Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 648: Đại Lý Áp Tới






Thánh Vương hạ lệnh xây lăng ở Bố Chính , mà lại là lăng Bình Nam Vương. Khó hiểu nhưng không cần hiểu vì Vương thích làm gì ai quản, không nô dịch, không đày ải dân xây lăng, không tăng thuế để xây lăng thì ai thèm quan tâm làm gì cho mệt.

Chuyện bộ môn Hán Việt đến dữ dội nhưng qua cũng nhanh. Lúc này Binh Dương Cồn Chúa nữ Đại Học Sĩ cũng chấp nhận về Kinh Sư tiếp tục công tác nghiên cứu cùng giảng dạy. Ở đây nàng có nhiều điều kiện hơn tiếp xúc cùng các nguồn tư liệu.

Siêu từ điển tiếng Việt được biên soạn bắt đầu.

Khoan hãy nói tiếp chuyện này, quay trở lại với tình hình Bình Tây Quan của Ngô Khảo Tích vào ba tháng trước đây.

Sau thời gian lên men cuối cùng va chạm cũng xảy ra.

Đầu tháng giêng năm Thiên Phục Võ Uy năm thứ nhất ( 1086).

Rậm rạp chằng chịt bảy ngàn Kim Xỉ binh tiến vào lối đi hẹp công thẳng tới Bình Tây Quan của Đại Việt.

Từ Văn Sơn đại trại đi tới Di Mã Thành có dễ không?

Nói thật không hề đơn giản, nó không khác gì từ Lao Cai đi Mã Quan trước kia mà Ngô Khảo Tích từng mất 3 tháng với vô vàn công sức để đả thông.

Lẽ dĩ nhiên từ Văn Sơn đến Mã Quan nó dễ đi hơn một chút vì cho dù 40km này toàn là đồi núi chập trùng nhưng là đồi nhỏ thôi. Đường đi vẫn không quá phức tạp đến mức bất khả thi.

Tuyến này vốn là tuyền buôn ngựa, mua muối của người Đại Lý đối với Đại Việt cho nên cũng không phải là tiểu lộ quá bé, nhưng cũng không thể nói là đại lộ gì cho cam. Con đường này cũng chẳng quá được 6-7m. Bảy ngàn người phải nối đuôi nhau dài dằng dặc gần hai cây số mới hết được.

Nối sau lưng quân Kim Xỉ lại cũng là một đoàn dài nhân mã, không ai khác đây chính là Phượng Lô bộ của người Di lão. Đội quân này còn dài hơn nhánh quân của Kim Xỉ một chút, tầm phải 3 km rồng rắn nối đuôi nhau mà đi.

Để lần nầy đầu tư cho một kế hoạch âm hiểm thì Cao Thăng Thái đã không tiếc lương thực cùng mua chuộc cho đám Lão Di cùng Kim Xỉ rồi.

Ngựa thồ nhỏ không thiếu cung cấp cho hai đạo quân này.

Lại nói Đại Lý nếu là so với Đại Việt trước kia đúng là nhiều ngựa lắm, vì Đại Việt có mấy ngựa đâu mà chẳng vậy.

Bạch- Di hai tộc nói sâu xa vẫn là nguồn gốc dân du mục từ Tibet ( Tây Tạng) di cư mà đến vùng này.

Tuy Bạch Tộc định canh định cư tại Nhĩ Hồ và Điền Hồ theo lối nông nghiệp lúa nước rồi, nhưng đi theo họ từ lúc di cư vẫn có các giống ngựa từ Tibet. Là ngựa lùn lông dày chống chịu thời tiết lạnh giá.

Nhưng sau quá nhiều năm định cư nơi này thì gene ngựa chiến đã thoái hoá lại thiếu thảo nguyên bao la rộng lớn chăn thả cho nên chiến mã của Đại Lý đã dần thích nghi cuộc sống rừng rậm hơn, thân thể nhỏ, cổ ngắn, gióng nhỏ nhưng chắc để leo núi, bụng phệ ngực lép ( rất tương tự ngựa Bắc Hà của Đại Việt).

Nhưng nói gì thì nói trong các quốc gia phía Nam thì Đại Lý vẫn nhiều ngựa nhất ( So với Đại Việt thời Ỷ Lan vì lúc ấy Đại Việt chưa nhập khẩu ngựa Bắc Nguyên).

Cho nên đầu tư một ít ngựa thồ trở lương thực cho hai đám quân nầy đối với Cao gia là không quá thành vấn đề gì lớn lao.

Hai đội quân này theo dự kiến sẽ đi tới vùng hồ nước của Trại Chân Dốc mằn khoảng giữa Văn Sơn cùng Di Mã Thành.

Đến lúc này quân Di lão sẽ tách về bên trái vượt rừng vượt núi 10 km tiến vào Di Mã Thành, còn Kim Xỉ quân sẽ dựng trại cắm cờ tại Trại Chân Dốc sau đó đốn cây làm thang, vũ khí công thành, mở rộng đường tiến tiến đánh Bình Tây Quan.

Ngồi yên chờ giặc đánh tới không bao giờ là ý tưởng hay. Ngô Khảo Tích quyết định tiên phát chế nhân.

Bởi lẽ trong tay hắn lúc này có quá nhiều lực lượng mạnh mẽ đánh đường rừng.

Đầu tiên kể đến đó chính là 600 Biệt Kích, tiếp theo là binh Mường gần vạn chọn ra 500 tinh binh cường hãn nhất.

Miêu tộc từ Bắc Việt đến cũng là siêu cấp chiến binh sơn chiến năm ngàn chọn được năm trăm chiến lực.

Đám nô lệ H”mong được chính phủ mua lại từ các trại H”mong trên núi vùng Lâm Tây cũng tới 7 ngàn tên, đám này vốn dĩ không có biết đánh đấm gì, đi theo chỉ dẫn đường, nuôi chó, làm công binh. Nhưng đã oánh nhau lung tung 1 năm mười mấy trận nhỏ cho nên đám này đã sớm thành sơn cước lão Mèo chiến binh.

Thân phận bọn họ được xoá nô lệ được cấp đất cấp ruộng cho người nhà, hoặc là làm công nhân ở Lao Cai. Cả đám đã có cuộc đời mới. Mấy ông này cũng được chọn ra 500 người tinh nhuệ nhất huấn luyện đánh rừng.

Số còn lại năm ngàn binh Tráng Bắc Việt, năm ngàn Mân Quang đông Thân Cảnh phúc. Năm ngàn hỗn hợp Tráng- Hán của Quế Lâm- Thẩm Tông cồ không đánh rừng tốt lắm nhưng thủ thành thì không chê được.

Có thể nói lần này nếu Ký không để lại 5000 Lam Long Kỵ cho Tích thì lượng quân Đại Việt tham gia chính thức là 1 vạn Mường Binh của Ngô Cẩm và 7 ngàn H”mong binh Lao Cai cùng 3000 pháo thủ, kỹ sư , quân y là quốc tịch Đại Việt.

Còn lại hai vạn binh khác đến từ các nước phụ thuộc Đại Việt.

Đây chính là tiền lệ cho một thứ nếu cứ ôm nhau mà phát triển sẽ thành United Kingdoms of Viet về sau có tên Viet Great Kingdom. :D.

Khoan hãy nói xa xôi. Tính lung tung thì Tích ở Tây Bắc nắm trong tay bốn vạn rưỡi quân. Một con số đáng sợ hãi đối với các quốc gia trung đẳng ở Đông Á. Cũng may Đại Việt đủ giàu, đường tiếp tế không quá khó khăn nhưng một năm qua để dua trì quân đội này thì hai triệu lượng cũng không cánh mà bay.

Với quốc gia khác có lẽ đắn đo suy tư nhưng với Đại Việt vẫn trong sức chịu đựng tốt cho nên Đại Việt không có ý dừng lại.

Bốn vạn năm ngàn quân có một vạn thủ ở Lao Cai do Lão già Đỗ Liễm chỉ huy.

Còn lại ba vạn rưỡi chính là phân ra hai nơi Quan Ải cung Di Mã thành mà đóng.

Lúc này Tích đàng tập hợp lại lực lượng đặc biệt siêu cấp đánh đường rừng là Biệt Kích, Miêu, Mèo ( H”mong) và Mường để chuẩn bị cho một cuộc đột kích mạnh mẽ. Nhân số chỉ có hơn hai ngàn nhưng lại là đám thiện sơn chiến vô cùng.

Lúc này Ngô Khảo Tích đang họp bàn với những kẻ dẫn đầu các nhánh quân đặc biệt này vạch kế hoạch nhiệm vụ cùng thống nhất phối hợp tác chiến.

Nói đến trang bị thì đám biệt kích luôn hoàn hảo, luôn là tân tiến nhất vũ khí khôi giáp. Còn nhóm Miêu, Mèo Mường cũng được trang bị lại một lượt.

Chiến giáp thay đổi thành Loria Segmentata loại tốt, có bề mặt nhám phủ sơn đen tối màu. Nỏ Genoa loại 80 lbs kéo tay thích hợp tác chiến nhanh trong rừng, không cần rắc rối có thêm dụng cụ lên dây Goat’s foot. Nỏ này tuy 80 lbs nhưng vì có hệ thống dòng dọc trợi lực kéo nên thực tế kéo chỉ 50 lbs cho nên các chiến sĩ hoàn toàn có thể dùng tay để lên dây nỏ nhanh nhất có thể.

Kiên mây đan nhiều tầng, nhẹ nhưng có thể chống đỡ tốt. Kiếm ngắn cùng rìu chiến tùy từng nhóm quân thói quen. Thương Demi-lance 1,7m thích hợp chiến đấu không gian chật hẹp, có điều cán thương từ tầm vông của lính thường chuyển thành gỗ sam tẩm dầu bền chắc.

Ba lô đựng đồ hộp, thức ăn, nước đeo bên hông, có cả chăn mền túi ngủ và võng. Đây chính là trang bị hành quân gần như hoàn hảo cho quân đội thời này rồi. Nói chung Đại Việt lúc này chính là có thể so sánh Mẽo ở tương lai.

Biệt kích nhóm vẫn là tách riêng hành động, họ xuất phát trước hai ngày. Đội chó mông cụt to lớn cũng được phân chia cho các tổ để chuẩn bị hành động lớn. Lấy hơn hai ngàn tập kích bảy ngàn quân Kim Xỉ.

“ Cha Vợ tương lai, ngươi nói xem thứ tốt như vậy thật không nghĩ làm sao Thánh Vương lại làm ra được”

Lê Thức ủng da đạp đạp trên lớp lá mùn tay vỗ vỗ ngực giáp kêu bồm bộp. Một tay kia hắn dắt theo đó là một con chó săn to lớn giống Mông Cụt thuần chủng. Con này chó săn phải đến 35kg cao lớn, chắc nịch, bốn chân to bè, lúc này chó săn đang hít hà đánh hơi xung quanh… tìm mồi..

“ Ừ… nhẹ hơn thết giáp, phòng thủ không hề tệ, quan trọng là rất thuận tiện cho di chuyển.” Janacob sờ sờ sần sùi chiến giáp trên người cảm thán.

Giáp gì vậy, đám biệt kích lại có hàng mới?

Có cái gì lạ đâu.

Giáp da cá sấu thôi mà.

Thời này ở Đại Việt đầm lầy còn nhiều , sông ngòi vẫn còn Sấu gây hại nông dân, Ngư dân. Nhưng khả năng sẽ không được lâu vì chúng bị săn quá tợn ngoài tự nhiên. Chúng bị giết đến đôn đẻ không kịp nữa rồi.

Vì Bắc Bộ đồng bằng vốn đã ít sấu vì có mùa đông lạnh, thời tiết không quá thuận lợi cho đám tim ba ngăn này. Nhưng ở Nghệ An đổ vào sấu hãy còn nhiều.

Nhưng Tân Bình Lộ dân số bùng nổ nhanh, các con sông bị khai thác nhiều cho nên sấu gặp nạn lớn.

Vấn đề đặt ra đó là ngư nghiệp Đại Việt quá phát triển. Cá Voi cũng bị săn ác cho nên lượng cá đánh bắt là nhiều lắm. Đại Việt đã ngưng việc dùng ruột cá làm pa tê đồ hộp. Không nhất thiết phải quá bủn xỉn với người dân thêm nữa.

Vậy nội tạng cá mỗi ngày như núi nhỏ vứt đi đâu? Nhất là nội tạng cá voi to lớn.

Vâng đi nuôi cá sấu…

Các trang trại nuôi sấu dựng lên cạnh các nhà máy đóng hộp. Đồ ăn thừa nuôi dám này thôi.

Thịt cá sấu tanh tanh khả năng khó ăn. Nhưng mà không sao, nghiền nát ướp xả muối nghệ gừng vẫn đóng hộp ngon lành không vấn đề.

Da cá sấu dĩ nhiên làm túi không được rồi, thời này không thịnh món đó. Cho nên da cá sấu làm giáp thôi.

Ký biết có nhiều kiểu chiến giáp bằng da không thua kém gì sắt thép. Thậm chí người Mông còn làm giáp thùng bằng da có thê chống cả súng của thực dân. Nhưng nó nặng lứm 40kg là bình thường, mặc vào ngoài chuyện đi bộ khỏi chiến đấu gì. Đây là giáp cho cảm tử quân người Mông đi đầu chống đạn.

Giáp da của Thăng Long sản xuất gồm một tấm da cá sấu dày bên ngoài và hai đến ba lớp da trâu bên trong dán lại sau đó đóng đinh tán đồng ép ba lớp.

Giáp ngực lưng vai cánh tay., bảo vệ cổ tay, phiến giáp mông đùi. Nói chung tỉ lệ bảo vệ khá cao.

Riêng mũ giáp vẫn làm bằng thép bọc vải, kiểu mũ bảo hiểm như của quân đội hiện đại, có đệm giảm sóc bên trong. Hai bên tai mũ và phía sau có thể lắp thêm miếng giáp bảo vệ cổ, có thể lắp miếng giáp da hay thép tuỳ chọn. Mũ có mặt nạ có thể kéo mở tuỳ ý.

Nói chung loại giáp này đã giảm khá nhiều trọng lượng khiến giảm tải cho binh sĩ quan trọng là sức phòng thủ rất không tồi. Có lẽ nhỉnh hơn một chút Lorica Segmentata đời đầu của Bố Chính vậy.

Lúc này 600 biệt kích âm thầm hành quân trong rừng rậm chính là dùng loại giáp này đây, nhẹ hơn nhưng không kém phần chắc chắn.









































Võ hiệp thăng tiến thành tiên hiệp? Không, ở đây chúng tôi chơi ngải! Mời bạn đón đọc