Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 824: Điều binh không phải dễ




Có rất nhiều người sẽ không hiểu Đại Việt tận mười triệu người nếu tính tổng các lãnh địa, riêng người thuần Việt cũng tầm gần bảy triệu.

Không như mấy thằng ngáo đá cứ lấy dân số chia bốn là ra thanh niên khỏe mạnh sau đó lấy thanh niên mười lăm đến bốn lăm làm quân đội số lượng cần cái là hô mấy chục vạn quân đi đánh cả thế giới. Đấy là não tàn suy nghĩ.

Một quốc gia quân đội thường trực chính quy duy trì tầm không đến 1% dân số, nếu cả tính quân dự bị thì 5% là nhiều.

Có những trường hợp tổng động viên đánh theo kiểu đập nồi dìm thuyền có thể huy động tối đa là 10-15% dân số tham gia chiến đấu.

Vì sao?

Các ông muốn chiến đấu phải có vũ khí, phải có quân lương, phải có hậu cần cùng các cơ sở phòng ngự hạ tầng. Cho nên 10-15% đã là con số cuối cùng và tính là toàn dân chiến đấu. Vì để phục vụ cho 10-15% dân số chiến đấu thì cần đến 30-40% dân số lao động sản xuất và hỗ trợ để cung cấp. Tức là hầu như mọi người trong độ tuổi lao động đều đã tham gia vào cuộc chiến.

Những trận chiến toàn dân thì đừng chỉ tính các chiến sĩ trực tiếp trên chiên trường, cần phải tính cả hậu phương sản xuất cũng là đang tham gia chiến đấu, các lưc lượng an ninh giữ vững ổn định nội địa cũng đang là chiến đấu. Cho nên đó mới gọi là một cuộc chiến toàn dân khi mà chỉ thấy quân đội số lượng tầm 10-15% số dân tham gia tại chiến trường.

Cho nên mấy thằng não tàn cứ nghĩ ờ dân sô tầm 10 triệu thì đem 1-2 triệu đi thôn tính Châu Âu- thôn tính TQ cho nó sướng thích viết gì thì viết.

Cuộc chiến toàn dân chỉ diễn ra được ở trên đất Đại Việt, khi Đại Việt bị xâm lăng, lúc ấy Đại Việt mới có khả năng huy động được số quân khổng lồ cùng hệ thống hậu cần tại chỗ ( Đại Việt ). Còn về viễn chinh thì không bao giờ đạt được số quân đội khổng lồ kia.

Vì để lo cho một đội quân Viễn Chinh thì cần x15-20 lần số dân hậu cầu mới đủ.

Nhiều người nghĩ đến hậu cần là vận chuyển lương thực , vũ khí, đạn dược. Dạ không ạ, hậu cần nếu đơn giản vậy thì nói làm gì. Hậu cần là tính toán đến ai sản xuất ra số vũ khí, lương thực, đạn dược, trang bị cho quân đội , vì thế số lượng hậu cần mới là x15-20 lần số quân viễn chinh. Còn so sánh với quân đội du mục thì thật là khập khiễng, vì bọn này là vác cả nhà đi chiến đấu, du mục mà.

vì vậy nếu như Đại Việt mang 1 vạn đại quân đi thì với khả năng sản xuất cực mạnh của mình thì chỉ cần x10 lần số dân để hậu cần.

Hiện tại Đại Việt tuy năng lực sản xuất mạnh mẽ nhưng lại vướng vào quá nhiều các rắc rối.

Đầu tiên là quá trình khai phá Philippines cần đầu tư một nguồn lực đáng kể.

Việc ổn định Lộ Bắc Hải, xây dựng Lao Cai- Lâm Tây cũng cần đầu tư nguồi lực không nhỏ.

Ngô Thường Hiến đánh lấn giải phóng nô lệ ở Quảng Nguyên, Thượng Nguyên lại càng cần nhiều nguồn lực để giúp hai nơi đó ổn định.

Ngô Khảo Ký đem đi 1,5 vạn tinh nhuệ về Sado không hề nghĩ sẽ xa lầy một cuộc chiến bất ngờ nơi đây. Và nhánh quân này cũng tiêu tốn một nguồn lực cực lớn của Đại Việt khi xây dựng Busan cũng như Kokura. Tất nhiên sau 1 -2 tháng tới thì Busan cùng Kokura sẽ có thể phản hồi đầu tư và từng bước cung cấp tại chỗ cho nhánh quân của Ngô Khảo Ký.

Lý Thường Kiệt đem đi 1,5 vạn quân hỗ trợ Lavo thì đâu thuần tuý là tiêu tài nguyên vì cả Lavo và Medang tự lo bản thân còng khó, hỗ trợ tài nguyên cho quân Đại Việt là hữu hạn.

Trên nội bộ Đại Việt còn có ngàn cái dự án cần đầu tư tài nguyên để giữ vững tốc độ phát triển.

Tức là ở đây điểm khó khăn của Đại Việt đó là làm sao giúp đỡ đồng minh nhưng không ảnh hưởng đến tốc tộ phát triển kinh tế của bản thân. Nếu thực sự bất chấp tổn thất, chấp nhận thụt lùi tốc độ phát triển 3-5 năm thì Đại Việt thậm chí có thể huy động năm vạn quân cho Medang được.

Nhưng hi sinh như vậy quá lớn, là các nhà hoạch định kế hoạch tầm vĩ mô thì các lão đại Đại Việt không muốn chứng kiến cảnh này. Trừ khi lâm vào bước đường cùng thì Đại Việt mới phải chấp nhận cách làm trên.

Cho nên mới nói mấy cái thằng ngáo ngáo hở một chút là đem toàn bộ nam nhân đi xâm chiếm quốc gia khác sau đó biện minh đàn bà không biết sản xuất à… rồi cái gì vừa bắt đẻ tăng dân số vừa bắt lao động để có cơm đi xâm chiếm quốc gia khác.

Nói đương cử thế này. Để “nuôi” một lính ngoài chiến trường thì trung bình cần 7-8 người cày cấy, để trang bị một người lính ngoai chiến trường lại cần tương đương 7-8 người nữa lao động các ngành công nghiệp, chế tạo. Để vận chuyển đồ cho một người lính cần ít nhất 1-2 người làm công tác dân binh vận tải. Cho nên Đại Việt nếu không cẩn thận sẽ bị kéo lùi cả nền kinh tế, lạm phát siêu cấp nếu bị xa lầy nhiều chiến trường như lúc này.

Cho nên việc Lý Từ Huy quyết định hỗ trợ vũ khí tối tân hơn để người Medang tự chiến. Và quân Đại Việt chỉ tiếp viện với số lượng nhỏ, vừa đủ. Đây chính là vị trí lãnh đạo cần cân nhắc.

Lần này lãnh binh là Ngô Khảo Tứ vì khả năng cao phải Bộ chiến, không thể nào bắt cụ Kiệt già cả lại phải lên bờ chịu nguy hiểm đánh lộn cả.

Chiến hạm có đủ. Đầu tiên là năm Barque siêu tải của Ngô Khảo Bình đi về rồi, lại có thêm 10 Barque trung tải vừa hoàn thành.

Nếu chen chúc thì một Barque trung tải có thể mang 500 lính một Barque siêu tải có thể mang 1200 lính từ đó chỗ hạm đội trên đủ mang tầm hơn mội vạn lính.

Quân Đỗ Siêu cũng đã về Đại Việt đang tạm thời nghỉ ngơi ở Bố Chính, đám này có thể làm hộ vệ đội bảo vệ các tải thuyền trở lính.

Nếu điều thêm một ít thương thuyền đi theo thì vấn đề vận tải đi Medang rất nhanh có thể được giải quyết triệt để.

Vấn đề quân sự tạm thời được giải quyết, tiếp theo là các vấn đề có tầm quan trọng khác, ví như họp Nghị Viện Nhân dân kết thúc, tổng hợp cùng đưa ra các phương án giải quyết những bức xúc của nhân dân. Cải cách thuế ruộng phòng tránh thế gia thâu tóm ruộng đất. Đánh thuế thu nhập cá nhân.v..v...

“ Bộ trưởng Bộ Y tế cần hết sức theo dõi sát vấn đề dịch bệnh tình hình. Đặc biệt cần chuẩn bị đủ các dụng cụ như gang tay, quần áo dài, chum đầu cho những nơi phát hiện dịch do muỗi gây nên. Thêm vào đó phòng chống muỗi ở các khu vực thành thị phải được đặt lên hàng đầu trong thời gian tới, các biện pháp vệ sinh phòng chống muỗi thì mọi người cũng hiểu rồi..” Lý Từ Huy bắt đầu căn dặn vấn đề dịch bệnh.

Nói chung vụ bùng dịch sốt xuất huyết thể nặng cấp tính ở Mea Klong đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh Đại Việt về vấn đề này. Ngô Khảo Ký không ở nhà cho nên vấn đề này thì Lý Từ Huy và Bộ Y Tế phải tự bơi thôi.

Các đơn đặt hàng về màn che ngủ. Cac loại thời trang chống muỗi cứ thế bùng phát. Thằng khống nào tạo ra việc này không ai khác đó là tên tư bản khốn kiếp Đỗ Như Thanh.

Không sai, hắn nắm rất nhiều nhà máy dệt may, do đó ngay khi vấn đề bệnh dịch do muỗi tin tức khủng hoảng từ Lavo lan đến Đại Việt thì thằng này chớp cơ hội cho ra đời một loạt mặt hàng từ cao cấp đến bình dân các loại mang che mặt cổ cũng các loại găng tay lụa cho các quý cô, quý cậu.

“ Đỗ hữu tướng, nói chung bắt theo thị hiếu là không sai, nhưng không có chuyện đầu cơ trục lợi. Khanh là quản lý bên công thương, cho nên nếu phát hiện đầu cơ trục lợi thương nhân thì chắc chắn phải nghiêm trị chứ hả?” Lý Từ Huy bắt đầu gõ.

Vì thằng lúc này thị trường các loại đồ may mặc chống muỗi đã có ý tăng lên. Phú quý sinh lễ nghĩa, Đại Việt đám người nghe tin dịch từ Lavo xa tận đẩu tận đâu mà đã lo lắng về “số phận” của bản thân mà bắt đầu tích cực mua sắm cùng dùng các loại thời trang dị dạng trên. Chính vì cung thiếu hơn cầu cho nên vô tình hay hữu ý các loại vật dụng chống muỗi đang từ từ tăng giá. Lý Từ Huy rất không muốn nhìn thấy cảnh tượng trên cho nên túm thằng to nhất ra gõ trước.

“ Xin bệ hạ yên tâm, thần ngay lập tức tổ chức các chủ nhà máy dệt may ở Đại Việt phổ biến, tích cực sản xuất nhiều hơn các sản phẩm bình dân để ổn định giá cả. Kẻ nào cố tình nâng giá hay trục lợi sẽ bị nghiêm trị. Có điều ... loại mặt hàng này xuất khẩu qua Lavo thì...?” Đỗ Như Thanh lưỡng lực.

“ Lavo chiên tranh đủ khổ rồi, họ giờ là vựa lúa của Đại Việt, để họ suy sụp không có lợi gì cho Đại Việt cả. Không cần thiết thấy món lợi nhỏ trước mắt mà quyên đi mục tiêu lớn. Thừ dịp người hoạn nạn mà bắt chẹt không phải hành vi quân tử. Nói chung không cần thiết kiếm ba cái đồng tiền máu này, mặt hàng qua Lavo thì chính phủ Đại Việt sẽ bảo trợ, coi như là một khoảng viện trợ không hoàn lại cho Lavo” Lý Từ Huy vẫn hết sức nhân đạo.

Huy -Ký tham tiền nhưng không phải tham đến bất chấp đạo đức, ở trong tâm bọn họ vẫn là có hai chữ nhân đạo. Tiền bọn họ kiếm được cho đến nay thực tế phần lớn là chính đáng cùng ngay thẳng không dính máu. Thật nếu bất chấp đạo đức cùng phẩm giá thì Ký khả năng kiếm sẽ còn nhiều tiền hơn nữa.

Trong lúc ở Đại Việt vợ cả đang tất bật cho việc hỗ trợ đồng minh thì ở Nhật Bản lão chồng chơi bời bất tận cũng đã gần như hoàn thành công việc của mình. Các loại chuyển giao đã hoàn tất, lúc này một vạn quân bao gồm Zhui no gia tộc, Busan quân, toàn bộ treo cờ Zhui no rầm rập tiến về Kyoto để thực hiện cuộc chiến cuối cùng cùng quân Pháp Hoàng Bạch Hà.

Do hai nhà Minomoto và Taira thả cho quân Zhui no đi vào cho nên lớp phòng tuyến thứ hai và thứ ba của Hoang Tộc Nhật Bản coi như bị bóc. Chỉ còn lại đó chính là quân cận vệ Hoàng Gia mới thành lập không lâu, với thành phần chính là các võ tăng cùng một số gia tộc bảo hoàng với Tachibana dẫn đầu. Các gia tộc đi theo Pháp Hoàng phần lớn nằm ở miền trung Nhật Bản lúc này, đây là vùng đất thực quản của Hoàng Tộc bao gồm Kyoto, Singa, Hyogo và Nara

Pháp Hoàng Bạch Hà không chạy vì ông ta biết sẽ chạy đi đâu. Lúc này ông ta cuối cùng cũng nhận ra sai lầm của bản thân và nhiều lần cử sứ thần đàm phán cùng Ngô Khảo Ký nhưng đều bị từ chối gặp mặt.

Bạch Hà đưa ra hàng loạt điều kiện thông thoáng để cố níu kéo lại Minamoto- Fujiwara cùng Taira nhưng thất bại. Không có điều kiện nào của ông ta hấp dẫn bằng việc chia cắt bốn vùng đất màu mỡ Kyoto, Singa, Hyogo và Nara cả, cũng không có điều kiện nào của ông ta hấp dẫn bằng việc thành lập Mạc Phủ chế độ mà tự chủ.

Cho nên Pháp Hoàng hoàn toàn thất bại trong việc ngoại giao, ông ta đã bị cô lập hoàn toàn trên chính đất nước của mình. Bạch Hà quyết định chiến đấu trong danh dự, một trận chiến cuối cùng bảo vệ thanh danh Hoàng Tộc.