Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 543: Bá Đạo Phò Mã Gia- Bá Đạo Phu Đế Quân



Cuối tháng ba năm Hưng Long Nguyên Ký thứ hai , vào lúc Ngô Khảo Ký trên đường đạp sóng rẽ gió tiến về Thăng Long với khí thế hừng hực sục sôi muốn chỉnh đốn toàn Đại Việt tác phong thì ở Đại Tống lại đang loạn một bầy.

Triệu Húc sau thời gian dài bệnh nặng đã chịu không nổi mà chết đi.

Chuyện là sau trận chiến bại ở Cửu Giang , lại thêm chiến bại ở Tân Trịnh. Quân đội Đại Tống gần như rệu rã. Không còn chút ý chí chiến đấu.

Sau thời gian dài với quá nhiều nỗ lực thì Trương Thủ Tiết cũng đã đưa được thư về đến triều đình Đại Tống.

Thẩm Tông Cồ phản theo Đại Việt, quân của Trương Thủ Tiết còn mười vạn nhưng bị vây kín ở giữa Hạ Châu và Sâm Châu. Tình hình đói ăn, rét mướt bệnh tật, không còn lương thực, đã phải ăn chiến mã. Quân sĩ tan hết nhuệ khí không thể mở đường máu thoát vây. Mong triều đình cứu viện.

Thật sự thằng Trương Thủ Tiết số rất khổ, hành binh tuy có tài nhưng luôn rơi tình trạng éo le. Lần trước chiến tranh Việt- Tống ( 1075-1076) đã bị vây một lần xém phải đầu hàng Thân Cảnh Phúc. Lần này cũng bị vây sắp không đỡ được.

Triều đình biết quân của Trương Thủ Tiết còn tồn tại thì có chút vui mừng, muốn tổ chức một đợt quy mô đánh kẹp Hành Dương nhưng lần này Dương Tung không thể ngồi thiền nữa mà nhảy ra chửi nhau ầm Ĩ cùng Lý Hiến.

Ngươi liên lạc được Trương Thủ Tiết để hẹn ngày cùng tiến không?

Ngươi lấy cái gì tiến công Hành Dương khi Bắc Mân không còn uy hiếp ở Cửu Giang, bọn hắn không biết chọc sau lưng quân Tống một đao à?

Ngươi nghĩ quân Đại Việt là trẻ lên ba không đánh nổi mười vạn quân của Trương Thủ Tiết lang thang không nơi trú ẩn?

Người ta là muốn bắt quân để có lợi thế đàm phán, các ngươi muốn lính Tống chết sạch thì lao vào đó.

Các ngươi nghĩ đến Lam Long Kỵ cỡ nào đáng sợ? Hành quân bộ từ Tương Đàm đến Hành Dương… nực cười.

Lại nói đi đường thuỷ? Thuỷ quân đã bị thuyền sắt của Bắc Mân đánh cho gần tàn. Nay còn muốn đánh với thuyền con rùa của Đại Việt ở Hành Dương? Các ngươi quên bọn hắn đồ sát thuỷ quân Tương Đàm ra sao?

Lại nói Bắc Nguyên chỉ có năm vạn binh đi qua mà cả Hà Nam chịu không làm gì nổi, nếu để hắn nổi điên thực sự dẫn 20 vạn kỵ bịn qua sông liệu Đại Tống còn tồn?

Đã 4 mặt thụ địch vẫn còn khư khư cố chấp mặt mũi?

Cách tốt nhất là nhịn, cúi đầu phát triển , tổ kiến lại quân đội. Quân tử trả thù mười năm chưa muộn.

Đúng thật lần này Dương Tung chịu không nổi nước bọt văng tung toé trên triều đường mà chửi. Ông ta cũng chẳng vì bản thân, chỉ vì trung quân ái quốc mà thôi.

Hắn nhìn thẳng góc độ quân sự. Đánh nữa có tạo thêm chút lợi thế quân sự cho đàm phán thì thế nào? Được một hai lợi ích nhưng bao nhiêu binh sĩ Đại Tống sẽ chết?

Dĩ nhiên với thân phận là Khu Mật Sứ đứng đầu quân sự Đại Tống thì Lý Hiến thấy mất mặt, thất địa vị bị uy hiếp nguy cơ nên cãi chày cãi cối.

Nhưng bất ngờ Triệu Húc qua đời khiến cả Đại Tống rúng động, không ai còn nghĩ đến cái gì đánh đấm nữa.

Thật ra lúc này Triệu Húc chỉ có ba người con trai tất cả đều rất nhỏ tuổi.

Triệu Hú năm nay 6 tuổi, Triệu Tất chỉ mơi 17 tháng tuổi, Triệu Hu càng nhỏ tuổi chỉ mới 3 tháng tuổi thôi.

Vấn đề là cả ba đều quá nhỏ, nếu bình thường vận nước thái bình có lẽ lên ngôi không vấn đề gì, có thể cử Nhiêp chính. Nhưng lúc này vận nước Đại Tống quá rối, nhiều quần thần cho rằng Ấu Chúa khó bình sự. Sự kiện Triệu Khuông Dận, Triệu Khuông Nghĩa lại văng vẳng bên tai chúng quan viên.

Lúc này Kỳ vương Triệu Hạo và Cao Mật Quận vương Triệu Quần vẫn còn đang tráng niên. Trong đó Triệu quần là con trai của Tuyên Nhân Thái Hậu, là anh cùng cha cùng mẹ vớ Triệu Húc. Cho nên là ứng cử viên rất sáng giá cho Đại Tống ngôi đế.

Thực tế về lý trí mà nói nên chọn trưởng thành lại có kinh nghiệm cùng có những phẩm chất đã bộc lộ qua thời gian cô g tác trong triều đình như Triệu Hạo và Triệu Quần.

Nhưng vì nhiều cái tư lợi cá nhân cho nên rất nhiều chuyện không như nhân muốn.

Tuyên Nhân Thái Hậu muốn Nhiếp Chính.

Vấn đề ở đây là Cao Tuyên Nhân Thái Hậu lại không mặn mà với Tân Pháp của Vương An Thạch. Mà Triệu Quần xem ra lại hứng thú với biến pháp của Trương An Thạch đi lại rất gân cùng Chương Đôn ( Phe biến pháp) điều này khiến Cao Tuyên Nhân Thái Hậu không ưng ý.

Vừa Không Ưng ý con trai út lại vừa muốn tự tay nhiếp chính cho nên , Cao Tuyên Nhân Thái Hậu muốn cháu trai còn nhỏ nối ngôi.

Chuyện nối ngôi được hay không lại đụng chạm đến Vương Khuê nhóm. Không phải Cao Tuyên Nhân Thái Hậu muốn là được, không có ủng hộ hùng hậu thì mỗi họ Cao cũng chưa chắc đủ.

Đêm đó Cao Tuân Dụ cha của Cao Tuyên Nhân Thái Hậu cũng đang hấp hối, không ngờ lão ta mời được Vương Khuê tới nơi mang tiếng thăm bệnh. Không biết hai người mật đàm cái gì sớm ngày hôm sau Vương Khuê nhóm lúc vào cung liền đi thỉnh an Cao Tuyên Nhân Thái Hậu.

Cao Tuyên Nhân Thái Hậu sau dèm tiếp đám Tể Thần Vương Khuê, Vương An Lễ, Thái Xác, Bồ Tông Mạnh, bà sụt sùi khóc nhẹ:

"Đứa nhỏ này có hiếu, tự mình hầu thuốc cho Quan gia, tuyệt nhiên luôn hầu bên cạnh. Lại thường hay đọc Phật Kinh, niệm 7 quyển 《Luận Ngữ》, tuyệt không gian dối!"

Sau đó Cao Thái hậu mệnh cho Hoàng tử ra ngoài bái Vương Khuê bọn. Cứ vậy việc lập tân đế coi như hoàn thành bảy phần.

Bên ngoài thì nhóm Tư Mã Quang nhận được mật báo của Cao Thái Hậu mà âm thàm vận động cho Triệu Hú. Đơn giản vì Cao Tuyên Nhân Thái Hậu phản đối Vương An Thạch là cùng phe với Tư Mã Quàng rồi đúng không.

Việc lập đế 9 phần chắc.

Cuối cùng là đám Vương Khuê vào hầu bệnh Triệu Húc đang sắp ngoải, Thái Y dùng kích thích dược lần cuối để vị Hoàng Đế Đại Tống tỉnh táo một chút. Tể chấp Vương Khuê , bọn họ xin di chiếu lập Diên An Quận vương Triệu Hú làm Hoàng thái tử, Cao Thái hậu có Quyền đồng thính chính.

Triệu Húc gật đầu coi như đồng.

Ngày 28 tháng 3 năm 1083. Triệu Húc chính thức chết rồi, so với lịch sử thì chết sớm 2 năm nhưng người kế nhiệm không đổi, nhiếp chính vẫn là Cao Thái Hậu.

Vì Triệu Hú tuổi còn quá nhỏ cho nên thực tế quyền bính nằm hết trong tay Cao Tuyên Nhân Thái Hậu nay đã là Cao Tuyên Nhân Thái Hoàng Thái Hậu niên hiệu Nguyên Hựu năm thứ nhất của Đại Tống bắt đầu.

Việc đầu tiên là Đại Tống muốn nghị hòa chấm dứt chiến tranh với Đại Việt – Bắc Nguyên và Bắc Mân.

Kỳ lạ thay hai quốc gia hùng mạnh bậc nhất Đông Á đều là phụ nữ nắm quyền. Ở Đại Việt là Lý Từ Huy Thánh Thiên Đế, ở Tống là Cao Tuyên Nhân Thái Hoàng Thái Hậu Quyền đồng thính chính.

Nhưng đường lối của hai người này khác hẳn nhau, Lý Từ Huy có vẻ hơi cương và bá đạo còn Cao Tuyên Nhân Thái Hoàng Thái Hậu thường có tính thỏa hiệp là chính. Thời Cao Tuyên Nhân Thái Hoàng Thái Hậu trong lịch sử lấy phát triển kinh tế là chính, thỏa hiệp các phe Tây Hạ- Đại Liêu để có hòa bình, và thời này cũng là bắt đầu cho một thời kỳ “tăng cấp” cấp độ Đại Tống cung phụng cho các quốc gia trên.

Tất nhiên lúc này không còn cái bản Hòa Ước Thiền Uyên cuốc nhục của người Hoa Hạ đối với người Liêu, vì Đại Liêu đã bị Ngô Khảo Tước đánh tàn. Lúc này có Bản Hòa Ước Hoàng Hà, nội dung không quá đổi lắm. Nói chung thay vì mỗi năm 10 vạn lượng bạc, 20 vạn xúc lụa cho Đại Liêu thì nay Đại Tống thành 15 vạn lượng bạc 25 vạn xúc lụa trong Hòa Ước Hoàng Hà cho Bắc Nguyên.

Và lẽ tất yếu họ đang đối mặt với một bản Hiệp Ước bất bình đẳng mới. Một hiệp ước cùng Đại Việt hùng mạnh.

Vẫn chưa biết Hiệp Ước này ra sao, Sứ thần Tô Triệt được cử đi Hành Dương tiến hành đàm phán.

Tất nhiên Đại Tống bế tắc và không có gan làm loạn đánh Đại Việt thôi. Nếu đánh Đại Việt lúc này khả năng cao Đại Việt chỉ có thể thủ. Vì Hành Dương thành lúc này quân Đại Việt đang khá bất ổn.

Nói tóm lại có đôi khi cuộc đời rất lạ, Ký và Tích đã bỏ lỡ mấy lần đột phá Tương Đàm cơ hội. Đại Tống cũng bỏ lỡ cơ hội tìm một chút lợi thế đàm phán khi quân Đại Việt bất ổn ở Hành Dương.

Mười ba tháng Tư năm Long Hưng Nguyên Ký thứ hai, cuối cùng Bình Nam Vương Chiến thần bất bại của Đai Việt đã về tới Quân Cảng ở Đấu Hồ.

Chiến hạm hùng dũng tiến vào quân cảng, lúc này Thăng Long đã rợp trời cờ hoa đón mừng vị anh hùng của bọn họ đã trở về.

Lý Từ Huy đính thân dẫm quan binh đi tới Đấu Hồ để chờ đón.

Quan viên Triều đình không một ai vắng mặt, Lý Từ Huy uy nghiêm ngồi trên xe kéo to lớn có lọng che, sơn son thiếp vàng, tay nàng còn dắt theo một đứa trẻ tầm 5 tuổi.

Không ai khác đó là Ngô Thần Thuấn, con trai ruột Ngô Khảo Tích và là con nuôi của vợ chồng Huy Ký.

Hôm nay là lần đầu tên Thần Thuấn được thấy cha nuôi thần tượng cho nên hưng phấn kích động vô cùng.

Chín giờ sáng, chiến hạm Carrack ầm ầm rẽ nước tiến vào.

Để cải tạo hồ thành quân cảng có thể chứa đựng các loại chiến hạm như Carack thì Hồ Hoàng Kiếm sau này mà chúng ta biết có lẽ sẽ không như tưởng tượng của chúng ta rồi.

Đấu Hồ đã được kè đá tảng xi măng, hồ nạo vét rất sâu, lại có đường thông ra sông Hồng cũng được mở lớn, kè đắp. Quân cản nằm ở phía Đông nhưng cũng có thương cảng ở phía Tây hồ.

Không có cách. Sông Tô Lịch bị biến thành công xưởng mương rạch, thuyền không qua lại được cho nên Đấu Hồ trở thành cảng mậu dịch kết nối cùng Luy Lâu cảnh. Cho nên nơi này tấp nập thương lái, nhà cửa phòng xá, kho tàng. Dân Thăng Long có rất nhiều người sống tại nơi này.

Giây phút chờ đợi cũng đến, vây quanh thân vệ giáp sắt sáng choang một người đàn ông cao lớn mặc long bào đen theo rồng vàng đỏ xuất hiện.

Dân chúng Thăng Long như gà ăn thuốc lắc ào hào hô hào hoan hô, cờ vàng đỏ Đại Việt tung bay phấp phới.

Nói đến Quốc Kỳ hồn thiêng Đại Việt đã khá thay đổi trong thời kỳ của Lý Từ Huy.

Lá cờ vàng với vòng tròn đỏ chính giữa viết hai chữ Đại Việt bằng chữ Hán đã bỏ. Thay vào đó là lá cờ phân hai nửa đỏ vàng, nửa trên đỏ nửa dưới vàng, vẫn là hai mầu chủ đạo của người Việt. Trên cờ có thêu rồng lượt chữ S đang bay lên, cũng là hai màu đỏ và vàng nhưng đối lập hai cái nền để nổi bật.

Tại sao phải thay đổi như vậy? đơn giản vì là quốc gia hàng hải quốc kỳ cần đơn giản màu sắc lớn để có thể phân biệt từ xa. Hai mảng Đỏ Vàng rất dễ được quan sát từ rất xa trên biển. Lý do đơn giản thôi.

Thật ra các quốc gia Châu Âu cũng đi theo phong cách này, cờ không quá rườm rà, trừ cờ lễ. Mỗi quốc gia đều là các màu sắc khối lớn chia lá cờ làm 2 hoặc 3 phần là nhiều. Đạo lý cũng tương tự quốc kỳ Đại Việt lúc này.

Đội trống lễ vang lên lúc này từng nhịp trống dồn dập vang khí thế hào hùng Đại Việt, toàn dân như phun trào cảm xúc hưng phấn.

Tù và nổi lớn âm thanh….

Tiếp theo đội hình chuẩn bị trước bắt đầu hô lớn theo nhịp trống.

“ THIÊN THÁNH HUY MINH HOÀNG ĐẾ VẠN TUẾ VẠN TUẾ”

Đùng đùng đùng….

“BÌNH NAM VƯƠNG VẠN TUẾ VẠN VẠN TUẾ”

Đùng đùng đùng….

Dân chúng bắt đầu theo nhịp cùng hô vang.

Mấy vạn người?

Mấy chục vạn người?

Không biết.

Chỉ biết tiếng hô lớn đến độ có thể làm cây cối rung động, làm đất trời biến sắc, làm mây xanh cũng phải nhượng bộ lùi đi để ánh thái dương rực rỡ nhất chiếu dọi nơi này.

Ngô Khảo Ký theo bậc thang từ từ bước lên bạch tượng đã chuẩn bị sẵn nơi đó.

Lại nói trong lịch sử bạch tượng này phải dâng cho Tống sau trận Như Nguyệt, nhưng lúc này không hề. Nó chỉ ở đây phục vụ cho Đại Việt mà thôi.

Hoàng tráng, hào hùng, khí thế … Bình Nam Vương oanh phong lẫm liệt ngồi trên Bạch Chiến Tượng khổng lồ đi về phía xa giá cự đại cao lớn nơi Lý Từ Huy chờ đợi.

Theo thang lộng sơn son thiếp vàng chậm rãi ung dung. Bình Nam Vương xuống tượng long hành hổ bộ tiến tới Đế Xa, không cúi chào, không hành lễ , ngạo nghễ từng bước lên bậc thềm tiến thẳng tới Thánh Thiên Đế.

Mọi ngày này ngàn vạn co dân Thăng Long mới hiểu cái gì là tình cảm thể hiện, cái gì là thể hiện tình yêu đôi lứa vợ chồng, cái gì là phong độ của Đàn ông ngay cả khi vợ hắn là Đế một quốc.

Cao lớn , uy phong , lẫm liệt bước tới, bỏ qua lễ quân thần, bỏ qua khom lưng cúi đầu.

Vương gia sợ vợ đâu? Dân chúng đang muốn xem một màn này mà?

Bọn họ chứng kiến một màn khác, một bộ mặt khác của vị Vương gia này. Hoá ra trước giờ chưa ai thực sự hiểu về hắn…

Hoặc giả mọi người hiểu sai về Nam Vương Thần này?

Họ đang thấy cái gì?

Bình Nam Vương tiến đến…. bên Thánh Thiên Đế.

Hai người cùng đứng,

Bốn mắt nhìn nhau.

Lẽ dĩ nhiên bên cạnh hùng tráng cao lớn vạn vỡ khí thế hùng vĩ non sông thì Thánh Thiên Đế có vẻ hơi … yểu điệu , điều mà chưa từng quan đại thần nào , dân chúng nào ở Thăng Long từng quá mục và cảm nhận.

Trước mặt họ xưa ky luôn chỉ có cảm giác áp bách khi đối diện cùng Lý Từ Huy, Lý Từ Huy Uy nghi quá thịnh, làm nhiếp chính vương quyền uy sâu dày, làm Hoàng Đế càng là Đế Uy hung hung. Nào có ai nhìn thấy được một bản mặt khác … yểu điệu từ Hoàng Đế của bọn họ?

Hoa mắt?

Nhiều quan Đại Thần dụi tới dụi lui cặp mắt này.

Không thể nhầm.

Khoảnh khắc khôn dám dụi nữa, mấy chục vạn con mắt mở to hết cớ, miệng há toác… họ thấy gì?

Hôn…. Nhau…

Giữa thanh thiên bạch nhật, giữa bàn dân thiên hạ… Bình Nam Vương Thần dám…. Nhấc cằm Thánh Thiên Đế… Môi chạm môi….

Ặc ặc… xấu hổ không dám nhìn….

Ặc ặc… qua khe hở ngón tay các thiếu nữ Đại Việt to gan lớn mật… học hỏi a…

Mắt mở lớn hơn chút…. Miệng mở đến sái quai hàm…

Bình Nam Vương Thần dám …. Hắn dám…. Bế lên Bệ Hạ… quay xe hồi cung… giữ nguyên tư thế này hồi cung?

Bệ Hạ vậy mà ôm cổ mắt nhìn đắm đuối… Bình Nam Vương Thần…….

Cái này mà là Vương gia sợ vợ?

Cái này là Bá Đạo Phò Mã gia khi Bệ Hạ còn là công chúa… giờ đã biến thân thành Bá Đạo Đế Phu Quân rồi…..

Nhìn lầm nhìn lầm….. đây mới là bản chất của nham nhi Đại Việt, đây mới là Bình Nam Vương của chúng ta.

Không cần biết Bệ Hạ là Đế là Hoàng gì… nàng mãi mãi là vợ của Binh Nam Vương mà thôi.

Nam nhân Đại Việt ưỡn ngực đứng thẳng, xương sống hết cong rồi.

Nữ giới xấu hổ thẹn thùng nhìn nam nhân của mình trong đầu đang nghĩ…. Hay thử một chút nhỉ.

Kể từ đó nam nữ Thăng Long có một kiểu thể hiện tình cảm hơi Tây một chút rồi… A men.