Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 714: Rào cản của phát triển











Làng Nước… ôi làng nước ơi.

Chỉ cần mội câu hô hoán này đã nói lên tinh thần người Việt.

Và cũng là vấn đề đau đầu nhất đối với Ngô Khảo Ký và Lý Từ Huy.

Nói thẳng một câu Bố Chính hay Tân Bình Lộ rất dễ quản lý. Nhưng nó như một thành phố Châu Âu thời hiện đại, quan hệ xã hội nơi đó không hề mang đặc chưng của Đại Việt. Đây là nhận xét thực tế và công bằng.

Vì sao lại vậy.

Có lẽ mọi người không nhớ lắm nhưng nếu ai đọc kỹ sẽ thấy thằng Ký nó từng sào trộn các làng, các Hương ở Bố Chính một lần, bạo lực đánh tan hệ thống hương Làng cũ.

Từ đó không có gì là hương ước hay lệ làng mà chỉ có luận Bố Chính mà thôi.

Tuy dễ quản lý và sức quy tụ cao nhưng nói thẳng bước chân vào Tân Bình Lộ sẽ cảm giác như lạc vào một xã hội khác hẳn phần còn lại của Đại Việt.

Làng mất đi, chỗ dựa của nơi khai sinh ra tiểu thế gia chấm dứt, không có tiểu thế gia đừng mong có thể gia thực thụ.

Do dó trong mười năm, có nhiều lắm quan viên cao cấp, có nhiều lắm nhóm hệ quan vên ở Bố Chính, nhưng tuyệt đối chưa có hiện tượng manh múm lập thành thế gia.

Nhưng Ngô Khảo Ký sẽ đánh ta hệ thống đơn vị làng? Hay nói cách khác hắn sẽ đánh tan kết cấu nội tại của đơn vị Làng hay không?

Có mà làm được khối ra ấy.

Ít nhất là giờ không làm được, ít nhất là hắn còn đắn đo.

Thật không hiểu các lão có thể đem quân đánh tây đánh Tầu thế nào khi mà chẳng hiểu gì về văn hoá Đại Việt.

Mỗi đơn vị Làng là một chính thể có tính độc lập cực cao, thể hiện ra bằng lệ làng, hương ước. Thứ này phòng thủ sự xâm nhập văn hoá của ngoại xâm rất mạnh nhưng chính nó cũng gây khó khăn cho quản lý chính phủ. Các ông cứ làm như vua nói cái là cả nước răm rắp nghe cắp đít khỏi làng đi đánh nhau không bằng.

Thời này đi bắt lính từng làng mệt như chó, cho nên mới cần thế gia giúp sức quản lý nặng nhọc trưng binh trưng phu.

Giả như thời Lê Hoàn- Đầu Lý nếu không có thể gia giúp, các ông ở Thăng Long mà muốn chưng binh ở Hoa Lư, chỉ có thể đem thiên tử quân đến đó , đi gõ từng làng bắt lính thôi. Ở đó mà hô cái có chục vạn quân… tào lao.

Ví như mấy lần Lê Hoàn đánh Chiêm là đến Nghệ An rồi mới cho binh bủa ra đi… bắt lính.

Lý Thường Kiệt không khác là bao, năm 1075 đánh Chiêm xâm phạm cũng là dừng binh 2 tháng ở Nghệ An bắt lính.

Này thì đánh Tây dẹp Tàu.

Ngô Khảo Ký không dẹp tan hệ thống Hương Làng kiểu cũ ở Bố Chính thì cũng còn lâu mới hô cái được 2-3 vạn quân.

Tất nhiên thời này sở dĩ ở Thăng Long – Huy Ký có thể quản dễ vì hệ thống báo chí đi vào từng thôn làng ngõ xóm, trước dùng thông tin, văn hoá xâm nhập hệ thống tường tre phòng thủ này. Lẽ dĩ nhiên phải kết hợp giáo dục toàn dân rồi, biết chữ thì mới dùng báo chí tuyên truyền được chứ.

“ Khi nào anh đi vậy?” Lý Từ Huy đang mân mê một chuỗi dây truyền đá quý thiết kế hiện đại.

Là Ngô Khảo Ký nhớ lai mẫu này phác hoạ ra để các thợ kim hoàn làm…

Đẹp mê mẩn…

Công nhận dạo này nhập khẩu công tượng khắp nơi, kết hợp công tượng chất lượng cao trong nước… nói thật hàng trang sức.. mĩ nghệ Đại Việt tầm nó quá cao.

Ký cũng không ngờ minh vẽ qua qua kiểu dáng mà các thợ kim hoàn Đại Việt có thể làm đẹp vậy.

Không bỏ công hắn thức mấy hôm canh máy đốt ngọc.

A Đoá cũng có một cái nhưng khiêm tốn hơn.

“ Tôi đi cô cũng đừng vào đó mà nghịch, nguy hiểm” Ký đoán chắc hắn mà đi thể nào hai con mụ nhà hắn cũng mò vào phòng máy nung ngọc mà triển khai tận lực nung đồ. Sau đó trát toàn ngọc lam lên người.

Nói thật thứ này đẹp quá.. đẹp mê mẩn tâm hồn…. lại thêm điều chỉnh Rutil nhiều ít tạo nên lam đậm lam nhạt.. nhìn phê lòi.

“ Hừ hừ… biết rồi….” Tôi dỗi, trên mặt Huy viết rõ chữ này.

“ Chờ thằng Bình về tôi nung ngọc đỏ cho cô… đừng có nghịch.. nguy hiểm” Ký vẫn cố dặn dò không muốn để hai mụ này làm loạn.

A Đóa có vẻ dễ bảo nhưng trong vấn đề liên quan đến trang sức này thì nàng cũng rất cuồng. Nói cùng ậm ừ , không có rõ ý đồ. Ngô Khảo Ký đang tính có nên hủy máy hay không, nhưng vấn đề hủy vô dụng, vì thợ có thể chế lại , mà Lý Từ Huy thì hiểu cách vận hành máy cùng cách phối nguyên liệu rồi.

Thật sự là nhức đầu quá đi thôi.

“ Anh lại băn khoăn vấn đề Làng Xã- Thế Gia- Triều Đình quan hệ?” Lý Từ Huy nhìn thấy trên bàn giấy Ngô Khảo Ký viết ba từ này sau đó khoanh khoanh vòng vòng nối kết các yếu tố loạn cả lên thì hỏi.

“ Đúng vậy rất nhức đầu, Làng Xã – Thái Ấp là cái nôi của văn hóa Việt, nhưng lại cũng là cái nôi của sự hình thành các thế lực độc lập từ đó sản sinh tân tiểu thế gia, rồi thành đại thế gia... thực muốn đập tan nó đi nhưng như vậy người Việt còn là người Việt sao?” Ngô Khảo Ký chán nản bỏ bút xuống tựa lưng ra sau ghế mà thở dài.

Lý Từ Huy chỉ nhẹ nhàng đi đến phía sau mà bóp trán cho hắn.

“ Anh nghĩ nhiều làm gì, thế gia và chính quyền quan hệ vừa là đối đầu lại là hợp tác, cho đến thời kỳ hiện đại của chúng ta vẫn là tồn tại thế gia, không thiếu chính phủ bị thế gia thao túng, các gia tộc quyền lực thập chí đên Mẽo còn bị thao túng kia mà, anh nghĩ làm gì nặng đầu. Triều đình mạnh, quản thế gia, triều đình yếu, thế gia khống chế, đó là quy luật. Chắc anh lo lắng thời con cháu? Phận con cháu con cháu lo thôi, thời cha ông làm hết sức được rồi, cường cầu làm chi?” Lý Từ Huy nhẹ nhàng khuyên bảo chồng, nàng đôi lúc dỗi hờn chanh chua một tí, nhưng thực tế Huy là người hiểu biết và cực kỳ thông minh.

Những lúc như thế này chỉ có nàng mới xoa dịu cho Ký được.

“ Ưm... đúng là vợ ngoan vợ hiền a... “ Ngô Khảo Ký lim dim mắt thỏa mãn.

“ Nhưng song song cùng thế gia thì hệ thống Làng Xã Hương Tổng vẫn phải động” Ngô Khảo Ký vẫn quyết tuyệt.

“ Vấn đề về xã hội học em không hiểu đâu, anh trước khi đi bàn giao lại kỹ đó” Lý Từ Huy dặn dò, thật nàng không hiểu quá mối quan hệ làng xã này, không nói rõ có khi nàng lại làm sai.

“ Ừ vậy anh nói để em rõ... Thật ra Văn hóa làng xã đã tạo nên những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam sau này, chính vì thế anh không muốn quá mạnh tay với nó khiến cho dân tộc mất đi bản sắc...” Ngô Khảo Ký giải thích cho Huy hiểu


Chỉ ví dụ như : Từ quan hệ láng giềng “bán bà con xa, mua láng giềng gần” nên người Việt có truyền thống đoàn kết, gắn bó yêu thương xóm làng. Tình yêu xóm làng, quê hương được đẩy lên cao là tình yêu quốc gia, đất nước. Cặp đôi làng- nước là cặp khái niệm thường trực trong tư duy và đời sống của người Việt.

Công cuộc chống giặc ngoại xâm đòi hỏi phải có tinh thần đoàn kết toàn dân và lòng yêu nước. Hai điều kiện này là sản phẩm sẵn có của tính cộng đồng và tính tự trị làng xã. Tính cộng đồng của mọi người trong làng đã chuyển thành ý thức cộng đồng trong phạm vi quốc gia “Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Nhưng thực ra vấn đề này không quá đánh giá cao vì Ký có thể thực hiên nó thông qua tuyên truyền giáo dục tư tưởng, nhất là khi tỉ lệ con nhỏ đến trường ngày mỗi cao lên thì việc giáo dục tư tưởng từ nhỏ càng dễ hơn đúng không. Do đó chức năng này của Lang Xã có thì tốt, không thì hệ thống giáo dục toàn dân sẽ đảm nhiệm.

Hương ước mới là vấn đề cần bàn cãi, nhiều Hương ước có đặc tính rất tốt, nhưng nhiều hương ước có đặc tính hủ tục nên cần phải chọn lọc rồi bỏ đi hủ tục,. Tức là triều đình chắc chắn can thiệp vào hương ước làng rồi. Hương ước phải tuân theo luật pháp tối cao của chính phủ, đây là điều Ngô Khảo Ký không khoan nhượng.

Nhiều Hương ước của làng thường nêu ra các mục tiêu chế định rõ ràng như: mọi người phải ăn ở hòa thuận, giữ đúng đạo hiếu, gìn giữ tình làng nghĩa xóm…; quy định các biện pháp cứu trợ, tương trợ, xây dựng quỹ xã hương. Cái này hoàn toàn đồng ý, còn các hủ tục bắt buộc phải bỏ đi.

Chúng ta đang khẳng định văn hóa làng xã là cốt lõi, là bản sắc của văn hóa dân tộc. Từ bao đời nay, chính đặc trưng văn hóa này đã hun đúc nên những giá trị tinh thần, những mối quan hệ bền chặt và khăng khít. Tuy nhiên khi đi sâu vào tìm hiểu về văn hóa làng xã vẫn thấy có một số hạn chế. Nhất là tình hình phát triển của Đại Việt lúc này, sự tự cô lập của Làng Xã chính là rào cản, là trở ngại của sự phát triển

Những hạn chế đó xuất phát từ những đặc trưng của văn hóa làng xã như tính cộng đồng là nhấn mạnh vào sự đồng nhất, vì thế mà ý thức con người, ý chí cá nhân bị thủ tiêu, luôn hòa tan vào các mối quan hệ xã hội; giải quyết xung đột theo hướng “hòa cả làng”. Tính đồng nhất dẫn đến thói dựa dẫm, ỷ lại “nước nổi, bèo nổi” kéo theo tư tưởng cầu an, cả nể, sợ “rút dây động rừng” nên thường chủ trương đóng cửa dạy nhau.

Tiếp nữa là thói cào bằng, đố kỵ không muốn ai hơn mình (xấu đều hơn tốt lõi; khôn độc không bằng ngốc đàn). Tính tự trị nhấn mạnh vào sự khác biệt do đó mà sinh ra tư hữu, ích kỷ. Bè nhà ai người ấy chống; ai có thân thì lo, “của mình thì giữ bo bo, của người thì để cho bò nó ăn”; “Trai làng ở quá còn đông, cớ sao em lại lấy chồng ngụ cư”…Tiếp nữa là óc gia trưởng, tôn ty. Tính tôn ty, sản phẩm của nguyên tắc tổ chức nông thôn thôn theo huyết thống tự thân nó không phải là xấu nhưng khi gắn với tính gia trưởng tạo nên tâm ý quyền huynh thế phụ, áp đặt ý muốn của mình vào người khác; tạo nên thế lực vô lý “sống lâu ra lão làng”…

Những cái này quá xấu mặt hại của làng xã mối quan hệ... không thể giữ lại. Cho nên thâm nhập đánh tan một bộ phận hay thay đổi cách tư duy về làng xã cần làm. Nếu không Đại Việt chẳng bao giờ tiến bộ được ngay cả khi có máy móc, công nghệ, này nọ. (Cho nên ấy à mấy ông bốc phét lăn cả vào đây mà báo cáo. Dân xã hội gì mà đến cả cái văn hóa quan trọng nhất của Đại Việt không đề cập đến, không cải cách mà đòi đánh nam dẹp bắc?)

Cho nên việc Ký muốn làm là thay đổi một cách triệt để trong tư duy và trong hành động. Phát huy những đặc tính nhân văn, nhân bản, bản sắc của văn hóa Làng Xã - Việt, con người Việt. Nhưng phải hạn chế khắc phục những nhược điểm của tư tưởng sản xuất nhỏ, sẵn sàng hội nhập vào tiến bộ công nghiệp ở các thành phố lớn như Bố Chính – Thăng Long – Thiên Trường – Luy Lâu, tiếp thu tinh hoa văn hóa thời đại.

Đây là cách chiết chung, giữ lại tinh hoa gạt bỏ thói cũ không phù hợp thời đại , bản sắc văn hóa giá trị tinh thần Việt vẫn bảo tồn. Việc này khó nhưng vẫn phải làm, vẫn phải triệt để can thiệp. Các phương án ban đầu được Ký đưa ra cho Lý Từ Huy thực hiện khi hắn đi xa.