Một khi ỉ lại cái gì đó ngươi sẽ mất đi 50% năng lực vốn có.
Và Benjamin Huy Tuấn chính là vậy.
Ngô Khảo Ký là một mình vây giữa một đám không biết gì, hắn phải vặn đầu vắt óc làm từng thứ một. Năng lực tư duy cùng sáng tạo phải cố phải cố, cho nên hắn có thể sáng tạo ra nhiều thứ hơn cả tầm bản thân có thể có.
Ví như máy cán thép đó chính là hắn suy luận sau đó kết hợp những gì mình có được tri thức cơ khí lý thuyết mà vẽ ra. Chế sai lại sửa, sửa lại cải tạo. Cứ như vậy hắn không xuất thân kỹ sư cơ khí như Lý Từ Huy nhưng trình độ không hề kém nàng quá nhiều.
Nhưng cũng là một bản sao.
Benjamin Huy Tuấn nói ra ý tưởng, vẽ nguệch ngoạc thì đám Do Thái công tượng có thể làm ra theo tính toán của họ. Tình trạng này khiến cho trí não của Benjamin Huy Tuấn lười hoạt động.
Ví như lần này hắn thiết kế đến búa máy có súc vật kéo làm trục xoay đã dừng lại, tuyệt đối không nghĩ đến cán thép… vì sao? Búa máy gõ thép cũng mỏng dàn ra được mà. Làm được bằng búa máy tội gì nghĩ nhiều? mà người do thái các bộ não thì đang tập trung… cải tiến búa máy…..
Cho nên đừng nghĩ rơi vào hoàn cảnh thuận lợi là tốt, đôi khi thuận lợi quá làm tha hóa con người.
Dây truyền sản xuất, Benjamin Huy Tuấn vẫn tổ chức, có lẽ cái này ăn sâu vào tiềm thức người hiện đại rồi.
Một dãy bốn tổ búa máy gõ liên tục với những con ngựa to khỏe làm sức kéo.
Kiếm sắc, lưỡi giáo, áo giáp cứ thế ra đời.
Vấn đề là cùng một người copy nhân bản ra nhưng ở hai môi trường khác nhau lại tạo nên hai trường phái khác nhau.
Trong khi Ngô Khảo Ký thần tượng Segmentata và cường hóa nó vì những hiệu quả của bộ chiến giáp này thì Benjamin Huy Tuấn lại phủ nhận nó. Đơn giản vì kẻ thù của người Do Thái là Đông La Mã, người Do Thái sẽ không mặc chiến giáp La Mã. Một bộ phận Benjamin đã ảnh hưởng đến lối tư duy của Huy Tuấn. Nhưng hệ thống không hề có cảnh báo về chuyện này và Huy Tuấn cũng không hề hay biết. Mọi chuyện cứ tự nhiên nhưa vậy, đây là sự lựa chọn hòa hợp hay mạt sát còn chưa biết rõ.
Chiến giáp mà Benjamin Huy Tuấn đó chính là giáp tấm dễ chế tạo nhất.
Một tấm thép che ngực bụng kéo lệ vai và đeo lên kiểu áp 3 lỗ.
Hai tấm giáp vai tròn được đính với giáp ngực bằng dây buộc da.
Hộ oản thay thép có khoá da buộc.
Mũ thép kiểu hồi giáo.
Nói chung cũng trang bị khá chỉnh chu.
Còn về giáp lưới Benjamin Huy Tuấn cũng phát triển , có điều thay vì cán nóng cán nguội thành dây thép thì ở đây dùng búa máy các kích cỡ gõ thành dây. Sau đó uốn lò so cắt vòng mà đan.
Mỗi người lính cần 11 kh thép trang bị tổng cộng 500 người cũng chỉ cần 5 tấn thép.
Benjamin Huy Tuấn đã có một đội quân thuần sắt thép theo đúng nghĩa của nó.
Sau ba tháng nằm gai nếm mật điên cuồng chế tạo, cuối cùng Do Thái quân cũng được trang bị có thể nói là tận răng…nanh.
Người Do Thái sợ hãi và không tin tưởng vào hiện thực. Họ nghĩ đây là mơ.
Nếu mười tám năm trước có chừng này trang bị cho 8000 người thì họ sao có thể thua?
Mà người Do Thái thấy rõ. Chủ nhân nhỏ hoàn toàn có khả năng trang bị cho 8 ngàn người hoặc hơn.
Vì trong thời gian qua 100 cô gái Do Thái đã sản xuất đủ số lượng đường mía, đường mạch nha giả mật ong đủ để giao hàng.
Là mười lần sơ với lần giao dịch trước đây, chính là 5 triệu Dinas tiền lãi.
Năm triệu có thể mua tự do cho bao nhiêu người Do Thái? Mua bao nhiêu lương thực? Mua bao nhiêu quặng, than. Có quặng họ sẽ trang bị được bao nhiêu thép tốt vũ khí?
Nhưng mọi người quá lạc quan. Quá trình thổi khí cho lò Bessemer là không tính toán được. Ra thép thì ra nhưng không đều.
Không phải công nghệ Bố Chính là thổi thép trắng Cacbon sau đó pha với gang tạo nên tỉ lệ Cacbon ưng ý. Có kiểm soát.
Đây chính là lười suy nghĩ gây nên. Benjamin Huy Tuấn đã lần nữa quá ỉ lại người Do Thái thông minh có kiến thức khoa học cơ bản tốt mà lười nghĩ.
Không sao. Dù sao thì thép không đồng đều vẫn là thép, vẫn tốt hơn sắt rèn và thép dòn từ rót xào gang. Vẫn nên chúc mừng Benjamin Huy Tuấn thành công bước ban đầu.
Nhưng có một điều phải thừa nhận Ngô Huy Tuấn vẫn là Ngô Huy Tuấn.
Có những sai lệch nhưng có những thứ thuộc vê bất biến đó là nỏ Genoa.
Nỏ Genoa với kết cấu lãy nỏ rất hiệu quả cho những cánh nỏ mạnh lực néo lớn khó bóp lẫy vẫn là lựa chọn hàng đầu của Ngô Huy Tuấn.
Thật là nỏ Genoa mạnh không phải về cánh nỏ dây nỏ hay cái gì mà là mạnh về lẫy.
Cái lẫy với thiết kế đòn bẩy dài trợ lực , đơn giả hiệu quả khiến nó có thể dễ dàng phát xạ cả ở những lực níu mạnh như 200 lbs.
Điểm khác là Benjamin Huy Tuấn không có Lý Từ Huy như Ngô Khảo Ký cho nên loại nỏ gập Cobra adder. Nỏ của Benjamin Huy Tuấn chính là lên dây bằng Goat’s Foot hệ thống thanh gập rời. Cũng rất mạnh nhưng không thích hợp Kỵ binh.
Do đó có thể thấy 200 thanh Genoa Nỏ lực kéo 150 lbs tầm bắn xa góc 45° 170m với tên nhẹ. 130m với tên nặng. Đây cũng là một trong những loại vũ khí khá kinh khủng ở khu vực rồi.
Thuốc nổ? Pháo?
KNO3 vẫn biệt vô âm tín. Benjamin Huy Tuấn chưa thể phát triển thứ này.
Để lại 100 chiến binh với 100 nỗ thủ giữ pháo đài nhỏ nơi cơ nghiệp mới dựng. Benjamin Huy Tuấn dẫn theo 300 chiến sĩ , dắt 250 con lạc đà theo thung lũng vượt qua dãy Hernon tiến về Synda.
Đã qua hơn ba tháng, kỳ hạn giao hàng đã đến, thực ra hàng đã xong lâu rồi, có gang đúc máy cán mía , có ngựa chạy liên tục không nghỉ, năng xuất đâu chỉ tăng mười lần?
Đã có quân đội thì toả ra đi thu mua chút mía đó rải dác trong 3 tháng không đáng đẻ người khác chú ý.
Cho nên thật ra những tháng này Benjamin Huy Tuấn quân vẫn buôn bán đường mía Ấn loại bình thường ở Damacus , loại này chỉ lãi 60 đồng Dinas một kg nhưng tích gió thành bão đủ duy trì cuộc sống sinh hoạt cho 600 người trong trại.
Benjamin Huy Tuấn không có nhiều ngựa. Tầm mười mấy con đang làm việc ở trại, người Do Thái không phải du mục dân hoàn toàn như người Hồi cho nên kỵ chiến chỉ là … được mà không mạnh. Cái thứ hai là Benjamin Huy Tuấn hết tiền. Không thể trang bị ngựa nhiều. Ưu tiên lạc đà trở hàng phải mua trước.
Khi đội quân của Benjamin Huy Tuấn đi qua được dãy Hermon thì cũng là lúc thám báo của bọn họ vẻ mặt mất tự nhiên từ phía trước phi ngựa tới.
“ Có vấn đề sao?” Benjamin Huy Tuấn nhìn thám báo già lên tiếng.
“ Thưa Lãnh Tụ, phía trước đang rất loạn, người Kito giáo đồng loạt nổi loạn ở Synda cùng Tyre các thành bang nhỏ hay thành phố nhỏ đều có người Kito giáo nổi loạn, tình hình rắc rối tôi cũng chỉ có thể hỏi thăm thông qua một số thương đoàn chạy ngược hướng chúng ta về Damascus.
Người lính trinh sát vội thưa, thậm chí ông ta còn không biết được quân số hay nổi loạn tậm trung nơi nào, quân Synda đang làm gì ở đâu.
Eitan nhíu mày muốn trách cứ nhưng Benjamin Huy Tuấn lắc đầu.
Mười tám năm làm no lê, tuổi lại đã lão, đám người này còn có thể đứng thẳng cầm võ khí thì Benjamin Huy Tuấn đã cầu trời khấn phật rồi. Muốn gì hơn nữa?
Nhưng đám lão binh Do Thái này thuộc dạng dám đánh, dám giết, hung hãn không sợ chết, vì họ chiến vì đức tin. Benjamin Huy Tuấn bản chất là lợi dụng đức tin của họ để phục vụ mục đích cá nhân. Nhưng cũng không hẳn, hắn cũng sẽ giúp Do Thái độc lập tự chủ. Đây chính là trao đổi mục đích mà thôi.
Đám lão binh tuy tuổi già sức yếu, bản năng chiến đấu đã bị mài mòn theo thời gian, nhưng so sánh vẫn mạnh hơn tân binh trẻ tuổi, độ trung thành lại cực cao, trung thành cới Chú Sáng Thế, mà Benjamin Huy Tuấn đang bị ngộ nhận là người phát ngô của Chúa. Cho nên họ trung thành tuyệt đối với Benjamin Huy Tuấn. Đây là cái lợi của tôn giáo. Tất nhiên cái hại sẽ nói sau. Nhưng Ngô Khảo Ký phủ nhận tôn giáo cho nên đối với việc quy tụ hoàn toàn Đại Việt vẫn cần thời gian, công sức không thể lợi dụng tôn giáo thúc đẩy nhanh quá trình này.
Như đã nói người Do Thái không có phản đối giáo phái khác, nhưng họ có mối thù sâu đậm với Kito giáo, nhất là Chính Thống Giáo của Đông La Mã, bởi vì đằng đẵng quá trình bị tàn sát, bị diệt chủng của họ đều liên quan đám người này.
Cho nên lúc này các chiến sĩ Do Thái đang hừng hực khí thế, họ đã được trang bị tốt nhất từ trước đến này, họ không sợ một cuộc chiến, họ muốn những kẻ thủ ác với dân tộc Do Thái chịu đựng sự đau khổ và phán xét.
“ Quay về Pháo đài thôi” Benjamin Huy Tuấn ra lệnh.
Điều này khiến toàn bộ người Do Thái khó hiểu nhưng không có bàn cãi. Họ coi Benjamin Huy Tuấn chính là lãnh tụ về tinh thần cũng như cả lãnh tụ chính trị rồi.
Eitan trầm ngâm bỗng nhiên mắt sáng lên. “ Hay, chúng ta còn vướng hàng hóa, nếu mang theo hàng hóa tiến vào Synda thật khó xoay sở chiến đấu”
Cả đám Do Thái ầm ầm cho là phải , vội vã kéo đào lạc đà trở về lối cũ.
Benjamin Huy Tuấn lắc đầu. Lý do không phải vậy.
Hắn biết việc hôm nay người Kito giáo gây hấn là gì.
Người Suljuk Turk trục suất người Kito giáo khỏi Jerrusalem, đuổi thẳng về phía Đông La Mã, sau đó không thực sự cấm con Chiên Kito giáo hành hương Jerusalem nhưng lại đánh thuế hành hương thánh địa quá cao lên những người này. Từ đó gây nên phẫn nộ giữa hai bên.
Synda nằm trên tuyền đường hành hương, mà Batukan tham lam ra sao thì Benjamin Huy Tuấn chứng kiến rồi. Chắc lại đánh thuế hay bắt chẹt quá đà khiến xảy ra ngày hôm nay vấn đề.
Benjamin Huy Tuấn biêt sau 10 năm nữa người Châu Âu sẽ đánh qua đây, nhân danh Thập Tự Chinh Thánh Chiến mà đốt giết cướp phá. Người Do Thái sẽ bước vào một trang sử bị diệt chủng mạnh mẽ. Cho nên Benjamin Huy Tuấn sợ.
Sợ hắn can thiệp vào việc Kito và Hồi giáo sẽ gây nên hiệu ứng cánh bướm, đến lúc đó Thập Tự Chinh Thánh Chiến xảy ra sỡm hơn thì hắn đỡ không kịp.
Vả lạ kết quả cuộc Thập Tự Chinh Thánh Chiến lần I thì Benjamin biết, người Châu Âu toàn thắng, đồ sát không biết bao nhiêu người Hồi cùng người Do Thái ở Jerusalem khiến dân số Do Thái vừa mới khởi sắc lại lặn sâu.
Benjamin đang băn khoăn nên cải thiện tình cảm với người Kito hay không Bám vào Kito để hưởng lợi chiến tranh, hay vẫn bám vào Hồi Giáo và đi ngược mệnh trời.
Trong lòng Benjamin thực ra có Thượng Đế nhưng không có tôn giáo.
Như Thượng Đế đã từng nói qua với hắn, mỗi tôn giáp của nhân loại đều đặt cho Ngài một cái tên khác, do đó theo cách nghĩ của Benjamin Huy Tuấn thì mọi tôn giáo chỉ là một , cho nên việc Do Thái giáo ngả theo Kito đã sao đâu?
Phải nói thằng này Benjamin Huy Tuấn bị tảy não cực mạnh, hắn hoàn toàn tin tưởng những gì kẻ Khổng Lồ kia bịa đặt. Không thể trách Huy Tuấn được, năng lực khiến người hồi sanh, lại xuyên không về quá khứ, ngoài Thượng Đế Đấng Toàn Năng thì ai có thể làm?