Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 194: Ung Châu chiến mở màn.




Ngẫm nghĩ một hồi Ngô Khảo Ký đánh bạo mà thưa lên: “ Thưa bá, cháu có khi nào Bá nên rời khỏi Ung Châu lúc này. Nếu Bá tin tưởng được thì để cháu chỉ huy đánh Ung Châu”.

Ngô Khảo Ký đề nghị bất ngờ này có vẻ rất nực cười cùng có hình bóng của sự tham lam công lao. Nếu bị hiểu lầm thì rất tai hại.

“ Hả , ngươi nói lên lý do” Lý Thường Kiệt khẽ cau mày nhưng ông ta vẫn điềm tĩnh mà hỏi lại.

“ Thưa Bá, Ung Châu thành phần lớn là Hán dân, nay Vi Thủ An hay Lưu Kỷ muốn chiếm giữ nơi này làm hâu phương căn cứ ắt sẽ đồ sát nếu thành phá. Cháu nghĩ nếu Bá ở lại ắt danh tiếng có hư. Không cần biết đúng sai ra sao nhưng đời sau lịch sử sẽ lấy tên ngài ra để đàm luận. Điều này phận làm con cháu không muốn nhìn qua” Ngô Khảo Ký rất trân thực mà nói.

Ngô Khảo Ký nói không sai, việc đồ sát Ung Châu thành ngôn sử luôn đổ lên đầu của Lý Thường Kiệt, có người bênh vực , có kẻ đứng ra phỉ báng. Thậm trí còn có người tiện miệng vì câu kéo tình tiết mà cả gan nói Lý Thường Kiệt vì hận Tô Giám nhiều ngày không đánh hạ nổi Ung Châu mà đồ thành. Quả thực là não ngắn nhưng thích khoe khoang.

Nhắc đi nhắc lại một điều, người chủ lực đánh Ung Châu là Lưu Kỷ và số quân Lưu Kỷ vây hãm Ung Châu nhiều gấp 4-5 lần số quân Lý Thường Kiệt tụ tập nơi này ấy là trong lịch sử. Và sử Tống cũng ghi rõ người đồ sát Ung Châu thành là Lưu Kỷ chủ mưu. Nhưng sau này vì Tống triều muốn triệt hạ danh tướng Đại Việt nên mới đổ vấy chuyện này cho Lý Thường Kiệt mà thôi. Sự thực thì có lẽ trước khi lam chuyện này Lưu Kỷ cũng có hỏi xin ý kiến của Lý Thường Kiệt do Lý Thái Úy là tổng tư lệnh của chiến dịch Bắc phạt này, và có lẽ Lý Thường Kiệt cũng không có thái độ rõ ràng cho nên sự việc trên mới xảy ra.

Nếu Lý Thường Kiệt chủ tâm đồ thành thì tại sao Khâm- Liêm- Bạch trong lịch sử không có hiện tượng này? Còn 800 dân phu vận chuyển tài vật bị đồ sát ấy là lẽ bình thường. Tại sao lại chỉ có 8 ngàn người ở Khâm Châu Bạch bị đồ sát trong lịch sử vì đó chính là binh sĩ chính quy ở nơi này do Đại Việt triều đình quân trung ương bắt được. Dĩ nhiên họ không muốn thả nhóm này vì khi Đại Việt quay về nước thì nhóm này sẽ lại một lần nữa cầm lên vũ khí mà chém giết người Đại Việt . Chỉ cần biết ở Khâm Liêm Bạch những nơi mà Lý Thường Kiệt thực sự đánh hạ ,chưa hề có một vụ đồ sát dân thường nào thì xin hãy đừng đổ lỗi cho cho ông ta về việc ở Ung Châu, chuyện đó há chẳng phải quá sức vô lý cùng bất thường sao?

Lý Thường Kiệt nghe được ý này thì cũng băn khoăn. Ông ta ngồi đó cầm lên quyển binh thư yếu lược mà mình đang biên soạt rồi chăm chú nghiền ngẫm. Nếu là người thân cận thì sẽ hiểu Lý Thường Kiệt đang rất tập trung suy nghĩ một vấn đề gì đó.

“ Ý kiến này không sai. Nhưng để Ung Châu lại cho ngươi thì có bao nhiêu phần nắm chắc đây” Lý Thường Kiệt bỗng nhiên lông mày giãn ra vuốt râu mà cười hỏi.

“ Thưa bá, Cháu mười phần nắm chắc, không những vậy chỉ cần cháu thử nghiệm nơi này thành công cách đánh thì ngay cả Phiên Ngung thành chúng ta cũng có thể nhanh chóng đánh hạ” Ngô Khảo Ký lúc này cực kỳ tự tin mà trả lời.

“ Nếu ngươi lãnh quân đánh thành Ung thì cần bao nhiêu binh sĩ, khí giới cần gì?” Lý Thường Kiệt tiếp tục khảo vấn.

“ Bẩm đại bá, cháu cần ba ngàn thiên tử quân cùng một vạn Mân binh ngoài ra cháu cần lương thực đủ nửa tháng” Ngô Khảo Ký không nhanh không chậm trả lời.

“ Chỉ cần Mân binh và một ít thiên tử binh, điều này không phải quá sơ sài thôi sao?” Lý Thường Kiệt nhíu mày vẻ không hài lòng.

“ Thưa bá xin nghe cháu giải trình….”

Ngô Khảo Ký ngay lập tức đến bên sa bàn mà giải trình cách đánh của hắn.

Lý Thường Kiệt nghe xong một hồi thì mặt mày biến sắc mà nói : “ Nếu pháp này mà hiệ dụng thì thành trì nào còn ý nghĩa”

“ Thưa bá, thuẫn có thể đỡ mâu, nhưng mâu mạnh cũng có thể đâm nát thuẫn, nọi thứ sanh ra đều có cách khắc chế , pháp này có thành thì chúng ta cũng có cách khắc chế triệt để” Ngô Khảo Ký tự tin mà nói .


29 tháng Giêng, nơi này tuyết lất phất bay, lính phương Nam chưa bao giờ thấy được tuyết trước kia, họ lạ lẫm vô cùng. Tuyết nơi này không giống như phương Bắc trắng xóa một màu đầy khắc nghiệt, tuyết rơi Lưỡng Quảng hay Giang Nam chỉ như mưa bụi, phất phơ đầy lãng mạn.

Nhưng sự lãng mạn tuyết phương nam lại là tiếng còi báo hiệu cho việc tổng tấn công Ung Châu dưới sự chỉ huy của tạm chức Mã Bộ Phó Sứ Đô Tổng Quản Ngô Khảo Ký. Một cái tên quá mới mẻ và chưa từng xuất hiện trên hệ thống quân sự cấp cao ở Đại Việt . Nhưng những quân tướng nơi chiến trường này không ai dám khinh thượng vị tướng quân trẻ tuổi này bởi vì trong chiến dịch Bắc Phạt thì Ngô Khảo Ký đã tỏa sáng một cách chói lọi.

Liêm châu thủy binh là vị trẻ tuổi tướng quân này đập tan, thủy quân Quảng Châu cũng đang bị phó tướng của vị này vây hãm. Hùng quan Côn Lôn cũng chỉ trụ dưới tay vị này được vài ngày rồi cáo phá. Nay lại thêm được Lý Thái Úy tin dụng chủ trì đại cục ở Ung Châu thì không ai dám cho nhiều ý kiến.

Tiếng kèn lệnh, tiếng trốn trận vang dậy cả một vùng, yên hỏa phía Bắc thành Ung Châu nổi lên tới tấp. Vi Thủ An. Hoàng Kim mãn liếc mắt nhìn qua mà kích động.

Con đường đắp lên tường thành họ đã làm xong từ lâu, và ngày càng mở rộng, họ chỉ chờ đợi ngày hôm nay. Vị tân chỉ huy của chiến trường Ung Châu không hiểu vì lý do gì mà kéo dài chiến sự thêm 6 ngày. Nhưng thân làm cấp dưới nơi chiến trường này họ không thể không nghe lệnh.

Lúc này đây quân Mân đông như kiến đã xếp hàng thành nhiều lớp phía dưới chân đường đất, con đường đã khá lày lội vì tuyết rơi và tan ra nhão nhoẹt. Công binh nhóm đã cố gắng bắn thêm một lượt đất khô để trải đường nhưng e là cũng không cải thiện bao nhiêu. Máy bắn đá của họ không quá tốt. Nhưng vị tân chỉ huy chiến trường khăng khăng quyết định tấn công Ung Châu vào một ngày mưa tuyết, thực sự rất khó hình dung lý do. Nhưng Mân binh vẫn thể hiện ý chí chiến đấu kinh người, họ đã chờ đợi và nén nhịn quá lâu.

Chỉ huy thành Nam Ung Châu bên Tống có các tướng Vương Khôn, Nguyên Hạo, Hứa Tiết , Mã Cung, lúc này họ đang khổ não không thôi trong lòng.

Nhìn đám quân Mân trùng điệp dưới thành mà họ chỉ còn hi vọng vào một điều thần kì xảy ra. Vì sao ư? Thứ vũ khí duy nhất mà bọn họ dựa dẫm vào đã không còn tác dụng. Dưới trời mưa tuyết này việc dùng tiểu lôi đạn khó hơn bao giờ hết. Thứ này gặp mưa ẩm sẽ rất khó bắt hỏa lại thêm thời tiết lạnh giá các binh sĩ chân tay tê cóng rất khó để trong hoàn cảnh loạn lạc có thể chính xác điểm hỏa cùng tấn công địch. Nói không chừng chính nó sẽ là sai lầm khiến cho hậu quân của Tống hỗn loạn trước.


Phải đây chính là dự mưu của Ngô Khảo Ký , hắn một phần kéo dài thời gian để thực hiện những chuẩn bị của mình. Và một phần để chờ đợi một cơn mưa tuyết như vậy. Tuyết ở Bắc Tống là những trận bạo tuyết rơi xập nhà đổ thành. Mặt nước đóng băng cả một vùng trời trắng xóa. Nhưng tuyết Giang Nam như cô gái đỏng dảnh chợt đến chợt đi , khẽ vuốt ve gò má anh hùng. Tuyết Giang Nam như mưa phùn mua xuân ở Long Thành vậy, dăm bữa sẽ có một lần, chợt đến chợt đi ngạo nghễ mà kiêu sa. Ngô Khảo Ký chính là chờ một cơn mưa tuyết này để vô hiệu hóa phần lớn lôi đạn của quân Tống trong thành.

Những ngày qua Ngô Khảo Ký đã cho cả trăm máy bắn đá mà lrk để lại lấp đầy 50m sông mỗi bên của con đường đất dẫn lên tường thành.

Tô Giám sợ hãi cho nên chính mình phải dẫn 4 ngàn quân tinh nhuệ cùng gần vạn dân binh thủ nơi này. Tô Giám biết rõ con đường đất rộng 40m là chưa đủ để quân Đại Việt thỏa mãn tiến lên đầu thành, hắn đang nghĩ đến Ngô Khảo Ký lấp đường đất mở rộng hai bên để có thể bắc thang và vượt thành ở một đoạn dài đến gần 200m. Cho nên quân Tống tinh nhuệ cần tập trung rất nhiều ở nơi này.

Con đường đất nơi Ngô Khảo Ký trú quân khô ráo sạch sẽ hơn nhiều. Nơi đây có những cỗ máy bắn đá đối trọng tre rất tốt lại cộng thêm số lượng rất nhiều cho nên con đường trải lên tường thành vẫn khô ráo và vững chắc dưới làn mưa tuyết nhạt nhòa.

Ngô Khảo Ký cưỡi chiến mã cao lớn kiểm binh trước khi xuất trận, Quang minh khải giáp sáng ngời, ngương mặt xinh đẹp nhưng không thiếu phần cương nghị nam tính, râu ria đã lởm chởm rất nhiều, những ngày tháng hành quân không khiến Ngô Khảo Ký lúc nào cũng anh tư gọn gàng, nhưng sự phog trần này càng khiến hắn trở nên uy nghiêm và mị lực.

Không nói nhiều lời hắn chỉ quan sát kĩ càng các chiến binh Legion Châu Âu ở hàng đầu. Đây chính là át chủ bài mà hắn sẽ tung vào chiến trường đầu tiên. Người Châu Âu chống rét rất tốt, nhất là những con trâu mộng cường tráng này, thông qua nhiều đợt chiến đấu thì một nửa nông dân trong dám này cũng đã thành chiến binh cả. Chỉ có điều đáng tiếc các con hàng Châu Âu này đều bị thiến hết rồi, khả năng gây giống là không có. Đây là một điểm bi ai của các chiến binh dũng mãnh này. Khi họ được bán tới Ả rập thi theo luật lệ ở nơi này các nô lệ đều bị thiến hoàn toàn.

Trang bị của thiên tử quân Đại Việt cùng quân Legion Châu Âu không khác nhiều, đều là áo bông, giáp lưới thêm một lớp giáp miếng bên ngoài. Châu Âu binh thì dùng giáp Lorica Segmentata còn thiên tử binh phủ bên ngoài bởi giáp miếng che ngực bụng đơn giản hơn.

Một bộ phận lớn Mân binh cũng được trang bị áo bông giáp miếng hoạc áo bông giáp lưới. Có thể nói rằng trong thời gian qua năng lực sản xuất vũ khí của người Đại Việt đã vượt qua Bố Chính rất nhiều về mặt số lượng.

Với năng lực của cả một quốc gia, lại quá gần các mỏ than đá, nguồn nguyên liệu quặng mỏ lại rồi rào khi khống chế hoàn toàn Thượng Nguyên, do đó không có gì lạ khi số lượng búa máy đã tăng đến một con số khủng bố. Hàng ngày những bộ giáp, đao kiếm , vũ khí ra đời lấy đơn vị ngàn để tính toán. Cả một tòa Long Thành thơ mộng xanh tươi lúc này đã trở thành đại công xưởng với khói, bụi, màu đen của than tro và những tiếng gõ đinh tai nhức óc ngày đêm không ngưng nghỉ.

Chính vì vậy cho nên vũ khí, khí tài trang bị của Đại Việt cứ như vậy ùn ùn được vận chuyển đến chiến trường, đến nỗi quân Mân mới đầu nhập cũng một bộ phận có được giáp mão thì đủ hiểu Đại Việt lúc này sản xuất vũ khí nhiều đến thế nào.

“ Tấn công”

Ngô Khảo Ký không diễn thuyết, không nói nhiều. Và cũng không kích lệ động viên quân sĩ. Hắn chỉ có một chính lệnh. Một đầu người quân Tống thưởng năm lượng bạc. Đối với quân Mân không có gì cần phải khích lệ động viên, vì họ phục vụ cho Đại Việt không phải vì màu cờ sắc áo. Đối với lính Châu Âu không khác là bao. Chỉ có thiên tử quân một nhóm nhỏ thì cần chuyện này nhưng lúc này cần thiết sao?

Trên đường đất xếp hàng đầu không phải Legion Châu Âu , Không phải Thiên Tử Binh là là hơn mười Chiến Tượng. Ngô Khảo Ký đã thử qua con đường đất này đủ để Chiến tương leo lên. Với việc kết thân cùng người Anak Đê thì chiến tượng đối với Ngô Khảo Ký không còn là vấn đề cần tiết kiệm, cho nên hắn đánh cảm tử 13 chiến tượng xông lên đầu thành.

Nhưng Chiến Tượng nặng nề khoác đến hai lớp giáp lưới này không phải là con át chủ bài của Ngô Khảo Ký .

Át chủ bài của Ngô Khảo Ký là hai con đường dẫn đến chân thành trì bên cạnh đường đất đã được san phẳng trước đó. Ngô Khảo Ký muốn bắc thang công thành?

Không phải.

Lúc này tiếng tù và vang lên.

Từng đám người Mân đội trên đầu những tấm phản gỗ dày nặng có bọc da trâu tiến lên. Lác đác cũng có đến hơn mười tấm phản như vậy mỗi bên đường đất.

Tốc độ của lính Mân cõng tấm phản nhanh hơn nhiều tốc độ chậm chạm tiến lên của quân Bố Chính trên con đường đã lấp đến đầu thành. Chẳng mấy chốc đám lính Mân đã tiến tới chân thành Ung Châu .






Nhiệt huyết tuỳ ý tiêu dao, đạp sen kéo sóng rửa kiếm cốt, đạp mây cưỡi gió tố thánh hồn. Xích Tâm Tuần Thiên