Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 249: Bố Chính không cần che lấp nữa




Những chiến hạm khu trục hùng mạnh, ai cũng thừa nhận, ai cũng đồng ý.

Nhưng Ngô Khảo Ký lại chú ý hơn đến những đứa con ghẻ mà Lý Từ Huy ít nhắc đến trong thư. Đó chính là những chiếc tàu hộ vệ chỉ dài trên dưới 30m.

Sau khi tìm hiểu chán chê những chiế khu trục hạm to lớn khổng lồ thì Ngô Khảo Ký mới để ý đến những chiếc hộ vệ hạm nhỏ bé được đóng mới.

Cơ thể nhỏ, kết cấu êơn giản hơn, sự tính toán trọng lực dàn trải dễ hơn nhiều, cho nên thứ này Ngô Khảo Ký mới thực sự thấy là một bản thiết kế hoàn hảo không tì vết kể cả về sức mạnh, tốc độ, hỏa lực cũng như kết cấu bền vững.

Nhưng những đứa “con rơi” này thực tế bị Lý Từ Huy cũng như Lý Thường Kiệt đánh giá quá thấp đến tên cũng không có, trên mỗi chiến hạm này chỉ có số hiệu Tân Bình từ một đến 20, quả thực là hết sức sỉ nhục đám thuyền này.

Hơn ai hết Ngô Khảo Ký mới là thằng dẫn hải quân đánh nhau nhiều nhất bằng hỏa pháo ở thời đại này. Nếu tính về kinh nghiệm hải chiến bằng hỏa pháo hắn nhiều hơn cả Lý Thường Kiệt. Có thể Lý Thường Kiệt toàn tiện thủy bộ chiến, giỏi về mưu cầu toàn cục chiến tranh với những chiến dịch lớn. Nhưng Ngô Khảo Ký là thằng chuyên về chiến tranh cục bộ và khu vực. Cho nên thằng này hiểu rõ sức mạnh của tàu hộ vệ do Lý Từ Huy chế tạo.

Về nguyên lý những chiếc hộ vệ hạm chính là khu trục hạm thu nhỏ với một số thay đổi thiết kế để dàn đều trọng lực và tăng mạnh về tốc độ.

Thân thuyền cũng chỉ có hai lớp sàn với mười lăm Phật Lãng Cơ Pháo mỗi bên mà thôi tổng số lượng pháo chủ bằng ¼ khu trục hạm.

Nhưng Ngô Khảo Ký biết rằng nếu cho hắn cầm mười hộ vệ hạm kiểu này hắn có thể đập chết tươi hai khu trục hạm không có bảo vệ.

Đơn giản vì thời này làm gì có tên lửa hành trình làm gì có ngư lôi, làm gì có pháo cao tốc. Một khu trục hạm muốn hạ được hộ vệ hạm vẫn phải cong đít mà đấu pháo. Tuy rằng pháo nhiều, sức công phá mạnh nhưng khu trục hạm lù lỳ tốc độ thấp hơn hộ vệ hạm nhiều. Chỉ cần những hảo thủ hộ vệ hạm biết cách vây đánh, bám đuổi cắn mảnh thì khu trục hạm nếu không có bảo vệ sẽ bị mài chết.

Mà chế tạo khu trục hạm thì khó vãi cả ra, đầu tiên nguyên liệu làm long cốt làm gì có? Lục cả Đông Nam Á cược mấy thanh gỗ đủ trình để đóng siêu chiến hạm. Trong khi đó gỗ 30- 40m nhiều như lá mùa thu? Cớ gì bỏ gần tìm xa, đóng mới thật nhiều hộ vệ hạm không phải là tốt rồi. Thứ này vẫn có thể hải trình đường dài tốt nếu có đủ các bến cảng trên hải trình.

Do đó Ngô Khảo Ký không e dè mà đề tay viết thư ngay về cho Lý Từ Huy . Chế chiến hạm to lớn cũng được nhưng đừng quá tập trung. Hãy tập trung nghiên cứu chiến hạm tầm trung lớp hộ vệ. Đây mới là thứ vũ khí nguy hiểm nếu có đủ số lượng.

Mà chế hộ vệ hạm đối với Bố Chính đó chính là….. hàng chợ, sản xuất hàng hoạt được thì tại sao phải bỏ công sức tiền bạc cho những thứ khổng lồ vẫn có thể bị phá hủy. Đây chính là tư tưởng của Ngô Khảo Ký . Tất nhiên những siêu đại hạm có tính chất răn đe là chính cộng thêm phô diễn trình độ kỹ thuật, nhưng những thứ bé hạt tiêu nhưng cay mới là mục tiêu cốt lõi cần đạt đến.

“ Đóng mới tàu hộ vệ, bán khinh hạm và hộ vệ hạm rác thải cho Đại Việt ….” Đây chính là những dặn dò mà người chồng từ phương xa viết về cho vợ của hắn…. hàm ý xúc tích đầy đủ. Thật đúng là thế gian được cả vợ cả chồng.

Việc bốc rỡ hàng hóa cả tuần mới xong được, vì thời tiết mùa này ủng hộ không gió bão cho nên việc đi biển thuận lợi. Lần này đội vận tải cực khổng lồ với cả mấy chục tàu trở hàng. Mỗi tàu vài trăm tấn hàng cho nên quá nhiều hàng hóa cần kiểm kê và bốc rỡ. Có thể nói một lần này vận tải đủ Ngô Khảo Ký đỉnh cả một năm ăn tiêu.

Nhưng có lẽ trong mùa này Bố Chính vẫn có thể chạy thêm 2-3 lần hàng nữa nếu ở Bố Chính vẫn còn đầy đủ thuyền vận tải và thuyền hộ tống. Cho nên Ngô Khảo Ký phải nhanh chóng giải tỏa đợt hàng này cùng viết thư yêu cầu vợ nhỏ nhanh chóng chuyển những mặt hàng “thiết yếu” hơn cho hắn.

Mỗi thuyền hàng lớn nhỏ không đều có thuyền 400 tấn có thuyền chỉ 200 tấn một trăm tấn cũng có cho nên hàng hóa tính chung chỉ khoảng 200 tấn một nguyền, nhưng số lượng nhiều đến 60 thuyền hàng cho nên tổng lượng hàng lên tới 12 ngàn tấn. Đủ để đập choáng người dân trên đảo Jeju.

Đám hàng hóa này lại không bao gồm lương thực vì lương thực Ngô Khảo Ký có thể tự túc và nhập khẩu từ Tống cho nên trọng lượng hàng không bị choán chỗ. Sự thực nếu Ngô Khảo Ký không có những bến cảng tiếp liểu ở Hải Nam, Lưu Cầu thì đoàn thương thuyền cùng hải quân hộ vệ cần rất nhiều lương thực cùng nước ngọt nhu yếu phẩm mang theo. Cũng may có những nơi này tiếp liệu cho nên hàng hóa của Bố Chính không bị chiếm vị trí nhiều.

Đúng lúc này Ngô Khảo Tích cũng phong trần mệt mỏi từ nhật bản trở về, Jeju cách Fukuoka chỉ 200km và cách Osaka thêm 300km đường biển nữa cho nên thực tế thời gian này vì ngoại giao mà Ngô Khảo Tích đi đi về về liên tục nhiều nơi ở đất nước này. Tình hình Nhật Bản lúc này rối ren vô cùng.

Nhật Hoàng nâng nhóm gia tộc quân sự võ sĩ lên vị thế cao để đối trọ lại sự kề tỏa của các gia tộc như Minamoto no và Fujiwara. Nhóm quân sự gia tộc mới nổi dẫn đầu là Taira ( họ Bình theo phiên âm Hán Việt) thực sự đã hùng mạnh và có chiều hướng lấn lướt cả Thiên Hoàng Nhật Bản và những gia tộc cố cựu như Minamoto no và Fujiwara. Nếu tiếp theo vẫn giữ nguyên tình trạng này thì có lẽ trong vài thập kỷ tới tình trạng của Nhật Bản sẽ đi vào giai đoạn ổn định tiếp theo khi mà tầng lớp quân sự lên nắm quyền điều hành chung đất nước hoa anh đào này.

Nhưng cuộc hải chiến vịnh Kanagawa (kế Tokyo ngày nay) đã thay đổi tất cả, lực lượng gia tộc quân sự không bị đánh bại hoàn hoàn trong cuộc chiến này nhưng họ bị Ngô Khảo Ký đánh tan hoàn toàn hải quân. Đánh tàn phế hoàn toàn chiến hạm. Tuy rằng đám này vẫn còn lực lượng bộ binh mạnh mẽ trên bộ nhưng sức uy hiếp đối với Thiên Hoàng cũng như các thế lực ủng hộ Thiên Hoàng giảm mạnh. Sức uy hiếp của đám gia tộc quân sự đối với Minamoto no và Fujiwara lại càng giảm thậm tệ.

Chính điều này vô hình chung đã dẫn đến một hệ lụy là các phe ở Nhật bản lúc này gần như cân sức cân tài, uy tín phe gia tộc quân sự giảm mạnh dẫn đến loạn hơn cả nồi phở.

Một trận hải chiến dẫn đến quá nhiều hệ lụy phía sau khiến cho cơ hội đục nước béo cò của Đông Hải Việt quốc tăng mạnh chưa từng có.

Ngô Khảo Tích đại diện Ngô Khảo Ký xuất hiện ở Nhật Bản như lực lượng bảo an Liên Hợp quốc sau này xuất hiện ở các điểm nóng xung đột. Các phe thay nhau mua chuộc lực lượng của Ngô Khảo Tích . Đơn giản vì các phe đang ở thế cân bằng về quân sự, uy tín cũng như chính trị cho nên ai tranh thủ được ủng hộ từ Ngô Khảo Tích kẻ đó khả năng cao sẽ chiến thắng trong nồi lẩu thập cẩm này.

Hàng tá những cuộc thương thuyết giao dịch ngầm cũng như lộ liễu liên tục được diễn ra, Ngô Khảo Ký đã giao toàn quyền sử lý cho Ngô Khảo Tích cho nên hắn cũng không quản. Chỉ cần lợi ích cuồn cuộn đổ về Jeju là đu, còn lại anh Tích muốn múa hát như thế nào thì Ngô Khảo Ký không quan tâm.

Lúc này hai huynh đệ phong trân mệt mỏi gặp nhau sau nhiều ngày Ngô Khảo Tích bôn ba, cả hai đều trao đổi thẳng thắn và ngắn gọn những thông tin mình có được.

“ Theo ý đại ca tức là 8 ngàn hải quân Mã lai hoàn toàn thay đổi và chỉ cần 3 ngàn hải quân gốc Việt ở lại là đủ?” Ngô Khảo Ký bất ngờ nhìn vào Ngô Khảo Tích mà hỏi.

Ngô Khảo Tích ý tứ là nên thay quân, điều này Ngô Khảo Ký đồng ý hoàn toàn, nhưng Ngô Khảo Tích nghĩ không cần duy trì quá nhiều hải quân ở Bắc Hải lực lượng này giờ không quá cần thiết trong khi Ngô Khảo Ký đang thành lập hạm đội Hoàng Hải của Liêu Đông.

Nuôi gần vạn hải quân Mã Lai, cùng bốn ngàn tay chèo người gốc phi, thêm vào đó lại liên tục phải tu bổ một lượng thuyền bè lớn khiến cho tài chính nguyên bản ở Jeju có phần căng thẳng.

Đây là Ngô Khảo Tích đứng trên cả mặt quân sự và tài chính để đưa ra gợi ý.

Nên nhớ ở Jeju tuy rằng có cầu cảng đóng tàu đang được hoàn thiện, có rất nhiều công tượng đóng bắt được cả từ Tống, Cao Ly, Nhật bản nhưng vì nơi này công nghệ luôn thấp hơn Bố Chính rất nhiều mặt do đó chi phí để bảo dưỡng tàu luôn đội lên rất cao.

Chỉ đương cử như thân tàu lớp phủ Ngô Khảo Ký nơi này không có nhựa đường nên chỉ có thể nhập khẩu “ sơn” của người Tống và người Nhật Bản để dùng, giá cả vô cùng đắt đỏ.

Đến như những dây thừng lớn dùng cho buồm thì Jeju cũng không thể tự chế tạo.

Buồm lớn nếu có hỏng lại càng phải nhập khẩu từ Tống và Nhật. Vô hình chung hạm đội và một gánh nặng siêu to khổng lồ mà tài chính của Đông Hải Việt quốc phải chịu đựng.

Trong khi đó ngành sản suất của Đông Hải Việt quốc ở Jeju đảo chỉ có ngành sắt thép là phát triển, nhưng người Nhật đã có đủ vũ khí khôi giáp và không tin tưởng mặt hàng của Tống, hay của Ngô Khảo Ký cho nên mặt hàng này rõ ràng là không xuất khẩu được ở đây.

Còn về người Tống họ cũng không mua vũ khí lạnh của Đông Hải Việt quốc vì với 70 triệu nhân khẩu sản suất, cho dù công nghệ lạc hậu họ vẫn dư sức trang bị cho cả triệu quân của mình. Kể từ đó thứ duy nhất trên đảo Jeju có thế sản xuất là khôi giáp , đao kiếm chỉ có thể phục vụ cho Liêu Đông, hang hóa đưa đến Liêu Đông trong khoảng thời gian này là bánh bao thịt ném chó, đừng mong thằng nhóc Ngô Khảo Tước trả tiền.

Trong khi đó Đông Hải Việt quốc nhập siêu kinh khủng, thực phẩm, thóc lúa vẫn chưa thế tự túc khi mà 25 vạn Hán Nô chỉ mới định cư và mới bắt đầu khai hoang trồng trọt. Vải vóc nhập khẩu, các đồ gia dụng cũng là nhập khẩu hết. Với tình hình đó số tiền Ngô Khảo Ký lừa lọc của Tống, cướp đoạt của Liêu ngày càng vơi dần mắt thường chông thấy.

Trong khi đó Ngô Khảo Ký lại huy động hết dân chúng để xây dựng các đại công trình ở đảo JeJu như các xưởng luyện kim, xưởng rèn, càu tàu, bến cảng, thành quách . Thành thử ra dân trên đảo đông hơn cả Tân Bình Lộ lên đến 30 vạn người cả phụ nữ trẻ em nhưng thực tế người tam gia lao động để sản xuất lương thực hay những thứ có thể bán được là rất rất ít. Tình trạng này nếu kéo dài thì Ngô Khảo Tích lo lắng nền kinh tế của Đông Hải Việt quốc sẽ sụp đổ vì trong thời gian ngắn món nợ của người Tống là khó đòi. Nó chỉ có thể đòi sau cuộc chiến của Liêu Đông và Đại Tống , nhưng đến lúc này Liêu Đông vẫn chưa động binh.

Cho nên Ngô Khảo Tích quyết định cắt giảm số hải quân thường trực của Đông Hải Việt quốc từ một vạn chiến đấu binh sĩ xuống ba ngàn. Theo vị lão đại trong ba huynh đệ thì quân cần tinh không cần đa. Ba ngàn hải quân gốc Việt này với trang bị tàu chiến mới đủ đỉnh một vạn quân Mã Lai.

Ngô Khảo Ky đồng ý thuyết pháp này của Ngô Khảo Tích nhưng ngay lúc này muốn cắt giảm quá nhiều binh lực lại không đúng sách bởi chiên tranh đang tới gần. Vẫn biến tinh hơn đa, nhưng số lượng quân nhiều có một lợi thế đó chính là có thể chia ra để thực hiện nhiều nhiệm vụ. Ba ngàn hải quân chỉ với 6 Khu Trục Hạm và 20 tàu hộ vệ xem ra quá mong manh để tuần tra cả một vùng biển rộng lớn.

“ Đại ca, nếu là vấn đề kinh tế thì huynh không quá lo lắng, lúc này Bố Chính đã viện trợ đến cho chúng ta cả chục ngàn tấn hàng trong đó có rất nhiều thứ giá trị có thể trao đổi với người Tống….” Ngô Khảo Ký lôi ra bản danh sách dài dằng dặc những hạng mục vật tư được Bố Chính chuyển đến.

Ngô Khảo Tích cầm lấy bản danh sách mà nghiền ngẫm.

“ Thứ này thiện, không ngờ em dâu chu đáo đến vậy, nhưng đây là hàng hóa mà Tân Bình Lộ sản xuất, nếu dùng hết cho Đông Hải Việt quốc thì kinh tế của Tân Bình Lộ liệu đáng lo ngại? “ Ngô Khảo Tích vẫn luôn có cái nhìn sâu sắc về mọi chuyện.

“ Không đáng lo không đáng lo. Nói thật đại ca không biết tính cách của nàng dâu này. Lý Từ Huy gửi cho đệ chỉ toàn là hàng phế thải mà thôi. Những thứ tốt nàng vẫn giữ ở Tân Bình Lộ, vả lại Tân Bình Lộ giờ này đâu còn bị cấm cản giao thương nữa, số hàng lên phương Bắc này chỉ là để chu cấp tài chính cho đệ, thực tế Tân Bình Lộ làm ăn cùng Lavo, Tam Phật Tề cùng Chola là chính” Ngô Khảo Ký cười cười giải thích.

Ngô Khảo Ký nói không sai, những thứ Lý Từ Huy gửi cho Ngô Khảo Ký chính xác là “rác thải” ở Bố Chính mà thôi.

Công nghệ Bố Chính thay đổi, các máy móc được thiết kế mới tinh xảo hơn, bền chắc hơn, thuận tiện hơn thì những máy móc cũ bị đào thải. Những thứ này không thể thoát ra ngoài được náu chảy thì tiếc của cho nên Lý Từ Huy đóng gói hết mà gửi đi phương bắc. Nào là máy cán thép, búa máy, máy khoan, cưa máy v.v…. Những thứ này trong ba năm đã bị Tân Bình Lộ đào thải hàng loạt nhưng vẫn còn sử dụng tốt lắm.

Thêm vào đó một lượng lớn Ngọc Lộ Tửu, đồ thủy tinh không chiếm diện tích, không quá nặng cũng được vận chuyển cho Ngô Khảo Ký . Lúc này cái hiệp định Bố Chính chỉ được bán Ngọc Lộ tửu cho phương nam vùng Đông Nam Á đã bị Lý Từ Huy đá bay đi đâu rồi. Hiệp định sinh ra ra để xé , cái đạo lý này Đại Việt đã hiểu, nhưng cũng chịu không thể làm gì được Lý Từ Huy .

Tất nhiên Lý Từ Huy không quá đáng là nhảy vào các thị trường như Tam Mân quốc hay miền nam Đại Tống. Lý Từ Huy đưa Ngọc lộ tửu lên phương Bắc để buôn bán Phía bắc sông Trường Giang, Liêu Đông, Đại Liêu , Cao Ly hay Nhật bản. Mà nơi tập kết hàng chính là Jeju đảo. Đại Việt không thể hoặc nói là chưa đủ tầm vươn cánh tay của mình đến nơi này cho nên va chạm đôi bên vẫn chưa xảy ra.

Còn về thủy tinh giờ đây đang là cần câu cơm của cả Tân Bình Lộ, sản phẩm đã đi khắp Đông Nam Á, phủ kín Đại Việt , lần mò qua Tam Mân, giờ chuẩn bị phủ dọc Bắc Á, với thị trường độc quyền và rộng lớn như vật thì có thể nói một ngày đấu vàng đổi với Lý Từ Huy là nói giảm nói tránh.

Lý Từ Huy cứng hơn Ngô Khảo Ký nhiều, từ khi có Lý Thường Kiệt đến đây chống lưng về mặt quân sự thì ả đã mở rộng lãnh thổ phía Nam đến Đèo Hải Vân, cho xây đại tường Lũy Trấn Nam Ải nơi này. Hải quân thì đánh cho Chiêm Thành tan tác khắp bờ biển và liên tục đốt phá khắp nơi. Trên bộ thì trợ giúp người Ê Đê cướp lấy Lôi Điện Thành ( Đã Nẵng). Sau những chiến dịch quân sự quá mãnh liệt trên thì lòng tự tin của Lý Từ Huy lên cao ngất. Và nằng tuyên bố với cả thế giới biết thủy tinh là Tân Bình Lộ sản xuất và độc quyền, muốn làm ăn thì tử tế đến nói chuyện, muốn ép mua ép bán muốn cướp công nghệ thì nhào vào. Chị đây chiều hết.



















Tiên Thần Nhân Ma