếp xong Tô Kính, Vô Ưu công chúa cáo lui. có nữ quan cung đình đưa cho Tô Kính ngọc bội, quan ấn, lục thư, còn có một đống văn kiện về dinh thự, các loại tài vụ.
Tô Kính, Vô Ưu công chúa cùng trở về Ngọc Kinh thành, khi đi bên người mang theo một ngàn Vũ Lâm quân, uy thế hùng hổ. Vô Ưu công chúa ngồi trên xe ủ rũ không vui, Tô Kính biết nàng buồn vì huynh đệ của mình xảy ra chuyện. Lúc này Tô Kính tuyệt đối không có ý định chọc ghẹo Vô Ưu công chúa nổi lửa, e rằng trong thời gian này nàng không có tâm tình gặp hắn.
Nhưng cũng tốt, hoàng đế bế quan, nhiếp chính vương sẽ không mở tiệc lớn mời quần thần, Tô Kính không cần vào cung, hắn không có rảnh rang sắp xếp việc đi Dực châu.
Vô Ưu công chúa cảm giác trong lòng có nhiều điều muốn nói nhưng không thốt thành lời, hai người ở trong xe lặng im quay về Ngọc Kinh thành.
Tô Kính xa nhà hai ngày, khi về vừa lúc hoàng hôn. Có gia đinh luôn chờ cửa đưa Tô Kính Lãng Uyển Thư Hải đi. Phụ thân Tiêu Dao Hầu đang đọc sách trong thư phòng.
Thấy Tô Kính trở về, Tiêu Dao Hầu đặt sách xuống hỏi liền:
- Kính nhi, bệ hạ kêu ngươi đi Chu Tước cung đã xảy ra chuyện gì?
Tô Kính không ngờ mới về Tiêu Dao Hầu đã hỏi chuyện này, hắn trả lời ngay:
- Hoàng đế bị thương rất nặng, không thể quay về Ngọc Kinh thành nên kêu nhi đi qua gia phong quan tước.