Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 695: Cách cũ vẫn dùng tốt- giải phóng nô lệ tứ phương (01)






Ngô Cẩm đồng ý, hắn ngồi không cũng thấy buồn tay buồn chân.

Người Di vì muốn Cẩm xuất quân mà gần như đến cúi mình khom lưng cả lũ đối với Po.

Po sung sướng lắm , cuối cùng cũng có ngày nầy, đám quý tộc phải rạp mình xin xỏ nàng. Nhưng Po hiểu có được điều này vì nàng là quan viên Đế Quốc chính thức, chồng nàng là Tướng quân hùng mạnh, các chú chồng của nàng lại càng là ghê gớm nhân vật tầm cỡ châu lục. Giờ Po học nhiều rồi biết nhiều rồi. Biết Di Mã trại có bao nhiêu nhỏ Đại Việt có bao nhiêu lớn, Châu Á có bao nhiêu khổng lồ. Biết hơi bị nhiều đấy… hứ ….

Nếu không có những yếu tố trên, cho dù nàng có vài ngàn quân trong tay cũng bị bọn quý tộc này thịt hết sau đó quay về kiếp sống nô lệ. Nhưng Po cóc sợ, vì chuyện ấy không bao giờ xảy ra… nhìn cái bụng này xem, nhô nhô rồi nhé, Ngô gia Hoàng tộc đấy, tuy là chi nhánh nhưng vẫn là Ngô gia. Dám động vào bà thử… sút toạc alo luôn.

Tất nhiên khoái thì khoái vẫn phải hỏi ý kiến chồng…


Cẩm thấy giúp Lão Di một hồi không có gì, dù sao nếu không giúp, ông chú sau khi cưới vợ ở Thăng Long, về lại nơi này cũng phải xuất quân thôi. Thay vì để ông chú mệt thằng cháu còn trẻ khoẻ đón đỡ chút không được sao.

“ Được, nói với bọn hắn ta sẽ xuất quân đánh Hồng Lô. Po, đưa cho ta 3000 quân , đánh Hồng lô cần dùng người Di”

“ Thế thì phải lấy cả quân Tu Long mới đủ, Di mã thành vẫn cần để lại tầm hai ngàn binh duy trì trật tự” Po rất ra dáng thành chủ rồi, có năm ông thầy gia sư, không khá mới lạ.

“ Tốt , nói với bọn họ ấn định ngày tấn công thì báo cho ta biết…” Ngô Cẩm nhanh chóng đi tới quân doanh làm chuẩn bị chiến đấu.

Thật Cẩm nó đánh gì đâu. Ngày ấn định đã đến, nó đem bảy ngàn quân Mường – Miêu đi diễu binh biên giới Hồng Hà. Lấy Di lão binh ba ngàn người nhổ bật mấy cái trại ba bốn trăm quân.

Sau đó lại bài cũ giải phóng nô lệ. Người Di lão nói chuyện người Di lão nên dễ hiểu. Nô Lệ dĩ nhiên rất nhanh hiểu được họ sẽ ra sao nếu đi theo đại quân Đế quốc, đi theo lá cờ tự do này.

Thật cái bài cũ rích, giải phóng nông nô, giải phóng nô lệ nhưng khu vực này chưa hề có cách phá giải.

Muốn học theo Đại Việt cũng giải phóng nông nô của chính bản thân, sau đó chia đất cho nô lệ? Các lãnh chúa dám làm không?

Đất, nô lệ chính là tài sảng chứng minh sức mạnh cùng quyền uy của bản thân, Mất đi chúng quý tộc còn là quý tộc không? Cho nên cái chiêu này là vô phương đỡ đòn. Chỉ có một cách duy nhất là phải đánh tan quân Đại Việt trước khi họ chiếm đất giải phóng nô lệ, chia ruộng đất. Vì khi đã chia ruộng đất rồi thì nô lệ thà chết cũng không nhả ra.

Cuộc sống của nô lệ nếu cứ cúi đầu như gia súc mà sống qua ngày thì họ sẽ không có suy nghĩ gì, càng không dám làm loạn chống lại quý tộc. Như thể là trên người họ có một cái cùm, bẻ gập lưng họ xuống mãi mãi không cho ngẩng đầu.

Nhưng một khi cái cùm này bị đập vỡ, họ có thể ngẩng đầu lên và thấy thế giới này có bao tươi đẹp, và khi đó họ sẽ so sánh thời điểm hiện tại cùng cuộc sống nô lệ trước kia, và họ chợt nhận ra rằng bản thân mình không phải gia súc để ai muốn làm gì thì làm. Ruộng chính là mạng sống, tự do chính là tương lai. Mất đi hai thứ này sống còn ý nghĩa?

Cho nên Nô lệ được giải phóng cùng chia ruộng thì họ sẽ còn cực đoan gấp nhiều lần binh sĩ chuyên nghiệp trong chiến đấu, và liều mạng gấp nhiều lần binh cỡ Mường binh. Lại càng có tinh thần giải phóng càng nhiều nô lệ càng tốt, đoàn kế lại đánh đổ quý tộc bạo tàn.

Đơn giản vậy thôi. Ngô Cẩm đi một vòng biên giới đã khiến cả Hồng Lô bộ loạn lên cào cào. Quý tộc Hồng Lô điên cuồng chử bới, điên cuồng nguyền rủa , nhưng phỏng có tác dụng gì? Ngô Cẩm vẫn như tằm ăn rỗi đánh lên. Nếu có cường quân thì Mường binh ra tay, nếu chỉ là các trại đơn thuần thì Di lão ra tay... thế thôi.

Trong 3 ngày Ngô Cẩn đã đẩy đươc 32 km về hướng Tây trên đường đi tới Hồng Lô. Tức là đi được nửa đường.

Con đường này toàn đồi núi vô hình chung cực kỳ thich hợp cho người Mường chiến đấu, kỵ binh của Di lão Hồng Lô bộ không có tác dụng nơi này.

Chiến đấu trên núi , Mường quân do Ngô Chẩn huấn luyện bấy lâu, trang bị tật răng chưa từng ngán bố con thằng nào.

Nhất là lúc này dường như Thăng Long lại có đợt đổi trang bị mới.

Khôi giáp Lorica Segmentata đời cũ của Bố Chính lại bị bỏ đi, thay bằng Lorica Segmentata mà Cấm Vệ quân đang dùng, còn Cấm Vệ quân dùng cái quỷ gì thì Ngô Cẩn không biết, chỉ biết hắn cũng được gửi cho 300 bộ chiến giáp mới, rõ ràng lại nhẹ hơn cái cũ , mỏng hơn cái cũ. Hỏi ra mới biết đây là thép mới, không sợ rỉ lại bền cứng hơn thép cũ nhiều. Thân binh nhóm ngay lập tức được thay vào, tăng cường sức chiến đấu.

Ngô Cẩn xúc động, nói chung các ông chú rất quan tâm con cháu trong nhà. Không bao giờ để con cháu dùng đồ dở trong chiến tranh...

Có Ngô Cẩn quấy nhiễu như vậy , Hồng Lô nào dám xen vào chuyện Tây Di quốc và Cao Thăng Thái, họ ốc chưa lo nổi mình ốc, lo được cho ai?

Vậy nên ba vạn đại quân Di lão một màu tòa sắt với thép tiến vào Long Tân, đi đến đâu là cướp phá, bắt giết, đốt giết, diệt nhà sát tộc, dĩ nhiên là đồ sát quý tộc Bạch Di.

Trận chiến tranh này không như bình thường, nếu là chiến tranh bình thường thì Di lão muốn chiếm đất này quản dân này thì chỉ có thể đánh đầu sỏ, sau đó đánh phục đám trại các nơi của Bạch Lão, sau đó đối thoại điều kiện thuần phục này nọ. Vì họ vẫn cần Bạch lão tiểu quý tộc quản đất quản người kể từ đó mới thu lợi được từ những lãnh địa mà họ mới chiếm được. Nhưng lúc này không có câu truyện kể trên.

Quân Di lão máu tanh đồ sát sạch quý tộc mà họ thấy được hay ngửi được. Lý do đơn giản vì sau khi chiếm được Long Tân thì cả Nộ Lô và – Thính Lô đều chuyển đến khu vực rộng lớn màu mỡ này. Họ sẽ nhường hai vùng đất cũ cho Ngô Khảo Tích và di rời sạch dân Di lão về Long Tân.

Như vậy họ đâu cần người Bạch ở đây? Nô lệ người Bạch bắt được thì trả nợ 70 vạn cho Võ Vương rồi còn đâu.

Không có ý nghĩa cho quý tộc Bạch tồn tại, do đó tốt nhất là đồ sát cướp tiền bạc , nuôi tù binh chỉ tổ tốn cơm gạo mà thôi. Tất nhiên giai cấp binh sĩ của Bạch lão không hẳn là giết hết mà giữ lấy biến thành nô lệ mới của Di lão, cả đám đang ngồi chia nhau Nô Lệ kia kìa.

Không hề bất ngờ gì, Long Tân thất thủ. Điều này đã được dự đoán trước khi mà Cao Thăng Thái cho xây dựng phòng tuyến ở các yếu điểm bên Đông Lô chặn đường vào Côn Minh.

Nói thật Cao Thăng Thái bị Ngô Khảo Tích bố trí một lần kém chút mất mạng nên có phần sợ hãi.

Hơn ai hết Cao Thăng Thái hiểu rõ hắn đang đối diện với một kẻ rất nguy hiểm.

Người hơi hơi thông minh một chút luôn nghĩ mình hơn người và cho rằng người khác ngu. Nhưng kẻ thực sự thông minh sẽ luôn đánh giá chính xác và khách quan nhất đối thủ của mình. Mà Cao Thăng Thái là kẻ thực sự thông minh, người thông minh biết sợ, kẻ không trí não không bao giờ biết sợ. Dám cầm quân vượt vài chục ngàn dặm đi đánh một châu lục khác là một kẻ không biết sợ điển hình.

Cao Thăng Thái sợ và cẩn thận.

Đem quân ra Long Tân hắn sợ bị kẻ nguy hiểm kia tính kế lần nữa…cho nên lấy tĩnh chế động, hắn thà rằng bỏ Long Tân màu mỡ cũng không cần, trước hết tụ quân lại các trọng địa, xây công sự vững chắc, bố trí các ám quân mai phục, lại bố trí bẫy trùng điệp. Lấy thủ chắc làm chiến thuật, chờ đợi quân họ Triện họ Đoàn, họ Dương từ Đại Lý đến nơi này sẽ nghĩ kế đánh lui quân địch.

Ngô Khảo Tích về đến Văn Sơn thì mọi chuyện xong cả rồi.

Ông cháu Ngô Cẩm đã làm gọn các trại miền núi trên đường đến Hồng Lô, đón hết 5 vạn nô lệ về Văn Sơn chia đất nhanh nhanh trồng chọt vụ mùa mới.

Bên phía Nộ Văn Cổn Long sau khi ăn gọn Long Tân bắt đầu do dân Di lão về đây và trả nợ cho Ngô Khảo Tích đợt đầu 28 vạn nô lệ Bạch cướp được ở Long Tân.

Tất nhiên con số sẽ phải nhiều hơn nữa , nhưng quân Di lão mới tiến vào Long Tân còn nhiều vùng bọn họ chưa sờ tới , đảm bảo quét hết Long Tâm sẽ còng tầm chục vạn nô lệ cho Tích ca.

Tích ca bắt đầu chia đất ở Văn Sơn.

Mỗi người nô lệ đất đủ để canh tác , không vì thừa đất mà chia quá nhiều. Ai biết được sau này còn thêm bao dân, chia hết rồi về sau lấy gì chia?

Đất canh tác thừa ra thuộc sở hữu của Tích, hắn thuê nô lệ đã giải phóng canh tác. Giá thuê 50 % thu hoạch. Tức là trồng được gì chia đôi. Không bắt buộc.

Tất nhiên 50% là nặng, nhưng so với ngày xưa làm nô lệ bị thu 100% sản phẩm, sau đó chia cho một ít để tạm duy trì lay lắt qua ngày thì vẫn là rất tốt.

Vấn đề là nô lệ co ruộng của mình canh tác trên đó chỉ bị thu thuế 10%. Chỉ với ruộng của họ thì họ đã sống no đủ, cày cấy thuê cho quốc Vương được thêm phần nào là giàu phần đó.

Không ai than phiền, cuộc sống như vậy đã quá tốt rồi. So với trước kia thì rõ ra thiên đàng và địa ngục vốn không nên so làm gì vì quá khập khiễng.

Có dân có đất có Tây Việt Quốc, Ngô Khảo Tích tất nhiên phải lập triều đình. Lúc này có không ít sinh viên Đại Việt được cử đến giúp đỡ Tích xây dựng bộ máy chính quyền theo hướng Đại Việt mô hình..

Quân đội cũng được xây dựng với một vạn tráng đinh chọn ra từ cả nô lệ Bạch lão lẫn Di lão.

Đi lính là bắt buộc , nhưng lại lương cao, đãi ngộ tốt mà không phải đi lính làm pháo hôi như ngày xưa.

Rất nhanh Tích đã có được mội vạn binh địa phương nơi này.

Thậm chí vì ưu tiên chiến trường khốc liệt, năm ngàn thân binh của Tích được thay toàn bộ chiến Khải làm bằng thép Molybden – Mangan cường đại. Số áo giáp thân binh thải ra lại được đùng cho nô lệ binh mới thành lập. Đúng là quân Tây Việt rất sướng, đẻ ra đã được ngậm thìa vàng.

Năm ngàn binh Tây Việt cuối cùng được dùng chiến giáp, vũ khí thải ra từ Cấm vệ quân Thăng Long… đồ xịn không đấy.

Các anh chàng Tây Việt thoát cảnh nô lệ đang diện trên mình những bộ cánh bảnh nhất khu vực hăng say tập luyện. Thật đúng là đội quân ngậm thìa vàng từ khi trào đời…






















truyện hay không ?? Đọc đi rồi sẽ biết :)