Nói dài dòng nhiều thông tin ba tạp nham khiến đau mắt mệt mỏi nhưng không phải không có mục đích.
Xây dựng, quản lý một quốc gia không chỉ có yy đánh trận, đấu thế gia, mưu chính trị, làm mấy cái công nghệ đem bán kiếm tiền ấy là có thể tổ kiến một quốc gia. Đấy chỉ là mơ mộng thôi. Thực tế những ung nhọt dù nhỏ nhất trong xã hội nếu coi khinh không để ý cũng sẽ có thể biến thành bạo bệnh làm đổ gục một chiến tượng.
Nếu chỉ là một chư hầu, quản lý tốt vùng đất nho nhỏ của ngươi là được, trời sập có người khác gánh. Nhưng nếu là quân chủ , lão đại một quốc, thì ngươi phải gánh, từ thứ nhỏ nhất, như dân đi tè, đi ị, ngươi cũng phải chỉ đạo người dưới mà quy hoạch.
Mỗi ngày sẽ có mội ngàn loại vấn đề mà ngươi phải biết qua, nghe quan viên bẩm báo và phải sang suốt để quyết định đúng sai.
Thường thì khi nói về lịch sử quân sự toàn là chiến tranh, cung đấu, chính trị cân bằng, đao to búa lớn. Vì dễ múa , dễ cuốn mà thôi. Một quốc gia không thể vững mạnh và phát triển bền với chỉ những thứ kia.
Ví dụ như đạp thế gia này nâng thế gia kia? Hay ép thế gia nâng hàn môn sĩ tử, áp Hủ Nho cho Tân Sĩ lộ đầu. Nghe thì khá kinh và khá hay.
Nhưng những việc như hôm nay giá gạo tăng 1 đồng tại Thăng Long , nhưng Nghệ An thăng 4 đồng vì lũ. Thương nhân trục lợi đầu cơ ép giá. Tả Ngạn Hồng Hà qua Phú Lương có đoạn sạt lở. Sơn Tây khai khẩn thêm năm ngàn mẫu. Thợ gốm Bát Tràng tìm được men mới, Xưởng lụa năm nay thiếu nguyên liệu….
Nghe chán gì đâu nhưng nó lại cũng là một nền tảng siêu cấp quan trọng khác của một quốc gia nếu như thực sự cần phát triển.
Vợ Chồng tâm lý tương thông, trong khi Ngô Khảo Ký trên biển bắt đầu động tay với các Hải Bang thì Lý Từ Huy cũng ở Thăng Long sắn tay áo muốn điều trị tận gốc đám giang hồ mõm lẫn không mõm lằng nhằng gây loạn xã hội này.
Lần này Lý Từ Huy phải trân thành cúi đầu vái lạy cảm ơn Ỷ Lam mẹ nuôi rồi.
Không có bà ta đâm sau lưng một vố thì làm sao Lý Từ Huy ngộ ra vấn đề này?
Đầu tiên là chiến tranh, sau đó là tranh đấu thế gia – triều đình đã làm phân tâm sự chú ý của Huy.
Tiếp theo vấn đề giáp dục tranh đấu giữa tân học cùng Hủ nho, khoa cử càng làm Huy phân tâm.
Giọt nước làm tràn ly đó là việc Đăng cơ phong ba càng làm Huy ít chú ý tới mặt quản lý chặt về mặt xã hội khiến cho một số kẻ có thể lợi dụng.
Hải tặc Việt trá hình thương nhân được cấp phép làm loạn Biển Đông uy hiếp tới các tuyến làm ăn buôn bán.
Các bang phái Giang Hồ như nấm mọc lên với danh nghĩa hỗ trọ quốc gia triều đình Bắc Chinh.
Vấn đề quản lý vũ khí dân sự vì Đại Việt lúc này quá nhiều sắt thép để dân cũng có thể có vũ khí.
Vấn đề về thiết lập lại hệ thống Diêm Xưởng, điều chỉnh giá muối, chỉnh đốn lại bọn khốn nạn thương nhân buôn muối vô lương tâm ( Cha con Diêu thiếu toi mạng).
Chế độ ruộng đồng phân bổ , đồng bộ hoá đơn vị đo Sào Mẫu ở các vùng thuận tiện thu thuế, quản lý? Chính sách thuế ruộng các vùng đang quản lý phải thay đổi, sở hữu ruộng tư nên đặt lên mặt bàn?
Thắt chặt quản lý thương nghiệp?
Các cơ quan quản lý mang tính chất chuyên nghiệp ra đời. Cảnh Vệ Hình Sự, Cảnh Vệ Kinh Tế, Cảnh Vệ Dân Sự cần thành lập? Tất cả đều là những công việc không hề nhẹ nhàng cùng dễ dàng.
Vốn dĩ mấy chuyện này chưa tiến đến mức độ nhức nhối xã hội. Nhưng Ỷ Lan quậy, mộ số tổ chức giang hồ lại lộ ra trên mặt nước liên quân Ỷ Lan, một số lại liên quan thế gia, thậm chí liên quân Lý Kế Nguyên, Lý Hoằng Chân. Lại có những manh mối liên quan cái chết của Ngô Thường Hiến.
Từ đó khiến Lý Từ Huy chúa ý đến mảng khuất dưới chân bóng đèn nơi nàng đang đứng.
Điều này không cảm ở Ỷ Lan thì thật quá bất công cho bả rồi đúng không nào.
Lý Từ Huy ánh mắt bắt đầu để ý hơn đến những vụn vặt vấn đề của quốc gia, nhưng thực tế nó lại không hề vụn vặt chút nào.
Ví như lúc này giá lương thực trung binh vào khoảng một lượng 2 thạch gạo ( 100kg) ở Thăng Long. Tương đương với 9 văn đông một kg gạo. Lương tháng bình quân của một người lao động ở Thăng Long rơi vào tầm 500 văn tiền tương tương đương 55kg gạo, nếu hai ngươi trong nhà cùng lao động thì lương thực sẽ dôi ra rất nhiều. So với trước kia bữa đói bữa no đã là khủng khiếp tiến bộ cho người dân đen trong xã hội. Nhưng để đạt đến mức lương tháng trung bình 3 quán như ở Bố Chính sẽ cần rất lâu.
Nói thẳng thừng, một kỵ binh ở Thăng Long lương còn không bì nổi một người bán hàng rong ở Bố Chính.
Sự chênh lệch này rất lớn cần nhanh chóng san lấp tránh tạo khoảng cách.
Công việc nặng nề a, nhưng cũng không có cách nào, thị trường của Thăng Long còn rát eo hẹp, trừ khi Đại Tống mở ra thông thương toàn diện thì Thăng Long dân chúng mới có cơ hội vươn mình mạnh mẽ.
Cho nên đánh đánh giết giết, cướp đất cướp đai chưa chắc đã làm dân giàu nước mạnh ( Thời Lê chinh phạt cũng lắm cạn kiệt tài lực, dù lãnh thổ mở rộng lắm). Cần phải cân đối tài chính mới đánh, và đánh là phải có lợi cả về kinh tế, chính trị, quân sự mới đánh. Đó là tôn chỉ của cả Lý Từ Huy và Ngô Khảo Ký. Lý do vì vậy mà Lý Từ Huy dù rất hận Tây Bắc nhưng vẫn chưa có quyết định xuất quân, chỉ bắn lại đám thủ lĩnh của các vùng này và chờ đợi thời cơ.
Ngô Khảo Ký tức giận hằm hằm lên tàu về Đại Việt, cả một đám Cẩm Y Vệ sợ hãi rúm ró im thin thít quỳ phía sau , đến thở mạnh cũng không dám thở.
Mẹ nó hải tặc Đại Việt lại là thương nhân, thế gia cộng đồng mở ra. Thế gia quân sự mở công ty luôn bị theo dõi rất sát, vì bọn chúng có quyền hạn lập quân đội, sử dụng vũ khí. Mà thương nhân thường thì không có quyền hạn này nhưng lại ít bị “cơ quan chức năng” để ý.
Cho nên hai bọn khốn này liên hệ với nhau làm láo, sáng đi buôn tối đi cướp, trấn lột, làm nháo cả Đông Hải.
Hải Tặc Đông Hải có quy củ, đó là quy củ của Ngô Khảo Ký, nhưng bọn này tân Hải Tặc Đại Việt dựa vào cái mác Đại Việt không ai dám đụng vào nên làm bừa. Rất không tuân quy củ.
Đã nói có lợi nhuận không chỉ người Tống bán mạng, người Việt cũng không kém. Người Tống vì tiền dám bán bí mật quốc gia, vậy người Việt thì sao? Không giáo dục răn đe một cách thích đáng thì bọn này rồi cũng phát triển như thương nhâ Tống vậy.
À mà không, chúng đã như vậy rồi. Dám bán thông tin Đại Việt quân tình, kinh tế tình báo, chính trị tình báo. Lại còn dám làm ngăn bí mật bán cả vũ khí cho Tống, Nhật. Đây có phải là trảm thủ tội?
Cẩm Y Vệ để lọt một cái sọt này cho nên sợ hãi quỳ lạy không thôi.
Ngô Khảo Ký biết khú trách Cẩm Y Vệ lắm, thời gian này chiến tranh, Ngô Khảo Ký luôn điều động Cẩm Y Vệ lên phương bắc giúp đỡ hắn tình báo, tạo Ưng Vệ cho nên nội cảnh thiếu thốn là đúng, nhưng hệ thống Cảnh Vệ thật quá yếu, không dảm đường nổi nhiệm vụ, Cần phải thiết lập lại. Quan trọng nhất là tình hình Thế Gia hình như đang tìm ra những hướng đi khác khá ngu hiểm. Thương giá sau khi được ưu ái thì bắt đầu làm bừa, đúng là con ngươi đâu đâu cũng vậy, bán cho ít màu là muốn mở phường nhuộm.
Quay lại với tình hình Lý Từ Huy ở Thăng Long.
Không đụng vào thì thôi, đụng vào Lý Từ Huy mới thấy tình hình cực nghiêm trọng.
Các bang phái như nấm mọc sau mưa, tuy chưa chín thức gây ra thực chất nháo loạn gì cho triều đình nhưng không gì có thể nói trước điều gì?
Lúc này các khu vực Đại Việt ngay cả lãnh thổ mà Lý Từ Huy quản đã có rất nhiều các nhóm bang phái phát triển. Họ dựa vào hai năm qua chiến tranh để béo lên, nhưng sau khi chiến tranh chấp dứt họ sẽ làm gì để tồn tại?
Ở Đại Việt có hai loại bang phái kiểu này chia làm hai loại, loại đầu tiên đúng là các bang phái giang hồ thật, bọn họ thường là các võ đường võ quán, hay chỉ là các lò võ tự phát. Các nhóm lưu manh côn đồ còn sót lại từ thời Ỷ Lan. Sau này gặp “ bắc chinh” thời gian dài của Thăng Long thời Lý Từ Huy mà có thêm công ăn việc làm, thế lực phát triển mạnh, tuy chưa gây hại xã hội trật tự lúc này nhưng về sau chắc chắn rất bất ổn. Hiện giờ các bang phái dạng này vì tranh dành “ địa bàn làm ăn” mà xo sát liên tục mất trật tự trị an. Cần giải quyết sớm.
Nhóm bang phái thứ hai mới thực sự đau đầu, đây là thế gia kết hợp thương nhân tạo nên bang phái, đây là hình thức mới mà Lý Từ Huy lúc này nghiêm túc nhìn nhận mới phát hiện.
Thương nghiệp phát triển dẫn đến cạnh tranh. Các thương nhân vùng Thăng Long, Thiên Trường, Thiên Đức…. nơi là Lý Từ Huy tuyệt đối trưởng khống luôn có lợi thế cạnh tranh với chính sách ưu đãi của Thăng Long. Từ đó các thương nhân của các vùng thuộc thế gia bị đè lấp, nhưng thương nhân các vùng thế gia đứng sau lại là thế gia trưởng khống, cho nên họ sẽ không thua thiệt mà thành lập các Thương Hội trá hình với sự tham gia trực tiếp của thế gia với cả hỗ trợ quân sự cùng kinh tế. Cạnh tranh không nổi thì chơi chiêu bẩn hèn hạ thậm chí là cướp đoạt, chém giết khi thương nhân vùng Thăng Long tới nơi họ buôn bán. Thậm chí hành động này đã lan qua cả vùng mà Lý Từ Huy cai quản.
Thương nhân các vùng Thăng Long, Thiên Trường, Thiên Đức…. cũng không chịu thua, liên hợp lại tạo thành Thương hội tương tự, nhờ vào tiềm lực kinh tế tốt tự trang bị quân sự khí giới sẵn sàng đôi công.
Cả hai hóm trên hành vi đều không được chấp nhận trong mặt Lý Từ Huy và phải loại trừ tận gốc.
Vũ khí lan tràn khắp nơi, sắt thép thừa thãi và lại thiếu quản lý đã dẫn đến tình trạng đáng báo động mà khi nhìn thẳng vào thật sự giật mình.
Nói chung ở Đại Việt bên ngoài nhìn vào thì phồn hoa, nhưng bên trong cả vạn vấn đề nhức nhối không phải đơn giản ngày một ngày hai có thể xử lý được trọn vẹn.
Chiến tranh đúng là không có kẻ thắng hoàn toàn. Chỉ có triết học phương Đông mới phân ra “thắng” “ bại”. Người Hi Lạp cổ đã coi triến tranh thắng -bại là hai mặt của đồng xu, tuy phân biệt nhưng không thể tách rời, nhìn mặt trên là chiến thắng nhưng xoay đồng xu mà ngắm nghía đó là thất bại. Cho nên tốt nhất không nên chiến tranh nếu không cần thiết.
Đại Việt lần này nhìn phong vân, nhưng cuộc chiến với Đại Tống đã để lại những vết thương thầm lặng khá sâu sắc. Như việc Ỷ Lan lợi dụng những vết tích chiến tranh gây ra cho Đại Việt mà công kích Lý Từ Huy lúc này cũng đã là một vấn đề rất mệt mỏi.
Đúng là lời nói vô trách nhiệm của một người thiếu kinh nghiệm nhưng lại luôn bắt người khác phải làm theo ý mình.