Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 612: Những thứ không ngờ nhất lại kiếm ra tiền nhiều nhất.








Thành tựu trong 17 tháng qua khi Ký thật sự chuyên tâm vào chính vụ, giáo dục, công nghệ… thật sự không chỉ có vậy.

Ký một khi không bị vướng bận vào chiến tranh hắn sẽ kinh khủng hơn nhiều, nói cho cùng Ký là một kẻ có iq tốt , có nền tảng kiến thức tốt, có tư duy nghiên cứu khoa học đa được tôi luyện trong một môi trường tốt.

Chính vì vậy hắn tiếp cận các vấn đề sẽ có chút lợi thế mang tính toàn diện. Hắn ban đầu có ấu trĩ về chính trị. Điều này không trách được, một người xuyên không từ hiện đại, không có ai đủ tầm ở bên hướng dẫn thì phạm sai lầm này là bình thường.

Nhưng có thể thấy rõ những bước đi đầu tiên của hắn về công nghệ, kỹ thuật là rất tốt.

Nay có nhiều hơn thời gian đầu tư vấn đề này nên bộ não có nhiều ý tưởng của Ký sẽ có cơ hội thể hiện.

Rất nhiều công nghệ, không vượt thời đại nhưng có thể ứng dụng tốt được Ký tìm tòi và ứng dụng. Lấy ví dụ như pozzolan vôi sống chẳng hạn. Thứ này sẽ khiến tốc độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng của Đại Việt tăng ít nhất 800%.

Không nói đùa được. Đây là sự thật, xây dựng hạ tầng luôn là bước quan trọng nhất để phát triển công nghiệp hoá, không có hạ tầng tốt đừng mơ phát triển cái gì.

Đại Việt có ngàn lẻ một cái hạng mục cần xây dựng. Đường xá , cầu cống, nhà máy, bến cảng, kho vận, đập thuỷ lợi, hồ chứa nước, đê điều.

Đến nhà dân, công trình xã hội, Thăng Long Hoàng Thành.

Tất cả đều cần có xi măng để xây.

Không thể để dân tiếp tục cảnh nhà tranh vách đấy chứ? Mưa bão, nắng nôi, những nơi ở như vậy sao đảm bảo.

Nơi ở không sạch sẽ thuận tiện càng là dễ bệnh tật.

Cho nên công nghệ pozzolan là Ký không giữ độc quyền mà hướng dẫn toàn dân làm.

Nhà nước chỉ bán những loại pozzolan chất lượng từ tro núi lửa, còn xây nhà dân , chuồng heo chuồng gà sân đình cổng làng gì đó là các công ty tư nhân , thậm chí dân tự làm.

Rất nhiều bài báo, sách hướng dẫn đã xuất bản để dân biết mà làm, học mà làm.

Các mày nghiền gạch cỡ nhỏ được sản xuất để bán cho các doanh nghiệp chế biến pozzolan tư nhân, chỉ cần có la lừa đều có thể ngày đêm nghiền gạch non làm pozzolan.

Người dân không có tiền mua máy thì có thể tự giã , thậm chí có hướng dẫn xây hệ thống giã bằng gỗ với động lực guồng nước xoay.

Cho nên Đại Việt thật sự tốc đôn xây dựng kinh khủng chóng mặt.

Có năm loại xi măng chính.

Đỉnh cấp nhất là xi măng clinker của Bố Chính hay Thăng Long.

Thứ đến là xi măng vôi pozzolan tro núi lửa mà các nhà máy Đại Việt sản xuất ở Medang chuyển về.

Thứ ba là xi măng vôi pozzolan tro núi lửa mà Các xưởng Medang sản xuất xuất khẩu qua Đại Việt. Người Medang hạnh phúc phát khóc, cuối cùng họ cũng tự hào có mặt hàng họ sản xuất ra mà xuất khẩu được cho Đại Việt quốc. Họ cuối cùng cũng vểnh mặt lên, Medang không chỉ biết xúc đất kiếm tiền nhé.

Thứ tư đẳng cấp là xi măng bột gạch cùng vôi nung do các công ty tư nhân với máy móc sản xuất.

Thứ năm là dân tự làm tự dùng thứ này là dạng tự cấp tự túc không có giá trị lắm trong giao dịch chung.

Có năm loại như vậy dân Đại Việt sao thiếu chất kết dính xây nhà? Đã có thể xây nhà tốt ai còn muốn túp lều tranh chái tim vàng? Rỡ đi xây nhà ngói thôi.

Thật ra nông dân cũng chỉ nông nhàn lắm mới sản xuất pozzolan gạch nghiền. Vì nói thật công sức để làm thứ này thà đi lên thành phố làm thuê còn kiếm nhiều hơn tiền. Cho nên các công ty pozzolan tư nhân Đại Việt vẫn làm ăn khấm khá.

Lại nói nếu một tên siêu nhân nào đó xuyên không vào các thành lớn thuộc Lý Từ Huy quản lúc này sẽ nghĩ hắn đến Việt Nam những năm 194x hay 197x.

Vì sao lại vậy. Vì các thành phố như Thăng Long , Chính Hòa, Tòng Chất, Bố Chính, Đặng Gia, Luy Lâu, Vân Đồn, Thiên Trường đều là những nơi được xây dựng nhà cửa khan trang có quy hoạch đàng hoàng. Nhiều là nhà một lâu nhưng không thiếu người giàu có có thể mua xi măng tốt xây nhà nhiều lâu ( 3 lầu đổ xuống). Cách xây nhà gạch mái ngói khác hẳn xây nhà gỗ cho nên kiến trúc nó sẽ pha ná hiện đại. Những đặc điểm thời đại chỉ nằm ở mái cong cong hay những họa tiết cột trang trí, ngói trang trí.

Thậm chí người xuyên không tới còn sẽ ngỡ ngàng vì nơi này các thành phố còn quy hoạch ô bàn cờ đường xá, nhà cửa đúng quy mẫu, đánh số đặt tên đường còn hơn nhiều hiện đại nhà cửa xây nhấp nhô mỗi ông một dáng.

Nhưng nói thế thì lại hiều nhầm nông thôn nhà tranh vách đất.

Các Hương Xã thiếu gì đại gia? Trồng cây công nghiệp đã khiến họ có thu nhập tăng mạnh, có của ăn của để, lại không thiếu người đi làm công nhân thợ thuyền kiếm them thu nhập. Cho nên để xây một cái nhà gạch tầm 10 quan đối với bọn họ chỉ là tằn tiện 5-6 tháng lương là đủ. Do dó phong trào gạch ngói hóa nhà cửa không chỉ ở thành thị mà nông thôn cũng đã lan đến , tất nhiên đây là chỉ các nơi mà triều đình quản.

Có người hỏi, ở nhà gỗ vẫn mát hơn chứ nhỉ?

Tất nhiên nhà gỗ có cái hay của nó, vấn đề là người đủ tiền xây nhà gỗ ở Đại Việt không nhiều, vì quá đắt.

Là người hiện đại nhị Thánh sao không rõ về vấn đề tài nguyên cạn kiệt? Đại Việt phát triển quá nhanh quá sớm nếu vô tội vạ khai thác, con cháu lấy đâu ra đồ để dùng. Đến lúc đó con cháu khổ sở không có sam không có táu phải ngâm gậy tầm vông vào dầu một lúc rồi tuyên bố không có đao kiếm nào chém đứt, sau đó ra chiến trường… xẹt… đi đời nhà ma thì khổ thân con cháu.

Cho nên Nhị Thánh đã ban hành rất nhiều luật định về vấn đề tài nguyên.

Ví như Nhị Thánh đã thống nhất thu thập đặt tên và phân chia các loại gỗ. Dựa theo trọng lượng riêng mà phân chia. Trọng lượng riêng trên 1100kg/m3 là loại I, 900-1100kg là loại II, III, dưới 900-800 là loại 4, còn lại dưới 700kg/m3 là 5-6-7-8.


Từ đó cấm tự tiện khai thác các loại gỗ loại I. II. III. Đây là gỗ dành riêng cho triều đình quân sự, tính mệnh người lính quan trọng cho nên chiến hạm , vũ khí phải làm từ vật liệu tốt nhất. Không thể ngớ ngẩn đem gỗ tẩm dầu ép chặt hàng fake cho binh sĩ dùng trong khi có mặt hàng real tốt được. Không não mới làm vậy, khinh thường tính mệnh quân sĩ Đại Việt sao? Tấy nhiên nếu giờ khai thác quá độ thì đúng là con cháu phải đi ngâm gậy tầm vông thiệt.

Các loại gỗ 4-5-6 dùng cho đóng thuyền cá, thuyền buôn, đồ gia dụng. Đám này lớn tốt nên vừa khai thác vừa trồng lại mấy chục năm sau con cái vẫn không phải ép gỗ loại 8 đóng ghế ngồi sau đó sơn mài đắt đỏ để chống thấm… đấy là Nhị thánh thương sót con cái sau này.

Luật quy định rõ tài nguyên gỗ thuộc triều đình, có những vùng cấm khai thác đừng điên mà đi chặt, không bị phát hiện thì thôi, bị phát hiện là cả nhà sẽ bin đi đày Bắc Việt, hay Đô Hộ Phủ Kottabun , Đô Hộ Phủ Cửu Long Giang, Đô Hộ Phủ Dumai, nhiều nơi để đi đày lắm.

Không những gỗ mà nhiều tài nguyên khác Nhị Thánh cũng khai thác dè chừng. Như than đá, apatit, sắt, ngay cả đồng cũng khải thác đủ dùng mà thôi.

Chính sách vẫn là nhập quặng giá thấp từ Tống, Mân, Nhật Bản, Medang, Tam Phật Tề . Sau đó tích lại, một phần thì gia công thành mặt hàng cao cấp xuất khẩu.

Lợi dụng công nghệ vượt trội mua quặng luyện đồ , bán lấy tiền. Lại mua quặng , chế tạo bán giá cao.

Vòng này tuần hoàng chạy yên tâm con cháu không khổ.

Khổ sao được khi Nhị Thánh đã có tầm nhìn vậy, con cháu yên tâm không phải lọ mọ ngâm cây tầm vông để làm một ngọn thương cong như cần câu đi oánh nhau rồi.

Lại nói đến tài nguyên. Đồng?

Ngô Khảo Tích chiếm được Mã Quan rồi nhưng tình hình phức tạp nên nói sau.

Chiếm được mã quan, tìm được quặng đồng thậm chí tìm được cả quặng boxit.

Ông tướng Tích thì biết cái gì quặng nào. Hỏi thăm dân ở đây. Bắt dân đi thu thập mẫu đá lại. Sau đó gửi về Thăng Long.

Trong đó cái mẫu boxit tổ ong nó bắt mắt quá, học hoá lâu rồi vẫn còn nhớ đây.

Khoan nói về Boxit, quặng đồng Tụ Long tìm được rồi.

Vấn đề là lúc này Đại Việt lại không cần khai thác nữa. Hay nói đúng hơn là chưa cần. Chưa cần không phải vì Đại Việt quá đủ mà Đại Việt có quá nhiều dòng đồng chuyển vào.

Thật vậy, dòng đồng không chỉ từ Medang, Lavo, Pahang chuyển vào. Mà từ Bắc Việt, Mân, Nhật Bản đều chuyển vào Đại Việt, giờ đây Tống cũng bắt đầu nghĩ cách đạt được thỏa hiệp để chuyển đồng vào Đại Việt nhờ Đại Việt đúc tiền.

Thế giới này điên cả rồi?

Không phải vậy.

Thời này công nghệ luyện kim đồng là gì? Thật ra không có công ghệ gì đáng kể ngoài rót đồng để tách các tạp chất.

Quặng đồng được tuyển ở những mỏ rất giàu đồng.( Không như thời hiện đại luyện từ quặng nghèo chỉ 1-2% đồng). Thời này luyệ toàn là các loại quặng phải từ 30-60% Đồng mới luyện được… Thường là quặng cancopirit ( CuFeS2) loại này phổ biến cả Đại Việt , Đại Tống và Nhật Bản thời này. ( Tương lai tuyệt tích). Nhưng cả đến như vậy thì phương pháp cổ truyền vẫn chỉ là nung chảy rót đông để các tạp chất bị oxy hóa tạo thành sỉ, lọc sỉ sẽ có thỏi đồng % cao hơn.

Nói thực cái phương pháp này nó khủng khiếp tốn công sức, rót không biết bao lần qua lại mới có thể loại được tạp chất, nhưng cuối cùng đi ra thành phẩm vẫn đầy chì, thiếc trong đó tạo nên sản phẩm đồng không ưng ý.

Cho nên đúc tiền đồng không phải đơn giản, đúc tốn rất nhiều công cùng nguyên liệu. Nếu công nghệ không cao, công này nguyên liệu này sẽ khiến cho giá tiền đội lên, càng đúc càng lỗ so với các nước có công nghệ phát triển hơn.

Lấy ví dụ trước đây. Đại Tống công nghệ đúc đồng cao nhất , đúc 1000 đồng chỉ mất 200 đồng tiền công, nhiên liệu.

Nhưng Nhật Bản cũng 1000 đồng mất tận 300 đồng tiền công. Đại Việt mất đến 350 dồng tiền công nhưng chất lượng lại không bằng , tỉ giá thấp xuống.

Đồng thì vẫn mất vì đúc tiền, giá trị mang lại không như mong muốn, vậy thì dùng tiền Đại Tống cho nhanh. Đó là nguyên nhân vì sao Nhật Bản có thời gian dùng tiền Đại Tống.

Nhưng lúc này Lý Từ Huy mang đến cho Đại Việt cái gì?

Ả mang đến cho Đại Việt công nghệ luyện đồng thông qua lò thổi Besemer của Ngô Khảo Ký để lại.

Đồng của Bố Chính làm ra, hay lúc này cả Bố Chính và Thăng Long đều có xưởng đồng đều cho ra đồng 95 %

Thật ra Huy có thể làm đến Đồng 98% nếu tiếp tục sử dụng phương pháp thổi phức tạp hơn nhưng ả không mắc công. 95% đủ dùng.

Thậm chí Ký còn có thể điện phân lấy đồng 99%. Nhưng hai vợ chồng này hông rảnh. 95% đã là bá đạo thế giới này.

Vấn đề là quặng nào thì công nghệ này cũng chơi được. Trên 15% đồng trong quặng là có thể chiếm.

Đám Tống , Mân, Nhật, Medang, Lavo thiếu quái gì “quặng nghèo” 15%-30%. ( thời này coi là nghèo nhé) . Vì đám này quặng bọn họ có rót mỏi tay không xong.

Cho nên loại quặng này Đại Việt mua vào rẻ thối ra. Mà quặng giàu mới hiếm mới phải tranh nhau, chiến tranh , quặng nghèo không có giá trị kinh tế ( thời này công nghệ còi, điều chế quặng nghèo còn tốn gấp nấy lần thành phẩm” cho nên ai khai thác đâu.

Nhưng Đại Việt vơ vào. Nhị thành cha mẹ lại thương con cháu khổ cho nên gặp xương để lại thịt cho con cháu, Tụ Long mỏ đồng để thế hệ sau.

Riêng quặng đồng ngèo nhập vào đã đủ Đại Việt không lo lắng vấn đề tiền tệ nguyên liệu.

Lúc này Lavo, Medang thuê Đại Việt đúc Tiền đã lộ.

Tiền xu có mặt hai thằng này một bên, một bên ghi mệnh giá cùng biểu tượng hai quốc gia chìm phía dưới.

So sánh tự đúc, thuê Đại Việt đúc giảm 40% giá thành. Tội gì không đúc, mà chất lượng thuộc dạng, không ai giả được.

Có Medang Lavo làm mẫu. Nhật Bản thương nhân đánh hơi thấy, mang mẫu tiền nhật, mang quặng rẻ đến thuê Đại Việt dập tiền.

Được thôi, giá cả hợp lý thì Đại Việt tư bản sẽ làm….. Minamoto dòng chính chạy đến Lưu Cầu yêu cầu Minamoto nhánh ở đây giúp đỡ.

Tiền Nhât Bản dòng Minamoto ra đời, thiết kế là Nhật Bản người thiết kế. Đại Việt Mộc Tộc khắc bản ấn, quặng đồng điên cuồng về đây. Nhưng Minamoto dòng họ tham vọng hơn nhiều họ đúc cả tiền bạc của gia tộc mình và cùng là Đại Việt làm.

Nhà máy ở Bố Chính đúc xong tiền Medang-Lavo rảnh nên tiếp nhận làm ăn. Từng thuyền quặng đi vào và thuyền tiền đi ra. Thật không phải nói điêu, không ngờ đúc tiền mới là ngành ăn nhất lúc này.

Tiếp theo là Bắc Việt đúc tiền, họ không làm tiền riêng. Lý Càn Nhân đang học ở Thăng Long viết thư lệnh cho Đỗ Thần khai thác được quặng thì đi Đại Việt đúc tiền lại thêm một mối bắt chẹt quặng đồng.

Cuối cùng là con mồi Bắc Mân cũng vào đây. Chỉ còn Đại Tống đang ngơ ngác nhìn cả thế giới chung quanh họ sao lạ vậy?

Tống Béo như lạc cõi mơ.