Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 501: Lý Hiến Khu Mật Sứ- Triệu Húc uất mà ngất lịm




Triệu Húc lung lay nắm lây ngai long ỷ người dựa lệnh một bên, thái giám vội muốn đỡ thì hắn ổn lại được, nhưng mà tai hắn cứ ù ù vang lên không thể nghe được đám đại thần nói gì. Ngay cả nhìn hắn cũng mờ mờ ảo ảo nhìn không rõ.

Vương Khuê lúc này cáu giận, quát hơi lớn tiếng.

-Lão phu đã nói rõ ràng, điều binh điều tướng không thể theo ý thích cá nhân như vậy . Vương Thiều dã xác định đi tổng Soái Lê Lăng , các ngươi khăng khăng cho là nên điều hắn đi Trịnh Châu, đến lúc này các người có thể giải quyết Lê Lăng, Hành Dương chuyện?

Thái Xác cũng không vừa:

-Không có Vườn Thiều còn có Lý Hiến, Dương Tung chúng ta lúc này không phải ngồi đây cãi nhau mà nghĩ nên giải quyết chuyện này ra sao?

Vương An Lễ cau mày đăm chiêu:

-Ta nghĩ nên đàm phán giải quyết vấn đề. Đại Việt đã nhập quan thế này không thể cương mà đánh tiếp. Bản quan kiến nghị nên mời Lý Hiến về lại Xu Mật Viện chủ trì đại cục.

Bồ Tông Mạnh đi qua đi lai đi qua đi lại nghĩ ngơi.

-Hừ không phải chúng ta tham khảo ts của hắn, cái gì mà khoá Đại Việt định Bắc Mân ư? Kế sách thì nói không khe hở, đánh rồi mới thấy Đại Việt đã chọc đao xuyên thấu lưng sắp đến Tâm can Đại Tống rồi.

Thái Xác phì phò vuốt chòm râu bạc:

-Chúng ta vì hắn Lý Hiến tư vấn mà tạo ra cái kế sách này, để rồi hối không kịp. Ta đã bao lần nhắc nhở, mới vô công lui quân ở Tây Hạ cần nghỉ ngơi nghỉ ngơi. Công nghệ mới đã tiến triển rất tốt sao cứ phải nóng vội nhất thời? Chờ 3 năm bốn năm . Có pháo tốt, giáp khí tốt, chúng ta lại thu hồi Phúc Kiến Nam Xương thì có sao?

Vương Khuê tằng hắng… việc này là Triệu Húc thấy mình sức khoẻ không được nên thúc ép. Nếu còn nói sẽ là trước mặt Quan gia vả hắn, chuyện này tuyệt không nên nói thêm.

-Đàm phán thôi . Mời Dương Tùng nhập Xu Mật Viện- Vương Khuê mở lời.

-Dương Tùng kinh lịch chưa đủ- Thái Xác phản đối ngay lập tức.


Đúng lúc này âm thanh thều thào vang lên..

-Lý … Hiến… Lý….

Thì ra đó là âm thanh của Triệu Húc phát ra.

-Quan gia đã có lệnh vậy thì chọn Lý Hiến đi- Bồ Tông Mạnh khom người về phía Triệu Húc mà vài dài.

Cả đám ba người còn lại không ai cãi lại, cùng nhau hô lớn để Lý Hiến nhập chủ Xu Mật Viện.

Triệu Húc nghe thấy tai Ù Ù ngã vật ra long sàng.

Hắn muốn nói là “ Lý Hiến hại trẫm, Lý Hiến lẫm trẫm, không được để cho hắn vào Khu Mật Viện”

Triệu Húc thật uất ức máu nhồi não mà ngất đi, các quan tán loạn, Thái giám, cung nữ dầm dập chạy bủa các nơi kêu thái y. Chẳng mấy chốc tin tức Vua Tống lâm bệnh nặng bất tỉnh hôn lan khắp nơi.

Loạn trong giặc ngoài, Tống Béo quá khổ rồi mà.

Lý Hiến cứ thế nhập các làm Xu Mật Viện nhậm chức Khu Mật Sứ đã coi là người trưởng quản binh mã thiên hạ.

Triệu Húc chửi Lý Hiến không có oan cũng chẳng có sai.

Người này thậm chí còn không bằng Vương Thiều. Ông ta đã quá già cỗi và không cập nhật được theo tình hình biến đổi quân sự của thời đại.

Ông ta cũng dùng pháo nhưng là theo lý giải chủ quan của bản thân mà không phải theo thực tiễn nghiên cứu chiến thuật pháo, không có theo thực tiễn chiến trường.

Lý Hiến là thuộc lớp người cổ nư Vương An Thạch, Tư Mã Quang, Thái Xác, cho nên bắt ông ta ra thực nghiệm cưỡi ngựa xa trường là không có.

Những gì ông ta có thể làm là ngồi trong doanh trướng nghe thuật lại chiến sự sau đó dùng tư duy chủ quan của mình để phán xét vấn đề.

Mà mọi người hiểu cách mô phỏng pháo sũng của người xưa, nhất là người phương đông hay điển hình là TQ. VN, Triều Tiên là hiểu. Cách nói không chơi chữ thì khoa chương, không khoa chương thì vắn tắt, hiểu nội dung ra sao thì người nghe tự lý giải. Có Nhật bản sẽ chi tiết hơn trong vấn đề này.

Nghe báo và nhìn tận mắt chiến trận, pháo trận đối chiến là hai khái niệm khác nhau.

Ví như ngươi ngồi bàn giấy tinh toán, mỗi người có thể gánh được 40kg, một khẩu pháo nặng 1000 kg cần 25 người gánh có thể chạy như bay????????

Ngươi thử bố trí 25 người chen chúc gánh khẩu pháo dài 1,7m ta coi….. thử cái xem nào.

Cho nên cái kiểu này có thể tưởng tượng thành, à… pháo một tấn vẫn có thể dã chiến như thường… vãi cả vãi.

Thưa ông pháo tống muốn lập trận địa còn phải đào ốm ra, sau đó là xây đế chuyển xe lắp nòn mới bắn được.

Đánh thế này thảo nào ông có tận mấy trăm khẩu pháo mà thua Tây Hạ chỉ có lèo tèo mấy chục thanh pháo mua từ Bắc Nguyên.

Đó chỉ là một trong số một vạn các yếu tố thôi. Ví như bố trí trận địa pháo ở đâu là tốt nhất. Cử binh bảo vệ ra sao. Kỵ binh phối pháo binh thế nào, Kỵ binh công pháo binh ra sao? Tất cả đều là các môn học mới mẻ cần tận tay tận mắt bám sát mà học, rút kinh nghiệm.

Tổi già không thể đủ sức khỏe minh mẫn làm điều đó. Nếu già mà gân có thể nhảy tưng tưng chiến đấu như cụ Lý Thường Kiệt lại khác. Cụ giờ là chuyên gia dùng pháo, chuyên gia hải chiến với pháo. Những cuộc tập trận rảnh không có gì làm đi lấy đốt thuốc súng chơi của Bố Chính là liên tục, cớ sao cụ Lý Thường Kiệt không giỏi.

Lý Hiến cũng giỏi, ông ta đã từng là Soái tài của Đại Tống nhưng thời của ông ta đã qua, các triết lý quân sự của ông ta không theo kịp thời đại.

Ví như lần này ông tư vấn cho đám người Vương Khuê về bố cục bẫy Đại Việt. Nghe thì kinh lắm, nghe thì hoành tráng lắm.

Nhưng thực tế kế hoạch đó thiếu sót vô cùng tận. Tất nhiên không chê kế hoạch đó hoàn toàn vô dụng, nếu là người khác có thể sẽ sập bẫy ăn đủ. Nhưng người lãnh quân bên Đại Việt rõ ràng phải là Ngô Khảo Ký hoặc Ngô Khảo Tích những kẻ này đã nổi danh phương Bắc, cho nên trước khi nghĩ đến bố trí Đại Việt thì Lý Hiến phải nghĩ đến chuyện rút lui ra sao, phản công thế nào khi kế hoạch bại. Một là ông ta quá tự tin, hai là ông ta cậy già lắm kinh nghiệm mà coi thường giới trẻ.

Sai lầm tiếp theo của Lý Hiến đó là không đánh giá đúng thực lực của quân Đại Việt, không tìm hiểu đúng quân Đại Việt có công nghệ chiến tranh nào? Vậy sao lại dám tự tin bố tri?

Tiếp theo sai lầm đó là không tìm hiểu kĩ địa hình ở Ngũ Lĩnh. Không tận mắt thấy mà chỉ nhìn qua cái bản đồ kiểu giản lược thời này mà bố trí một kẻ siêu cấp biết tận dụng địa hình như Ký là toang rồi.

Tư tưởng người Nam không thể đánh trong mùa đông tuyết rơi phương bắc lại càng là dấu chấm hết cho một kế hoạch đáng lẽ khá tuyệt vời.

Lúc này Lý Hiến lại sắp tiếp tục đưa ra tham vấn cho đám Thái Xác, Vương Khuê với cương vị là Khu Mật Sứ của mình nữa.

Là Khu Mật Sứ đầu tiên Lý Hiến cho điều Vương Chính vốn là môn hạ của ông ta đến thống soài Lê Lăng.

Vương Chính là ai? Hai năm trước chính hắn cầm một cánh quân công Tây Hạ, nói thẳng trận ấy chỉ có cánh của thầy trò Vương Thiều – Địch Viễn làm nên chuyện chọc sâu vào phòng tuyến quân Tây Hạ khiến cho Tống không có đại bại.

Bốn cánh quân khác đều thảm bại. Có Vương Chính cánh quân trong đó. Lý Hiến làm chủ soái thì kết hợp pháo trận ba lăng nhăng để quân Tây Hạ kỵ binh đột kích diệt sạch. Không có Tây Lương thiết kỵ của Vương Thiều- Địch Viễn đánh quá sâu khiến Lương Thái hậu của Tây Hạ phải điều binh về bảo vệ Hưng Kinh thì quân Tống toi sạch sẽ rồi.

Tuy là hai bên rút và coi như hoà. Nhưng…. Thật là….

Còn về Dương Tùng. Ông ta là danh môn gia tướng Dương gia, có điều lúc này nhà tan cửa náy vì Thái Nguyên mất cả rồi.

Thế lực Dương gia giảm mạnh mẽ cho nên chức Xu Viện Sứ này vô duyên ông ta. Nhưng đau lòng ở chỗ vì ông ta là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Lý Hiến cho nên Lý Hiến không dám dùng ông ta ở Lê Lăng.

Dùng rồi nếu Dương Tùng lập công lớn thì sao? Uy tín của Lý Hiến còn?

Cho nên Vương Chính được lựa chọn. Giám quân là Cao Công Kỷ cháu trai của Cao Thái Hậu lúc này triều Tống.

Tất nhiên vạn chuyện rủi đến với Tống cũng phải có chuyện may chứ.

Thái gia, một trong ba đại gia tộc hợp thành Bắc Mân gửi mật thư ý muốn đàm phán cùng Triều đình. Tất nhiên thư này sẽ không do người Thái gia viết mà do cơ sở ngầm của Thái gia trong Kinh Thành Hứa Xương viết. Sau đó bái kiến Vương Khuê âm thầm câu thông.

Chuyện này làm kín kẽ nếu không thành thì triều đình Tống cũng không có chứng cớ vu Thái gia.

Nếu thành thì tốt hơn.

Nhận được mật báo lại gặp người Thái gia mệnh tới đàm đạo. Vương Khuê lập tức triệu tập Hạ Môn tỉnh cùng Lý Hiến bàn bạc sách lược.

-Các vị tướng công theo tình thế hiện nay chỉ có thủ và kéo, công không nổi. - Lý Hiến vẫn có kinh nghiệm nhà nghề ki đọc bản đồ thế cục. Ông ta chỉ là tác chiến không đi kịp thời đại, còn về vấn đề tỉnh táo nhìn tình hình thì vẫn có.

-Còn chuyện Thái thị thì Khu Mật Xứ Lý đại nhân nghĩ sao? – Thái Xác lại hỏi.

-Chuyện này… Thái thị Cửu Giang chỉ có thể hỗ không thể tiến sâu vào- Lý Hiến lại nói .Thật là kiểu nói chuyện đoán ý này nghe rất đau đầu.

-Chúng ta cần một chiến thắng để có thể chiếm chút ưu thế trên bàn đàm phán- Vương Khuê lên tiếng.

-Các vị tướng công, vậy để lão hủ giải thích rõ hơn. Theo tin của Khu Mật Viện nhận được thì quân Đại Việt có đến tầm 20 vạn. Lúc này đã chính thức công nhận Đại Việt quốc người trang bị quân đội tốt hơn Đại Tống một chút. Lúc này khi chưa có liên lạc cùng quân của Thẩm Tông Cồ hay Trương Thủ Tiết thì chúng ta không thể loạn động quân Trường Sa.

Lý Hiến bắt đầu nói rõ hơn các yếu tố quân sự trong sự việc này, cơ mà thông tin của lão vẫn là hơi sai lầm. Quân Đại Việt tụ tập hơn mười vạn binh mã ở bên ngoài Thăng Long thao luyện cho nên không thoát khỏi ánh mắt của một số buôn lậu thương thuyền Tống vẫn qua lại cùng Đại Việt.

Thông tin của đám này đến tai Lý Hiến thành 20 vạn. Cũng không thể trách, người ngoài nghê rất khó ước đoán số quân.

Mật thám Tống ở Đại Việt đã bị Cẩm Y Vệ dùng thuốc phiện chơi trò dò nhánh cây mà diệt sạch. Cho nên đối với Đại Việt là Đại Tống mù lẫn điếc, thông tin có được là qua mấy tên thương nhân.

Nhưng nói chung cũng không sai. Nào là hấp thu quân của Lưu Kỷ lại thêm quân của Thân Cảnh Phúc, tù binh Khương , lại mới bổ xung 2 vạn quân Bố Chính tổng tổng cũng 16-17 vạn rồi. Có điều là trừ đi 5 vạn đang phân bố phòng thủ các châu huyện ở Bắc Việt quốc thôi.

Còn về phần Lý Hiến nói trang bị của Đại Việt mạnh hơn Đại Tống một chút đó là tự dát vàng lên mặt, đây là đặc tính chung của người Hoa, cho nên dừng để tâm.

-Cho nên nếu thực sự chúng ta chia một ít binh tiến vào Bắc Mân theo đường Hồ Bà Dương thì quân Đại Việt cũng có thể cho quân từ An Nhân vào Bắc Mân mà hỗ. Đến lúc đó thật khó nói. Vì nói cho cùng thủy chiến chúng ta vẫn chưa có ưu thế với quân Mân.

Lại tự dát vàng lên mặt.

Thuỷ binh Đại Tống là yếu. Chiến hạm Đại Tống là không tốt nếu so mặt bằng chung các quốc gia lúc này. Vì Tống không có uy hiếp trên biển và không có nhu cầu oánh nhau với ai trên biển.

Tống nhiều thương thuyền nhưng chiến hạm không phải ưu tiên phát triển của họ mà ưu tiên là bộ binh chiến ở mạn bắc với Đại Liêu, mạn tây với Tây Hạ.

Đánh với hai thằng này đủ khùng người hơi đâu phát triển hải quân thuỷ quân trong khi không hề có ma sát với ai ở khía cạnh này.

Đây là lý do 1076 đánh Đại Việt mất nguyên 1 năm đi… chưng thu tàu buôn rồi bị Lý Kế Nguyên đốt sạch trong lịch sử.

Thì họ không phải đánh nhau trên sông, biển thì họ không phát triển thôi.

Sau biến cố bị Ngô Khảo Ký dùng chiến hạm phá dọc bờ biển thì Tống Béo đã nhận ra thiếu hụt và muốn nâng cao năng lực thuỷ chiến nhưng… quá muộn.

Cả Đại Tống có nơi nào đóng tàu tốt nhất và giỏi nhất?

Bờ biển Chiết Giang và Phúc Kiến, đặc biệt là Phúc Kiến.

Vì sao?

Thời Đông Hán – Tam quốc nghe Xích Bích Đông Ngô – Tào – Lưu oánh nhau nghe hoành tráng thuyền lớn bè lớn nghe ghê người… Kinh Châu đồ, Trường Sa đồ….

Xưa rồi diễm ơi, đó là chuyện ngàn năm về trước.

Ngàn năm thay đổi quá nhiều rồi.

Thời này những vùng ấy còn gì cây lớn mà đóng tàu.

Ngàng công nghiệp đóng tàu đã rờ về phương nam từ thời Đường rồi.

Thời hiện đại vận chuyển gỗ lớn còn chết mệt, các xưởng gỗ lớn thường nằm cạnh khu nguyên liệu chứ đừng nói thời này.

Trung Hoa có cái hay là đông dân sống tụ tập ở mấy vùng Quan Trung – Kinh châu nhưng tốc độ phá hoại môi trường tỉ lệ thuận. Cho nên dọc cái đoạn phía bắc của Quảng Đông, Quảng Tây, Chiến Giang- Phúc Kiến là không còn cái gì rừng cây lớn cả. Vốn dĩ phía bắc đã hiếm rừng cây lớn có thể đóng thuyền bè lớn , các ông lại chặt cho bằng hết thì chỉ có thể khai thác gỗ phương nam.

Bắc Kinh thành ở tận tít tắt muốn xây cũng phải đưa gỗ từ Lĩnh Nam qua đấy.

Cho nên nói xưởng đóng tàu công nghệ đóng tàu, thợ đóng tàu tốt toàn ở dọc Phúc Kiến. Vừa gần khu nguyên liệu gỗ tốt lại cạnh biển. Chứ khu Sơn Đông cũng có biển đó mà làm gì có cây lớn mà đóng thuyền?

Bởi vậy khi Tống nhận ra thiếu sót đã muộn. Thế mạng đóng thuyền vùng đất lại bị Vương Thị chiếm .. hu hu.

Sáu năm nỗ lực vất vả phấn đấu, chặt cây từ Tứ Xuyên vận ra Trường Giang để tái phát triển công nghiệp đóng tàu cũng không bì lại ông Mân được.

Cho nên Mân bé tí hi vẫn dám hò hét với Đại Tống là vậy.

Đại Tống có thể theo Cửu Giang đường bộ vào bắt nạt Mân còn được, theo Hồ Bà Dương vào nó vả cho vỡ alo.

















Ta chỉ cần là chính ta, mặc kệ những lời thị phi của người đời, mệnh ta do ta quyết định, không cần người đời dò xét. .