Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 658: Hẹn gặp Yên Mã Sơn.



“ Hửm… Hai thằng con trai của Nô Lô Cốc Long muốn đi Di Mã thành?”

Tại một căn cứ bí mật ở Văn Sơn Châu, thiên Hộ Cẩm Y Vệ đang chăm chú đọc báo cáo của các Ưng Vệ mật gửi về khu tổng bộ Cẩm Y Vệ chuyên phụ trách Văn Sơn.

Thiên hộ Cẩm Y Vệ cầm lên bút mực chấm viết lên giấy mật mã của nhón hắn.

… Vì an toàn Đại Việt Đế Quốc cho người đón Nộ Lô sứ thần tại Yên Mã Sơn….

Thiên hộ Cẩm Y Vệ thầm lắc đầu, phản ứng của người Nộ Lô ra sao thì Tây An Võ Vương đã dự liệu sẵn trước từ đầu mà bố trí.

Ba trăm biệt kích đã đến tận Văn Sơn khu vực bên ngoài cách không xa mà hành động cùng ghi lại bản đồ chính xác nơi này.

Thật ra Thiên hộ Cẩm Y Vệ cũng không biết, chỉ là một công đôi việc mà thôi.

Vốn lập lên một trại mới gần Nam Độ hồ lớn , nơi có mỏ đồng mà Ngô Khảo Ký gọi là Tu Long Mỏ. Từ hồ này có một dòng sông nhỏ ( Suối thôi tầm 20-30m rộng) chảy về phía Tây Bắc, cho nên Ngô Khảo Tích cho người thám hiểm đi theo men sông để vẽ địa đồ. Bởi lẽ nếu dòng suối lớn này thông xuốt vào nội địa Đại Lý thì đó vừa là một con đường khá thuận tiện để thâm nhập nơi này, và cũng là nơi mà Đại Lý dễ thâm nhập vào khu vực Ngô Khảo Tích đang quản hạt.

Do đó việc tìm hiểu chính xác dòng suối lớn này rất quan trọng. Nhiệm vụ này giao cho nhánh Biệt Kích số hai và số ba thực hiện. Còn nhóm biệt kích số một thì tiếp tục tiến về Ma Lật Pha, họ có nhiệm vụ khác.

Không ngờ dòng suối từ Nam Độ Hồ có thể chảy tới tận Văn Sơn địa phận, tuy trên đường có vài con thác nhỏ ngăn cách nhưng cũng khá thuận lợi cho việc di chuyển bằng đường thủy nếu biết bố trí thuyền chung chuyển. Cho nên Ngô Khảo Tích sau khi chuyển Chiếu thư chiêu hàng cùng bổ nhiệm Nộ Lô Văn Cốc Long thành Tây Di Quốc Vương thì hắn cũng để luôn nhóm biệt kích ở đây đón người.

Ngô Khảo Tích đã đoán trước phản ứng thăm dò của phe Nô Lô rồi.

“ Hừ … làm ra vẻ thần thần bí bí… Đại Việt cái gì chứ cũng dám xưng Đế Quốc, không nhớ hai trăm năm trước lão Di chúng ta còn đánh tới Giao Chỉ , vào đó cướp phá như chỗ không người” Nộ Lô Văn Long Vũ càm ràm ra điều khinh bỉ Đại Việt lắm.

“ Ta khuyên Đại Ca ngươi nên bớt mồm miệng. Chuyện đã quá hai trăm năm, lúc đó Giáo Chỉ là mộ quận của Đại Đường, người Lão Di đánh nhau cùng là quân Đường, người Việt lúc đó không phục Đường cho nên không có tham dự giúp sức nhiều cho chính quyền sở tại. Trong ghi chép của cha ông có ghi rõ, quân Di đi qua các Chúa Việt đều là nghiêm cẩn không dám quấy phá mà đi. Chỉ cướp chợ, cướp đồn điền của người Hán xây nên. Ngươi đọc nhưng không bao giờ đọc hết mội câu truyện chỉ đọc một đoạn rồi võng đoán.

Ngươi nhắc lại chuyện hai trăm nắm trước thì đệ đệ ta đây cũng nhắc ngươi chuyện mấy chục năm sáu mươi năm trước Lão Di bị quân Lý triều trảm thủ bao nhiêu? Từ bấy đến giờ họ đã phát triển đến mức nào chúng ta nào hay biết? ngươi còn lắm mồm như vậy nếu bị Đại Việt giết đi thì Cha cũng không mở lời đòi công bằng cho ngươi đâu.

Nếu Đại Việt quả thật cường đại như trong lời nói, họ có thể chọn cha làm Tây Di quốc vương thì cũng có thể chọn bộ khác lên lên quốc Vương, đến lúc đó Nộ Lô đại họa , chỉ vì cái mồm của ngươi đó” Nộ Lô Long Viễn thật muốn để Đại Việt giết quách thằng này cho xong, nhưng hắn lại sợ thằng này chọc giận Đại Việt làm lỡ thời cơ của tộc cho nên vẫn mở mồm nhắc nhở.

“Ngươi… dám mở mồm bất kính ta? Ở nhà này dưới cha thì ta la lớn nhất” Long Vũ quát ầm lên.

Long Viễn không nói nhiều chỉ lắc đầu tiến về phía trước không thèm để ý….

Nộ Lô một đám người bao gồm cả thân binh và hai tên quý tộc khoảng trăm người, để tránh sự chú ý của Cao Thăng Thái đang đóng quân trong khu vực Văn Sơn mà xuất phát ban đêm, sau đó đi về hướng Nam tới Yên Mã Sơn.

Trời đã tờ mờ sáng, nơi này chung quanh đã là đồi núi chập trùng không có dấu hiệu của ruộng nương.

Trên một ngọn núi nhỏ bên dòng sông Phần Long một đám người đang tụ tập.

Không ai khác đây chính là nhóm biệt kích số hai.

Đúng lúc này mấy thần khuyển nghiệp vụ bỗng sủa vang.

Mấy tên biệt kích đề phong hướng xuống núi di chuyển và quan sát, thì ra một đám người Nộ Lô đã xuất hiện, đi đầu còn có Ưng Vệ dẫn đường cho đám này.

Biệt kích đội đám đang nghỉ ngơi cũng sột soạt đứng dậy chuẩn bị làm qua tiếp đón một chút.

Hai bên làm qua chào hỏi xã giao trong sự hoảng hốt của Long Viễn, thật ra Long Vũ cũng hoảng hốt không kém , thậm chí mặt đã tái đi rất nhiều.

Đối diện với bọn họ là một đam cao lớn kì quái, mặc trên người những chiến giáp bằng da, tạo hình khủng bố sần sùi, ai nấy đều cao lớn uy võ bức nhân.

Thậm chí có những người có màu da đen như cột nhà còn cao hơn đám Nộ Lô một cái đầu, có những người mắt xanh như quỷ.

Nộ Lô không hiểu nổi, Đại Việt là dùng yêu ma quỷ quái làm thành quân đội.

Janacob nhìn đám thân binh cùng quý tộc của Nộ Lô mà lắc đầu. Hắn quay qua Ưng Vệ mà hỏi.

“ Người chủ trì quan trọng của Nộ Lô bộ là ai? Nói với bọn họ thay trang bị, trang bị của bọn họ bất tiện đi rừng cùng không đủ bảo hộ”

Janacob không muốn đi đón người chưa về đến nơi đã chết, làm không đủ nhiệm vụ thì bị trách tội chết rồi.

Long Vũ thì vùng vằng có vẻ không muốn mặc vào bộ giáp sần xùi xấu xí nhìn không thanh lịch của Đại Việt nhưng Long Viễn thì luôn mồm nói cảm tạ bằng tiếng Hán rồi nhanh chóng thay đồ, cở ra bộ giáp da liền váy sơn mài của mình mà thay bằng bộ giáp xám xám đen đen xấu xí của Đại Việt.

“ Hả …. Không đơn giản…” Long Viễn cầm lên chiến giáp sờ sơ mà thầm nghĩ.

Chiến giáp này nhìn bề ngoài không có gì đặc biệt, cảm giác tạo hình hầm hố khủng bố thôi, lại có phần xấu xí đối với thẩm mĩ của người Di.

Nhưng cầm vào rồi xem xét thì Long Viễn mới hiểu, giáp này không hề đơn giản, bên ngoài tưởng là vải cùng loại da thú xấu xí nhưng bên trong mới là phức tạp thiết kế tinh mĩ.

Phải rồi đây là Brigandine of plate chiến giáp kiểu Đại Việt và chỉ Đại Việt có kiểu này mà thôi. Brigandine of plate chủa Châu Âu thế kỷ 14-15 hay của quân Thanh Triều Trung hoa đó là dùng vải nỉ dày bên ngoài đóng đinh cố định các lá thép bên trong tạo thành áo choàng hay áo chẽn ba lỗ.

Kiểu giáp này bên ngoài thường là vải nhung, vải dày dùng đinh tán cố định các tấm sắt mỏng lớn hơn Lamellar nhưng bé hơn plate vào tấm vải trên tạo lớp phòng thủ cho người mặc.

Giáp Đại Việt cho Biệt Kích khác.

Tuy cùng nguyên lý trên nhưng có nhiều khác biệt lắm.

Áo giáp thông dụng nhất của biệt kích Đại Việt khá giống với hiện đại.

Đó là giáp vải cotton pha sợi lanh, dày như vải jean được bện dệt chắc chắn may thành kiểu giáp như giáp chống đạn ngày nay. Phần ngực áo có thể mở ra để thêm tấm thép dày mỏng tuỳ tình hình chiến đấu, thậm chi là tấm gỗ ép dán nhiều thớ ngang dọc có thể nổi trên nước.

Nhưng khác với áo chống đạn hiện đại, giáo biệt kích còn có thêm lớp bảo vệ bụng dưới kéo dài nguyên lý Brigandine of plate. Cho nên các biệt kích Đại Việt có thể thực hiện các động tác khó như gập bụng xoay người rất tốt.

Đai lưng da rộng bản lại là nơi cố định treo giáp đùi, khiến cho trọng lượng giáp đè lên không không gây mệt mỏi cho chiến sĩ.

Giáp vai tay là liền một bộ, có đai gắn vào vai áo và các đai cố định cánh tay. Giáp này có thể làm bằng da cá sấu dán nhiều lớp da bò để giảm trọng lượng, hoặc là một lớp da bò khảm plate tấm thép bên ngoài để tăng cường phòng ngự.

Với thiết kế modun kiểu này các bộ giáp Đại Việt cực kỳ linh hoạt có thể tuỳ chọn tháo lắp theo mục đích sử dụng mà phối hợp.

Như lúc này quân biệt kích đang dùng là áo “ chống đạn có lá thép dày ở ngực , các Lamellar cớ lớn ở bụng bảo vệ, còn vai tay giáp đùi , cổ chân đều là giáp da cá sấu kết hợp da bò, phòng ngự không tồi nhưng trọng lượng giảm. Thích hợp các hành động di chuyển quãng đường xa và cần linh hoạt.

Tính ra sắt thép trang bị chỉ có phần ngực bụng và phần mũ bảo hiểm. Còn lại là trang bị da dày có trọng lượng nhẹ hơn.

Tuy nhẹ nhưng sức phòng thủ không giảm nhiều, ngược lại còn tăng độ linh hoạt cực kỳ.

Long Viễn mặc kệ thằng anh ngu ngốc, cứng đầu, hắn hứng khởi cởi hết cả bộ quầ áp gấm sang trọng bên trong của mình, một thân chỉ đóng khố cộc không chút ngại ngùng mặc cả quân phục vải dằn di của lính biệt kích.

Dĩ nhiên thằng này không biết cách sử dụng, Janacob phải sai một tên lính Đại Việt đến giúp đỡ cùng hướng dẫn.

Không bao lâu Long Viễn đã nhìn không khác gì lính biệt Kích việt, sai mỗi một cái là hắn không được sờ vào trang bị vũ khí của Đại Việt thôi.

Tất nhiên mấy vũ khí thông dụng như lưỡi mác, kiếm Gladius và dao găm quân sự thì Janacob không quá keo kiệt mà tặng một bộ.

Đừng coi thường mấy thứ này, đây là hàng thửa cát sắt quặng được nhập khẩu từ Nhật Bản những mỏ tốt nhất. Lưỡi kiếm, dao găm hay mác đều cấu tạo nhiều lớp gia cố nhiệt hàn lại với nhau. Cho nên kiếm này chặt nhau cùng Katana thì ăn chắc bởi lẽ thời này ở Nhật Bản chính là thời Heian, giới võ sĩ mới thành hình và phát triển , Samurai chưa thịnh hành như sa này, ngay cả kĩ thuật rèn kiếm cũng chưa phải hoàn chỉnh như Ký tưởng tượng.

Họ mới bắt dầu chuyển từ kiếm thẳng quy chuẩn thơi Đường, Triều Tiên thành kiếm cong được gần trăm năm, kỹ thuật chưa thể nói thế nào ra hồn. Nếu không có mỏ quặn tốt thậm chí kiếm Nhật chưa chắc so nổi đao kiếm của Tống quốc.

Lại nói Long Viền nhận lấy quà thì biết đây là báu vật, tuy bên ngoài chỉ là bình thường trang trí, nhưng thanh kiếm hay đao nhỏ sắc bén vô cùng tận. Long Viễn kinh hãi rối rít cảm ơn liên hồi, nếu hắn biết toàn bộ biệt kích quân đều trang bị “ kiếm báu” như vậy thì chắc khóc mất.