Huyết Danh Đồ Của Đêm

Chương 7: Thói Đời Độc Ác



Chương 7: Thói Đời Độc Ác

Khu chợ đồ cũ vào buổi chiều trở nên nhộn nhịp với những tiếng rao hàng và mặc cả vang khắp nơi. Con đường hẹp dẫn vào chợ như một mê cung, với đủ loại mặt hàng đã qua tay, từ quần áo, đồ gia dụng cho đến những món đồ điện tử cũ kỹ.

Những gian hàng nối nhau như bất tận. Không gian ấy luôn có mùi ngai ngái của bụi bặm lẫn mùi mồ hôi, hăng hắc và nặng nề, như chính cuộc sống xô bồ của những người bán hàng tại đây.

Cường đi men theo lối nhỏ, trong lòng tràn ngập hy vọng nhưng cũng không giấu nổi chút hồi hộp. Tay hắn thỉnh thoảng chạm vào túi áo, nơi cất chiếc đồng hồ. Hắn không biết nó có giá trị bao nhiêu, nhưng nhìn bề ngoài khá chắc chắn, có lẽ là một món hàng đáng giá. Hôm nay, nếu bán được, hắn có thể có đủ tiền ăn vài bữa ngon, thậm chí có thể còn dư chút ít để dành cho những ngày sau.

Đi sâu vào chợ, Cường để ý thấy một tiệm đồng hồ nhỏ nằm trong góc khuất. Bên ngoài treo một tấm biển gỗ đã bạc màu, chữ trên biển gần như không còn rõ ràng. "Tiệm Đồng Hồ Lâm Ký" hắn lẩm bẩm đọc lên cái tên mờ nhòe. Tiệm nhỏ, tối tăm và vắng vẻ, như thể lẩn khuất khỏi ánh mắt người đời.

Cường nuốt khan, quyết định bước vào. Chuông cửa kêu lên leng keng khi hắn đẩy cánh cửa cũ kỹ, báo hiệu cho lão chủ tiệm rằng có khách đến.

Lão chủ – một ông già gầy gò, đầu tóc bạc trắng, khuôn mặt đầy những nếp nhăn và đôi mắt sắc lạnh – đang ngồi sau quầy. Lão nhìn qua Cường, đôi mắt ánh lên vẻ khinh khỉnh. Lão đã quá quen với cảnh những kẻ lang thang, bụi đời vào đây với hy vọng bán được thứ gì đó đổi lấy chút tiền lẻ.

"Muốn mua hay bán?" Lão hỏi, giọng trầm đục, không hề che giấu sự coi thường.

Cường hơi chần chừ, rồi lấy chiếc đồng hồ từ trong túi áo ra, đưa về phía lão chủ. "Cháu muốn bán cái này."

Lão chủ liếc nhìn chiếc đồng hồ, ban đầu còn hờ hững, nhưng ngay lập tức, sự chú ý của lão tăng lên. Chiếc đồng hồ tuy đã cũ, nhưng rõ ràng không phải là món đồ rẻ tiền. Lão nhấc nó lên, đưa mắt săm soi từng chi tiết. "Đồng hồ nhập khẩu, có vẻ là hàng tốt..." Lão thầm nghĩ, nhưng ngoài mặt vẫn giữ vẻ lãnh đạm.

"Cái này... tao mua cho mày năm chục" lão chủ nói, giọng lão lạnh nhạt như thể đây chỉ là một món đồ vớ vẩn không đáng giá.



Cường nhìn lão chủ, cảm giác không yên. Năm chục? Hắn không chắc lắm, nhưng năm chục rõ ràng là quá ít so với thứ mà hắn hy vọng. "Chắc chắn phải đáng giá hơn thế," hắn nghĩ thầm. Hắn nuốt khan rồi lên tiếng:

"Cháu nghĩ... nó phải đáng giá hơn năm chục. Nó còn chạy tốt mà."

Lão chủ nhướng mày, trong lòng lão thoáng chút khó chịu, nhưng ngoài mặt lại giữ nguyên vẻ bình thản. "Mày nghĩ mày biết giá trị của đồ này à? Đã cũ lắm rồi, cái này tao mua cho mày cũng là để giúp đỡ. Nếu mày không muốn bán thì đi đi."

Cường cắn môi. Hắn cần tiền, nhưng số tiền lão đưa ra quá ít. "Cháu... cháu muốn bán cao hơn. Nếu không, cháu sẽ đi chỗ khác."

Nghe thế, lão chủ không khỏi bật cười thầm. "Muốn đi chỗ khác? Tao xem mày đi đâu được với cái vẻ ngoài rách rưới này." Nghĩ đến đây, lão quyết định chơi một ván bài khác. Lão tỏ ra nhẫn nại hơn, miệng nhếch nhẹ nụ cười.

"Thôi được, để tao xem kỹ lại cho mày lần nữa. Nhưng không hứa gì đâu nhé."

Lão nhận lại chiếc đồng hồ, lần này xem xét tỉ mỉ hơn, lật ngửa ra mặt sau. Trong khi giả vờ quan sát, lão âm thầm lấy ra một con tem nhỏ từ trong túi áo, khéo léo dán nó lên mặt sau đồng hồ. Đây là con tem bảo hành của tiệm, một mánh khóe mà lão đã dùng không ít lần để gài bẫy những kẻ ngây thơ.

"Ừm... đúng là hàng tốt," lão giả vờ ngẫm nghĩ, "Nhưng cũng không phải loại đáng giá nhiều đâu. Tao mua cho mày bảy chục là hết cỡ rồi."

Cường nhìn lão, cảm giác rằng có gì đó không đúng. Nhưng bảy chục cũng không tệ so với năm chục ban đầu. Tuy nhiên, hắn lại nghĩ đến việc có thể bán cao hơn ở chỗ khác.



"Cháu nghĩ để cháu thử hỏi thêm vài tiệm khác xem sao."

Vừa nghe vậy, lão chủ đổi ngay thái độ. Lão bất ngờ đứng dậy, giơ tay lên chỉ thẳng vào Cường, gào to: "Trộm! Trộm! Thằng này vừa ă·n c·ắp đồng hồ của tôi bà con ơi!"

Cường giật mình, sững sờ. "Cháu... cháu không trộm! Đây là đồng hồ của cháu!"

Lão chủ không để hắn kịp giải thích, lão túm lấy tay Cường lôi hắn ra ngoài rồi giơ chiếc đồng hồ ra trước mặt đám đông đang kéo đến vì tiếng hét của lão. "Đây! Nhìn này, con tem bảo hành của tiệm chúng tôi còn dán nguyên trên lưng đồng hồ! Thằng này vào đây giả vờ hỏi mua rồi định chuồn đi!"

Mọi người xung quanh xúm lại, ai nấy đều nhìn về phía chiếc đồng hồ với con tem của tiệm. Chẳng ai buồn nghi ngờ lời lão chủ, bởi lão đã buôn bán ở khu chợ này nhiều năm, trong khi Cường chỉ là một thằng nhóc lang thang rách rưới, làm gì có chút uy tín nào để người ta tin.

"Trộm thật rồi!" Một người trong đám đông hét lên.

"Lôi nó lên đồn đi!" Người khác phụ họa.

Không ai thèm nghe lời thanh minh của Cường. Đám đông xúm lại, nhanh chóng túm lấy hắn và lôi ra ngoài. Hắn hoảng hốt vùng vẫy, cố gắng giải thích, nhưng tất cả đều vô ích.

Trong khi đó, lão chủ đứng sau quầy, đôi mắt lóe lên sự đắc ý. Lão đã thành công trong việc chiếm đoạt chiếc đồng hồ mà không phải bỏ ra một xu nào. Đối với lão, đây chỉ là một trò vặt vãnh trong vô số những lần lão đã gài bẫy người khác.

Cường bị lôi đi, trong lòng ngập tràn nỗi oan ức. Hắn chẳng hiểu chuyện gì đã xảy ra, chỉ biết rằng mình sắp bị đưa lên đồn với tội danh không bao giờ làm.

Nhưng rồi, trong khoảnh khắc căng thẳng ấy, lão chủ bỗng đứng lên, đưa tay lên ngăn lại.



“Dừng lại!” Lão lớn giọng khiến mọi người phải chú ý. “Tôi thấy thằng ranh này người có da bọc xương, chắc là đói khát lắm mới làm bậy như vậy. Thôi thì tha cho nó một lần đi!”

Cường ngẩng đầu, ngơ ngác nhìn lão. Hắn không thể tin được rằng lão lại có thể thay đổi thái độ nhanh như vậy. Đám đông vẫn chưa buông tha, nhưng những tiếng la hét đã nhỏ dần. Lão chủ quay sang, ánh mắt lão sắc lạnh nhưng có chút gì đó ra vẻ tiếc thương. “Nếu mày không ă·n c·ắp, thì tốt nhất mày nên sống thật tốt đi. Đời này không ai cho không ai cái gì cả.”

“Mẹ…” Cường định lên tiếng chửi, nhưng lão chủ không cho hắn cơ hội.

“Mẹ cái gì?” Lão ra vẻ ân cần “Thằng ranh, mày cần phải hiểu rằng, cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tao đã sống qua nhiều năm, thấy không ít những đứa trẻ như mày đi vào con đường sai trái.”

Cường cảm thấy oan ức nghẹn ngào. Lão chủ đang mắng mỏ hắn như một k·ẻ h·ư h·ỏng, trong khi chính lão lại là k·ẻ g·ian trá, âm thầm c·ướp đi miếng cơm của hắn. Cường cảm nhận được sự dối trá trong từng lời nói của lão, nhưng hắn không thể phản kháng.

“Tha cho nó đi,” lão nhấn mạnh, vờ như thở dài một hơi. “Lần này chỉ là bài học cho nó. Nếu còn lần sau, thì cho nó ăn cơm trại”

Cường cảm thấy như bị châm chọc, nhưng lão chủ lại gật đầu với đám đông, và từng người một dần buông lỏng tay, cho hắn tự do.

“Đi đi,” lão nói, “Và nhớ, sống tốt nhé! Không ai muốn thấy mày phải ăn mày trên đường phố.”

Cường trợn ngược mắt nhìn lão già, lòng dậy lên nỗi tức giận không thể nói thành lời. Hắn vừa trải qua một màn kịch lớn, và người đứng sau màn kịch ấy lại chính là lão chủ.

Sự bất công của lão chủ và cái cách mà lão khéo léo biến mình thành người hùng trong mắt người khác đã khắc sâu vào tâm trí, như một bài học đắt giá về lòng người, về sự mưu mô và sự giả dối mà hắn sẽ không bao giờ quên. Cường cắn răng, tự hứa sẽ không bao giờ để ai khác lừa dối mình như vậy nữa, dù là dưới hình thức nào.

Khi bước ra khỏi chợ, ánh nắng chói chang bên ngoài làm hắn chói mắt. Cường hít sâu một hơi, cảm nhận không khí trong lành khác hẳn với mùi ngai ngái trong chợ. Hắn không thể quên được ánh mắt khinh bỉ của lão chủ, nhưng cũng từ đó, một ngọn lửa mới đã bùng lên trong lòng hắn.
— QUẢNG CÁO —