Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 865: Giao lưu văn hóa




Bán đảo Tân Sinh… người Đại Việt không keo kiệt mà nhường ra một quả đồi cho người Toltec.

Không thể sống quá gần nhau vì vấn đề dịch bệnh học cùng vệ sinh. Chỉ trừ khi người Toltec học được cách sống văn minh , vệ sinh thì đôi bên mới có thể gần lại.

Vì sao không đi Châu Phi, Châu Âu khai thác. Nhiều yếu tố như tôn giáo chính trị, không còn đất hoang, muốn khai thác phải đấm nhau. Nhưng ngoài các yếu tố trên thì còn có yếu tố dịch bệnh. Châu Phi- Âu chúa bệnh truyền nhiễm. Đi qua châu Mỹ an toàn. Nói trắng ra Đại Việt đến đây thì mấy ông bản địa mới là người chịu hạn.

Tất nhiên cũng khó, dịch tả chưa chắc gây chết nhiều nếu biết cách phòng, dịch Đậu Mùa thì khó vì lính và dân Đại Việt tiêm chủng gần hết rồi, khó có ai mang mầm bệnh qua Châu Mỹ được.

Cho nên người thổ dân Châu Mỹ vẫn khá an toàn.

Lúc này khu trại của người Toltec đã mọc lên tầm chục căn lều gỗ, lá cây đơn sơ…

Người Toltec ở trung Mỹ vùng Bắc Mexico ngày nay cho nên khí hậu nóng ấm, bọn họ không có mặc nhiều quần áo.

Đi tới Tân Sinh Bán Đảo đã thuộc khu Bắc Mỹ, nơi này đã thấy lạnh xe xe vào mùa đông khô hạn này.

Lúc này rời đã rét tầm 8 độ C, đối với người Toltec đây đã là rét không chịu nổi rồi..

Phía Đại Việt bắt buộc phải hỗ trợ bọn họ quần áo vải bông , chăn chiếu, những vật tư này đối với Đại Việt cũng khá quan trọng.

Nhưng đổi lại thì Đại Việt cũng có nhiều cây giống mà người Toltec mang đến như ngô, ớt, thậm chí có cả cây cả chua quả xanh mà người Toltec mang theo chậu đất mang đi biển…

Ngô Trí Xuân thấy thật đáng giá và vui vẻ, vì hắn đã tìm thấy 1 trong 4 cây củ bắt buộc phải tìm ra ở Châu Mỹ.. Ngô, Khai Tây, Sắn, Khoai Lang… những thứ này đều được ký vẽ bằng tranh màu sau đó chú thích. Cho nên khi Ngô Khảo Xuân đưa ra hỏi han thì đám Toltec cho hắn một mớ.

Lúc này ở khu trại của người Toltec, cả đám người đang tập trung bên tế đàn được xây dựng m bằng những viên gạch cùng pozzolan.

Chứng kiến người Viracocha đang xây dựng công trình “ nhà ở to lớn” thì người Toltec ngỏ ý muốn học hỏi cùng giúp đỡ. Thời gian qua họ ăn không ở không và nhận rất nhiều ân huệ từ người Viracocha cho nên muốn trả ơn.

Toltec nhóm người này nhận định chắc người Đại Việt là người Trời ( Viracocha). Ngay cả Poccochuk khó tính đa nghi cũng tin rồi.

Vì người Đại Việt ở đây có quá nhiều thứ thần kỳ mà chỉ có thể dùng Người Trời Viracocha mới có thể lý giải.

Dĩ nhiên Đại Việt người vì muốn tăng giao lưu nên cũng dạy người Toltec nung vôi, đốt than, khai thác đá, làm gạch… làm pozzolan sau đó xây dựng.

Vĩ vậy người Toltec sau nhiều ngày lao động xây dựng pháo đài cũng xin một ít vật liệu xây dựng nên tế đàn của họ.

“ Tokulan.. nhanh nhạn đưa dụng cụ của Viracocha lên tế đàn…” lão Põccochuk thúc dục.

Số là để khai thoang cái của nợ quả đồi bên cạnh thì đám Xuân cho bên Toltec tầm chục cái rìu thép, mấy bộ cuốc xẻng để bọn họ lao động.

Đối với Đại Việt thì đây chả là cái gì, nhưng đối với người Toltec thì đây là thần khí.. nó giúp cho sức lao động của bọn họ tăng lên cấp số nhân.

Nên nhớ năm 900 thì đám người Nam Mỹ ( nói chung vì nhiều vùng còn phát triển kim loại màu muộn hơn rất nhiều ) mới thoát cảnh đồ Đá, thế kỷ 15 khi hậu Collumbus thì Bắc Mỹ mới thoát đồ đá.

Cho lên công nghệ kim loại của Toltec lúc này dừng ở đồ đồng, bạc, vàng. Nhưng không phải khai thác nung nấu từ quặng mà bọn họ thu lượm các khối kim loại nguyên chất tự nhiên sử dụng.

Cho nên đồ kim loại ở Toltec cực hiếm, chủ yếu lại làm đồ trang trí cho quý tộc.

Thế mới nói đến thời Collumbus thì vũ khí chủ yếu của người Maya- Aztec vẫn là các thanh vũ khí gỗ gắn đá Obsidian ( đá thuỷ tinh núi lửa).

Tại Trung Mỹ đã sản xuất các hợp kim cụ thể với mục đích chính là khai thác các đặc tính màu nổi bật của hợp kim, đặc biệt là các tông màu vàng sống động được tạo ra khi truyền thiếc và các sắc thái bạc phát triển ở nồng độ asen cao. Đáng chú ý, một số đồ tạo tác từ Tây Mexico có chứa thiếc hoặc asen ở nồng độ cao tới 23% trọng lượng, trong khi nồng độ của các nguyên tố hợp kim ở khoảng 2 đến 5% trọng lượng thường đủ để tăng cường độ bền và tiện ích cơ học. Có thể thất họ quan tâm nhiều hơn ở Kim Loại Màu ở tính trang trí cùng trưng bày là chính.

Như đã nói vũ khí – công cụ sắt đối với đám nhỏ người Toltec ở nơi này được họ coi nhầm là thần khí đến từ Người Trời Viracocha, chính vì vậy sau những ngày lao động thì các công cụ này sẽ được tập trung lại và cất giữ ở nơi thiêng liêng Tế Đàn, rất trân trọng và quý giá.

Tokulan méo mó gương mặt run rẩy từ từ đưa ra chiéc rìu thép trong tay đẽ mẻ lưỡi một đoạn...

Põccochuk cùng đám dân bộ tộc lúc này ánh mắt trừng lên bất thiện mà nhìn kẻ tội đồ đáng thương Tokulan.

“ Tokulan, nói, ngươi đã làm gì để tàn phá đồ của người Viracocha?” Põccochuk đau đớn ánh mắt nhì tới thanh rìu đốn cây giọng nói đầy nghiên khắc mà tra hỏi đứa con trai chuyên phá đám hội nghị của mình...

“ Ta ... ta... đào đá để nung vữa...” Tokulan bối rồi...

Mấy ông Đại Việt khai thác đá đó là đào đào móc móc một cái lỗ, nhét thuốc nổ vào sau đó đốt dây cháy chậm rồi con đít chạy...

Thằng Tokulan có ý tưởng là muốn tự chế tạo vôi và pozzolan, mó học đủ cách nung vôi rồi, chặt cây đốt than nó cũng biết rồi. Nhưng làm núi đá nổ ầm ầm chỉ có năng lực siêu nhiên của Thần mới được, bọn hắn người phàm không dám mơ.

Tokulan có tính tự lập cao, thời gian này toàn ăn nhờ ở đậu của người Viracocha cho nên hắn xấu hổ không muốn xin xỏ... từ đó hay rồi lén lút muốn khai thác đá bằng thần khí... mẻ... thế thôi.

“ Ngươi... thằng khốn nạn này” Põccochuk thét lên, vớ lấy gậy gỗ bên cạnh đuổi đánh...

Thằng Tokulan cậy sức khỏe , nhanh nhẹn của thanh niên cho lên bật lên chạy mất mạng....

Cả trại Toltec loạn cào cào như bị ai đó tấn công vậy...

Đúng lúc này thì Xuâ cùng mấy tên thủ hạ cưỡi ngựa qua chơi... số là họ vừa bắn hạ được ba con hưu đuôi trắng cho nên cầm ít thịt tươi qua bên này chia sẻ kết nối thêm tình cảm.

“ Người trời đến....”

“ Có người Trời tới chơi...”

“ Trật tự...”

Canh cổng bên phía Toltec phát hiện Người Trời đến thì gào lên thông báo, cả đám người Toltec vội vã dừng lại lộn xộng kính cẩn xếp hàng đón chào các vị Thần Sứ đại nhân.

Ngô Trí Xuân cảm thấy mình cứ như thần ở đây vậy, nhưng được hun đúc trong môi trường Mác xít cho nên hắn cũng không dựa vào đó mà làm càn, có điều đây cũng là một lợi thế để hắn tận dụng.

“ Kalo Põccochuk, ba'ax le teech beetik.... jump ha bak’ ts'áaj teech” Xuân tươi cười tiến lên , dùng ngôn ngữ Toltec trệu trạo của hắn mà lên tiếng.

Ý tứ đó là “ mấy người đang làm cái quỷ gì mà ồn ào, tôi có thịt mới cho đây”.

Nói thẳng ra bộ tranh vẽ khiến cho đám Xuân học tiếng Toltec nhanh hơn người Toltec học tiếng việt.

Vì hệ thống latinh chữ có thể mô phỏng khá tốt nhiêu thứ ngôn ngữ, do đó mỗi buổi giao lưu ngôn ngữ là chỉ có Xuân ghi lại được tiếng Toltec và chú thích nghĩa bằng tiếng Việt ở bên cạnh , sau đó tập hợp thành tự điển nhỏ. Còn người Toltec chỉ có thể dùng trí nhớ để ghi lại âm điệu tiếng Việt, cho nên tốc độ học tiếng thổ ngữ của đám Xuân là mau hơn nhiều đối phương.

Không sao, trước muốn dạy người phải hiểu tiêng của người, các nhà truyền giáo cũng vậy, thậm chí còn phải dịch Kinh Thánh, Kinh Phật ra tiếng thổ ngữ mới dễ truyền bá đúng không.

Thật không hiểu mấy thằng thượng đẳng cả ngày đi chiếm đất bằng ngòi bút, mà chúng nó không hiểu nổi vấn đề cai trị dân bản thổ ra sao. Tư tưởng đó là ép dân bản thổ nói tiếng Việt, 1000 năm sau đó là người Việt. Thử hỏi đám ngáo này không khởi điểm bằng việc học thổ ngữ, dạy người thổ dân tư tưởng Đại Việt bằng tiếng của họ sau đó mới chuyển qua dạy tiếng Việt thì làm sao đạt được hiệu quả.

Lại nói về ẩm thực…

Hai bên khác nhau nhiều… người Toltec ăn chính là ngô và thịt tươi, thịt khô, cá … ít hơn các chất đường, sữa. ( nông nghiệp và săn bắn, không có chăn nuôi).

Cho nên Đại Việt hào phóng cho ăn vớ vẩn là rối loạn tiêu hoá cả đám. Ví như thịt hộp nhiều đạm, béo rất dễ gây khó tiêu cho chế người Tolt chết độ ăn ít đạm.

Thêm vào đó đường cũng khiến cho mấy đứa trẻ con ở Toltec ị đùn mấy hôm.

Cho nên rút kinh nghiệm, tặng đồ ăn thì có hắc mạch, thịt tươi , cá tươi. Rồi để mặc người Toltec chế biến.

Hắc mạch vốn là thức ăn của ngựa, nhưng ngựa giờ đã có cỏ, thảo quả đất liền cho nên không cần lãng phí hắc mạch mà cho người Toltec làm lương thực chính.

Không phải khinh thường họ hay phân biệt đối xử. Người Đại Việt cũng quá thiếu ăn ấy chứ, gạo, lương khô họ phải ăn dè xẻn cho đến vụ mùa hắc mạch mới.

Cây ngô thì chưa trồng được vì ngô sợ lạnh, phải qua xuân mới gieo hạt được.

Người Toltec cũng hết lương thực, chẳng nhẽ bắt họ ăn hạt giống? Cho nên có hắc mạch ăn đã là thiên tạ vạn tạ người Trời giúp đỡ rồi.

Người Toltec thật thà.

Põccochuk cầm ta cây búa đốn gỗ mẻ rồi khoa chân múa tay giải thích….

Tầm 15 phút vừa múa vừa vẽ vừa xì xồ thì hai bên mới hiểu câu chuyện nhắn tũn..

Xuân lại tốn thêm 30 phút để vừa vẽ vừa giải thích, búa hỏng không sao, Người Trời xửa được, muốn khai thác đá thì ngày mai Xuân cho dụng cụ mới để khai thác…

Vậy là tội nghiệt của thằng Tokulan được xoá bỏ… hắn cười sằng sặc đến mức gần văng hai cái răng cáo xuyên trên mũi đi….

“ Thấy chưa.. vẫn là người Trời tốt… lão tư tế quá sức hà khắc…” Tokulan quay qua bên cạnh bạn gái tên Chikachuka thì thào…

“ Lão tư tế là cha của ngươi đó” Cô gái thổ dân bĩu môi nói… tay nàng không ngừng cầm con dao thép lọc thịt thú.

Dao đá Obssidian sắc hơn nhưng dễ vỡ.. làm gì cũng không dám mạnh tay, nào giống như đồ của người Trời… dùng thật thích thú..

Người dân Toltec quây quần bên đống lửa chia nhau đồ ăn sung sướng hạnh phúc lắm. Nhưng có ai biết được tai sao một nhóm người nhỏ này lại ngược lên phía bắc, đến một vùng đất mà khí hậu, môi trường họ không hề quen thuộc để định cư?

Mỗi người đều có một câu truyện, mỗi tộc đều có một nỗi niềm riêng, đám người Toltec ở nơi này không ngoại lệ, họ có quá khứ, có lý do để phải dùng thuyền độc mộc lênh đênh trên biển…

Và Xuân đang từ những hình vẽ nghệch ngoạc cùng vốn từ ít ỏi hiểu biết giữa hai bên để tìm hiểu về nó… lịch sử Toltec














Đọc đến đây là hết chương rồi đúng không? He he boiz. Ghé vào làm tô hủ tiếu cho ấm người