Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 525: Ước Chiến Cửu Giang (Hồi vẫn chưa Kết nổi)




Nhấp nhô Lam Long uốn lượn dưới dương quang, lam vảy lấp lánh nhấp nhô mĩ cảm. Lam Long không vội vã nhưng cũng chập rãi mà uốn lượn lướt đi. Mưu mĩ xinh đẹp nhưng không thiếu cơ bắp và sức mạnh.

Lam Long đang “tung tăng” bỗng nhiên khựng lại giương đôi mắt to tròn đánh giá trước mặt, có khối đá ngãng đường nó.

À không chỉ là khối bột khô nén lại thôi, đá gì thứ này, đạp vỡ đi qua là được. Lam Long thè lưỡi liếm mép.. thứ này không quá ngon nhưng lót dạ vẫn tốt đấy.

Suy nghĩ đầu tiên của Hàn Thiều chính là. “ Lưu Phủ muốn giết ta”


Hàn Thiều chính là được lệnh Lưu Phủ dẫn tám ngàn quân phục kích nơi đây chặn đánh 3 ngàn kỵ binh Mân.

Mân cũng có kỵ nhưng rất yếu. Lưu Phủ thám thính và không thấy được lực lượng thương kỵ của Mân ở đâu, cho nên hắn đoán ngay Ngô Khảo Tích muốn dùng lực lượng này làm kỳ binh để đánh chứ không dám đem ra đối diện chính thức cùng Kỵ binh Tống.

Khoảng cách từ Thổ Quy thành đến chiến trường là 10km hoàn toàn phù hợp để kỵ binh xuất kích.

Cho nên ngay khi Ngô Khảo Tích đốt pháo báo hiệu thì phe Tống cũng nổi yên hỏa báo hiệu về Cửu Giang thành, 8 ngàn trường thương binh Tống tụ tập nơi này chặn đánh thứ mà họ nghĩ là 3000 kỵ Mân.

Nhưng xém chết đứng, sắt thép kỵ binh, áo bào lam sắc, lam kỳ trên lưng phấp phới. Đây không phải đội kỵ binh siêu cường phương nam đánh tan siêu kỵ Tây Lương không lâu ư?

Thứ này mà là yếu nhược Kỵ Mân?

Rõ là Lưu Phủ muốn mày mưu giết hắn Hàn Thiều mà ….

Hàn Thiều chát đắng sợ hãi , uy danh về đội kỵ binh đeo lam kỳ trên lưng đã vang rộng khắp trốn và có tính uy hiếp mạnh.

Tình báo cho về chắc chắn quân Lam Kỳ Kỵ của Đại Việt đang nghỉ ở Nam Xương không thể đến Cửu Giang sớm cho nên Lưu Phủ mới hẹn quyết chiến sau 3 ngày. Lúc đó nếu Tích kéo dài thời gian chờ Lam Kỳ Kỵ thì Lưu Kỷ sẽ không ước chiến mà cố thủ chờ cơ hội khác.

Nhưng Ngô Khảo Tích tự tin không có “ Lam Kỳ Kỵ” vẫn ước chiến cho nên trận này Lưu Phủ mới an tâm chắc thắng.

Chỉ khốn nạn cho Hàn Thiều là người đầu tiên ở Cửu Giang này chạm chán Long Lam Kỵ của Ngô Khảo Ký.

“ Trương Báo. Ngươi quản tốt đội ngũ chờ chúng ta trở lại.” Ngô Khảo Ký quát bảo sau đó gập xuống mũ thép bảo hộ.

Xung quanh hắn ầm ầm kỵ binh sắt thép trang bị tập hợp lại.

Chuẩn bị xuyên thấu đám trường thương binh trước mặt.

Trường thương khá dài và thô, đây rõ là người Tống đội ngũ chuyên trống kỵ phương Bắc Thảo nguyên.

Nhưng cái đội hình trường thương này không quá được chú trọng đầu tư vì khá vô dụng.

Người phương Bắc cung tiến khá lắm. Bọn họ ai cũng là cung kỵ , cho nên lập trương thương binh ù lỳ thường hay bị bọn thảo nguyên cùng cung kỵ vờn đến chết.

Cách đánh với thảo nguyên vẫn là. Thủ thành ha ha ha ha.

Trường thương binh Tống cũng khá nhưng chưa đủ.

Lam Long há miệng gào thét… giơ nanh vuốt vồ về con mồi.

Sáu ngàn năm trăm kỵ chia làm hai tốp trước sau. Phía trước đội hình cánh nhạn, phía sau đội hình mũi chuỳ ^ lao lên.

Ai nếu nhìn thấy thì sẽ chửi đổng vào mặt Ký mà nói “ Đồ ăn cắp… xấu hổ”.

Ký nghe thấy sẽ phất tay… “ Biến chỗ khác chơi, anh đây là học tập, cái gì tốt anh học”

Gì gì gì… copy chiến thuật của Địch Viễn thì nói ra.

Tất nhiên khả năng phối hợp cung kỵ và thương kỵ của hai nhánh quân Ngô Khảo Ký sẽ không bao giờ được như quân Địch Viễn, cho nên hai nhóm cách xa nhau một chút và chạy bước kiệu… xuẩn bị xung phong.

Lam Long Kỵ Doanh không nói nhiều, cũng không đôi có địch nhân, cũng không cho quân Tống làm ra phản ứng, thấy là đánh luôn.

Dẫn đầu là 3 ngàn kỵ của Bố Chính, tiếp theo là 3 ngàn kỵ Khương cùng nhóm thân binh kỵ ngay chính giữa mũi dùi ^.

Cờ lộc… cờ lộc…


Kỵ phi bước kiệu, nhìn như đang biểu diễn trên sân khấu, đẹp lắm, ưu nhã lắm. bờm bay bay trong gió… ý khoan nhầm bị đeo giáp cổ mỏng bờm không bay được, lão tác xin lỗi… hay là cứ tưởng tượng có bờm ngựa bay cho đẹp… Lam kỵ trong nhịp kiệu phi mà nhô lên nhấp xuống tạo thành lăn lăn lam tiểu lam sóng trong một biển lụa lam sắc.

Phù… phù.. phù….

Kịch kịch khịch….

Nhip vó ngựa tăng nhanh thừ từ… tăng lên, tăng lên….. Uỳnh uỳnh uỳnh uỳnh… Vó ngựa bôn đằng đại địa nứt toang, Trái tim của Tống binh như theo gia tốc vó ngựa mà nhảy lên thình thịch kiến họ toát hết mồ hôi, cảm thấy tức tở, ngẹn ngào, sợ hãi cùng tím ngắn.

“Phóng tên phóng tên” Hàn Thiều la lớn.


Ba ngàn cung thủ phía sau buông tay cung, mũi tên lao lút đi trong không gian….

Phâp phập phập….


Leng choeng loảng xoảng…

Hơi sớm, đa phần cắm xuống đất, một phần rơi vào kỵ binh Lam Long Kỵ nhóm đầu của Đại Việt nhưng không có tác dụng là bao.

Cung tên Tống đối với giáp nặng Lorica Segmentata của kỵ binh rất ít hiệu quả, ngoài để lại trầy xước thì không có làm được gì. Khả năng cao nhất có thể gây sát thương là bắn trúng khe hở mắt miện của chiếc mũ Medieaval kia nhưng tấm khiên thép giơ lên đã làm tuyệt vọng quân Tống rồi.

Chiến mã tuy được bọc giáp mỏng phiến ở cổ nhưng rất khó tổn thương chúng vì khi phi nước đại đầu bọn này xẽ hướng phía trước hơi cúi, lộ ra cái gáy được phủ giáp thép mỏng 2mm không nặng nhưng rất khó xuyên vì tên vào đây sẽ trượt. Còn về bắn vào mũi mặt? một tấm giáp dày ở đó che làm sao bắn thủng được.

Phần ngực cổ tuy khó bị trúng tên khi phi thẳng nhung ngực chiến mã sẽ được trang bị nặng nhất, bền nhất giáp thép vì nơi đây thường bị trường thương chọc vào.

Kỵ binh Bố Chính đi đầu chỉ cầm Khiên không cầm thương cũng không có cung mềm, vậy bọn họ tính làm gì?

“ Lên cung lên cung bắn” Hàn Thiều tuyệt vọng hô, hắn biết bắn không có tác dụng nhưng chỉ có thể bấu víu chút hi vọng.

Két két, cung thủ lại cố lên dây cung thật nhanh.

Nhưng lúc này trường thương binh hàng trước mặt họ nháp loạn , nháo loạn.

Lam Long Kỵ đội hình cánh nhạn tách đôi chạy qua hai bên cánh của Thương Binh Tống.

Pặc pặc pặc…

Phập phập …. Phụp…..

Tiếng kêu đau đớn thất thanh vang lên.

Cả một dãy trường thương binh nháo loạn. Bọn họ thậm chí không cầm nổi trường thương, có những chỗ trường thương tường đã sứt thành hốc.

Nỏ gập một tay.

Sản phẩm biểu tượng cho sức mạnh cơ khí cùng sự tài hoa của người Bố Chính.

Thứ này Thăng Long đã phát triển chế tạo phiên bản nhỏ hơn cho Cảnh Vệ Thăng Long ( cảnh sát).

Thân nỏ mở gập để lên dây, cánh nỏ trợ lực ( cảnh vệ không trợ lực). Mũi tên xuyên giáp tầm bắn tối đa 35-40m , hiệu quả cực đại 20-30m bắn thẳng.

Đây là nỏ trang bị cho Kỵ binh, luôn lên sẵn dây dể trên bao da treo hông ngựa. ( tương tự Kỵ binh bay Ba Lan có trang bị súng ngắn).

Cho nên đám kỵ binh đội hình nhạn tương tự như Địch Viễn dùng cung kỵ binh mở đường khi đánh cùng Khảo Ký, hắn học lại mà thôi.

Nhưng sự ăn khớp còn kém. Lam Long Kỵ nhóm đầu với nỏ xuyên giáp đánh gần tàn một hàng của Thương binh Tống thì nhóm sau 1,5 giây mới tới. Nếu so sánh cùng Địch Viễn vẫn kém xa.

Dầm dầm dầm….

Trường thương Kopia dài hơn 4m như thường lệ vỡ tan thành, từng đầu nhọm xuyên thấu trường tương binh còn chưa lấy lại đội hình ra hồn của người Tống.

Tràn qua, máu tươi bay múa , thương kỵ đã đục thủng trường thương phòng ngự thì thứ gì có thể cản nổi?

Pang

Pang

Pang

Lần lượt là thảm sát.

Mũi thương quá dài Kopia đã xuyên chết bất kỳ trường thương binh Đại Tống nào chắn đường.

Khi mũi trường thương của Bộ Binh không còn chủ nhân điều khiển chúng sẽ yếu như bún và không có tác dụng sát thương.

Cho nên nhiều người nhìn những búc tranh minh họa Thương bộ và thương kỵ chiến đấu sẽ có cảm giác, dù kỵ binh có đâm chết bộ binh thì mũi thương đang giơ kia của bộ binh cũng xiên chết Kỵ binh, lưỡng bại câu thương. Và trong phim ảnh mấy ông đạo diễn cũng hay làm như vậy nên mọi người tưởng nhầm.

Cơ thể con người không phải là thằn lằn hay rắn có các nốt thần khinh vận động rải rác nằm khắp cơ thể, chết rồi vẫn giật giật , ngáp ngáp đớp người. Con người chết hay hệ thần kinh dừng chính là trong 0,01 giây toàn bộ cơ thể mất kiểm soát, không còn chút trương lực cơ nào.

Nhưng để đến trạng thái chết như vậy cần một trấn thương đủ shock hệ thần kinh đến dừng họa động. Thực tế chỉ cần đau đớn quá mức cũng gây đên shock thần kinh, ví như bị dao đâm, đạn bắn. Cho nên trong phim thấy mấy ông trúng đạn tè le vào người ( Tàu) máu me be bét ở ngực, bụng vãn đứng hiên ngang cầm súng bắn hết băng đạn mới chết. Đấy là bố láo ăn cắp đi ngược lại khoa học sinh lý của cơ thể. Nêu trúng đạn ở tay chân hay vai có thể gắng gượng vượt qua cơn đau. Nhưng cùng bụng, ngữ sườn nội tạng là chúa tập trung của các hệ thần kinh cảm giác. Chỗ này bị thương sẽ gây cảm giác đau đột ngột đến shock thần kinh, trong 0,01 giây thì cơ thể sẽ rơi vào trạn thái mất kiểm soát, có thể có cả đái, ị mất tự chủ, trương lực cơ mất hết và đổ gục. Còn sau đó chết hay không tính sau.

Cho nên Tích bị đâm vào bụng có thể đỡ được nhát đao ở cổ vì chư xuyên vào bó thần kinh nào lớn, nếu không ông đờ mẹ ra rồi đánh đấm gì.

Do đó trong sai sát na 00,1 giây đó sẽ quyết định sống chết, kẻ bị đâm trước thì trương lực cơ tan biến vũ khí không còn tác dụng vì nó không có bất kỳ lực hỗ trợ này,

Đây chính là lý do Kỵ binh có thể xuyên qua trường thương binh, mà Trường thương binh cũng có thể cản kỵ binh.

Ví như một con chiến mã bị xuyên ngực, cơ thể nó phản ứng không khác người là bao, thân thể nói lao lới là một bó thịt mật trương lực sử dụng gia tốc trước đó mà công vào đội hình trườn thương thôi. Cho nên nếu xuyên tốt , đủ vững thì trường thương có thể thắng chiến mã, kỵ binh.

Lao lao lao….

Theo mũi dùi được đục mở, đám Lam Long Kỵ Doanh như thác đổ vào. Mỗi một thương Kopia đâm tới thì vết thương của quân Tống lại mở rộng.

Nhưng không có dừng ở đó.

Nỏ gập lên dây rất nhanh, tuy không bằng cung tên mềm nhưng không quá chậm, ít nhất là ngang bằng cung cứng lên dây.

Pặc pặc pặc.

Hai cánh của quân Tống lại bị hành hạ. Bắn xong hai đợt thì quân Kỵ binh xuất thân Bố Chính quay lại chỗ của Trương Báo.

Ở đây 3000 kỵ Mân chỉ có một nhiệm vụ, tải thương Kopia để các kỵ binh Lam Long Kỵ Doanh quay về bổ xung.

…………………..

Lam Long Kỵ Doanh đi rồi…. lại ưu mĩ tung bay mà đi, họ giết chóc một hồi nhưng cũng không thèm đuổi vài ngàn dàn binh đang kinh hoàng bỏ trốn. Bọn họ lao tới chiến trường Xỉ Than Bình Nguyên.

Có người Tống còn sống sót sau trận chiến này kể lại với con chau trong đôi mắt tràn ngập kinh hãi dù sự viêc này đã xảy ra quá lâu, người lính Tống kia cũng đã già…

“ Lam Long Kỵ xuất hiện đột ngột như từ trên trời bay xuống, lao đến như thác lũ với những con chiến mã cao lớn hung tợn, những chiếc mũ sắt với khe hẹp đen tối không thấy được ánh mắt của họ. Như một đoàn quân đến từ địa ngục. Rồi những tiếng va chạm khủng khiếp vang lên, ngỡ như núi đổ, kế đến là những tiếng vang của kim loại như thể hàng vạn người thợ rèn đang cùng đập trên đe. Ta nhìn lại một lần nữa chiến trường – thiên địa ám một màu huyết sắc – những người lính cứ lần lượt ngã xuống và bị nghiền nát như thể cánh đồng lúa bị cơn bão tàn phá vậy, và rồi họ… những Lam Long Kỵ đã bỏ đi xa cùng ngọn giáo trên vai Lam Kỳ uốn lượt bay trong gió”


























Một bộ truyện khá ổn về mô phỏng : main có não , biết cách dùng kim thủ chỉ để đạt được tối đa lợi ích cho mình.