Lại nói đến chiến trường nơi Trịnh Tân bình nguyên nhỏ, đồng bằng rộng lớn tuyết phủ bay bay.
Kopia, Demi-lance
Hoa Bắc trận tuyết cuối cũng có lẽ nhanh qua thôi, thời tiết sẽ ấm lại. Người dân có lẽ cũng thoải mái với lúa mì vụ.
Nhưng đó là nơi nào chứ không phải vùng đất Trịnh Tân này.
Vương Thiều vẫn không nghĩ nổi vị này Bắc Nguyên Khả Hãn vì quá tự tin hay mù quáng sức mạnh bản thân mà mang vạn kỵ chặn đường hai vạn kỵ Tây Lương.
Đây là Tây Lương Kỵ không phải Trung Nguyên kỵ. Hai loại này khái niệm hoàn toàn khác nhau đấy.
Thêm vào đó Tây Lương kỵ chưa bao giờ sợ hãi xung phong ngay mặt. Nhìn quá đã biết đám quân thiết sắt trước mặt kia là trọng giáp binh. Trọng giáp thương kỵ xông nhau đó là sở trường của chúng ta . Vương Thiều hào tình vạn trượng theo kỵ đoàn tiến lên.
Kỵ binh xung phong đâu phải dễ dùng?
Đừng nhìn thấy kỵ binh cầm thương xung phong ầm ầm ai cũng nghĩ cho mình chiến mã cho mình cây thương, luyện mấy tháng cưỡi ngựa có thể xách thương ra trận xiên người?
Phải cầm thương xiên nhau thì chỉ cần biết cưỡi ngựa tốt, biết cầm thương chĩa thẳng khả năng đi xiên nhau được. Đây là nói thật.
Nhưng nếu chỉ vậy mà muốn thành thương kỵ chuyên nghiệp thì còn cách tỉ dặm.
Hãy nhìn thương kỵ Tây Lương đang từng hàng nước Kiệu mà tiến lên. Chỉ riêng động tác này thôi đã phải học rất lâu. Kỵ binh không giống bộ binh. Khi xung phong các hàng của họ không đứng xát nhau thành một khối mà đứng cách một tầm thương hoặc xa hơn có thể 4-5m xa hoặc xa hơn nữa tuỳ trường hợp.
Trên tranh vẽ hay phim ảnh thì để tạo bố cục đẹp mắt các hàng kỵ binh được đứng cạnh nhau. Nhưng sự thật không phải vậy. Khi đứng quá sát nhau thì chỉ những hàng đầu kỵ thương mới có khả năng sử dụng vũ khí của mình. Những hàng kỵ thương sau đó không dùng được thứ vũ khí dài trong tay họ.
Cho nên nếu kỵ mà xung phong xát nhau thì các hàng sau chỉ có thể sử dụng vũ khí ngắn như búa chim , kiếm cong v.v..
Trong trường hợp kỵ thương nhiều lớp tấn công đội hình có thể xếp rất xít xao , nhưng khi tấn công họ bắt đầu chạy nước kiệu để dãn cách. Thường là hàng đầu xuất phát đi một quãng rồi mới đến hàng hai, hàng ba.
Các hàng “gần” nhau này sẽ tạo thành “khối” với những đợ sóng ngắn, nhanh, liên tiếp vỗ vào hàng ngũ quân địch. Còn những khối xa nhau tạo thành những sóng xung kích khổng lồ nhưng không liên tục.
Ví dụ nếu hai khối kỵ thương cách xa tầm 70-100 m hoàn toàn có thể dừng ngựa quay lại tái tổ chức tấn công nếu khối đi trước không thể xuyên thủng đối phương. Muốn mấy trăm hoặc thậm chí cả ngàn người có thể đồng loạt dừng ngựa hay quay đầu đây là khủng khiếp huấn luyện chuyên nghiệp và phải có phản ứng đã thành bản năng.
Chỉ cần nói sơ qua để đủ hiểu. Muốn solo kỵ thương không quá khó, nhưng muốn đồng đoàn kỵ thương thật không phải ai cũng làm nổi.
Vương Thiềm là tự tin đối với khả năng đồng đoàn kỵ thương chiến của quân Tây Lương đấy.
Lúc này Hãn Đình Kỵ Bắc Nguyên rất lộn xộn trên đồi cao chưa thấy có bất kỳ đội hình nào xắp xếp trong khi quân của Vương Thiều chỉ còn cách tầm 300m. Khả năng cao trong thời gian 16-17 giây không thể nào sắp được một đội hình tấn công cho mười ngàn người cả. Điều này là không thể đối với bất kỳ quân đội nào.
Khoảng cách còn 200m Tây Lương Kỵ bắt đầu tăng tốc. Chỉ cần mười giây họ có thể xông đến nơi một dãy ngang 300 kỵ xếp hàng có thể càn quét hết cả ngọn đồi này.
Thương nắm chắc trong tay, ánh mắt hung hãn nhìn về phía người Bắc Nguyên đang lộn xộn trước mặt. Kỵ Tây Lương hừng hực khí thế muốn chứng minh cho cả thiên hạ hiểu, ai, kẻ nào mới là bá chủ kỵ chiến trên chiến trường.
Lúc này khối kỵ quân của người Bắc Nguyên giống ngư một khối thủy ngân vô định hình khổng lồ bò lan tràn trên đồi. Nhưng nếu ai nhìn kĩ, và thật tinh mắt thì sẽ phát hiện đây chằng phải là lộn xộng bất quy tắc gì. Khối bất quy tắc thủy ngân không định hình làn tràn đấy hóa ra lại được tạo mởi mấy chục khối thủy ngân ánh ánh kim nhỏ hơn.
Có thể nhìn thấy lúc này các khối thủy ngân nhỏ đã giải thể, hay nói đúng hơn từ lâu chúng đã giải thể tách nhau ra.
Tất cả chỉ là giả tượng mà thôi.
Xông lên quả đồi là thật, lộn xộn trông cũng như thật. Nhưng kỵ binh Bắc Nguyên lại giữ được nhóm của mình, Nếu Ký ở nơi này có lẽ cũng giật mình bởi vì ở đây nơi rất xa Hành Dương cũng có một loại kỵ binh nhìn rất giống Lam Long kỵ, nhưng chỉ là giống mà thôi.
Mỗi một nhóm kỵ binh Hãn Đình Kỵ có thể từ 1000 đên 2000 người… tại sao lại có thể? Bởi vì các khối kỵ binh của Bắc Nguyên Hãn Đình lúc tụ lúc tán giữa các khối có năng động giao lưu cùng trao đổi, các kỵ sĩ có thể chủ động thay nhóm khi cảm thấy chuyển hướng thuận lợi hơn cho bản thân.
Mỗi nhóm luôn có một “cốt lõi” 500 kỵ không đổi, Trong cốt lõi lại có 100 kỵ dẫn đầu, như một con ngựa đầu đàn dẫn dắt dám ngựa phía sau. Điểm đặc biệt trăm người kia có đeo trên lưng trường thương trên trường thương có các kỳ nheo bắt mắt, bốn trăm thành viên “nòng cốt” sẽ bám theo đám cờ nheo này như hình với bóng. Còn lại số quân khác bám theo đại đội theo tùy chỉnh. Cho nên mới nói những đại đội Hãn Đình Kỵ rất linh hoạt về số lượng, giao động từ 1000-2000 người, và có Tám cái đại đội như vậy, Ngô Khảo Tướng gọi nó là Bát Kỳ Hãn Đình Kỵ.
Bát Kỳ Hãn Đình Kỵ lúc không chiến đấu quân số nghiêm ngặt quản lý có 1500 Kỵ Binh một kỳ, chỉ trong chiến đấu mới có sự giao động qua lại giữa các kỳ tùy thuộc sự di chuyển và chiến thuật.
Những kẻ cầm đầu mỗi kỳ là 100 kỵ đó toàn là những kẻ trong vạn người chọn một, chúng tinh ranh, kỹ thuật, và đặc biệt nhận được trân chuyền chiến lược cùng chiến thuật của Ngô Khảo Tước, chúng rất hiểu cần phải làm gì trong những trận chiến. Bát Kỳ Hãn Đình Kỵ từ đó có sự tự hành rất cao trong chiến đấu giữa các kỳ với nhau, nhưng lại có sự hợp đồng tác chiến khủng bố.
Lúc này lợi dụng chạy lên đồi cao che mắt thì tứ kỳ ở phía bắc đã chập rãi tách xuống đồi, thứ mà Vương Thiềm và quân Tây Lương nhìn thất chỉ là Tứ Kỳ phía Nam che chắn giả tượng.
Đến khi quân Tây Lương tăng tốc tiến thì Tứ Kỳ phía Nam cũng giản thể phân ra các hướng Tây Bắc, Bắc, Tây Nam mà chạy.
Bát Kỳ Hãn Đình Kỵ như tám khối cầu tạo kim loại tạo nên từ những con côn trùng kim loại nhúc nhích mà lao đi.
Bị các đội ngũ phía trước che chắn, Vương Thiều ngược dốc lao lên khi phát hiện quân Bắc Nguyên giải thể một cách không tưởng như vậy cũng đã muộn.
Điều khiển kỵ binh khó hơn nhiều bộ binh, tốc độ cao, biến thiên chiến trường nhanh, không có nhiều biện pháp thông tin liên lạc như bộ binh.
Thông thường kế hoạch nên định trước sau đo trên chiến trường thực sự chi có tù và và chiêng có thể được sử dụng để báo tin.
Tù Và báo hiệu tấn công, trống cho nhịp kiệu, chiêng cho rút quân. Rất khó để điều khiển chi tiết kỵ binh số lượng siêu lớn vì chiến trường kỵ binh quá rộng.
Đôi khi chớp mắt thì chủ tương đã cách xa các cánh quân mấy km rồi.
Vì vậy có thể mường tượng một cách khập khiễng, vai trò chủ tướng ở Kỵ binh mang tính chế định kế hoạch trước khi tăng tốc, khi đã đăng tốc đại đội thì chủ tướng lệnh không có nhiều ý nghĩ ngoài việc đánh chiêng lui quân hay tù và tấn công không dừng.
Lại quay về chiến trường, các thương kỵ binh Tây Lương rất gần nhóm cuối của các Kỳ Kỵ Bắc Nguyên, do đó cảm giác “ với lên một chút” có thể xuyên chết chúng hiển hiện trong mắt họ.
Thêm vào đó kẻ địch đã “ tán loạn “ chạy cho nên chỉ cần cố gắng một chút có thể giết hết bọn chúng.
Và kỵ Binh Tây Lương dí theo.
Mọi chuyện xảy ra quá nhanh , quá bất ngờ khiến ngay cả Vương Thiềm cũng chưa nghĩ tới có cái gì bất thường trong đó.
Tây Lương Kỵ đội hình vẫn ổn hơn. Họ tách thàng từng khối lớn đuổi theo sau lưng quân Bát Kỳ Hãn Đình Kỵ của Bắc Nguyên, từng đôi mắt khát máu chòng chọc nhìn về phía trước chuẩn bị ăn tươi nuốt sống người.
Vương Thiều không thu quân. Quân Tây Lương chắc chắn đuổi kịp.
Kỵ binh Bắc Nguyên tận mặt Vương Thiều thấy, toàn thân bọc sắt thép, nặng nề sao có thể chạy nổi quân Tây Lương trang bị “nhẹ hơn”?
Gần lắm, hai bên gần lắm . Nếu từ xa quan sát có lẽ thất dường như hai bên đã chạm nhau rồi….
Nhưng có điểm không đúng….
Khoảng cách này mãi không được rút lại, cũng không nới giãn ra.
Đại Uyên fake chiến mã sau nỗ lực bứt tốc leo dốc đà đã kiệt, xuống dốc có thảnh thơi một chút nhưng sau 3 km truy đuổi đã không thể giữ được tốc độ 17m/s.
Kịch liệt phi nước đại lại vác trên lưng trọng lượng khủng, chiến mã Đại Uyên fake bắt đầu miệng hơi xùi bọt, chân hơi nhũn trương lực cơ hơi giảm, một nắm đậu rang trước xung trận liệu đủ năng lượng cho cuộc đua này?
Vương Thiều giàu không? Tạm ổn nhưng tạm ổn nuôi 3000 thân binh cùng 4000 cung kỵ là khánh kiệt. Làm sao có đủ tiền cho hai vạn binh thoải mái dùng cách con nhà giàu chăm ngựa.
Đại Uyển chiến mã thường binh rất hiếm khi được ăn đậu rang , chỉ những dịp đặc biệt thôi.
Còn Tước thì sao?
Mang tiếng là ngựa Bắc Nguyên nhỏ, sức bật trung bình, tăng tốc trung bình, chỉ được cái thồ trâu cùng dẻo bền chạy đường dài.
Nhưng đó là nói chung.
Hãn của một Đế quốc đâu thể dùng ngựa nói chung?
Chiến mã cho Bát Kỳ Hãn Đình Kỵ chình là ngàn tuyển vạn tuyển trong tất cả chiến mã thảo nguyên.
Tước hắn tuyển đi tuyển lại cũng chỉ được 1vạn 8000 con vốn dĩ muốn mở rộng thêm hai Kỳ cho Hãn Đình thì Lý Từ Huy cướp 4000 con, do đó Tước phải giữ nguyên quân số Bát Kỳ Hãn Đình Kỵ và để hai ngàn con làm giống hi vọng lứa sau sẽ ra ngựa tốt.
Ở thảo nguyên người đông hơ ngựa hay ngựa đông hơn người? xin thưa ngựa đông hơn người gấp bội ( Vì sao tự tra nhé hu hu tác mệt). Cho nên thảo nguyên lúc này Ngô Khảo Tước đã chinh phục đến vùng Nội Mông gần người Turk thời hiện đại, dân số theo mặt lý thuyết người thảo nguyên mà Ngô Khảo Tước quản lý là tầm 10 triệu người thảo nguyên . Số ngựa sẽ là bao nhiêu? 30 triệu con ngựa? tạm cho là vậy.
Vậy thì hơn vạn con ngựa này chính là chọn ra từ 300 vạn trên thảo nguyên mà ra. Có thể nói 4 ngàn con ngựa là Lý Từ Huy cướp có bao giá trị? Tại sao A Đóa nhìn chúng cũng phải trầm trồ không thôi?
Lại nói Ngựa Bắc Nguyên cần ăn cỏ không cũng khỏe. Nhưng có anh trai đại tài phiệt cấp độ quốc tế như Ngô Khảo Ký thì Ngô Khảo Tước lại để chiến mã của hắn ăn cỏ thuần?
Có vạn con thôi mà, ăn cỏ là tráng miệng, ăn đậu uống rượu mới là món chính. Đừng nhìn nhầm, bọn này mang tên ngựa lùn nhưng vì là hàng tuyển cho nên trong đống lùn vẫn lựa ra được đám khủng bố vai cao 1.65m này so sánh kém gì thể hình Đại Uyển fake?
Bọn Bát Kỳ Hãn Đình Kỵ dư sức cắt đuôi đám Tây Lương, nhưng làm vậy sẽ làm đám này mất đi “hi vọng” và không đuổi theo… do vậy thả chậm thả chậm chạy một chút.
.
Người ta thường nói đừng đánh giá một quyển sách chỉ qua cái bìa. Ta thấy nó rất đúng. Ví như quyển sách này này. Các ngươi đều nghĩ nó là một quyển truyện hài đúng không? Thế thì đúng rồi đấy. Chào mừng đến với thế giới Fantasy của ông chú bán hủ tiếu. o(≧▽≦)o