Bị điều đi điều lại Ngô Khảo Ký cũng căm lắm chứ, cũng may Ải Côn Lôn và Ung Châu chi cách 100 dặm, quân Bố Chính năm ngàn tuy không có kỵ binh nhưng đầy xe bò xe trâu nên di chuyển rất nhanh. Chỉ mất hai ngày đã về tới Ung Châu hội họp cùng Lý Thường Kiệt và một số lượng lớn thổ binh người Mân mới chưng dụng ở đất Tống.
Ngô Khảo Tích thì không được ở lại đây mà mang theo 5000 kỵ binh ngựa tồi chạy đến Bạch Châu, vòng lên Ngọc Lâm rồi tới Ngô Châu gấp rút tiếp viện cho Thân Cảnh Phúc . Nói thật Thân Cảnh Phúc với quân số 3 vạn không sợ gì Trương Thủ Tiết tấn công Bạch Châu, nhưng hắn sợ quân từ Phiên Ngung lao ra giáp công hai mặt thì thực khó cho Thân Cảnh Phúc . Tuy Phiên Ngung chí có 1 vạn bộ binh không thể mang hết đi đánh Bạch Châu. Quân của Trương Thủ Tiết cũng chỉ tầm trên dưới một vạn , cộng cả hai cánh quân đều không bằng được quân của Thân Cảnh Phúc .
Nhưng chuyện chiến tranh không phải một cộng một bằng hai, không phải ông cứ đôg quân hơn là thắng. Nó còn dựa nhiều vào trình độ tướn lãnh, quân sĩ tinh nhuệ, trang bị, tinh thần, địa hình v.v…
Trong quân của Thân Cảnh Phúc chỉ có 1 vạn là quân hắn mang từ Động Giáp, trong đó chỉ có 3 ngàn là thực sự tinh nhuệ. Số vũ khí trang bị tố nhất cũng chỉ có 5 ngàn người đầy đủ giáp lưới hoạc giáp miếng. Còn lại quân đội chỉ là mặc áo vải bông cầm vũ khí. Cũng may Thân Cảnh Phúc thu được kho quân nhu ở cảng Bạch Hải cùng Liễu Châu , Bạch Châu, Ngô Châu cho nên cũng tự trang bị thêm cho lính Mân của hắn một đội 1 vạn người có giáp ngực hộ tâm lính mũ da rộng vành. Riêng về mặt vũ khí thì ba vạn quân của Thân Cảnh Phúc không hề thiếu thốn, nhưng vũ khí chất lượng cao có từ Đại Việt chỉ là 5 ngàn.
Ngô Khảo Ký có mặt ngay lập tức được Lý Thường Kiệt triệu gặp riêng mật.
“ Cháu chào bá”
Ngô Khảo Ký suýt xoa đôi bàn tay lạnh cóng mà tiến vào lều trại của Lý Thường Kiệt , hắn làm một lễ hết sức cung kính cho Lý Thường Kiệt, điều này cũng phải thôi. Nói thật ở thời này để Lý Thường Kiệt cung kinh hết sức như vậy cũng chỉ có vài người. Dĩ nhiên người xếp hạng đầu phải là thần tượng của hắn.
“ Ngươi đi vào đây…” Hiếm khi Lý Thường Kiệt nở một nụ cười thoải mái mà dơ tay vẫy gọi Ngô Khảo Ký lại gần một cách thân thiện.
Đúng thật là Lý Thường Kiệt rất hài lòng với biểu hiện lần này của Ngô Khảo Ký , giao việc gì cho hắn thì hắn cũng hoàn thành một cách vượt chỉ tiêu. Nhất là việc Ngô Khảo Ký sáng tạo đánh Ải Côn Lôn khiến cho quân Tống trở tay không kịp, đánh được Ải Côn Lôn thì thế trận trở nên đảo ngược một cách diệu kì. Mặc dù là đem quân chinh chiến xứ người nhưng chỉ một cửa ải như vậy đã khiến quyền chủ động nằm hết trong tay người Việt.
“ Thế nào? Ngươi có oán trách Bá kéo người vê Ung Châu khiến cho chiến công vượt khỏi tầm tay?” Lý Thường Kiệt cười cười mà hỏi Ngô Khảo Ký .
“ Dạ thưa bá, cháu đâu dám nghĩ vậy. Quân lệnh như sơn, với lại cháu tự hiểu mình chưa đủ khả năng nhìn thấu đại cục cho nên cứ theo bề trên sắp xếp mà làm là ổn thỏa nhất” Ngô Khảo Ký tự biết mình mà khiêm tốn.
“ Nhóc con này ngươi cũng không cần tự xem nhẹ mình… Từng chuyện ngươi làm Bá vẫn để trong mắt. Làm rất tốt , làm thật là tốt” Lý Thường Kiệt quả thực hiếm khi khen ai, mà khen ngợi đến nhiều như vậy thì quả thực hiếm có.
Ngô Khảo Ký ngẩn ngơ. Hắn quả thực vẫn chưa ý thức được mình đã lập công lớn thay đổi thế trận của quân Đại Việt .
“ Xem ra thẳng nhãi con ngươi chưa hiểu được việc ngươi đánh hạ Ải Côn Lôn kịp thời có ý nghĩa ra sao… Đi lại đây và nhìn cho kĩ” Lý Thường Kiệt không tiếc công dạy dỗ lại một lần cho Ngô Khảo Ký .
Nói thực thì Lý Thường Kiệt cũng nhắc lại những gì mà Lưu Kỷ đã giải thích cùng Ngô Khảo Ký nhưng ông ta nói cặn kẽ và xâu xa hơn nhiều.
Chuyện Ải Côn Lôn bị đánh hạ không chỉ mở toang cánh cửa phòng tiến vào Lĩnh Nam chiếm cứ địa hình thuận lợi. Ải Côn Lôn bị hạ Quế Lâm Hạ Châu – Quảng Châu báo nguy còn khiến cho Tống triều không thể bình tĩnh có thời gian điều quân.
Thử hình dung như vậy, nếu nhà cháy, với một đám cháy nhỏ ngươi sẽ không cuống và có thời gian đi múc nước giập lửa. Vì có thời gian và bình tĩnh cho nên người múc thật nhiều nước và dập một lần là tắt lửa.
Nhưng nếu cháy nhà lan đến gần bình ga ngươi sẽ cuống cuồng, sẽ điên loạn, sẽ mất bình tĩnh mà tìm mọi cách “nhanh nhất” giập lửa, và thường là múc từng ca từng ca be bé nhanh nhất để hất vào lửa cho nên chẳng những khong dập được lửa mà sẽ khiến cho việc cứu hỏa trở nên sai lầm.
Chuyện này không khác gì tình hình ở Lưỡng Quảng lúc này.
Trong lịch sử quân Đại Việt mắc kẹt ở Ung Châu. Đánh không hạ nổi Ung Châu trong một thời gian dài. Ải Côn Lôn thì chiếm không được. Bạch Châu thì bị Quảng Châu đe dọa. Đường biển cũng bị thủy binh của người Tống uy hiếp. Cho nên người Tống dám ung dung điều binh, vì họ biết Đại Việt khó có thể tiến xa hơn. Chính vì Đại Tống ung dung điều binh bị thuyền cho nên Lý Thường Kiệt không thể không đánh vội Ung Châu để về nước chuẩn bị phòng chống đạo binh khổng lồ của Đại Tống .
Thật sự thì trong lịch sử quân Tống đã dám ung dung tụ tập 10 vạn binh phương Bắc dự định theo đường biển tập kích thẳng hậu phương quân Đại Việt . Chính vì lý do này mà Lý Thường Kiệt không thể không rút quân nhanh và vội.
Nhưng lúc này cục diện trở nên khác hoàn toàn, Lưu Kỷ đã trở thành phiên bản Nùng Chí Cao thứ hai nếu chiếm được Hạ Châu và Quế Lâm. Người Tống đã hiểu việc vượt qua Ngũ Lĩnh khó ra sao nhất là vùng Việt Thành Lĩnh- Đô Bàng Lĩnh và Manh Chủ Lĩnh. Những dãy núi này toàn cao từ 1,5 ngàn đến 2 ngàn mét. Thực tế quân đội không thể đi qua. Chỉ có thể công chiếm các quan ải ở Quế Lâm và Hạ Châu. Người Tống chưa bao giờ quên chuyện Nùng Chí Cao 20 năm trước khi người nầy chiếm được Quế - Hạ nhị Châu và quân Tống đông như giòi bọ cũng không qua nổi.
Đến mức độ vua quan nhà Tống lúc đó đã xém chút công nhận Nùng Chí Cao là vua Mân. Nếu không có Địch Thanh danh tướng đứng ra kiên quyết đánh thì có khi lịch sử lúc này đã khác xa. Địch Thanh không có tấn công ồ ạt vào Quế Lâm cùng Hạ Châu vì ông ta biết đánh không được. Kỵ binh phương bắc của Tống có thể làm gỏi Nùng Chí Cao trên bình nguyên nhưng khi vượt qua Ngũ Lĩnh thì số lượng quân đội hay kỵ binh lại không chiếm ý nghĩa quan trọng. Lúc này Địch Thanh dùng thế dương Đông kích Tây, đó chính là giả vờ tụ quân ở Quảng Châu để tấn công mặt sường của Nùng Chí Cao khiến cho Nùng Chí Cao không thể không điên cuồng tấn công Phiên Ngung.
Thành Phiên Ngung nhiều đời là đô thành của nước Nam Việt rồi lại Nam Hán cho nên được xây dựng kiên cố, nhiều lần tu bổ nên quá nhiều lớp tường thành và ủng thành. Nói thực Phiên Ngung chính là thành trì nhiều lớp nhất ở Trung quốc nó nhiều đến nỗi có đánh chiếm một vài lớp thành trì cũng không hẳn là chiến thắng. Chính vì vậy Nùng Chí Cao đã mắc mưu mà xa lầy nơi này dẫn đến binh lực thiếu hụt, lơ là phòng thủ ở Quế Lân cùng Hạ Châu khiến cho Địch Thanh thừa vắng mà vào cuối cùng các trận chiến còn lại Nùng Chí Cao phải đối diện với kỵ binh hùng mạnh của người Tống ở bình nguyên cho nên thua trận mà chết.
Nói như vậy để hiểu được Ngũ Lĩnh là hàng rào thiên nhiên phỏng thủ cả một dãy Lưỡng Quảng ra sao. Ngày xưa Triệu Đà nước Nam Việt cự lại với nhà Hán cũng là nhờ có Ngũ Lĩnh dãy núi này mà thành. Cho nên người Tống nếu để quân Đại Việt kiểm soát được Ngũ Lĩnh thì kể cả bỏ luôn biên giới phía Bắc mà Nam Chinh cũng sẽ là năm ăn năm thua.
Ngũ Lĩnh ở đây không khác mấy với bình ga trong nhà dang bị cháy, quân Đại Việt càng tiến gần Ngũ Lĩnh thì người Tống càng cuống cuồng. Họ nào còn thời gian để điều binh một cách khoa học. Gom được binh sẽ vứt vào chiến trường chữa cháy. Chính vì thế nếu cứ rải rác mà tung quân vào chiến trường đang nhung nhúc quân Đại Việt thì hậu quả có thể đoán định.
Trương Thủ Tiết dẫn một vạn quân đi đối đầu cả mười bốn ,mười lăm vạn quân Đại Việt là đủ hiểu chuyện này nực cười ra sao. Triều đình Tống càng cuống thì càng có nhiều hơn các Trương Thủ Tiết một phẩy hai phẩy. Và lẽ dĩ nhiên Lý Thường Kiệt nguyện trông thấy điều này cho nên đồng ý ngay cho Lưu Kỷ ngược Bắc.
Ngô Khảo Ký ngán ngẩm lắc đầu, hắn đang thương thay cho vua quan nhà Tống, nói thật Ngô Khảo Ký phục sát đất khả năng kinh thương cùng văn hóa phát triển rực rỡ của người Tống. Nhưng hắn cũng tiếc thay cho một triều đại mạnh về kinh tế nhưng yếu hết sức về quân sự này. Những vị quan văn chưa từng chính thức cầm quân đánh trận kia làm sao có thể là đối thủ của những lão binh xa trường như Lý Thường Kiệt , Lý Kế Nguyên hay các danh tướng Đại Việt . Nói thật ngay cả đến Lưu Kỷ thì Ngô Khảo Ký cũng thấy hắn đủ đè chết nhiều vị quan văn cầm quân dẫn binh trên giấy của Đại Tống .
“ Bá , theo ý này thì chúng ta không vội đánh Ung Châu? “ Ngô Khảo Ký dò hỏi vì hắn cảm thấy Ung Châu không quá quan trọng.
“ Bất học vô thuật…” Lý Thường Kiệt giơ tay một gõ.
“ Ai ui…” Ngô Khảo Ký ôm đầu nhảy ra một góc ánh mắt đầy đề phòng.
“ Không đánh hạ Ung Châu thì quân của Lý Thường Kiệt vẫn phải chia một lượng không nhỏ ở đây và quân Đại Việt cũng không thể hồi quốc. Lúc này chỉ cần đánh hạ Ung Châu thì lập tức có đủ lương thực cho Lưu Kỷ mang 7 vạn quân tràn vào Lĩnh Nam đó là một cỗ thế lực vừa đủ để chặn đứng quân Tống xuôi Nam. Vì vậy quân Đại Việt có thể rút lui dễ dàng khi vận chuyển đủ tài vật hồi quốc..” Lý Thường Kiệt ung dung trả lời, không ngờ ông ta lại có ý nghĩ rút binh.
“ Hả, quân triều đình rút lúc này không phải làm cho lòng quân Lưu Kỷ và Thân Cảnh Phúc bàng hoàng sao?” Ngô Khảo Ký khó hiểu.
Lý Thường Kiệt muốn giơ tay lên đánh tên này thêm một đợt nhưng Ngô Khảo Ký né quá xa cho nên lão đành bất đắc dĩ bỏ tay xuống.
“ Ngươi không hiểu lòng người, lúc này cả Lưu Kỷ và Thân Cảnh Phúc đều coi Quảng Đông và Quảng Tây Lộ là vật trong túi họ, họ sẽ không muốn sự hiện diện của quân Đại Việt ở đây. Kể cả lúc này ta rút lui ngay lập tức thì Lưu Kỷ cũng vỗ tay hoan hô vui mừng. Đường đất đã tạo thành, bốn vạn quân còn lại của Lưu Kỷ dư sức hạ thành Ung Châu chẳng qua là sẽ hi sinh một số lượng không nhỏ mà thôi…” Lý Thường Kiệt trầm ngâm đạo.
“ Chuyện gì? Thân Cảnh Phúc hắn cũng có ý này?” Ngô Khảo Ký rất bất ngờ khi nghe tin, hắn không thể ngờ chuyện chưa đâu vào đâu mà Thân Cảnh Phúc và Lưu Kỷ đều có ý muốn tự lập mãnh liệt như vậy.
“ Hừ … lòng người khó dò, Thân Cảnh Phúc có lẽ chỉ là nôn nóng trưởng khống địa bàn, còn Lưu Kỷ thì hắn có tâm tư riêng đi, đúng là thổ man vẫn chưa trải sự đời, để cho Lưu Kỷ hắn hiểu được, muốn tập chạy trước hết hãy học đi, tước khi muốn đi còn phải học bò….” Lý Thường Kiệt có vẻ cũng khá bất mãn nhưng ông ngay lập tức lướt qua vấn đề này.
“ Không nói nhiều về hai kẻ này… Ngô Khảo Ký theo ngươi dùng cách nào tấn công lên đầu thành có thể giảm thiểu thương vong?”
Ngô Khảo Ký đăm chiêu quan sát bản đồ cũng như quan sát tường thành của Ung Châu mà suy nghĩ làm như thế nào có thể dễ dàng nhất chiếm đóng Ung Châu.
“ Bá ta nghĩ ra rồi, cho ta 4 ngày chuẩn bị, ta còn muốn ngài điều cho ta 50 tên công tượng rèn đúc gang” Ngô Khảo Ký ý tưởng chợt lóe lên trong đầu, Ung Châu là hùng thành ư, để xem hùng thành này có thể nào trụ nổi dưới tay Ngô Khảo Ký ta.
Truyện hay, main bá, sát phạt, quyết đoán, có nhiều vợ, map rộng, nhân vật phụ có nét riêng, tác giả chắc tay, ra đều Vĩnh Hằng Chi Môn