Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 594: Kỵ Binh Lạc Đà Do Thái








Nếu đã quyết định dẫn người Do Thái vào cuộc chiến này thì phải hành động.

Benjamin Huy Tuấn chưa bao giờ ngại chiến, điều này tương tự Ngô Khảo Ký. Nghé con không sợ cọp.

Ký đã dám lấy một Châu địch mội quốc thì Huy Tuấn cũng không kém.

Đây là giang sơn thay đổi bản tính khó rời.

“ Vậy chuẩn bị quân đi về Synda. Lần này mang toàn lạc đã binh thôi, số còn lại phải canh giữ trại cùng pháo đài, nơi này là căn cơ của chúng ta”

Benjamin Huy Tuấn không hiểu về quân sự đánh nhau thời này, nhưng hắn lại đọc qua rất nhiều trận đánh lớn nhỏ trong lịch sử.

Chi tiết đánh thế nào hắn chịu, nhưng hắn biết ưu thế của các loại quân là gì.

Lần này dẫn quân cứu viện Synda là làm cho có và lấy danh tiếng thôi. Hắn biết Synda và Tyre rất nhanh sẽ dập chêt đám Kito giáo đang làm loạn kia. Sự kiện này là mở đầu cho một cuộc cấm đoán gắt gao người Kito hành hương, sau đó là cái cớ cho Công Giáo du thuyết khắp nơi tổ kiến Thâp Tự Chinh.

Cho nên mấy trăm quân ít ỏi của Benjamin Huy Tuấn thì làm được gì? Giúp được bao nhiêu. Có điều đánh xì dầu, quấy lăng xăng thể hiện thái độ với người Suljuk , sau đo là chiếm thiện cảm và sự ủng hộ của họ cho một nền bán tự trị ở khu vực xung quanh Jerusalem.

Nói đến chính sách của người Suljuk dành cho người Do Thái đã mềm hơn rất nhiều so với Đế Chế Hồi giáo trước đó.

Thời Đế Chế hồi giáo nơi người Do Thái ở là một quận tên Palestina của Đế chế này.

Không bị cấm đoán tín ngưỡng nhưng là công dân hạng hai, phải đóng thuế Jizyah của người không theo đạo Hồi, không có quyền bào chữa ở tòa án, không được mang vũ khí cá nhân tự vệ.

Nhưng đến thời Suljuk thì người Do Thái dễ thở hơn, có thể mang một số vũ khí nhẹ để tự vệ, nhưng thuế Jizyah nặng hơn đôi chút. Có thể nhờ người Hồi giáo bào chữa tại tòa án v.v…. Thậm chí người Do Thái có thể đi lính cho Suljuk nhưng rất dè chừng cùng số lượng ít.

Đây là lý do Batakan cho phép Benjamin Huy Tuấn thành lập quân đội dưới quyền chỉ huy của mình có lẽ số lượng 1000 là tối đa rồi. Batakan tham lam nhưng có những ranh giới thuộc về luật lệ thì hắn sẽ không vi phạm.

Cũng có lẽ thái độ thân thiện hơn của người Suljuck là một trong những lý do kiến cho người Do Thái liều chết chiến cùng quân Công giáo trong Thập Chinh và trở thành đối tượng tàn sát kinh khủng của người Công giáo. Dĩ nhiên trên đường đi người Thập tự quân cũng đã tàn sát không ít người Do Thái rồi.

Chính vì đánh xì dầu, thể hiện thái độ, chiếm thiện cảm cho nên Benjamin Huy Tuấn sẽ không điên mà nướng mạng người Do Thái vốn ít ỏi vào trận chiến vốn dĩ không có gì to tát này.

Kỵ binh cơ động là ưu tiên hàng đầu.

Lạc đà có thể tải rất nặng, tốc độ không cao nhưng lại bền, cũng như ngồi cao hơn ngựa có vài lợi thế.

Mỗi con lạc đà có thể tải đến gần 200kg cân nặng, đây là lạc đà mộ bướu đặc chưng của Arab. ( Hai bướu có nhiều thảo nguyên Mông Cổ).

Với khả năng này thì tải một chiến binh full trọng giáp tính cả giáp lạc đà cũng chỉ 120kg có thể tốt di chuyển.

Tất nhiên lúc này Benjamin Huy Tuấn chưa sản xuất đủ giáp lưới cho lạc đà cho nên những con này chỉ là lạc đà trơn không có bảo vệ gì nhiều ngoài một tấm thép mỏng che ngực và mấy tấm giáp lưới bọc đầu.

Nhưng để quấy xì dầu như vậy đã đủ.

Cưỡi ngựa lên nỏ bằng Goat’s foot thanh gấp rất khó vì diện tích hẹp, cổ ngựa vướng.

Nhưng lạc đà lại không có cái nhược – ưu điểm này.

Yên trên bướu cao lạc đà rất thoáng, đây chính là ưu điểm cũng là bất lợi, ưu điểm tầm nhìn tốt. Thoáng để sử dụng vũ khí dài có thể quay tứ phía không bị cản trở bởi cổ lạc đà. Nhưng nhược điểm đó là không có che chắn và dễ biến thàng mục tiêu.

Nhưng đối với quân Do Thái cưỡi lạc đà thì không có nhược điểm này.

Thứ nhất Benjamin Huy Tuấn cho làm yên cao kiều nhô rất cao hai bên trước sau, ngồi vào đây sẽ rất vững. Bàn đạp full chân lại càng ngồi vững thực tế rất khó văng ra ngoài.

Cao kiều yên có sức phòng thủ nhất định vùng bộ hạ cùng phần bụng dưới.

Thêm vào đó cao kiều yên có mộ cái lõm phía trước để cắm chuôi nỏ vào khiến nỏ được cố định vững từ đó dùng Goat’s Foot lên dây nỏ thoải mái.

Nỏ mà kết hợp cùng lạc đà thực sự khủng khiếp vì nó bắn thẳng từ trên cao xuống không có che chắn vật cản.

Chỉ cần trang bị giáp tốt cho Kỵ Binh lạc đà tránh cung nỏ của đối phương thì… rất mệt khi đối phó bọn này.

Mỗi kỵ binh lạc đà có thương dài, kiếm cong kiểu Arab. Nỏ tên.

Kiếm cong kiểu Arab rất khó rèn với sắt và các loại kim loại đen giờ này. Nhưng đối với thép của Benjamin Huy Tuấn chỉ cần kéo chọn lựa mẻ thổi Besemer tốt thì muốn bao nhiêu có bấy nhiêu.

Cho nên trang bị tận răng, các kỵ sỹ lạc đà Do Thái lên đường.

200 kỵ binh hỗn hợp thương và nỏ, 50 còn lại chưa có nỏ trang bị. Tại doanh những người còn lại đang cố gắng sản xuất thêm nỏ và tên.

Họ phát hiện nỏ là một thứ vũ khí rất rất quan trọng trong mục tiêu phát triển quân sự của người Do Thái.


Benjamin Huy Tuấn cũng thở phào một hơi, tuy hắn không quá hiểu lịch sử châu âu nhưng vì thần tượng mấy anh La Mã giáp đẹp đội hình ngon hay được lên phim nên có tìm hiểu bọn này. Thánh chiến hắn biết sơ sơ lần I cho nên chém gió được cùng các tông đồ. Nếu mà rơi vào Thánh chiến lần II. III hay sau đó thì hắn chịu chết. À không nếu là cuộc chiến Jerusalem phim bom tấn thì có nhớ một chút.

May mắn thôi, nếu Benjamin Huy Tuấn rơi vào Tây Âu lúc này hắn cũng chịu chết, điều này cũng được thể hiện khá rõ qua Ngô Khảo Ký thần tượng giáp La Mã và chế rất nhiều đồ bộ binh phỏng chế La Mã. ( Cho nên chẳng có gì thiếu logic ở đây cả các bạn nhé. Ngô Huy Tuấn không phải thằng ất ơ. Ất ơ là mấy thằng cả đời không đọc hết một quyển sách nhưng muốn ảo tưởng là bá chủ vũ trụ.. Ngô Huy Tuấn không phải”

Chính vì chăm xem chăm đọc chăm suy nghĩ cho nên Ngô Huy Tuấn mới có được kiến thức khá toàn diện về Lịch Sử Quân sự, không phải ngẫu nhiên mà hắn có thể có những sáng tạo riêng cho quân đội như vậy.

Người Công giáo Tây Âu hiệp sĩ giáp trụ kỵ binh rất mạnh, nhưng chưa xuất hiện.

Chính Thống giáo Đông La Mã đi theo đường bộ binh là chính.

Hồi Giáo là đồng minh không phải là đối thủ cho nên không cần thiết kế quân đội chống lại họ.

Do đó cuối cùng trong thời gian trước mắt đó là Kito giáo bộ binh cùng Đông La Mã.

Thiết kế trọng giáp lạc đà binh có thể linh động di chuyển hơn bộ binh, tốc độ kém kỵ binh là được. Lạc đà mang nặng vẫn đi tóc độ 50km/ giờ được.

Vác nhẹ tầm 100kg chạy 60km/giờ không sao, rất bền nếu đi chậm.

Mà kỵ binh Do Thái tuy trang bị tận răng nhiều giáp nhưng cuối cùng còn chưa vượt 90kg đâu cả người giáp và trang bị đâu. Đây là ưu thế thồ của lạc đà so với ngựa.

Đội quân Do Thái chỉ có 250 kỵ sĩ nhưng với trang bị, trang phục, cờ hiệu quy củ đến mức tận cùng này đã thu hút rất nhiều ánh mắt của các đoàn thương nhân nay nạn dân chạy loạn từ các vùng Synda và Tyre qua Damascus.

Trong này phần lớn là người Hồi giáo và người Do Thái đến từ Nabatie một thành phố nhỏ trên con đường giao thương từ Synda tới Damascus.

Áo choàng trắng tuy chỉ là vải bông thô nhưng thuần một màu đồng phục. Quốc Huy to lớn Seljuk được in nhuộm vẽ lên, gia huy Batukan gia tộc cũng tương tự nhưng nhỏ hơn.

Chỉ riêng ngôi sao David biểu tượng Do Thái thì nho nhỏ nhưng lại được ưu ái thêu bằng chỉ lam nhìn rất đẹp.

Nạn dân kinh hãi thán phục vì sáu trăn năm lại nhìn thấy một nhánh quân đội có David sao biểu tượng trên mảnh đất này.

Trang bị quá tốt, giáp sắt lấp ló sau áo choàng rộng, mũ sắt kín gương mặt kỵ binh, thương dài, nỏ lớn, kiếm cong kiểu Hồi giáo. Đây là một đội quân đắt tiền, thật da dân không hiểu , bằng mắt thường khó phân biệt sắt và thép, nếu họ biết đây là trang bị thép siêu cường và đắt hơn nhiều sắt rèn thì càng kinh ngạc nữa.

Nạn dân Do Thái đi ngược hướng phát hiện ra đoàn quân cùng dân tộc mà nghẹn ngào, rất nhiều người chạy đến hỏi thăm.

Quân Do Thái cũng không vội tiến, họ cũng cần tìm hiểu tình hình.

Một vài kỵ binh Do Thái xuống ngựa giao lưu và hỏi thăm đồng bào.

“ Do thái binh, các ngươi là quân của thành Synda?”

Bỗng nhiên một tên Hồi giáo ăn mặc đẹp đẽ tiến về phía trước hỏi, giọng điệu đầy vẻ bề trên.

Tất nhiên rồi , Do thái ở đây là công dân hạng 2 , người Hồi có quyền lên mặt.

“ Thưa đúng, chúng tôi là binh sĩ của Thành Synda đang trên đường về đó tiếp viện.” Binh sĩ rất khiêm tốn trả lời.

“ Các ngươi có bao nhiêu quân?” Tên Hồi giáo kênh kiệu.

“ 250” Kỵ binh Do Thái Trả lời ngắn gọn.

“ Dẫn ta đi gặp chỉ huy của các người” Tên Hồi giáo nói như ra lệnh.

Nhưng Kỵ Binh Do Thái vẫn nhún nhường, họ đã được lệnh từ Benjamin tiên tri đại nhân, trước khi cách mệnh thành công, cần ẩn nhẫn nhún nhường người Seljuk, Hồi giáo.

Tên Hồi giáo cưỡi một chiến mã Ả rập cao lớn đi đến bên lạc đà của Benjamin Huy Tuấn, tên này thái độ kênh kiệu vô cùng.

“ Kẻ dẫn đầu Do Thái binh, ngươi tên gì?” Tên Hồi Giáo lệ tiếng.

“ Thưa tôi tên Benjamin Huy Tuấn” Huy Tuấn không chấp, nếu ngay cả thế này cũng nhịn không được thì đừng mong tồn tại ở thời đại này.

“ Tên quái lạ” Hồi giáo người thúc thúc chiến mã vờn quanh lạc đà.

Đây là chiến mã Ả Rập đã được huấn luyện không sợ lạc đà. Là tinh luyện chiến mã.

Benjamin Huy Tuấn để ý thằng này Hồi giáo ăn mặc quá mức sang trọng, hẳn là quý tộc.

“ Thưa trước đây gia đình tôi trong lần thứ nhất thánh đường sụp đổ bị đưa đến Babylon sau đó là đi Ấn Độ. Mấy đời sinh sống ở đó tới nay mới về đất thánh. Tên của tôi là vùng đất Ấn mà tôi đã sinh sống qua.” Benjamin Huy Tuấn không tiếc công giải thích.

Nói dối sự tình mà có 1000 người tin sau đó mở rộng nó sẽ thành chân lý.

“ Thảo nào…được rồi. Ta là Alhamad Dajhasan . Chủ thành Nabatie. Phiến quân Kito đã cồn phá thành Nabatie và tàn sát người tròn đó, nay ta với danh nghĩa quý tộc Suljuk trước chưng dụng ngươi và quân đội của ngươi giải phóng Nabatie “

Tên Hồi giáo vểnh mặt dõng dạc nói




























.