Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 248: Sự cường đại của Lý Từ Huy




Rung động, thực sự rung động.

Ngô Khảo Ký lập tức quay ngựa ngựa một vòng theo vách đá mà lao nhanh xuống quân cảng, hắn nóng lòng muốn nhìn thấy được thứ mới mẻ mà Bố Chính viện trợ cho hắn lần này.


Ngay khi Ngô Khảo Ký đến được bến tàu cũng là lúc đám thủy thủ đoàn của sáu thanh siêu chiến hạm đã cập bến. Đám này đúng nghĩa là với tên gọi là Khu trục hạm khi mà có thể hoạt động độc lập tác chiến có thể tấn công và xua đuổi mọi loại thuyền bè cho nên dám dẫn đầu mở đường cho thương đội mà không sợ hãi vị vây công gì đó.

Quân cảng được xây dựng ở bờ biển vịnh Iho là một nơi hiếm hoi của đảo Jeju có thể tránh gió bão, hai cầu cảng dài cả mấy trăm mét đủ để neo đậu khá nhiều thuyền bè. Nhưng vì chiến hạm thường là mực nước ăn rất sâu cho nên chỉ có thể neo đậu ở một phần hai ngoài cùa cầu cảng mà thôi.

“ Vương gia thiên tuế”

Lúc Ngô Khảo Ký phóng ngựa lên cầu cảng cũng là lúc các thủy thủ đoàn Bố Chính nhận ra Ngô Khảo Ký cho nên reo hò ầm ĩ làm lễ ra mắt.

Không ngờ lần này hộ tống thương thuyền Bố Chính lại toàn là hải quân gốc Đại Việt. Đây là một tiến bộ cực lớn trong công quộc Việt hóa lực lượng hải quân, bớt đi phụ thuộc vào việc nhập khẩu người Mã lai trong lực lượng cốt lõi quân sự Bố Chính .

Lần này dẫn đầu hải quân Bố Chính là Đỗ Lâm, Đỗ Văn Phục Ngô Khảo Ký không lạ gì. Bọn này chính là tướng lĩnh sĩ quan trong nhóm thân binh của Ngô Khảo Ký. Bản thân thì không có nhiều suất sắc nhưng lòng trung thành cùng tận tụy thì vô cùng cao.

Ngô Khảo Ký tung mình xuống ngựa bước nhanh về phía trước, đám cận vệ vội vã ùa lên bốn phía nhúc nhích mở đường cùng bảo vệ bốn phía. Đây chính là trách nhiệm của họ.

Ngô Khảo Ký lúc này chính là nguyên thủ quốc gia thời hiện đại, đi đâu cũng có một đám vệ sĩ che lấp xung quanh bảo vệ an toàn ngay kể cả là hoạt động trong vùng an toàn như Jeju đảo. Đấy là thói quen và nên được thực hiện ở mọi nơi không được lơ là.

“ Các tướng sĩ đứng cả dậy đi… các ngươi vất vả rồi..” Ngô Khảo Ký hét lớn động viên đám thủy thủ binh sĩ.

Ngô Khảo Ký tuyến đường đi từ Bố Chính đến Jeju đã được khai phá, nhưng dẫu sao cũng mà mới khai phá trong vòng hai năm mà thôi. Rất nhiều kinh nghiệm vẫn cần thời gian dài tích lũy cho nên mỗi chuyến hàng viện trợ như thế này là quý báu vô cùng.

Chào hỏi một hồi thì Ngô Khảo Ký trực tiếp leo lên Khu trục hạm có tên Đinh Tiên Hoàng, và những tàu đóng cùng kiểu như vậy đều được gọi là Khu Trục Hạm lớp Đinh Tiên Hoàng.

Sáu chiến hạm kiểu mới này đều là lấy tên danh nhân lịch sử của Đại Việt để đặt tên, thứ nhất tàu dĩ nhiên là tàu Đinh Tiên Hoàng, tiếp theo là Trưng Trắc Trưng Nhị hai chiếc khu trục nhỏ hơn một chút nhưng thiết kế không khác biệt. Thực tế chiếc chiến hạm lớn nhất không phải tàu Đinh Tiên Hoàng mà là một chiếc tàu đóng muộn hơn tên Tiền Ngô Vương, Chiến hạm này mới thực sự là lớn nhất với chiều dài mép nước đã sấp xỉ 60m nếu tính mũi vươn xa thì còn dài hơn rất nhiều.

Sở dĩ có sự ưu ái trên vì có nhiều thuyết cho rằng Ngô gia là hậu nhân của vị Tiền Ngô Vương Ngô Quyền kia, chính điều đó phận làm dâu như Lý Từ Huy sẽ không thể không ưu ái mà đặt tên chiến hạm mạnh mẽ nhất của Bố Chính lúc này là Tiền Ngô Vương.

Hai chiếc khu trục hạm còn lại chính có tế Đông Hải Vương cùng Tân Bình Quận Chúa. Ý nghĩa ra sao thì ai ai cũng hiểu.

Ngô Khảo Ký lười nhác quan tâm đến việc đặt tên, có để dùng là được rồi. Lý Từ Huy thích đặt tên ra sao đó là chuyện của nàng. Nhưng có lẽ nàng dâu này khá không nể mặt vị bô lão trong nhà đi, chẳng nhẽ không nên đặt một chiếc là Lý Thường Kiệt hay sao?

Ngô Khảo Ký không biết lúc này ở Bố Chính đang rộn rã công tượng đóng mới những chiếc Tuần Dương Hạm kích thước khổng lồ vời cơ cấu đẩy đặc biệt mới. Và chiếc đầu tiên gần hoàn thành đã được lấy tên Lý Thường Kiệt, và định danh Lý Thường Kiệt sẽ trở thành lớp tàu này có thể nó sẽ mãi mãi được ghi nhớ trong lịch sử. Vì chiếc chiến hạm này mới thực sự là đột phá về cả kích cỡ, thiết kế, và sức mạnh.

Khoan hãy nói là Tuần Dương Hạm và mục đích sử dụng của nó.

Ngô Khảo Ký lúc này đang tỉ mỉ xem xét từng kết cấu của Khu Truch Hạm Tiền Ngô Vương. Có thể nói tất cả lớp tàu được đóng theo kiểu này đều được goi là lớp Đinh Tiên Hoàng vì nó ra đời đầu tiên. Nhưng nói thật mạnh mẽ nhất vẫn là chiếc Tiền Ngoo Vương chiến hạm này , bởi lẽ nó đã được tinh chỉnh đến mức hoàn mĩ cho lớp thiết kế này.

Dĩ nhiên những chiếc đầu tiên như Đinh Tiên Hoàng, Nhị vị Trưng Trắc Trưng Nhị sẽ gặp những trục trặc về thiết kế và cấn sửa đổi, điêu đó đã được hoàn thiện với những chiếc tàu đóng sau đó.

Có thể nói những chiến hạm này được thiết kế chuẩn tắc để chiến đấu bằng hỏa pháo cùng Ballista nó không phải là những chiếc Kinh Hạm cải tạo đục lỗ khoét vách này nọ cho nên có thể nói chúng hoàn mĩ trong giai đoạn này.

Mọi người đừng nghĩ cứ vác pháo đặt lên thuyền là biến thành pháo hạm, điều đó không đơn giản chú nào vì các Kinh hạm hiện tại của tất cả quốc gia Đông Á, Đại Việt hay Bố Chính Mã Lai đều không thiết kế để đặt pháo to lớn nặng nề. Việc đục lỗ khoét vách đặt pháo vô hình chung khiến cho thân tàu sẽ yếu hơn bình thường khá nhiều, kể cả cố gắng gia cố bằng ván gỗ hay thậm trí là tấm thép thì vẫn không ăn thua vì kết cấu hoàn chỉnh của thuyền đã bị phá vỡ.

Đặt pháo ở mặt sàn thuyền thì vô cùng bất tiện vì không gian chiến đấu của các thủy thủ sẽ hạn chế, thêm vào đó nước biển sóng gió đều không thích hợp để trang bi pháo trên sàng thuyền.

Thêm một vấn đề nữa khiến các Khinh hạm cải tạo không bao giờ có thể chiến đấu tốt với hỏa pháo đó là sự cân bằng cùng ván thuyền khó chịu tải với sức giật của pháo.

Mỗi lẫn bắn pháo là một lần xung kích cực đại khiến chiến hạm chao đảo, nhất là những chiến hạm đáy nhọn hẹp bề ngang của Mã Lai. Đây là yếu điểm không thể khăc phục chỉ bằng cải tạo. Thứ đến đó chính là bố trí trọng lượng đầu đuôi của Chiến Hạm thời này là đựa vào “kinh nghiệm” là chính mà không phải là tính toán bằng công thức hẳn hoi.

Cho nên kiểu chiến hạm có chiếc đuôi vểnh với lâu thuyền cao đặt ở đuôi luôn là những thiết kế khá dở hơi khiến hỏa pháo không thể bố trí nơi này và trọng lượng trở nên mất cân đối vô cùng khi trang bị thêm hỏa pháo.

Nhưng những thiết kết “ cổ điển” kia đã được Lý Từ Huy loại bỏ hoàn toàn, những điểm yếu này không hề có trên chiến hạm lớp Đinh Tiên Hoàng.

Lâu thuyền được bố trí gọn nhẹ hơn thon gọn và nhích vào giữa thân tàu, nơi này thậm trí còn được trang bị kính dày cứa sổ cùng thép mỏng bọc bên ngoài bảo vệ cho chỉ huy sĩ quan. Phía đuôi tàu trống trải hoàn toàn có thể bố trí hỏa pháo và Ballista, từ đó chiến hạm lớp Đinh Tiên Hoàng không có góc chết hỏa lực.

Mọi thứ trên chiến hạm đều được Lý Từ Huy tính toán tỉ mỉ bằng những công thức hàng hải mà cô đã học tập và nghiên cứu bao năm cho nên trọng lượng thuyền phân bố cực kỳ ổn định tạo nên một lớp chiến hạm khá hoàn chỉnh để tận dụng tối đa hỏa pháo.

Chính vì sự vượt trội này mà bốn chiến hạm lớp Đinh Tiên Hoàng có để đục tan mười Khinh hạm “cải” tạo của Đại Việt . Nói thẳng thừng nếu lúc đó Lý Từ Huy có Phật Lãng Cơ Pháo trong tay và quyết tâm đánh chìm mười Khinh Hạm Đại Việt thì hoàn toàn có thể làm được không khó khăn mấy.

Đặc biệt chiến hạm lớp Đinh Tiên Hoàng ba lớp sàn, lớp đáy dành cho các tay chèo, lớp thứ hai là cho các tay pháo thủ Phật Lãng Cơ Pháo cỡ nhỏ với số lượng dày đặc 35 khẩu mỗi bên. Tầng thứ 3 mới là những Phật Lãng Cơ Pháo loại lớn với sức công phá hủy diệt mạnh. Lớp sàn được bố trí thoáng đãng để tác chiến bộ binh. Mũi Tàu và đuôi tàu đều có những khẩu Đại Phật Lãng Cơ Pháo để tấn công trực diện hay tấn công vu hồi. Có thể nói một người không quá am hiểu hai chiến như Lý Từ Huy có thể bằng tư duy để bố trí hỏa lực như vậy đã rất đáng gờm rồi.

Tất nhiên nếu Ngô Khảo Ký ở nhà hắn sẽ có những thiết kế hài hòa và thực dụng hơn, không chỉ như Lý Từ Huy lúc này. Cho dù vậy thì Ngô Khảo Ký vẫn rất rất hài lòng với những chiến hạm mới mà Lý Từ Huy mang đến.

Nói thẳng với những chiếc chiến hạm lớp Đinh Tiên Hoàng thì hiện tượng bị các thuyền nhỏ bủa vây như trong trận chiến vịnh Kanagawa không thể xảy ra. Trừ khi địch nhân có thủy lôi. Mà thủy lôi thì… vào lúc này hãy quên đi.

Tất nhiên nếu thuốc nổ được lan tràn thì các pha ôm bộc phá tự sát của thuyền nhỏ cũng rất đáng lo ngại, cho nên chiến hạm lớp Đinh Tiên Hoàng vẫn không phải là vô địch mà cần các tàu hộ vệ nhỏ hơn bảo vệ chung quanh.

Xong hiện tại Ngô Khảo Ký có trong tay sáu chiếc khu trục hạm này hắn tự tin trên biển đã không có đối thủ trong thời gian ngắn.

Về Phật Lãng Cơ Pháo pháp được bố trí trên chiến hạm thì Ngô Khảo Ký mặc cảm, Phật Lãng Cơ Pháo pháo mà hắn chế tạo ở Jeju nếu so sánh cùng Phật Lãng Cơ Pháo của Lý Từ Huy thiết kế lại và bổ xung thì chỉ là con cháu nhãi nhép tép diu.

Với đầu óc có tu duy tốt và được học hành cơ bản về cơ khí, cơ giới thì dĩ nhiên Lý Từ Huy phải mạnh mẽ hơn Ngô Khảo Ký về việc chế tạo các thiết bị phụ trợ cho hỏa pháo.

Phật Lãng Cơ Pháo có rất nhiều khác biệt với Phật Lãng Cơ Pháo “thô thiển” mà Ngô Khảo Ký chế tạo ở JeJu.

Đầu tiên đó chính là chúng được tích hợp một thiết bị ở đầu nòng gọi là “chụp bù giật” ở đầu nòng pháo. Chụp bù giật có cấu tạo đơn giản đó chính là một ống kim loại có kích thước lõi như nòng pháo nhưng có thêm các lỗ thông vuông góc qua hai bên.

Với cấu tạo này chụp bù giật có thể hướng một phần khí đẩy của thuốc súng chống lại lực giật và độ nảy của nòng pháp sau mỗi lần khai hỏa. Giúp những phát bắn tiếp theo chính xác hơn cũng như đọ giật giảm xuống tránh cho sàn thuyền bị tác động quá mạnh. Cấu trúc này thì chính Ngô Khảo Ký biết và thiết kế để Lý Từ Huy hoàn thiện và chế tạo, công nghệ của Jeju đảo không đủ để làm điều này.

Nhưng những thiết kế tiếp theo như lò xo hãm nòng giảm giật cùng các cơ chế cơ khí cho việc điều chỉnh hướng pháo cùng thước ngắm thì Ngô Khảo Ký không thể nào nghĩ được Lý Từ Huy có thể hoàn thiện nó đến mức tinh tế như vậy.

Nói tóm lại hai cơ chế hãm giật của Phật Lãng Cơ Pháo Bố Chính đã khiến cho áp lực của pháo lên sàn thuyền không còn quá lớn. Cộng thêm sự gia cố có chủ đích trong thiết kế của thuyền ở các vị trí đặt pháo khiến cho viêc khai hỏa pháo ở Khu Trục Hạm lớp Đinh Tiên Hoàng đã tiếp cận hiện đại tác chiến.

Ví như Phật Lãng Cơ Pháo ở các Kinh Hạm mà Ngô Khảo Ký cải tiến là có bánh xe đặt trên đường ray và được cố định bới xích sắt. Sau mỗi phát khai hỏa Phật Lãng Cơ Pháo sẽ bị đẩy ngược trở lại và trượt về sau bởi sức giật. Sau đó muốn khai hỏa thì các phảo thủ lại phải đẩy cỗ pháo lên phía trước cực bất tiện và tốn thời gian.

Nhưng Phật Lãng Cơ Pháo của Lý Từ Huy cơ chế bắn đó là đứng yên cố định. Mỗi nền đế đặt pháo đều được thiết kế tỉ mỉ gia cố bằng gỗ dày và cả sắt thép có thể chịu đựng được áp lực cao. Khi tác chiến các phao thủ chỉ việc mở cửa khoang. Đẩy pháo lên vị trí cố định, khóa chặt đế và tiến hành nã pháo liên tục cho nên tốc độ bắn ít nhất cải thiện 30%, và chính xác tăng lên quá 70% vì sau mỗi lần bắn thực tế họ không cần lấy lại quá nhiều góc bắn.

Chỉ những đơn giản thiết kế như vậy thôi nhưng với số lượng pháo không tăng quá nhiều nhưng hỏa lực và độ chính xác lại tăng lên theo cấp độ không thể tin nổi.

Còn một điểm cực kỳ quan trọng là Phật Lãng Cơ Pháo pháo của Bố Chính đã đạt được đó chính là trọng lượng. Trọng lương nòng của pháo Bố Chính thường giảm 20-30% so với nòng cùng kích cỡ của Ngô Khảo Ký chế tạo. Đơn giản vì công nghệ của Bố Chính giờ này Ngô Khảo Ký không thể tưởng tượng được nó đã hoàn thiệt ra sao. Thép tốt, công nghệ đúc, công ghệ mài đã hoàn hảo thậm trí nòng pháo đã được “cạo nhắn” bởi những cỗ máy do Lý Từ Huy thiết kế. Ngô Khảo Ký cũng lấy làm kỳ là mà muốn chứng kiến chúng nhưng trong thư chỉ nhắc sơ qua cho nên Ngô Khảo Ký không thể hình dung.

Chính vì công nghệ Bố Chính sau 3 năm phát triển liên tục đã đạt đến độ chính cho nên những khẩu pháo nhỏ cực kỳ khó đúc thành công cũng đã được Bố Chính hoàn thành xuất sắc.

Những tiểu Phật Lãng Cơ Pháo ở tầng 2 chính là những phẩu pháo củ cho kích thước nòng 305 ly mà thôi. Bọn này sức công phá không ra sao nhưng tầm xa tốt, tốc độ bắn cao lắm, ít giật cùng độ chính xác vô cùng. Quan trọng nhất là chúng nhẹ chỉ trên dưới 35kg cộng cả đế và các linh kiện cũng là 70kg mà thôi. Đám này chính là để bảo vệ hai bên sườn tàu nếu bị chiến hạm nhỏ áp sát. Ngô Khảo Ký vốn đã nghĩ đến từ lâu thứ này và viết vào thu yêu cầu cho Lý Từ Huy từ năm trước, nhưng hắn không nghĩ đến cô nàng đã thành công chế tạo và chế tạo hoàn mĩ đến vậy.

Ngô Khảo Ký tin tưởng chỉ cần 6 chiến hạm này cùng với một đội hộ tống tầm 30 hộ vệ hạm thì Ngô Khảo Ký có thể làm gỏi bất kỳ hạm đội nào trong khu vực xung quanh đây bất kể số lượng của bọn họ ra sao. Đây chính là ưu điểm của công nghệ chiến thắng số lượng.

Có thể lúc này trên đất liền số lượng người, cùng tốc độ kỵ binh có thể đè chết hỏa pháo. Nhưng trên biển, hải chiến thì hỏa pháo chính là vua. Điều này đã được chứng minh rõ ràng trong kỷ thuyền buồm khi mà người Hà Lan, người Anh đánh khắp nơi vô địch thủ.

Ngô Khảo Ký thực sự yêu chết cô vợ nhỏ này, hắn hận không thể bay về Bố Chính mà chụt chụt cô vợ nhỏ mấy phát . Có vợ như vậy còn lo lắng gì nữa, còn đòi hỏi gì thêm?


Tác: Ta đỡ mệt rồi, viết tiếp đây... hic híc



Mỗi tuần đều có tùy cơ một cái chức nghiệp a