“ Nói chung chung thì rất dễ, nào là yêu dân như con, thương dân , chính sách giảm sưu, giảm thuế … nhưng các ngươi không hiểu một chuyện. Tình hình mỗi quốc gia mỗi khác. Không thể đem nguyên mấy thứ giáo điều phương Bắc áp dụng vào chúng ta Đại Việt được”
Cụ Lý Thường Kiệt chầm chậm nói, cụ biết nhiều hơn người khác, vì có những thứ Ký chỉ viết cho cọ xem.
Và cụ có khái niệm về cát cứ phân quyền, trung ương tập quyền, văn hoá làng xã. Những thứ ảnh hưởng đến sự cai trị của triều đình.
Thậm chí cụ còn có cái khái niệm “Làng là cái Quốc nhỏ, Quốc là cái Làng to” Mà Ngô Khảo Ký đưa cho.
Rất nhiều khái niệm đặt ra khiến cụ Kiệt hiểu rõ hơn bản chất chính trị cùng tình hình của Đại Việt.
“Làng là cái Quốc nhỏ, Quốc là cái Làng to” ví như cái lệ này của người Đại Việt, Luỹ tre làng như một pháo đài phòng chống mọi tác động bên ngoài, nó khiến người Việt đứng vững trước ngàn năm thống trị của phương Bắc mà không bị đồng hoá.
Nhưng nó lại cũng chính là yếu tố ngăn cản sự phát triển của Đại Việt lúc này, và nó cũng dễ dàng tạo ra hệ thống cát cứ phân quyền ở Đại Việt khi tính độc lập của Hương Xã quá cao.
(Cho nên nội việc cân bằng Làng Xã luỹ tre cùng triều đình cai trị đã vỡ mặt thớt rồi, đi ra đó mà đánh nam dẹp bắc).
“ Quay lại vấn đề, mối nguy hại lớn nhất đối với sự thống trị của chúng ta là thế gia, bao đời nay mất lòng dân được lòng dân hay không chưa bàn tới, nhưng kẻ đứng sau châm ngòi thổi gió, kẻ tổ chức dân phản không phải là dân đen mà chính là thế gia. Mười đời vua chúa đổi thay thì đến chín đời là thế gia đăng vị, thật hiếm có thay nông nô nào, dân đen nào có thể đăng vị đế cơ… cái này các ngươi rõ sao?” Cụ Lý Thường Kiệt hướng ánh mắt về đám Ngoi Gia đệ tử mà hỏi.
Cả đám im lặng cúi đầu suy tư, quả đúng là ý này, lại càng đúng hơn ở trên đất Đại Việt.
“ Nhưng chúng con không hiểu, nếu muốn làm suy yếu thế gia , ép bọn họ từ bỏ ruộng đất , rải giáp vũ khí quân đội là đủ, cần gì tự mình bỏ đi nô lệ bỏ đi ruộng đất?”
“ Thế nào là thật sự được lòng dân? Các ngươi nhìn Tây Bắc. Tây Việt, lại nhìn Bắc Hải đảo. Đế quốc đâu mất mấy binh mấy tốt đã có thể bình định vững chắc các nơi đó. Đó là được lòng dân, tuy bọn họ khác tộc lại trung thành với Đế Quốc còn hơn nhiều người Việt tộc.
Nhiều lúc ta phải tự hỏi trước kia tại sao ta không nghĩ đến cách này , nếu nghĩ sớm thì bình định Ung – Khâm – Liêm hay bình định Đông Bắc- Tây Bắc há dễ lắm hay sao? Nói ra xấu hỏi Đại Hải sóng sau xô sóng trước. Bọn Ký- Tích chúng mạnh hơn đời lão già bọn ta.
Lại nói, trả tự do cho nô lệ các vùng đó chính là được lòng dân, vậy trong nội địa Đế Quốc tại sao vẫn để lại Nô Lệ? Mầm mống mâu thuẫn để thế gia có thể nhắm vào? Mất đi Nô lệ là các ngươi mất đi hào quang quý tộc?
Hào quang quý tộc hay chỉ là kẻ tầm thường là do tri thức, tài năng, học vẫn của các ngươi mà có, không phải vì số lượng nông nô mà có.
Mất đi nông nô mất đi ruộng đất là Ngô Gia đệ tử sẽ chết? Các ngươi lũ ăn bám này chết chắc rồi. Nhưng tinh anh Ngô Gia sẽ chỉ có tốt hơn mà thôi”
Lý Thường Kiệt mỉa mai nhìn đám hoàn khố đệ tử Ngô Gia lòng lại dấy lên lửa giận.
“ Chúng con sai rồi, chúng con hiểu và can tâm chịu phạt, thế nhưng Nhị Đế làm như vậy không sợ thế gian đại loạn sao? Toàn bộ gia tộc lớn bé ở Đại Việt có ai chịu cái thiệt lớn này, nếu toàn bộ đoàn kết nổi dậy chống triều đình.. Đại Việt tất loạn.. Ngô Gia đáng lo rồi” Một tên đệ tử mặt như mướp đắng lo lắng nói.
“ Ngu si đần độn. Xoá bỏ giai cấp nông nô, nô lệ, nô tỳ đó là xoá bỏ tận gốc mâu thuẫn của giai cấp này với người cai trị cầm quyền hay nói cách khác là Ngô gia chúng ta. Được nhiều hơn mất. Thây vì mâu thuẫn họ sẽ là những người trung kiên ủng hộ Ngô gia, vì chỉ có Nhị Đế mới cho họ được tự do.
Hỏi các ngươi, muốn Ngô gia tại vị vài chục năm , trăm năm hay ngàn năm?” Cụ Kiệt thoáng thoáng đi sai đường mà lý giải.
Cụ nghĩ rằng mọi hành động, mọi thâm ý của Ký là tính toán dài hơi cho tương lai cai trị của Ngô Gia.
Cụ không biết thằng nầy còn dự định lập quốc hội thượng viện hạ viện đâu. Mà thôi chuyện này sau nói đến.
“ Dĩ nhiên là Ngô Gia tại vị ngàn năm vạn năm rồi” Chúng đệ tử nhao nhao.
“ Vậy thì đúng rồi. Giờ đây có giai cấp mới là Giai cấp công nhân ủng hộ triệt để Ngô gia, giai cấp nô lệ được giải phóng ủng hộ Ngô Gia, lại có giao cấp trí thức trẻ số lượng đông đảo ủng hộ chúng ta. Không cần dựa vào thế gia để quản lý đất nước, càng không cần dựa vào bọn họ để có nguồn mộ lính… vậy thế gia một nhóm nho nhỏ người, bị mất đi nô lệ thì lấy gì mà phản kháng?”
Lý Thường Kiệt cười tươi.
Các khái niệm giai cấp mới và tầm ảnh hưởng của họ tới Đại Việt đã được Ký viết rõ trong sách riêng cho cụ Kiệt.
Thật ra cụ kiệt hơi hiểu nhầm bản chất việc giản phóng áp bức bóc lột nông nô, nô lệ của Ký.
Nhưng hành động của Ký nó cũng dễ gây hiểu lầm kìa.
Nếu một người thông minh và có đầu óc tổng hợp tốt lại được cung cấp đủ khái niệm thì sẽ thấy hành động của Lý Từ Huy và Ngô Khảo Ký như đang tính kế cả thiên hạ để củng cố quyền thống trị của hai bọn họ vậy.
Đầu tiên đó là giáo dục toàn dân, thay đổi hệ thốn giáo dục chữ vết cùng tư tưởng, tạo ra một nhóm “giai cấp trí thức” mới thay thế Hủ Nho vốn có quan hệ mật thiết cùng thế gia.
Thứ hai là mở rộng liên tục nhà máy công xưởng, kéo một lượng cực lớn dân từ trong các lũy tre làng đi ra, thoát ly khống chế thê gia và tạo thành một hệ “ Giai cấp Công Nhân” Số lượng cực đông, có tri thức cao nhất định và cực lực ủng hộ cho hai người Lý Từ Huy và Ngô Khảo Ký.
Thứ ba đó chính là chia ruộng đất “quyền sử dụng” cho nông dân tự do... Từ đó khiến đám nông dân tự do này coi triều đình của Lý Từ Huy và Ngô Khảo Ký là trời của họ. Việc chia đất này lại đào thải một lượng lớn người không có đất, phải chuyển làm công nhân, hoặc khai hoang đất mới để có “ quyền sử dụng đất” Nhóm này vẫn là trung kiên ủng hộ Ngô Khảo Ký và Huy, hay nói cách khác là ủng hộ Hoàng Tộc cai trị.
Cho nên bước cuối cùng đó là giải phóng nô lệ , nông nô thì rất dễ bị hiểu nhầm là chung mục đích với ba bước trước đó.
Cho nên cụ Lý Thường Kiệt hiểu nhầm Ngô Khảo Ký đi bước này để tăng thêm một nhóm” Nô lệ được giản phóng” ủng hộ Hoàng quyền của Nhị Đế.
Đồng thời giải phóng nô lệ cũng là cắt đi mạch máu , quyền lực, sức mạnh của Thế gia. Chỉ còn một nhóm thế gia dân số chẳng đủ 5-7% thì có thể làm gì? Họ nói đâu còn ai nghe đâu. Đây là suy nghĩ của của Lý Từ Huy và cụ đổ cho Ngô Khảo Ký rằng: Giải phóng nô lệ có mục đích củng cố Hoàng Quyền, cho nên là con cháu Ngô gia phải làm gương chứ. Hoàng quyền chính là Ngô gia hoàng tộc đấy.
Thôi thì mặc kệ cụ nghĩ sao, có điều nô lệ vẫn giả phóng là thật. Ngô gia con cháu hiểu giải phóng nô lệ có lợi gấp nhiều hơn là mất. Đồng loạt hưởng ứng cùng chịu phạt.
Nếu Ký ở đây chắc hắn khóc lóc thảm thiết mất... Con đâu có ý đồ này đâu mà Phụ Thân nghĩ xấu vậy.... thật ra cũng có chút chút ý như vậy nhưng không nhiều lắm. Ý của con vẫn là đóng góp cống hiến cho nhân loại tiến bộ, khiến Đại Việt Đế Quốc trở thành một quốc gia văn minh hơn thôi. Vả lại giải phóng nô lệ là giải phóng sức lao động, Đại Việt đang cần rất nhiều sức lao động.... hu hu hu... Con là vậy chỉ có 45% mưu mô củng cố Hoàng Quyền thôi... không nhiều.
Thôi, tạm thời không nói chuyện hai cha con nhà này.
Ngày 15 tháng Giêng cụ Kiệt đi Thăng Long , Ngô Văn Vân Phó Tư Lệnh Quân Khu phía nam tạm thời quản quân vụ. Lê Văn Toản quản chính vụ.
Hơn 70% đệ tử Ngô Gia lên đường tòng binh ở các Đô Hộ Phủ, trong đó 100 người đi Đô Hộ Phủ Sado đảo Nhật Bản, số còn lại đi Đô Hộ Phủ Cửu Long Giang, Kottabu, Đồng Mai ( Dumai- Medang). Riêng nhóm đi Đồng Mai khá đông vì nhiệm vụ của họ là chiếm đảo Singapore xây dựng cảng biển nước sâu ở đây.
Toàn bộ Ngô gia đệ tử không biết trước đây phẩm cấp gì đều phải làm từ binh nhất trong quân đội. Cứ thế tiến hành trừng phạt. Có người 3 năm có người nắm năm, kể cả già cả cũng không tha. Cụ Lý Thường Kiệt nói, chết thì mang xác về, cho nhập từ đường, trốn thì gạch tên trong gia phả.
Sợ hãi, thiên hạ rúng động, trong lịch sử chưa chó Hoàng Tộc nào đối sử đệ tử kỳ cùng nghiêm khắc như Ngô Gia, hở một cái là dắt tay nhau đi đày bằng sạch sẽ....
Toàn bộ nô lệ 1,5 vạn người của Ngô Gia đều được thả tự do vô điều kiện, tất cả xếp hàng ở bến cảng khóc lóc sung sướng hạnh phúc vái lạy chiến hạm của cụ Kiệt đang rời bến sau đó lại hướng về phương Bắc Thăng Long mà lạy dài.
“ Lòng dân như vậy, Đế quốc hùng cường” Lê Văn Toản cũng đứng bên bến cảng mà cười như hoa tươi.
“ Ha ha… có Nhị đế tại, muốn đế quốc không hùng cường quá khó khăn rồi” Ngô Văn Vân cười theo sảng khoái.
“ Thôi không nói chuyện phiếm với đám quan binh các ông, tôi rất bận, an bài 1,5 vạn người đâu có dễ “ Lê Văn Toản phủi phủi bộ vest sang chảnh của mình nện dày da cộp cộp bước đi, đội lên đầu mũ phớt … dáng vẻ … sành điệu vô đối.
“ Hừ hừ…” Ngô Văn Vân trong bộ quân phục góc cạnh ngực đeo đầy huân chương lúc này đeo kính râm đội lên mũ lưỡi trai. Rảo bước lên chiến hạm…
Giải phóng nô lệ mà không cho họ tư liệu sản suất, không có công việc mưu sinh thì đó là giết người chứ không phải giải phóng. Kiểu đem con bỏ chợ ấy khác gì Khởi Nghĩa Khăn Vàng thời nhà Hán? Loại ấy thành công mới lạ lẫm thay.
Như ở Đại Việt, nô lệ được giải phóng sẽ được chính phủ lo lắng tận tình cho đến khi họ ổn định cuộc sống mới thôi.
Ví như ở Bố Chính làm gì có thế gia? Nơi này duy nhất một thế gia là Ngô thị thì vừa bị chinh tộc trưởng dẹp rồi. Đất đai mà nô lệ khai khẩn bấy lâu có được đều phân hết cho bọn họ sau giải phóng. Số người thừa ra đào tạo làm công nhân.
Ruộng của Ngô gia Thái Ấp vẫn giữ nguyên do chính sách của Ngô Khảo Ký và Lý Từ Huy chưa động, chỗ ruộng này Ngô gia làm sao tự mình cày nổi cho nên phải thuê người cày giá cao thôi.
Nói chung chỉ trong một đêm chớp vang sóng giật, Bố Chính vấn đề đã hoàn toàn yên tĩnh.
Lác đác các nhà có nô lệ ở Bố Chính thấy cảnh này lập tức giao nộp không dám chần chờ. Chính phủ mua lại một nô lệ 5 lượng bạc trả cho người sở hữu. Các nô lệ được cấp quyền công dân, được an bài công việc, muốn tiếp tục công việc giúp việc tại nhà các vị chủ cũ cũng không sao. Giúp Việc cũng là một nghề, được trả lương, có bảo hiểm xã hội, được chính phủ bảo hộ, đầy đủa quyền công dân.
Rất nhiều Nô lệ lại quay về nhà chủ cũ với tư cách mới.. người giúp việc đầy đủ quyền công dân, đơn giản vì người Bố Chính họ đối xử nô lệ tốt lắm có bạc đãi đâu. Nô lệ lại sống quen với chủ cho nên cũng muốn quay về đó công tác...
Từ đó Đại Việt có thêm nghề giúp việc cho nhà giàu... khá ổn định thu nhập.