Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 62: Đánh trên đất địch (phần 1)



Năm 1789, sau trận chiến với quân Thanh.

Lúc này, những chiến sĩ quân Tây Sơn đang đi trên mặt đất. Nhiều người cố lê lếch thân thể thương tích đầy mình của bản thân để giữ vững hàng ngũ. Xung quanh bọn họ, không gian nhuốm màu tang tóc. Nó cũng không khó lý giải khi mà vô số trận ác chiến đã diễn ra. Đó còn chưa kể tới tội ác của quân Thanh khi xâm lược nước ta. Nếu có ai tấu lên một khúc nhạc buồn vào thời điểm này thì đúng là thích hợp vô cùng.

Ở phía xa, một người đang nhìn về khung cảnh này mà trầm ngâm. Dáng người cao lớn với khí phách hiên ngang.

- Ngươi cùng trẫm tới thăm chúng tướng sĩ. Sau trận Ngọc Hồi, Đống Đa, quân ta hi sinh không ít.

Quang Trung lên tiếng.

- Thần tuân chỉ!

Võ Văn Dũng nói.

Đi tới gần hơn, Dũng thấy xác của vô số người năm trên cán. Đồng thời, hàng ngàn ngôi mô cũng được làm một cách sơ xài. Có người là binh lính nhưng đa phần là dân thường bị quân địch giết hại.

Nói cho đúng thì cuộc sống của người dân ở vùng Bắc Hà cũng chả phải sung sướng gì. Từ sau nạn Kiêu Binh, người chết đói, chết khát, bị giết không phải không có. Tuy nhiên, khi quân Thanh tràn qua, những gì chúng đã làm vượt xa thảm họa mà hàng chục năm chức đó cộng lại. Người Đại Việt với chúng không khác gì thú săn, tuy ý chém giết.

Trong khi đó, Quang Trung cùng Võ Văn Dũng cũng đã tới gần.

- Bệ hạ giá lâm!

Một tay lính hô lớn.

Ngay làm tức, cả đông người tập hợp ngay ngắn lại một chỗ. Tất cả họ đều không được chính tề vì cả đám đều đang đánh nhau ác liệt vào mấy ngày trước. Quần áo của nhiều kẻ còn dính đẫm máu.

- Ngô hoàng vạn tuế! Vạn tuế! Vạn vạn tuế!!!

Cả vạn người hô lớn. Âm thanh chấn động đất trời.

- Bình thân!

Nguyễn Huệ nói.

- Tạ hoàng thượng!

Bọn họ nói.

- Đúng rồi. Tại sao gia đình người chết không chôn cất mà lại để quân ta làm vậy?

Quang Trung lên tiếng hỏi. Bản thân Võ Văn Dũng cũng không hiểu lắm.

- Khởi tấu hoàng thượng, lúc quân Thanh vào, bọn chúng cướp giết hiếp nhiều vô kể. Nhiều gia đình dòng tộc bị bọn chúng giết sạch không còn một ai. Do đó, chúng tướng sĩ đành giúp bọn họ chốn cất mà thôi để tránh phát sinh ôn dịch – Một tướng lĩnh lên tiếng. – Thần nghe một nạn dân kể, khung cảnh vào thời điểm mà quân Thanh chiếm đóng còn kinh khủng hơn hàng vạn lần lúc này. Diêm Vương gia so với lũ giặc Tàu này còn có thể gọi là Quan Âm Bồ Tác đại từ đại bi.

Nghe tới đây, Võ Văn Dũng căm phẫn vô cùng nhưng phải nhẫn nhịn. Ông biết Nguyễn Huệ đang hận không thể đem quân đánh thẳng về phương Bắc. Thanh Quốc rộng gấp hàng chục lần Đại Việt. Bọn họ chết mấy chục vạn đại quân vẫn có thể điều thêm mấy chục vạn đại quân nữa nhưng nước Việt một khi tổn thất ở mức này thì có thể vong quốc. Suốt ngàn năm nay, người Việt chưa bao giờ có ý định xâm chiếm phương Bắc mà ngược lại, người phương Bắc lại không ngừng tàn sát, giết hại dân Việt. Miệng thì luôn nói lời Khổng Mạnh mà hành động thì tàn ác vô cùng.

- Dũng, khanh biết không. Nếu trời cho trẫm hai mươi, không, chỉ cần mười năm thôi, trẫm sẽ đưa nước Việt ta trở nên lớn mạnh, không phải sợ Thanh triều nữa. Khanh tin không?

Quang Trung lên tiếng.

- Thần tin!

Võ Văn Dũng nói.

- Chúng thần tin!!!

Toàn bộ tướng sĩ lên tiếng. Họ tin vào con người đã dẫn dắt họ tới chiến thắng.

…………………………………….

Hiện tại.

Sau cuộc nói chuyện với Trần Văn Kỷ, Quang Toản đã quyết định đánh Ung Châu. Nói đánh Ung Châu thì không thể đem quân đánh ngay được. Đó còn chưa kể lính đặc công phải làm quen với khí tài mới. Thêm vào đó, bọn họ còn phải được mô tả chi tiết nơi mình phá hủy tròn méo ra sao, dựng mô hình,… Nói chung là công việc chuẩn bị tốn khá nhiều thời gian. Bản thân hạm đội cũng phải thu gom đủ than đá. Phải dự đoán hải trình, các cơn bão có thể diễn ra. Dù vậy, mọi thứ cũng phải nhanh bởi nếu quá chậm thì có khả năng quân Thanh sẽ đánh Đại Việt ngay và luôn. Cứ như vậy, sau một tháng, chiến dịch đánh Ung Châu chính thức bắt đầu.

Hiện tại, trên chiếc chiến hạm hơi nước chạy trên biển, bóng cao lớn Võ Văn Dũng như đang phủ kín mũi tàu. Đứng bên lan can đài chỉ huy, Dũng đang đứng ngắm hạm đội của mình đầy tự hào.

Hơn một năm trước, sau cuộc thủy chiến với quân nhà Nguyễn, hạm đội đã được cải tạo và nâng cấp. Các chiến thuyền hơi nước được đóng lại bọc thép dày 40 ly. Trọng tải tàu lên tới năm trăm tấn, được trang bị hai pháo nạp hậu 80 ly, hai pháo 60ly, hai súng cối 80 ly, một súng cối 100 ly và hai bên mạn là hai khẩu súng máy Maxim.

Dũng không bao giờ mơ rằng trong đời mình được chỉ huy hạm đội mạnh như vậy hạm đội được Đức vua đặt tên Quang Trung, vị hoàng đế vị đại của nhà Tây Sơn. Khi được nhận nhiệm vụ tấn công cảng Khâm thuộc Khâm Châu – Trung Quốc, Dũng rất đỗi vui mừng.

Gần hai mươi năm trước khi cùng vua Quang Trung Đại Phá quân Thanh, nhìn cảnh Thăng Long tiêu điều, làng xóm bị quân Thanh tàn phá, hàng ngàn binh lính ngã xuống, Dũng đã ước sẽ có một ngày quân Thanh phải trả giá gấp bội. Bọn chúng đem quân sẽ giết người Việt mà vẫn có thể không phải chịu hậu quả làm nhiều người không cam tâm. Cắt dòng suy nghĩ, Võ Văn Dũng hỏi thuyền trưởng Tô Thư.

-Còn mấy ngày nữa đến Cảng Khâm

Tô Thư, một sĩ quan hải quân ưu tú trả lời:

- Thưa đô đốc còn hơn một ngày nữa.

- Được rồi.

Võ Văn Dũng lên tiếng.

Sau mấy ngày hải trình, hạm đội Tây Sơn gồm hai mươi chiến thuyền hơi nước bọc thép tiến tới cảng Khâm (thuộc Khâm Châu). Qua kính viễn vọng, Võ Văn Dũng quan sát trong bến đỗ ở bến cảng gần đó, neo đậu vô số thuyền bè trở về vào buổi tối, có thương thuyền, có ngư thuyền. Trọng tải lớn nhất của chúng có tới ba bốn trăm tấn, ít nhất cũng có hơn trăm tấn. Chi chít chen chúc nhau trong bến cảng, cột buồm dày đặc cứ như cây ngô mọc lên từ lòng đất, lại giống như sủi cảo ở trong nồi. Ít nhất cũng có tới năm sáu trăm chiếc

Một lúc sau, ánh sáng sót lại của buổi tịch dương đã hoàn toàn biến mất trên mặt biển phía tây. Màn đêm bắt đầu phủ xuống. Tất cả thuyền bè cứ như bị bao phủ trong một tầng ánh sáng lạnh băng thê lương, lúc này gió biển cũng bắt đầu biến thành lạnh nhức da buốt thịt. Bản thân khu vực biển vốn đã lạnh, lại thêm đây đã bắt đầu bước vào khu vực ôn đới.

Hiện tại, cả hạm đội Tây Sơn trong gió nhẹ bày thành hình vòng cung, đồng thời xếp thành một hàng ngang, từng chiếc nối tiếp nhau, mạn thuyền chiến hạm nhắm vào cửa cảng Khâm, sau đó căn cứ vào cự ly, điều chỉnh góc độ pháo và súng cối 80 ly.

- Chuẩn bị khai hỏa!

Võ Văn Dũng ra lệnh.

Trong lúc này, không ngờ được kẻ tấn công trước lại là pháo đối hải của quân Thanh. Bản thân pháo đối hải vốn dùng để đối phó chiến hạm nên kích thước vô cùng lớn, uy lực cũng cực mạnh, thường được đặc trong các pháo đài kiên cố.

- Uỳnh! Uỳnh! Uỳnh!

Pháo đài trên cứ điểm cảng Khâm khai pháo trước tiên, khi bắt đầu thì thanh thế quả thực không hề tầm thường, chẳng những tiếng pháo kinh thiên động địa, đinh tai nhức óc, hơn nữa khói đen bốc ra khi nòng pháo phát xa cơ hồ đem cả pháo đài bao trùm trong khói súng, làm thành Khâm gần đó cũng mịt mù khói.

Pháo đạn to lớn rơi trên mặt biển cách hạm đội Võ Văn Dũng khoảng chừng ba trăm mét, bùng nổ dữ dội, kích lên từng cột nước, sau đó trên mặt biển liền nổi lềnh bềnh vô số thi thể của những con cá nhỏ bị bắn chết. Hải vực phụ cận cảng Khâm sản lượng cá phong phú cũng là nổi tiếng gần xa, không ngờ bọn chúng cũng trở thành kẻ bị hại trong chiến tranh.

“Pháo đài cứ điểm có xạ trình không tới năm trăm mét, bất quá dùng để đánh cá thì hiệu quả không tệ.” Tô Thư nâng kính viễn vọng, tỉ mỉ quan sát động tĩnh của kẻ địch, mang theo ngữ khí trào phúng thản nhiên nói. Đương nhiên, hắn cũng hiểu rõ, nếu như không phải vì trên chiến hạm hải quân Tây Sơn chuẩn bị chính là pháo loại mới, chỉ riêng khoảng cách năm trăm mét này đã không cách nào vượt qua được. Pháo đạn của quân Thanh mặc dù sử dụng vẫn là thuốc nổ đen, nhưng uy lực cũng không thể coi thường.

Hiện tại, cả một khu vực đang loạn cả lên.. Đạn pháo rơi xuống như mưa, trên mặt biển Khâm Châu yên bình cuộn lên vô số bọt sóng, dường như trước nay chưa từng thấy được pháo kích mãnh liệt như thế. Rất nhiều thương thuyền qua lại hải vực tựa hồ đều bị dọa phát ngây ra. Bọn họ không biết chuyện gì đang diễn ra. Cả hải tặc cũng không làm đám quan binh sợ hãi tới vậy. Tới tận khi hạm đội Võ Văn Dũng phát ra cờ hiệu muốn tất cả thuyền bè không liên quan lập tức rời khỏi vùng biển này, đồng thời kéo lên cờ hiệu màu đỏ cảnh cáo, bọn họ mới vội vàng rút đi.

Trong khi đó, Võ Văn Dũng hạ kính viễn vọng xuống, hờ hững hỏi,

- Khoảng cách bao nhiêu?

- Pháo đài của địch cách một ngàn mét, chiến thuyền của địch cách tám trăm mét.

Võ Văn Dũng trầm tĩnh nói

- Tập trung tất cả hỏa pháo, oanh kích hạm đội của kẻ địch. Mệnh lệnh cho hai vị hạm trưởng Khoa và Đức, bọn họ tạm thời không cần khai pháo, rút ngắn tầm bắn xuống ba trăm mét, đề phòng hạm đội địch đột vây.

Quay đầu nhìn xung quanh, thấy tất cả đã chuẩn bị ổn thỏa, Dũng rút kiếm chỉ huy, chỉ về phía trước, động tác đơn giản này là dấu hiệu pháo kích mãnh liệt sắp triển khai.

Tô Thư tự mình phát ra cờ hiệu khai pháo.

- Khai pháo!

- Đùng đùng đùng…

Kỳ hạm của Võ Văn Dũng khẽ rung lên, bốn khẩu pháo và súng cối 80 ly khai pháo trước tiên. Sức giật cực lớn làm cả chiếc chiến hạm muốn nát ra. Họng pháo liên tục phun ra pháo đạn xẹt qua bầu trời đêm tĩnh mịch, truyền tới tiếng xé gió chói tai, chuẩn xác rơi xuống trung ương hạm đội thủy quân Thanh triều.

- Uỳnh! Uỳnh! Uỳnh!

Theo những tiếng nổ lớn liên tục vang lên, ở trong hạm đội dày đặc kia phát ra ánh lửa chói mắt, tiếng nổ và tiếng kêu gào thấp thoáng truyền tới, bến cảng vốn là một mảng đen kịt trong nháy mắt trở nên sáng rực, bầu trời đêm cũng dần bị ánh lửa cháy hừng hực chiếu sáng.

Kể ra thì đối mặt với sức mạnh này đúng là thiệt thòi cho quân Thanh. Từ sau khi chinh phục hoàn toàn Đài Loan vào thời Khang Hy, thủy quân nhà Thanh đã không được đầu tư nhiều nên cũng dần suy thoái. Bọn chúng chỉ là lực lượng đảm nhiệm phòng thủ bờ biển chứ không phải bảo vệ các tuyến đường thương mại như hải quân phương Tây.