Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 866: Lá Chuối Phiêu Lưu Ký diễn ra




“ Quetzalcoatl … chết?” Trí Xuân ngẩn ngơ nhìn vào bức vẽ của Põccochuk mà hỏi.

Với vốn từ không đến nỗi quá kém của mình, với nỗ lực chăm chỉ học hỏi không mệt mỏi giữa hai bộ não đứng đầu hai thế lực Đại Việt Trí Xuân- Toltec Põccochuk. Hai người đã cực nhanh nâng cao vốn từ ngoại ngữ của đối phương.

“ Chết…” Põccochuk kiên nghị gật đầu…

Lãng nhách như vậy chết...?

Trí Xuân một bên tìm hiểu lịch sử văn hoá của người bản địa một bên dạy họ về văn hoá Đại Việt. Sự thật thì người Toltec chỉ là công nghệ kỹ thật kém thôi, còn về kết cấu xã hội lại khá phức tap… Trí Xuân vì hạn chế ngôn ngữ vẫn chưa thực sự hiểu thấu được tinh hoa trong đó.

Nhưng thứ làm Trí Xuân quan tâm đó chính là lý đo vì sao đám người Põccochuk- Tolukam lại mạo hiểm đi biển với thuyền độc mộc, đi đến độ không có cả nước uống lẫn lương thực, một số lại còn bị thương bên người, phải nhờ đến bác sĩ của Đại Việt mới nhanh chóng phực hồi được.

Các bác sĩ báo lại, những vết thương đó đều là do tranh đấu đánh nhau gây nên, không phải tai nạn lao động.

Rất đáng suy nghĩ chứ?

Chỉ cần không ngu thì có thể hiểu được đám người Põccochuk đang chạy trốn trong một cuộc chiến nào đó mà lạc đến đây.

Câu hỏi đặt ra đó là Đại Việt nhóm thu nhận họ có thể gây nên thù hằn với nhóm kia không? Đại Việt ở đây chỉ có gần 300 người, kể cả có súng ống, đại bác thì vẫn không thực tế khi đối diện với một đám kẻ địch quá đông.

Vì thu lưu đám người Toltec mà gây ảnh hưởng đến toàn bộ an toàn của binh sĩ dĩ nhiên Xuân không thế lựa chọn rồi.

Đừng tưởng Xuân là bình thường tươi cười với nhóm Põccochuk, hắn đang lá mặt lá trái tìm hiểu câu truyện của đám Põccochuk. Nếu như kẻ thù của Põccochuk quá mạnh thì sau khi học tập một hai ngày nữa ngôn ngữ thì hắn sẽ ép buộc đuổi đám người Põccochuk tiếp tục đi về phía bắc.

Đừng thấy Xuân độc ác, lạnh lùng.

Đứng trên góc độ người lãnh đạo của nhóm thám hiểm này, hắn phải đặt lợi ích cùng an toàn của quân sĩ lên hàng đầu.

Vả lại có đuổi đi nhóm người Põccochuk thì Xuân cũng không cảm thấy có gì vướng vân hay hổ thẹn cả.

Thứ nhất hai bên không hề có quan hệ gì, tính ra chỉ là người dung.

Tiếp theo thì Xuân cũng đã cung cấp lương thực quần aos giúp đám Põccochuk sinh tồn. Nếu không gặp người Đại Việt thì nhóm Põccochuk chắc chắn sẽ không ít người chết đói , chết lạnh, chết vì vết thương.

Tổng hơp các yếu tố thì đuổi đám Põccochuk để đảm bảo an toàn cho Đại Việt với lực lượng nhỏ đã sao?

Nếu Đại Việt còn tàu lớn đủ chứa toàn bộ 300 binh sĩ cùng đồ quân nhu, chiến mã thì Xuân chẳng kiêng nể gì.

Cùng lắm không đánh được thì chạy ra biển là xong.

Nhưng thuyền lớn đã hỏng.

Cải tạo lại chũng chỉ mới đóng được một thuyền gỗ dài 15m rộng 5m, tải trọng không đáng kể lắm vì đây là thuyền cải tạo lại từ vật liệu của thuyền mẹ. 15m nhưng chỉ có hai tầng, một tầng chưa đồ, một tầng cho binh sĩ ngủ nghỉ, sàn thuyền thì chứa thêm được chục con ngựa là cùng.

Tức là nếu có chạy thì chỉ một nửa chỗ này có thể chạy, nhưng cũng chẳng thể chạy xa được vì lương thực mang theo không đủ nhiều.

Với điều kiện như vậy , người đứng đầu như Xuân sao có thể mạo hiểm cơ chứ?

Nhưng càng tìm hiểu nguyên nhân của Põccochuk vì sao chạy trốn thì Xuân càng bị cuốn vào, vì đây là một câu truyện thú vị....

Thậm chí Xuân còn có một vài ý tưởng táo bạo.

Thời gian này Põccochuk vẽ rất tốt, kỹ thuật vẽ bút chì của Põccochuk dưới sự dạy dỗ của Xuân đã tốt lên, đã không còn kiểu vẽ trìu tượng hóa nữa, cho hai bên càng dễ diễn đạt cho đối phương hiểu những gì mình nói.

Những bức tranh ngày càng tốt của Põccochuk đã khiến hiểu được một câu truyện thú vị, ít nhất là hiểu một cách cơ bản.

Nói chung thì lịch sử về Đế Chế Toltec chưa có dài , theo như Põccochuk mơ hồ vẽ vời giải thích thì nó bắt nguồn từ 400 năm trước, tức là khoảng năm 700 gì đó, đoạn lịch sử dài dòng đó thì ngay cả Põccochuk cũng mơ hồ. Chỉ biết đó là thời gian đầu thì người Toltec cũng hiền hòa sinh sống, trồng cây, xây nhà v.v....

Nhưng thời gian thay đổi con người, dân số Tula nhanh chóng ra tăng , người Toltec từ chỗ chỉ thỏa mãn với Tula thành phố đã bắt đầu mở rộng ảnh hưởng, chếm đóng các thành bang khác, nô dịch các thành bang khác. Giá trị của người Toltec thay đổi. Những thứ này thì là Xuân nghĩ ra, vì người khai sánh Toltec theo truyền thuyết là người Trời Viracocha- Đại diện cho thông minh, kỹ thuật, hòa bình và vị tha.

Người Toltec đã không còn như vậy, họ hiếu chiến và dã man hơn.

Các tập tục hiên tế người đã di nhập và tạo nên hệ thống Chichimeca hiến tế người , chiến tranh, bành trướng cùng dã man.

Thời gian sau đó khoảng 200 năm trước xuất hiện môt vĩ nhân của người Toltec đó chính là Cē Ācatl Topiltzin Quetzalcoatl đại tư tế người đươc coi như thần của một bộ phận người Toltec sau này.

Ông ta -Quetzalcoatl được coi là một nhà cai trị khôn ngoan và nhân từ, người đã biến Tollan ( TuLa) trở thành một "thành phố thịnh vượng nơi cư dân của họ - những người Toltec - được ban cho những phẩm chất tuyệt vời". Đồng thời, ông được coi là một người thánh thiện và ngoan đạo, thường xuyên thực hiện các hành vi đền tội. Quetzalcoatl rao giảng chống lại tập tục hiến tế con người, ông ta lập luận rằng vị thần tối cao mà ông lấy tên cho mình không hài lòng với việc thực hành giết người theo nghi lễ.

Một ngày nọ, Topiltzin Quetzalcoatl được một người đàn ông lớn tuổi (do Tezcatlipoca Tư tế dòng Chichimeca ) đến thăm, người này đã đề nghị cho ông một loại "thuốc" giúp ông trẻ hơn. Loại thuốc này chỉ là một bát bột giấy, và sau khi nếm thử, nhà vua đã mời em gái của mình, nữ tư tế Quetzalpetlatl, uống cùng mình, và cả hai đều say khướt ngay sau đó. Vì say khướt, cả hai anh em đều quên bổn phận, hành động đê tiện, gây tổn hại đến thanh danh. Sau sự sỉ nhục này, Quetzalcoatl rời Tollan đi về phía đông, đến vùng đất thần thoại Tlapallan, theo truyền thống nằm trên bờ biển phía Tây, Quetzalcoatl đi xuồng và tự thiêu.

Đây chính là vì sao Xuân kêu gào trong lòng, chết quá lãng nhách... bị lừa quá lãng nhách... quá cẩu huyết.

Quetzalcoatl chết không phải hết chuyện, học thuyết của ông ta đã hình thành một hệ phái vững chắc ủng hộ, các tín đồ của ông lập nên hệ phái Nonoalca phản đối hiến tế và chiến tranh.

Vì cùng tồn tại hai hệ phái ở Toltec cho nên người ta thay đổi hệ phái qua lại là có , ví như Põccochuk là như vậy, thời trẻ hắn theo hệ Tezcatlipoca -Chichimeca cả ngày đi săn nô lệ các bộ lạc nhỏ, hiến tế người, cho nên thằng này chẳng hiền lành gì đâu.

Cơ duyên để cho Põccochuk đến với Quetzalcoatl- Nonoalca. Và trở thành một tiểu tư tế.

Một cuộc chiến tôn giáo nổ ra giữa các thành viên của giáo phái Tezcatlipoca và những người ủng hộ Quetzalcoatl. Các tín đồ của Quetzalcoatl không ủng hộ việc hiến tế người quy mô lớn, phần lớn đã bị Ce Acatl Topiltzin đàn áp dưới triều đại của ông ta. Vua hiện tại của Ce Acatl Topiltzin ủng hộ Tezcatlipoca coi chúng như một phần thiết yếu trong tôn giáo của họ.

Sự xung đột của hai tôn giáo này đã diễn ra trong năm nươi năm chưa ngã ngũ Vì bạo lực, nhiều người hệ Quetzalcoatl- Nonoalca bỏ chạy tứ phía không ở lại lãnh thổ Toltec nữa . Điêu đáng kể nhất là phe đang thắng thê là hệ Tezcatlipoca -Chichimeca cũng không chịu nổi chiến tranh kéo dài mà bỏ đi , với một phần khá lớn trong số những người lưu vong này hướng tới khu vực văn hóa Maya phía Nam.

Põccochuk nhóm có tới hơn 500 người cũng là một nhóm Quetzalcoatl- Nonoalca khá mạnh nhưng bọn họ bị đám cực hữu tấn công, bắt tù binh hiến tế, Põccochuk không thể dẫn người còn lại chạy lên phía Bắc, vì ông ta biết phía Bắc không có nhiều người và đám Tezcatlipoca thường sẽ lần theo tuyền đường Tula – Maya mà săn người di cư...

Và Põccochuk lần này dẫn dân chúng gặp được người trời tốt bụng cho nên được người dân cực kỳ tín nhiệm. Ngay cả Põccochuk cũng tin đám Xuân là người Trời, vì trong mắt đám Toltec này thì Đại Việt quân đại diện cho hùng mạnh nhưng hòa bình, công nghệ nhưng thân thiện, đầy lòng vị tha.

Câu chuyện đẹp đẽ khúc triết phúc tạp trên kia là Xuân dựa theo hiểu biết bản thân và những dữ liệu mơ hồ mà Põccochuk dùng hình vẽ , ngôn ngữ trúc trắc để dựng lên. Nhưng nói thật là hắn dựng không quá sai. Hai hệ phái của Toltec đã được coi là tôn giáo- chính trị rồi...

Môt ý nghĩ tương đối mạo hiểm, cấp tiến trong đầu Xuân vạch ra, nhưng hắn vẫn đang phân vân và tổ hợp trước khi trao đổi cùng Chính Ủy phó thuyền trưởng.

Lại nói Tết sắp tới rồi...

Năm nay có ít nhất sáu vạn con em Đại Việt vì nhiệm vụ quốc gia, vì tinh thần quốc tế đồng minh mà phải ăn tết xa hương.

Ngay cả Thần Đế, Thái Thượng Hoàng cũng ăn tết xứ người thì binh sĩ có gì mà không chịu….

Lại nói như các nơi khác những người con xa xứ còn có lá cây giong để gói bánh trưng cho có hương vị ngày Tết. Medang, Lavo lúc này tình hình khá lên, chẳng nhẽ họ không lo nổi một cái Tết cho quân Đế Quốc vạn dặm xa xôi đến nơi này giúp đỡ dân tộc họ.

Nhưng đối với đám người Trí Xuân thì khó lắm thay… lấy gì gói bánh? Gạo nếp có, đỗ xanh có, mấy thứ này đều là vật phẩm đóng hộp bảo quản rất lâu, thật cũng phòng ngừa đám thám hiểm tết không về được, thì ăn tết tha hương, có cái bánh Trưng đỡ tủi thân nhớ nhà… Lấy gì gói bánh, lây gì gói bánh.... không thể để an hem đồng chí miệng không ăn tết chứ...

Vậy là vẽ ra cây chuối, hỏi xem đám người Põccochuk có biết thứ đó ở đâu không.

Hay hay...

Põccochuk biết, đi một đoạn xuôi nam sẽ có...

Lá chuối gói mánh được không? gói tạm đi, lúc này còn đòi hỏi cái máu.

Vậy là vì tinh thần của các binh sĩ... Xuân dẫn theo đồng đội với Tokulan cùng mấy chiến binh ít ỏi của Toltec bước lên con đường săn lùng lá chuối....

Lá Chuối Phiêu Lưu Ký diễn ra như vậy đó.



Tay phải đánh võ, tay trái chơi ngải, chân gác tiền tài, đầu gối đài cao. Mời các đạo hữu ghé thăm