Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 503: Lão Tứ- Lão Ngũ, Ngô gia bổ tân huyết.




Tại doanh trướng trại lính bên sông Hưng giang nổ ra cuộc họp bất thường có mặt đầy đủ các tướng cao cấp của Đại Việt.

Họ được tức thời triệu tập đến đây. Trên đường đi họ đã thấy kỵ binh dồn dập tập hợp, chuẩn bị quân tư trang nên biết là sắp có chiến. Cả đám nghiêm túc trật tự im lặng chờ đợi.

Ngô Khảo Ký lúc này đã bình tĩnh lại khuôn mặt.

Hắn đánh giá kỹ lại địa đồ quân sự đồn thời sắp xếp các ý tưởng.

Lại nhìn đám Ngô Văn Tứ, , Ngô Văn Sửu, , , Đỗ Văn Minh , Ngô Văn Vũ, Ngô Văn Vân, Ngô Văn Sơn, Đỗ Tùng , Đỗ Bách, Đỗ Siêu, Đỗ Mạc,. Và nghĩ tới những kẻ vắng mặt nơi đây: Đỗ Bình, Đỗ Lâm, Devaraja , Đỗ Văn Phục

Đây là lúc bọn họ có thể xuất đầu ở Đại Việt rồi.

Đã bao năm họ chỉ luôn kiêm chức, tạm chức mỗi khi tham gia tác chiến cùng quân “Triều đình”.

Hệ thống quân đội của Bố Chính là khác với Thăng Long, hay bất kỳ nơi nào khác.

Do đó các chức danh của những người này ở Bố Chính là không được chấp nhận ở nơi khác.

Nhưng lúc này Thăng Long Bố Chính là một, đã đến lúc không cần phân biệt nữa.

Nhưng vấn đề xuất thân luôn dai dẳng bám lấy những người này.

Tuy ở Bố Chính không còn mấy để ý vấn đề xuất thân, nhưng nếu đã đụng đên Thăng Long hay thế gia vấn đề đó lại trở nên nhức nhối.

Đây là vấn đề thời đại, một khi chưa cách mạng tư tưởng toàn bộ Đại Việt thì mãi mãi Ngô Khảo Ký không giải quyết triệt để được vấn đề này.

Ngô Văn Vũ, Ngô Văn Vân, Ngô Văn Sơn, Đỗ Tùng , Đỗ Bách, Đỗ Siêu chính là nhóm gia thần của bản thân Ngô Khảo Ký từ ngày đầu đến Bố Chính, bọn này trung thành tuyệt đối, nhưng tiềm chất có hạn. làm đến Trung Tá, quẩn lý ba phương trận đã là quá sức với bọn họ. Không thể nào làm hơn đây là vấn đề tư chất cá nhân. Cho dù được Ký đào tạo cực kỳ kỹ lưỡng thì có những vấn đề không phải cứ học lâu học nhiều là thành chuyên gia được.

Ngô Văn Tứ, Đỗ Bình, Ngô Văn Sửu, Đỗ Lâm, Đỗ Văn Phục, Đỗ Văn Minh là nhóm thân binh đẳng cấp nhất của Ngô Gia, là những người đỉnh cấp thuộc hệ thống sẽ là nòng cốt xây dựng bộ đội sở thuộc cho tương lai gia chủ Ngô Khảo Tích. Lúc đó Ngô Khảo Tích được nhận định là Ngô gia chi chủ tương lai, cho nên điều này là bình thường. Những thứ tốt nhất sẽ được điều động cho hắn.

Nhưng Ngô Khảo Tích lại không một tia suy nghĩ đem nhóm này tặng cho Ngô Khảo Ký. Đây mới thực sự làm Ký rúng động và phải thực sự nhìn nhận về vị đại ca có tấm lòng có thể nói là rộng lượng hết cỡ này.

Thời này không phải vàng quý, bạc quý…lãnh thổ quý mà nhân tài mới là thứ quý giá nhất. Có nhân tài thì những thứ kia có thể kiếm được.

Cho nên Ngô Khảo Tích vô tư cho Ngô Khảo Ký một đám nhân mã tuy không nhiều nhưng là tinh hoa tụ tậm của gia thần Ngô gia đã làm cho Ký có thật nhiều lựa chọn trong việc chỉ huy quân sự cấp trung và thấp chỉ huy.

Đừng khinh thường, không có họ không thể nào Ngô Khảo Ký điều khiển nôi 5 ngàn quân chứ đừng nói thiên quân vạn mã năm vạn, mười vạn.

Đám này được đào tạo bài bản về quân sự không thua kém đệ tử thế gia dòng chính của Ngô gia, có điều bọn họ còn có tư chất cao hơn cả một số Đệ tử Ngô gia.

Nổi bật trong đó có Devaraja chiến tướng từ Medang đã đầu nhập và trung thành Ngô Khảo Ký, Ngô Văn Tứ, Đỗ Bình. Hai người này đã sớm độc lĩnh những cánh quân có lúc lên tới hơn hai vạn và thể hiện năng lực mạnh mẽ bố cục tác chiến, nhưng vì hào quang của Ngô Khảo Ký, Ngô Khảo Tước , Ngô Khảo Tích , Lý Từ Huy , Lý Thường Kiệt quá sáng khiến họ mãi mãi là cái bóng.

Ví như để so sánh thì Ngô Văn Tứ, Đỗ Bình phải trưởng thành, chín chắn cùng tài năng hơn nhiều đám Ngô Khảo Trung, hay thậm chí là hơn nhiều Ngô Thường Tung. Có lẽ nếu xét về quân sự đám này nằm ngang tầm Ngô Thường Hiến loại này chiến tướng.

Tất nhiên Ngô gia đệ tử dòng chính cũng có những nhân tài như Ngô Khảo Tỷ, Ngô Chí Vinh nhưng đám này vẫn đang trong quá trình trưởng thành.

Khổ nỗi vì vấn đề xuất thân khiến đám Ngô Văn Tứ, Đỗ Bình không ngoi lên được, ngay cả ở Bố Chính nơi được nói là công bằng xã hội nhất Đại Việt vẫn có tỉ lệ nhất định soi mói xuất thân.

Ngô Khảo Ký không thể bắt ép đệ tử Ngô gia tôn trọng ý kiến hay tuân phục đám Ngô Văn Tứ, Đỗ Bình được, càng không thể bắt ép thế gia hay quan lại ở Tống Kiệt nghe bọn này điều động quân sự được. Nếu có mặt Ngô Khảo Ký thì rõ là ai cũng nghe, nhưng không có mặt hắn thì vấn đề xuất thân lại bị đám người kia lôi lên mặt bàn. Đó là vấn đề thời đại.

Cho nên chê Đại Tống thì nhìn lại Đại Việt mình cũng đâu quá gì họ đâu.

Sự thật thì các vị tướng danh tiếng suất hiện trong sử sách Đại Việt đến đa phần đều là xuất thân “con em cháu cha cả” . Không có mấy gia thần nổi được mặc dù tài năng xuất chúng. Ví như các gia thần ngũ hổ tướng của Trần Hưng Đạo, như Yết Kiêu, Địa Lô, Dã Tượng, Cao Mang, Đại Hành. Gọi là tướng nhưng chấp chỉnh một quân độc lập là không có, vấn đề xuất thân không thể khiến có các danh môn vọng tộc nghe theo được.

Có người nói Phạm Ngũ Lão cũng là gia thần của Trần Quốc Tuấn thì sao?

Cái gia thần này khác, cái này gọi là môn hạ, đây là Phạm Ngũ Lão chọn con đường tiến thân của ông ta theo con đường môn hạ đầu nhập Trần Quốc Tuấn. Phạm Ngũ Lão không phải là xuất thân thấp mà ông ta thuộc hàn môn thế gia tướng. Dòng dõi Phạm Lệnh Công Đông Giáp Tướng thời Ngô Quyền , sau đó là Phạm Hạp, Phạp Cự Lạng thời Đinh Tiên Hoàng. Cho nên về sau ông ta có thể thành đại tướng chấp chỉnh một quân âu cũng là lẽ thường.

Nhưng lối ra nào cho các nhân tài xuất thân thấp?


Câu trả lời là nhận con nuôi hoặc cưới con gái của các vị chủ tử. Cái này ví dụ thì rất nhiều ở Đại Việt ngay cả Trần Quốc Tuấn cũng tìm được rất nhiều ví dụ trong đó.

Cho nên Ngô Khảo Ký cũng phải đi theo cách này vì hắn sắp phải rời quân.

Nhánh quân Cấm Vệ cùng Bố Chính có quá nhiều bí mật quân sự mà hắn không tin tưởng giao cho thế gia hay Lý Kế Nguyên được.

Không phải tin tưởng họ đánh cắp gì, họ đánh cắp không nổi, không chế tạo nổi. Nhưng những đám này không có hệ thống Cẩm Y Vệ việc khống chế giữ bí mật khó. Nếu rơi vào tay Đại Tống thì mệt. Đại Tống không sao chép được hòa chỉnh nhưng một phần sao chép là có thể có, với năng lực sản xuất của mấy chục triệu người vẫn là một thế lực đáng sợ cho Ngô Khảo Ký.

Nhận con nuôi? Ngô Khảo Ký còn trẻ.

Gả con gái? Nếu có con gái Ngô Khảo Ký sẽ không bao giờ để nàng phải cưới người minh không yêu thương không tình cảm chỉ vì lý do nâng đỡ ai đó.

Vậy thì chỉ còn cách nhận em kết nghĩa mà thôi.

Ngô Khảo Tứ hay hay Ngô Văn Tứ vừa được tức thời đổi tên.

Ngô Khảo Ký thay cha hắn nhận thằng này làm nghĩa tử và cũng trở thành anh em trong nhà rồi, tuy vẫn có cách biệt nhưng đã là một bước lên trời với Tứ.

Cũng vừa hay hắn tên Tứ trở thành lão tứ trong nhà.

Trùng hợp mà cười thôi.

Tài năng của Tứ ở Bố Chính không ai dám phủ nhận. Ngô Khảo Ký đi , Lý Thường Kiệt chưa đến thì chính thằng này chấp trưởng quân.

Lý Thường Kiệt đến chấp chưởng toàn cục nhưng Tứ vẫn là người lãnh đạo bộ binh Bố Chính nghe lệnh Huy và Lý Thường Kiệt.

Ngô Bình thì theo Ngô Khảo Ký học tập thủy chiến, lực lượng hải quân có một nửa là Devaraja chỉ huy một nửa là Ngô Bình chỉ huy, sau này do thấy không cần thiết hai vị thủy quân chỉ huy ở phương bắc cho nên Ngô Khảo Ký đã cho Ngô Bình về Bố Chính. Lúc này Ngô Bình đang quản lý thủy quân ở Khâm Châu Liêm Châu.

Cho nên lần này Ngô Bình tuy vắng mặt nhưng là lão ngũ, đổi tên Ngô Khảo Bình.

Lần này tuyên bố thay thường Hiến đã mất nhận con nôi lại thay tên lót cho hai người này ý nghĩa kinh hồn đáng sợ.

Con nuôi cũng có nhiều loại.

Loại thay cả tên lót như này chứng mình sẽ có tên trong tộc phả Ngô gia.

Đây đã là cao nhất cao nhất trong các kiểu thay đổi thân phận thời này. Nói cách khác hai người kia đã là đệ tử Ngô gia, con cháu Ngô gia phải lấy thân phận huyết mạch để xưng hô đối đãi.

Ngô Khảo Ký dám loạn động tộc phả.

Hắn có gì không dám?

Ai có thể cản hắn, ai có thể có ý kiến.

Người có thể có ý kiến chỉ có hai.

Một là Lý Thường Kiệt, hai là Ngô Khảo Tích… nhưng hai người này ngăn Ký sao?

Đây cũng là bắt buộc, Ngô Khảo Ký đã cảm thấy quá bó chân bó cẳng khi Ngô Gia đệ tử nhân tài điêu linh.

Đừng nhìn Lý Thường Kiệt trụ chống trời. Tam Kiệt Ngô gia nổi danh thiên hạ. Nhưng cuối cùng dừng ở đó thôi.

Tước đã ơ Bắc Nguyên, Ký muốn dùng bất lực, thằng này có một dàn em vợ rất hùng mạnh điều quân khiển tướng khiến Ký phải mơ ước. Ký không dám học.

Lý Thường Kiệt thủ Bố Chính không thể đi đâu.

Cuối cùng nếu Ngô gia muốn động người chỉ có thể dùng Ký và Tích. Lão Hiến cũng tạm dùng một hai được thì lại bị ám sát. Ngô gia điêu linh nhân tài lại càng giật gấu vá vai.

Cho đến lúc Ký , Tích tách ra thì Ký đúng là không có người dùng rồi.

Đánh phương nam Khmer chỉ có quân Bố Chính 1 vạn, chủ yếu đánh là Ngô Khảo Ký chỉ huy quân sự chiến lược mấy thằng em nhận tự hành động. Ý nghĩa khác hoàn toàn lúc này ở Hồ Nam.

Ngô Khảo Tỳ , Ngô Chí Vinh phải còn 7-8 năm nữa để trưởng thành. Ngô Khảo Trung , Ngô Thường Tung không đủ dùng.

Nếu so sánh cùng Lý gia anh tài lớp lớp… đâu đâu cũng có người dùng được thì Ngô gia lực lượng quá mỏng.

Cho nên nếu không bổ xung máu mới cho Ngô gia thì sao có thể xứng đáng Tông thất quốc gia?

Việc này ở Ngô gia không ai phản đối. Còn người ngoài có thân phận gì can thiệp Ngô gia?

Ngô Khảo Tứ lúc này tâm tình kích động, cả người như đang bay lơ lửng trên không trung. Hắn không ngờ có một ngày mình có thể tiến lê đến bước này.

Một bước qua đi quay lại sẽ không còn thấy bóng dáng xưa kia nô bộc xuất thân nữa. Hắn thậm chí đang bị loạn cảm xúc.

Một bàn tay như thép nguội bóp vào bả vai hắn, cứng , mạnh, có đau nhưng cũng là tường an nhu hòa.

“ Lão Tứ tỉnh”

“ Lão Tứ… bề tôi… còn chưa già” Ngô Khảo Tứ ngơ ngẩn, hắn vẫn chưa dám xưng huynh gọi đệ cùng Ngô Khảo Ký.

“ Không cần câu nệ, bọn tướng quân chưa đến chúng ta xưng hô huynh đệ được là” Ngô Khảo Ký cười.

“ Cái này cách xưng hô trong gia đình là ta bịa ra… thường thì chúng ta gọi anh hai anh ba… còn nếu nhà nào học người Tống sẽ gọi Nhị Lang, Tam Lang… tóm lại rất nhiều cách… chỉ là cách gọi” Ngô Khảo Ký ánh mắt hơi xa xăm nhìn…

“ Ta tưởng nhớ về một nơi… nơi đó có những quyển sách mà ta đang đọc dở… mà thôi nói nhiều không cần thiết. Coi như là tưởng nhớ đi cho nên á. ở nhà Tích là Lão Đại, ta là Lão Nhị, Tước là lão Tam còn ngươi tên tứ lại thành lão Tứ quá trùng hợp, cuối cùng là thằng Bình thì gọi là Lão Ngũ…. Cảm thấy sao? hay không” Ngô Khảo Ký cười cười.

Thật ra cách gọi này chẳng ai dùng ở thời Ngô Khảo Ký nhưng tiểu thuyết xã hội đen rất hay dùng, thấy thật là tưởng niệm chút về thế giới đó.

Thật ra Lý Từ Huy đặt Cẩm Y Vệ hay Đông Xưởng cũng không phải Hán hay Việt chi tranh gì mà cũng là tưởng niệm về thế giới kia... mà thôi.

“ Nhị ca… Lão Tứ…ha ha..” Ngô Khảo Tứ ngồi cười ngây ngô.

“ Lão Tứ ngươi còn ngây cái gì, lần này bố trí quân sự ra sao ngươi tự nghĩ mà nói, ta sẽ không gợi ý, thân phận ta đã đưa, còn có thể phục chúng hay không thì Lão Tứ ngươi tự mình năng lực thể hiện thôi”

Ngô Khảo Ký thâm tường.
















Ở thời Lê Sơ thịnh thế ta có gì tiếc nuối? Thời gian thịnh thế không quá lâu, qua đi liền suy tàn để lại là một mớ hỗn độn thời kỳ phân tranh. Nếu có 9 kiếp người trở về thời kỳ huy hoàng này ngươi sẽ làm gì? Đương nhiên là sẽ không để nền thịnh thế sụp đổ nhanh đến vậy.