Sau vụ việc ở thành Ung Châu, Gia Khánh tức giận vô cùng, muốn thân chinh tiến đánh Đại Việt ngay làm tức. Khổ nổi là lương thực, binh khí bị phá hủy hết nên phải dời lại mấy tháng để chuẩn bị. Ngoài ra, lão cũng chỉ định Trang Thân Vương Miên Khóa làm chủ soái. Nghe có vẻ hơi khôi hài khi đây là người hạn chế đánh nhà Tây Sơn. Tuy nhiên, khả năng quân sự của người này thì đúng là không tầm thường, hơn nữa, trong lịch sử, chính lão cũng là người đàn áp khởi nghĩa của Bạch Liên Giáo vào năm 1813. Gã phản đối việc đánh Đại Việt chủ yếu là uy lực của hỏa khí Tây Sơn mà thôi.
Hôm nay, trong khuôn viên Tử Cấm Thành, người ta cho dựng lên một tế đài hình bát giác cao tám mét. Ở mỗi cạnh của tế đài cắm một lá cờ lớn tương ứng với quân kỳ của tám Kỳ binh. Trên đài cắm hai lá cờ cỡ lớn, một là Đại Thanh Hoàng Kỳ, còn lại là một lá soái kỳ. Ngoài ra, trên đó còn có bàn hương án, giá để mười tám món vũ khí, tục gọi thập bát ban binh khí, đại diện cho sức mạnh của quân đội, chia ra hai bên hương án.
Phía dưới đài, binh sĩ đứng xếp hàng ngay ngắn theo từng nhóm Kỳ binh. Phải thừa nhận là uy danh quân đội của một đế quốc vào thời điểm này vẫn chưa mất hẳn. Đầu hàng là các võ tướng thống lãnh cùng tham tướng, phó tướng. Hôm nay, họ tập trung nơi đây để làm lễ tế cờ, xuất binh thảo phạt Đại Việt. So với buổi lễ vào gần hai mươi năm trước, mọi thứ còn long trọng hơn. Nó có thể ngang với đại lễ dẹp loạn Tam Phiên thời Khang Hy. Mọi công việc chuẩn bị đều được tiến hành từ sớm. Tất cả mọi người đều hồi hợp chờ đợi Gia Khánh Hoàng đế cùng bá quan văn võ xuất hiện sau buổi chầu sớm.
Đầu giờ Ngọ, hai hàng quan văn võ lục tục kéo đến, xếp hàng dưới chân đài. Lúc này, viên thái giám truyền chỉ nói lớn:
- Hoàng thượng thượng đàn!
Phía dưới, bá quan cùng binh sĩ hô vang:
- Ngô Hoàng vạn tuế… vạn tuế… vạn vạn tuế…!
Gia Khánh lúc này mới xuất hiện, bước từng bước chậm rãi lên từng bậc thang trong từng tiếng hô “vạn tuế”. Lên đến nơi, ông ta phất tay nói:
- Trẫm miễn lễ, chư vị khanh gia bình thân.
Sau đó, hắn ngồi xuống chiếc Long kỷ được chuẩn bị từ trước. Đoạn, ông ta ra hiệu cho viên thái giám bên cạnh, sai y đọc chiếu thư. Viên thái giám lạy tạ rồi mở cuộn giấy, ưỡn mình đọc lớn:
“Thượng thiên thừa vận, Hoàng đế chiếu viết,
Trẫm nhờ trời cao chiếu cố đã trải hơn mười năm tại ngôi vị Thiên tử. Trong mấy năm này, những việc Trẫm làm dù ít nhiều chưa thể so sánh với Thập toàn võ công của Tiên đế. Thế nhưng, Trẫm tự tin mà nói, mấy năm qua, dưới sự trị vì, nơi nơi quốc thái dân an. Điều an ủi và tự hào nhất, đó là chính tay Trẫm đã phế bỏ Đại gian thần Hòa Thân cùng Phúc Khang An, đem lại sự ổn định cho triều chính.
Việc lo lắng hiện nay của Trẫm chính là bọn phản hải tặc. Chúng, dưới sự bảo trợ của Giao Chỉ, không ngừng cướp bóc duyên hải Đại Thanh, giết hại con dân của trẫm, lại còn chống lại chính sách bế quan tỏa cảng của triều đình.
Tình thế Giang sơn hôm nay đang hồi nguy cấp. Trong có nội ưu, ngoài có ngoại loạn. Trẫm cũng đã có kế sách bình loạn. Đó là phải dẹp bỏ ngoại loạn trước. Nhờ thế mà bọn tặc phỉ trên biển sẽ không còn kẻ chống lưng, tất sinh bất ổn và sụp đổ.
Lại nữa, xứ man di An Nam kia mỗi ngày lại thêm hống hách và khinh lờn Thiên uy. Từ ngày An Nam vương Nguyễn Huệ của chúng còn sống, nhân Tiên đế lúc này tuổi đã cao, chúng đã cấu kết với Đại gian thần Hòa Thân và Phúc Khang An để mưu lợi. Đó còn chưa kể việc trước đó hắn thẳng tay đồ giết hại hàng vạn quân lính do tiên đế điều tới để giúp nhà Lê. Điều đó cho thấy chúng đã có âm mưu từ trước. Dù được các triều trước khai hóa hơn ngàn năm, bảo tính mọi rợ vẫn khó bỏ, quyết tâm chống lại triều đình.
Thêm vào đó, đám tặc khấu Tây Sơn kia còn không ngừng ức hiếp các nước xung quanh. Chúng đã giết hại mấy vạn quân Xiêm một cách vô cùng dã man. Vua Xiêm và Nguyễn Vương đã cho xứ tới xin trẫm đem quân thảo phạt.
Vừa rồi, Trẫm đã sai sứ tới đề nghị chúng cống thần khí để được tha tội, thâm chí là gã công chúa. Tuy nhiên, tên Quang Toản đó chả những đã chuẩn bị binh mã từ trước mà còn cho quân tới đồ sát Ung Châu, giết hại trăm vạn con dân Đại Thanh ta.
Mọi điều trước mắt đều cho thấy đám man di An Nam quả là tội lớn khó tha. Xưa kia, khi Triều Tiên khinh nhờn thiên uy, quyết ngu trung với Minh Triều, Thanh Tông hoàng đế, Hoàng Thái Cực đã đem quân dẹp loạn, bắt vua của chúng phải ba quỳ chín lại giữa mùa đông. Nay, học theo người xưa, Trẫm quyết định cất binh thảo phạt Giao Chỉ. Tựu chung là để đạp chúng dưới gót chân Thiên triều, làm gương cho các nước khác. Ngoài ra, chủ nhân thật sự của Đại Việt, con cháu Lê triều đã được quan viên của ta tìm thấy. Quân ta sẽ giúp họ khôi phục lại ngay vàng.
Giờ đây, trẫm quyết định ban soái kỳ, kiếm lệnh cùng ấn tín cho Trang Thân vương Miên Khóa. Lại sắc phong cho làm Chinh Nam Đại Nguyên soái, lãnh trăm vạn hùng binh. Khanh hãy thay Trẫm dạy cho chúng biết thế nào là uy quyền và cơn thịnh nộ của Thiên tử. Xưa Trương Phụ của Minh Triều tới đốt sạch giết sạch. Triều ta cũng không thể thua kém. Khanh tới Giao Châu cứ việc cướp phá thoải mái, lấy mỹ nữ của chúng ban thưởng cho chúng tướng sĩ. Với lũ khỉ An Nam đó thì không cần phải dùng đạo thánh hiền Khổng Mạnh tuy cho tốn công.
Khâm thử!”
Lúc này cũng vừa khéo chính Ngọ. Một hồi trống lệnh vang lên. Viên thái giám lại nói to:
- Mời Nghi Thân vương Miên Khóa lên đài bái tướng.
Miên Khóa chắp tay dạ ran rồi bước từng bước vững chãi lên đài. Hôm nay, y trông thật oai phong trong tướng bào, đầu đội hổ quan, khác hẳn dáng vẻ nho nhã ngày thường. Đến trước mặt Gia Khánh, y quỳ xuống hành lễ:
- Thần Miên Khóa bái kiến Hoàng thượng. Cung chúc Hoàng huynh vạn tuế… vạn tuế… vạn vạn tuế…
Viên thái giám lại nói:
- Mời Hoàng thượng ban soái kỳ, kiếm lệnh, ấn tín cho Trang Thân vương!
Từng món tín vật đại biểu cho quyền lực của nguyên soái được Gia Khánh tận tay giao cho Miên Khóa. Đoạn, ông ta nói:
- Ái khanh! Nay trẫm gia phong cho đệ là Chinh Nam Đại Nguyên soái. Khanh hãy thay trẫm mà lãnh tám mươi vạn quân thiên triều và hai mươi vạn quân Triều Tiên kỳ đi thảo phạt lũ man di, phối hợp cùng Xiêm La ở phía Tây và Nguyễn Ánh ở phía Nam. Trận này, ái khanh hãy một lần xóa tên An Nam, sát nhập chúng vĩnh viễn vào cương thổ Đại Thanh.
- Vi thần lĩnh chỉ và quyết không làm nhục mệnh.
- Tốt lắm, đệ hãy bình thân và nói vài lời trước mặt ba quân, ủy lạo tinh thần binh sĩ, thể hiện uy nghiêm của Đại Nguyên soái.
Miên Khóa lại vâng dạ rồi đứng lên. Y hướng xuống dưới đài nói một tràng dài để thể hiện uy nghiêm.
“Chư vị huynh đệ. Đại Thanh ta vốn là thiên triều thượng quốc, uy danh bốn bể. Tuy nhiên, lũ mọi Giao Chỉ lại dám kinh thường thiên uy. Tên Nguyễn Quang Toản đó chế được thần khí lại không dâng cho bệ hạ mà lại dám cho quân đánh nhau với thiên triều, đúng là tội đáng muôn chết. Từ xưa, binh sĩ của Tống, Nguyên, Minh, và cả triều ta tới đó dạy đạo Khổng Mạnh đều bị giết hại. Nay ta theo lệnh hoàng thượng quyết giết sạch lũ mọi đó. Mang danh về cho thiên triều”
Và còn nhiều, nhiều nữa. Y lại nói lần này mỗi binh sĩ đều mang trên mình một sứ mạng vinh quang, công lớn lưu danh nghìn thu.
Buổi lễ tế cờ bái tướng đến đây cũng kết thúc với tiếng hô vang của quân sĩ. Do khoảng cách hơn ngàn cây số giữa Bắc Kinh và biên giới Việt Trung nên chiến tranh giữa Đại Việt và Đại Thanh phải đợi mấy tháng nữa mới chính thức bùng nổ.
………………………………..
Trung Đô, Đại Việt.
Lúc này, không khí chiến tranh đã cận kệ. Nhà Thanh gửi thông báo qua thư yêu cầu Quang Toản phải triều cống trăm vạn lượng vàng, mỹ nữ, cho hoàng thất làm con tin, thực hiện ba quỳ chín lại với quan viên Đại Thanh, chém đầu kẻ đồ sát mấy vạn bách tính Ung Châu, cho quân nhà Thanh đóng trên lãnh thổ Đại Việt, cắt giảm quân số… Tất cả đều bị trừ chối thẳng. Cho dù Quang Toản không từ chối thì chúng cũng sẽ tìm cái cớ khác để xâm lược.
Sau đó, Bộ quốc phòng Đại Việt phát động thông báo chiến tranh. Khắp nơi, các đoàn văn công lên đường biểu diễn các bài nhạc cỗ vũ tinh thần chiến đấu. Ban Tuyên giáo, mới được thành lập, cũng tuyên truyền khắp nơi.
Bên cạnh đó, cư dân ở các tỉnh gần biên giới cũng nhanh chóng được di tản. Dù xa quê hương, họ không trách triều đình mà chỉ hận quân xâm lược.
Lúc này, binh lính khắp nơi đang đọc lời kêu gọi cả nước kháng chiến do đích thân Quang Toản, Cảnh Thịnh hoàng đế viết ra.
“Hỡi đồng bào và chiến sĩ cả nước, con dân của trẫm.
Hôm nay, một trăm vạn quân Thanh và Triều Tiên đã tập hợp ở Quảng Tây. Trong vòng vài tháng nữa trăm vạn quân đội phương Bắc sẽ xâm lược Đại Việt. Đồng thời, hàng chục vạn quân Xiêm La và Nguyễn Ánh sẽ tổng tấn công từ phía Tây và Nam.
Nếu như trẫm chết có thể hóa giải nguy cơ này thì trẫm bằng lòng. Tuy nhiên, dẫu ta có chết thì quân địch cũng vẫn sẽ cướp phá quê hương ta. Cái đám luôn miệng nói lời của Khổng Tử đó có bao giờ coi dân Nam là con người, thôi gọi chúng ta là man di.
Khi xưa, chúng ta chỉ có gươm giáo mà dám chống lại quân địch đông gấp hàng chục lần. Nay trẫm đã chế ra súng pháo mạnh nhất thiên hạ, chả lẽ lại không dám chống lại đám tự gọi mình là “Thiên Triều”
Toàn thể đồng bào các dân tộc anh em trong cả nước, các tôn giáo, già, trẻ, gái, trai hãy phát huy truyền thống Diên Hồng, triệu người như một, nhất tề đứng lên bảo vệ tổ quốc”
Lời lẽ đó đã lan khắp mọi miền trên lãnh thổ Đại Việt. Kể cả vùng do Nguyễn Ánh kiểm soát, nó cũng đã lan truyền. Toàn thể dân tộc đã sẵn sàn cho trận chiến với kẻ thù xâm lược từ phương Bắc.