Ngô Khảo Ký cầm trong tay báo cáo từ phương Bắc mà lắc đầu.
Quá xung động….
Tuổi trẻ…
Hoàn cảnh quá đáng thương.
Một mình đột nhập công xưởng Hứa Xương ăn cắp bản mẫu khắc ấn tiền?
Có bị ngu không? Rất ngu … nếu người ngoài nhìn sẽ thấy rất ngu. Nhưng người trong cuộc chưa hẳn thấy vậy.
Thật ra thứ cần đánh cắp không phải bản khắc in xà phòng mà là chất liệu gỗ tạo nên bản khắc.
Mỗi chất liệu gỗ đặc biệt sẽ cho ra những đường vân in rất lạ mà khó bắt trước. Còn việc sao chép bản khắc vào xà phòng miếng không quá quan trọng. Chỉ cần có mộc tộc tại với tài năng thiên phú của bọn họ thì chỉ cần nhìn tiền có thể tác ấn chỉ là cần nhiều lần thác ấn cùng in thử sao cho giống nhất thôi.
Nào ngờ tên Cẩm Y vệ trẻ tuổi kia dám bố trí Ưng Vệ tay chân giúp đỡ để hắn đột nhập Xưởng Công.
Mà cũng láo thật tên này vậy mà thành công lấy ra được bản thác ấn tiền khuôn lại lấy cả mẫu gỗ bên trong đó ra.
Có điều tàn phế rồi, cụt một tay, cả Hứa Xương đang lùng bắt thằng này. Cẩm Y Vệ mấy nơi ở Hứa Xương gần như phải bại lộ mới đưa được thằng này thoát khỏi Hứa Xương.
“ Truyền lệnh xuống tổ chức cứu… cô gái trong Quan Kỹ ra. Trước sau gì việc của Tên Bác Hộ này cũng bị Tống tra được chân tướng, các đầu mối liên hệ cùng Lê Thành cho rút hết khỏi Hứa Xương. Tái thành lập khác các nhánh thâm nhập”
Ngô Khảo Ký lắc đầu nói cùng Phùng Tung cùng Lý Thuận.
Hắn thông cảm, tuổi trẻ luôn có những sự bồng bột nhất định. Có thể hiểu và tạm chấp nhận.
Việc này không thoả. Chỉ sợ Địa Tống phát hiện Xưởng In đột nhập sẽ thay bản khắc. Đến lúc đó thác ấn lấy về vô dụng.
Thác ấn lấy vê chỉ có tác dụng khi thần không hay quỷ không biết sao chép. Còn nếu đã bị phát hiện thì Tống ngay lập tức có thể đổi bản khắc ấn khác. Hi vọng là không đổi gỗ để khắc bản đi.
Công tội không dễ bù trừ. Việc làm nóng vội bất cẩn của Bách Hộ Cẩm Y Vệ chắc chắn phải phạt nặng.
Ngô Khảo Ký ra lệnh cho Phùng Tung đưa hai tên khốn làm lao đao cả Cẩm Y Vệ nhóm Hứa Xương này về Thăng Long chịu tội. Còn tội như thế nào Ký sẽ định đoạt.
Phùng Tung – Lý Thuận thấy Thánh Vương nguôi giận thì lui đi trong lòng thấp thỏm may mắn.
Cũng may việc mực in cùng giấy đã thành công tốt đẹp.
Bốn nhà làm cống giấy ở An Tây( An Huy ngày nay) đều bị khống chế trong tầm ta Cẩm Y Vệ. Công thức chế giấy từ vỏ cây dâu cùng phương pháp chi tiết đều ở cả đây. Thậm chí một nhóm thợ lành nghề giấy Ở bốn nhà đã được bí mật đưa về Thăng Long.
Bên cạnh đó bốn nhà sản xuất giấy sẽ cũng tuồn về Đại Việt theo con đường Cẩm Y Vệ bí mật.
Lại nói nhìn về bản khắc ấn của Tiêng Tống nói thật quá sơ sài… như thế này cũng dám chơi tiền giấy?
Ví như tiền giấy thời Nguyên Mồn Ký cũng từng nhìn qua trong sách báo tranh ảnh, ít ra nó còn có chút khó mô phỏng. Bản khắc đơn sơ này rất không ổn.
Mệnh giá 100 tiền đồng Tống. Thật dám chơi.
Ký đã ban sẵn sắc lệnh ở Đại Việt ngoài tiêng Đồng cấm nhận các loại tiền bằng chất liệu khác.
Cảnh báo này còn tới Bắc Nguyên, Bắc Việt, Bắc Mân.
Còn đám Nhật Bản, Triều Tiên thì khôn sống bống chết đi.
Thật ra Tống đã có tiền giấy cơ số nhỏ từ mấy chục năm trước, toàn là phát hành tử của một số tiền trang được cho phep, và lưu hành chủ yếu ở các vùng tiền trang đó. Cho nên việc cảnh báo này có thể làm ngay từ lúc này.
Về công nghệ bảo mật tiền của thời này Đại Tống nói thật Ngô Khảo Ký không để vào mắt.
Quá thô sơ, ngay cả giấy “đặc biệt” làm bằng vỏ cây dâu cũng không có gì gọi là đặc biệt. Chẳng qua là nguyên liệu khác, cộng thêm cho một số khoáng chất như soda lúc ủ nguyên liệu tạo nên sự khác biệt, Cuối cùng là việc cấm dùng cống giấy trong dân gian khiến thứ này trở nên “đặc biệt”. Chứ bản chất giấy cống của Đại Tống cũng không có cái gì quá cao cấp.
Còn về bản khắc gỗ này của Đại Tống thì Ký khinh bỉ. Nó quá thô lậu và không có chút đáng kể nào bảo mật. Có lẽ mực in còn đáng chú ý một chút.
Tiền của Đại Tống sẽ có hai màu đen và đỏ. Mực đỏ có lẽ là con dấu đóng lên. Công thức phối màu khá đặc biệt không quá giống mực son.
Thế nhưng giờ mấy thứ này đã nằm hết trong tay người Việt rồi.
Nếu so ra bảo mật còn kém xa giấy quỳ của sổ tiết kiệm Bố Chính- Thăng Long.
Giấy quỳ đổi màu triết tách từ Địa Y. Quỳ pha vào rượu thấm giấy dán vào cùng sổ tiết kiệm. Nhân viên kiểm tra thật giả chỉ cần dùng chanh acid thấm một góc của giấy quỳ để kiểm tra thật giả. Tất nhiên lúc này sẽ dùng H2SO4 loãng thay cho chanh.
Đây là công nghệ chưa ai bắt chước được. Thêm vào đó bìa cứng cũng là thứ mà công nghệ giấy lúc này chưa có. Muốn có bìa cứng phải bồi giấy. Mà bồi sẽ bị nhìn ra ngay. Đây chính là lý do mà sổ tiết kiệm, giấy gửi tiền của Bố Chính- Thăng Long không bị làm giả.
Trước đây Tống Kiệt quản lý ngân hàng Thăng Long là làm ẩu. Công nghệ giấy bình thường, sổ sách ẩu , lại thêm bảo mật chỉ là dấu son dễ mô phỏng nên tí sập vì sổ tiết kiệm giả.
Ví như thời này chưa có hệ thống máy tính không thể đồng bộ hoá thông tin trong giây lát. Thường là một tuần hay nửa tháng thì ngân hàng chi nhánh bới đồng bộ hoá thông tin rút gửi với ngân hàng chính. Sau đó lại đồng bộ tất cả các ngân hàng chi nhánh.
Sổ sách cực kinh khủng nếu không có hệ thống quản lý khoa học sẽ loạn.
Nếu làm giả được sổ chỉ cần lợi dụng thời gian trống trước khi các ngân hàng đồng bộ. Làm 5 cái sổ giống sổ gốc, đi năm cái chi nhánh rút tiền vậy là toan rồi.
Cũng may thời đó Tống Kiệt không có mở quá nhiều ngân hàng chỉ mở ba cái, Một ở Thăng Long hai ở Luy Lâu , ba ở Vân Đồn cho nên thiệt hại chưa nặng, đến lúc Lý Từ Huy tiếp quản vẫn chưa đến nỗi nát không đỡ nổi. Nhưng mà Bố Chính cũng phải bù không ít tiền vào đây.
Nói đến giấy quy đã đủ bảo mật, nhưng nó chỉ có tác dụng tốt với giấy gửi tiền, sổ tiết kiệm, sổ vay nợ. Vì những thứ này sẽ được bảo quản cẩn thận, quỳ giấy không hỏng. Nhưng tiền là khác, Tiền cần lưu thông sử dụng, mồ hôi, nước, các môi trường adicd hay kiềm đều phải kinh qua Quỳ sẽ rất nhanh hỏng, Cho nên quỳ giấy không thể dùng cho in tiền.
Nhưng Ngô Khảo Ký với công nghệ Javen tẩy trắng giấy lại thêm sợi lanh để tăng độ dai của giấy.
Lại nói đến lanh, lần này đánh về Lâm Tây chưa thấy tìm được apatit chưa đánh tới Tụ Long mỏ đồng nhưng có một nguyên liệu mang tính đột phá đã vào mắt Ngô Khảo Ký. Sợi lanh, và cây lanh.
Tại sao Ký lại quên béng thứ nầy, cây lanh quad nhiều công dụng thiết thực.
Sợi lanh có thể làm vải, làm cực tốt dây thừng thứ cần rất nhiều cho hàng hải thuyền buồm và nhiều lại ngành nghề khác cần dây thừng.
Ngoài ra lá cây lanh chứa đến 0,3% THC hoàn toàn có thể làm thuốc lá xuất khẩu đi Đại Tống- Nhật Bản- Tam Phật Thệ… thậm chí toàn thế giới… đây là một món lời kếch sù không đong đếm được.
Sợ thuốc lá ảnh hưởng người Đại Việt không? Có sợ nhưng nói thật cái đó còn tuỳ vào ý thức, tuyên truyền cùng cấm cản . Thuốc lá cây lanh không có gây ung thư nhưng gây nghiện nhưng tác dụng lên hệ thần kinh không quá kinh khủng. Muốn có biến chứng về thần kinh cũng là 30-40 năm.
Làm tốt công tác chống thuốc lá ở Đại Việt là được , mặt hàng này chỉ xuất khẩu.
Cây lanh rất dễ sống ở Tây Bắc. Ngô Khảo Ký tính di một ít dân lên đây cho người Việt định cư chiếm địa bàn nhưng chưa nghĩ ra thứ gì hữu hiệu ngoài khai thác quặng Apatit cùng Đồng.
Mà hai cái mỏ này nhân công cũng chỉ cần tầm vạn người, lương đủ nuôi sống 3 vạn. Muốn phát triển thêm dân số chỉ có thể nông nghiệp trồng lúa hay chăn nuôi. Nhưng hi vọng vào hai thứ này bùng nổ dân số ở đây là thiển cận.
Đồng bằng quá nhỏ để trồng nhiều lúa. Ruộng bậc thang không thích hợp người Kinh. Nhưng nếu là trồng lanh đâu đâu cũng sống này thì khác nha. Lại có thêm phân bón … ha ha ha.
Một khu công nghiệp nguyên liệu ra đời, Đại Việt lại có thêm một ngành kiếm lợi vô số.
Nuôi sống chục triệu người cũng có thể. Người không nghĩ sai đâu. Nếu công nghiệp lanh phát triển, chục triệu người dựa vào đó sống vẫn tốt.
Ngô Khảo Ký mân mê sợi lanh trên tay chuẩn bị lên ý tưởng cho một ngành công nghiệp độc hại.
Thật ra ánh mắt của Ký con hướng xa hơn tới các vùng Tây Bắc khác. Muốn thật sự đặt nền móng thống trị đến một nơi nào đó không chỉ có chinh phục đồng hoá. Mà quan trọng hơn hết hãy cho người dân nơi đó một cuộc sống tốt hơn điều kiện sinh hoạt tốt hơn. Nếu đã tốt hơn thì không ai đi phản kháng làm gì cho mệt trong thời đại mà chủ nghĩa dân tộc còn chưa quá bùng nổ.
Cách tư duy của Ngô Khảo Ký khác hoàn toàn cách tư duy của các quân chủ thời hiện tại.
Các quân chủ thời này mở rộng đất đai để bóc lột , khai thác tài nguyên, tài nguyên nơi này không nghĩa hẹp chỉ là khoáng sản lâm sản mà là cả tài nguyên con người, sức lao động….. Đây là kiểu khai thác và bóc lột thuần túy mang tính hủy diệt.
Còn Ký thì tư tưởng hơi khác. Hắn chiếm hữu các mảnh đất mới cũng là khai thác tài nguyên cũng đi theo hướng bóc lột nhưng lại không phải đơn thuần bóc lột khiến người sống ở nơi đó chịu áp bức mà đấu tranh. Đối với Ngô Khảo Ký thì thu vài cái thuế, eo ép người nộp lên thổ sản không có kiếm được bao tiền. Hắn là muốn đầu tư vào các vùng đất này sau đó mới thu lợi. Cách làm này hơi tốn thời gian, công sức nhưng bền. Người dân cũng được hưởng lợi, đời sống vật chất, tinh thần tốt lên, tuy bị tư bản Ngô Khảo Ký bóc lột sức lao động nhưng họ vẫn sẽ vui vẻ cống hiến.
Trước tiên nghĩ tới bóc lột thì hãy nghĩ cách để bọn họ có thể sống tốt đã đã, đây là Ký với tư tưởng nhân đạo còn sót lại chút ít từ hiện đại thế giới.
Một bộ truyện đồng nhân với vô số các thế giới khác nhau, với vô số cuộc phiêu lưu kì thú, nếu cảm thấy thích thú, hãy ghé qua .