Vương Thiều nghĩ sắt – thép kỵ binh Bát Kỳ Hãn Đình là trọng kỵ nặng chạy không nổi?
Chết mày rồi con ơi , thằng Tước nó lừa đấy.
Bát Kỳ Hãn Đình làm mẹ gì có trọng kỵ kiểu Ngô Khảo Ký Lam Long Kỵ thương đâu.
Có một chút , 8 Kỳ của Tước thì có hai Kỳ là trọng kỵ binh , còn lại tính là kinh kỵ không hà.
Dân du mục giỏi nhất là bắn tên, du kỵ chiến làm gì lao vào đâm nhau bao giờ.
Cho nên Tước không điên đi từ bỏ sở trường chạy theo sở đoản.
Thật ra với kỹ năng cưỡi ngựa dùng thương của người Liêu Đông cùng đám Nữ Chân ở Hắc Long Giang thì xây dựng khổng lồ kỵ thương không khó.
Nhưng tại sao phải làm vậy khi có một đám toàn là siêu cung kỵ?
Tước chỉ xây 1 doanh kỵ thương 2 vạn, cùng một siêu trọng kỵ 2 kỳ ở Bát Kỳ Hãn Đình. Còn lại toàn bộ vẫn là cung kỵ chủ yếu.
Nhìn thất thiết gáp vỏ bọc ghê gớm nặng nề?
Xin lỗi các ông tướng Tây Lương,nếu so ra thì các bộ giáp gang dày kiểu quang minh khải chiến giáp của các ông còn nặng hơn cả giáp chúng tôi đấy.
Thật vậy, giáp mà Bát Kỳ Hãn Đình cung kỵ mặc là Lorica Segmentata phiên bản đời đầu nặng có 7,5 kg, up thêm Chainmail giáp lưới ở những vùng nhạy cảm như ngực, nách m đùi cổ thì lên 14 kg. bổ xung thêm phiến giáp Segmentata ở tay và một khiên nhỏ gắn ngực trái thì cũng là lên tới 17kg. Đây là kinh kỵ binh đấy các ông ạ. Nhưng bề ngoài nhìn chẳng khác nào trọng kỵ. Còn về giáp Lamellar đan của Tây Lương? 20-22 kg thậm chí có tướng quân dã cho mình 30 kg quang minh khải giáp. Trước đây Đại Việt y đúc thế này không sai bao nhiêu. Hồi đó có những lúc Ký mặc choo ai phong nhưng sau đó hắn chừa hẳn :D.
Tại sao lại có điểm khác biệt này thì nói mãi thôi, thép tốt lại có máy cán thép công nghiệp thì trọng lượng giảm đi nhưng sức phòng thủ không hề giảm mà vẫn hơn so với sắt non cùng giáp gang lamellar.
Có thể nhiều người vẫn không thể ước lượng nổi , và không thể hình dung nổi tại sao Segmentata lại nhẹ vậy chỉ 7,5 kg. Đơn giản dễ hình dung nếu ước lượng diện tích toàn bề mặt một thanh niên Á Đông lúc này là khoản 1,5m2 theo công thức Dubois thì một lớp thép dày 2mm phủ kín toàn thân anh ta từ đầu đến chân tầm 21 kg thép thôi. Xin nói đấy là bọc kín toàn thân thể. Còn Segmentata ( nguyên bản)có rất nhiều vị trí không giáp nên 7,5 kg thép là rất rất bình thường.
Kỵ binh trên ngựa phần háng, đùi trong bắp chân lại không giáp cho nên tổng lượng giáp nặng 17kg là một con số khoa học.
Còn về quân Tây Lương giáp quang minh khải rất nặng, chế tác rườm rà. Bởi lẽ họ không thể đúc tấm gang 2mm để làm giáp dc, 2mm gang nó giòn như bánh mì nướng , bẻ cái là xong. Vì vậy chỉ có thể đúc các miếng gang nhỏ khâu vào nhau tạo nên Lamellar.
Tất nhiên cũng có Lamellar sắt non hay thép rót theo công nghẹ của Tống từ xưa đến nay, nhưng những bộ giáp này quá đắt đỏ chỉ các vị tướng quân mới có được. Binh sĩ đừng mơ mộng.
Đặc điểm Lamellar là linh hoạt, do các tấm gang , sắt đan với nhau bằng da nên có thể cử động khá linh hoạt, phòng chém tốt nhưng phòng đâm cùng mũi tên thấp hơn giáp phiến tấm lớn nhiều.
Nguyên nhân có 2 đó là góc trượt không có. Đã đâm mà xuyên vào khe giữa hai tấm Lamellar nhỏ mà xuyên vào trong, chi nên hai bên ngực của Quang Minh khải chiến giáp luôn có hội tâm kính bằng đồng dày là vậy đó.
Cuối cùng ra Quang minh khải hay bản đơn giản hoá quang minh khải cho thường kỵ của Tống luôn nặng. Nhưng nó phòng cung ngắn mềm của cung kỵ khá ổn nên được trọng dụng lắm.
Tên mềm cung kỵ có thể xuyên khe Lamellar gây tổn thương cho người mặc, nhưng bằng một mũi tên mà hạ gục một người mặc Quang Minh khải là rất khó.
Quay lại với trận chiến, đa phần ngựa Tây Lương đều kém hơn ngựa của Bát Kỳ Hãn Đình quân nhiều, có lẽ chiến mã đám thân binh của Vương Thiều cũng không so sánh được. Nếu muốn so sánh ngựa của Bát Kỳ Hãn Đình chỉ có đám chiến mã 8000 mà Ký mới thu được của Cấm Vệ Bắc Tống ở Cửu Giang là tạm so bì chiến mã của Tước được.
Dù sao thì câm cấm vệ bảo đảm an toàn cho Vua Tống sẽ được đầu tư ác.
Chiến mã đã thồ kém, lại kém sức bền, lại giáp nặng hơn sau đó cố sức đuổi người ta thì biết kết quả rồi đấy.
Đến 7km chạy thì quân Tây Lương kỵ mã đã kiệt sức, đám chiến mã Bắc Nguyên vẫn nhởn nhơ trở chủ nhân của chúng đi dạo.
Bắc Nguyên Bát Kỳ Hãn Đình giữ nguyên tốc độ 15m/s nhưng lại thấy quân Tây Lương thụt lại sau khá nhiều cho nên biết rằng thời cơ đã đến. Bọn họ nhẹ ngàng thúc ngựa gia tăng thêm 17m/s sức chạy bỏ qua đối thủ.
Tiếp theo đó là màn sở trường vừa phi ngựa vừa quay lưng bắn tên.
Nhưng cung tên của bọn này hơi quái, quái như thế nào nói sau , chỉ biết đám Tây Lương gục một đám sau loạt mưa tên của quân Bát Kỳ Hãn Đình.
Bình thường tốc độ bắn tên của thảo nguyên rất nhanh, cung mềm ngắn thậm chí có thằng có thể bắn đến tốc độ 1 phát/s . Nhưng lạ là bọn này Bát Kỳ Hãn Đình tốc độ bắn không quá cao. Nhưng mỗi mũi tên của bọn chúng chất lượng kinh người, xuyên giáp phá giáp không còn gì để nói.
Đây là cung cánh thép do Bố Chính chế tạo theo yêu cầu của Ngô Khảo Tước, nỏ thì Bát Kỳ Hãn Đình vẫn dùng nhưng họ vẫn thích dùng tên hơn, cung sừng gỗ của người Liêu khá tốt, nhưng cuối cùng vẫn là cung mềm ngắn. Cho nên sức xuyên giáp không cao, Ngô Khảo Tước muốn có một loại cung tương tự như Nỏ có gắn trợ lực của Bố Chính dễ kéo nhưng lực bắn mạnh. Cho nên duy nhất ở Bắc Nguyên cánh quân Ngô Khảo Tước được trang bị loại cung này.
Bảo Bố Chính chế cung sừng gắn thêm dòng dọc trợ lực? Chịu hẳn. Cung sừng phức hợp chưa bao giờ là thế mạnh chế tạo của người việt. Có nhiều sừng trâu bò đâu mà chế. Cung việt thời này toàn là gỗ dâu hay tre, hoặc nhiều lớp tre ghép lại dán keo. Cung sừng chế giỏi nhất vẫn là người thảo nguyên, tụi Hán Tống chế thứ này cũng rất gì và này nọ. Nhưng mãi đến thời Trần thì Đại Việt mới học tốt kỹ thuật này. Cung tên nhà Trần cũng khá có tiếng.
Bố Chính không chế nổi cung phức hợp gỗ sừng nhưng lại chế được cung cánh thép. Thêm vào đó cung cánh thép là bền nhé, bền cả thời tiết luôn, chỉ cần lau dầu đầy đặn thì dễ bảo quản hơn cung phức hợp ngàn lần. Bên cạnh đó gắn bánh xe dòng dọc lên cánh cung thép nó đơn giản gấp 100 lần gắn chắc chắn bánh xe dòng dọc lên gỗ, vì cấu trúc bánh xe này là thép cho nên muốn gắn cánh cung? Một là nung đỏ hàn, hai là đinh tán mà dã là xong rồi.
Vậy cung cánh thép tốt hơn cung phức hợp sừng gỗ? Câu trả lời là tùy. Thép không tốt không đủ đàn hồi thì còn lâu mới bằng cung sừng gỗ cánh, nhưng thép đủ tốt có lẽ chất lượng tương đương. Nhưng vì gắn thêm bánh dòng dọc cho nên lực kéo giảm nhưng năng lượng dự trữ lại tăng. Do đó những cái cung cánh thép có dòng dọc trợ lực này rất kịnh khủng trong tay người du mục.
Bố Chính dám ra sản phẩm này vì méo ai bắt trước được, có thép tốt như anh hãy nói.
Cho nên vì sao tốc đọ bắn của quân Bát Kỳ Hãn Đình lại chậm vậy là có lý do. Hệ thống mắc dây rắc rối của dòng dọc khiến họ không thể kéo cung nhanh như cung sừng. Nhưng bù lại cung cánh thép trợ lực Bố Chính bắn là tên nặng, mũi phá giáp. Động năng dự trữ mạnh, tuy báy không xa hơn cung sừng bắn tên nhẹ nhưng… phá giáp khủng khiếp lắm.
Trên mỗi kỵ binh Bát Kỳ Hãn Đình kỵ được trang bị có thể nói là tận răng, một thương nhẹ Demi-lance, vì sao thương nhẹ, vì Liêu Đông không có gỗ tốt như gỗ xam, những cây cao lá kim của họ đa phần là thông, sồi không đủ chất lượng để chế thương thốt, cho nên nơi này không thèm phát triển luôn thương kỵ, thương chỉ là vũ khí phụ trợ. Nhẹ và gắn sau lưng giáp có móc đỡ gần giống như bọn Lam Long Kỵ Doanh của Đại Việt. Tức là bọn khốn Bát Kỳ Hãn Đình kỵ đứa nào cũng đeo thương nhưng có kỳ nheo chỉ là 100 tên đặc biệt trong mỗi đội bát kỳ.
Vũ khí thứ hai chính là kiếm cong một tay bên hông, cái này là sản phẩm của Ngô Khảo Ký từ lúc hắn ở đảo Jeju đã sản xuất nhiều cho Ngô Khảo Tước.
Thứ ba chính là bên phải túi da bên yên mã cung Sừng mềm, thứ này người thảo nguyên sẽ không bỏ. Thứ tư là nỏ cứng Genoa cũng ở yên phải túi da khác nhưng sau mông ngựa, cuối cùng mới đến cung cánh thép bên túi da trái thuận tay.
Điều này có nghĩa là cung cánh thép đã thành vũ khí chủ lực, chỉ trong những trường hợp đặc biệt mới sử dụng các vũ khí còn lại.
Khốn nạn một cái trang bị cho kỵ binh 4/3 đều là vũ khí xa. Có thể nói triết lý quân sự của Ngô Khảo Tước là khác hẳn Ngô Khảo Ký và Ngô Khảo Tích.
Tên nặng mũi phá giáp nhưng có thể bay trên 50m/s lại bay ngược chiều phi ngựa thì Lamellar giáp chịu không thấu.
Kỵ binh Tây Lương đuổi theo tuy nhiều nhưng ít cung kỵ, mà cung mềm của Tây Lương bắn Lamellar còn không chết thì bắn sao được Segmentata giáp? Cung mềm này chỉ đi bắt nạt người thảo nguyên mặc giáp da trước kia thôi.
Cho nên càng lúc quân Tây Lương càng gục ngã nhiều.
Hiện tại nếu có máy bay ở trên bầu trời để quan sát có thể thấy Tây Lương quân hai vạn chia 4 đạo đuổi theo người Bắc Nguyên, mỗi đạo to lớn thô kệch cả mấy ngàn người nhưng lúc này tốc độ chậm cùng hỗn loạn đã rõ mồn một. Tiền quân của Tây Lương bị bắn gượng không được mà ngã nhào, quá nhốn nháo không ít hàng sau đâp xầm vào hàng trước mở rộng loạn tượng.
Nhưng Tây Lương Kỵ không hổ là tinh nhuệ của Tống triều kỵ, có thể đáng ngang cơ thậm chí nhỉnh hơn một chút với Tây Vực trong thời gian này thì không phải không có thực lực.
Tây Lương dừng lại, họ trượt đi tầm 40-50k ăn thêm một loạt tên nhưng vẫn có thể dừng. Tuy có hỗn loạn va chạm phía sau nhưng một đội kỵ binh lớn vậy có thể dừng lại thì đã rất cừ.
Chỉ có dừng lại dưỡng sức ngựa mới có cơ hội… chạy về . Vì họ biết không thể đánh lại đối phương linh hoạt hơn và có chiến mã tốt hơn hẳn như vậy.
Nhưng Tây Lương binh muốn nghỉ? Ai cho họ nghỉ. Chiến mã Bắc Nguyên tuy sức bật trung bình nhưng độ bền dẻo dai thì vô đối.
Cho nên Bát Kỳ Hãn Đình kỵ quay lại, lúc này trong tay họ không phải cung cứng cánh thép mà là Nỏ Genoa có sức kéo tầm 220kg ( 500 lbs).
Đối phương đứng lại không di chuyển được dĩ nhiên phải chơi cường nỏ tăng sức sát thương.
Đây không phải nỏ gấp của Bố Chính, nỏ gấp tuy nhanh, tốt nhưng chỉ 193kg sức kéo tương đương tầm 430(lbs). Loại này Bố Chính Thăng Long sẽ không xuất khẩu cho dù đó là Bắc Nguyên.
Nhưng xin đừng nhầm lẫn , cái nỏ này đều là trợ lực kéo, có hệ thống dòng dọc cho nên thực tế lực kéo của cánh nỏ nặng hơn nhiều con số kể trên có khi tăng thêm 60-65%. Cứ nhân lên sẽ rõ những chiếc nỏ này bao mạnh khi bắn thẳng và xuyên giáp như thế nào.
Bát Kỳ Hãn Đình kỵ lại lao ngược trở lại tạt cánh mà bắn nỏ thẳng vào Kỵ Tây Lương.
Khoảng cách 30 -40m không cách nào giáp Lamellar chịu nổi. Không thiếu cả người lẫn ngựa gục xuống ngay tại chỗ
Người ta thường nói đừng đánh giá một quyển sách chỉ qua cái bìa. Ta thấy nó rất đúng. Ví như quyển sách này này. Các ngươi đều nghĩ nó là một quyển truyện hài đúng không? Thế thì đúng rồi đấy. Chào mừng đến với thế giới Fantasy của ông chú bán hủ tiếu. o(≧▽≦)o