Hữu Tố như cỗ máy nhìn lại, bất giác lùi lại phía sau. Cô sợ nếu bước tới bản thân sẽ tỉnh dậy. Bước chân lùi ra sau loạn đên mức chân nọ đá chân kia. Cô chới với ngã ra sau. Eo bị bắt lấy. Giọng quen thuộc vang lên:
– Cẩn thận hơn không được à?
Viền mắt cô đỏ ửng, mắt nhòe đi không nhìn rõ, vai run rẩy tiếng nấc nghẹn ngào phát ra.
– Nè, cậu khóc cái gì? Lý Hữu Tố cậu ngừng khóc ngay cho tôi.
Cô đẩy vai người kia ra, quệt nước mắt. Ánh mắt oán khí ngút trời:
Cô nói đến đấy thì uất ức trỗi dậy. Tại sao cô có thể chơi với kẻ vô tâm vô phế như vậy. Nhã Kỳ vỗ lưng cô dỗ:
– Xin lỗi. Xin lỗi. Mình không nên đùa như vậy. Tại thấy cậu bần thần như người mất hồn. Xin lỗi.
– Nhã Kỳ… cậu…
Cô bặm môi trừng mắt uất ức không biết làm gì. Cuối cùng đành tức giận ném tập giáo án về người nọ, giậm chân bỏ đi.
Nhã Kỳ phía sau chỉ biết lắc đầu cười, lấy máy điện thoại bấm gì đó.
– Hù!!
– A!!!
Nhã Kỳ suýt vì giật mình mà làm rơi máy. Chị quăng ánh mắt dao găm về người kia:
– Quốc Tuấn, em muốn chết à? Không lo đi làm ở đây làm gì?
– Hì hì. Em nhớ trường nhớ lớp nhớ chị nên em bỏ mấy trăm nhân viên đến đây đó. Chị không cảm động sao? Mà ban nãy chị làm gì mà cười nguy hiểm vậy?
Nhã Kỳ bĩu môi lè lưỡi:
– Còn lâu mới cho em biết.
Cô đi qua công viên thì thấy bé con đang khóc chạy vội tới:
– Bé con, sao con khóc vậy?
Bé khóc càng lớn chợt người phụ nữ mặt dữ tợn bước ra:
– Cô làm gì con tôi? Tránh ra.
Cô bị người đó đẩy ra mất thăng bằng ngã ra sau. Người kia bé đứa bé đứng lườm cô:
– Trông đứng đắn tri thức lại bắt nạt đứa nhỏ. Không biết xấu hổ. Còn không mau bồi thường.
Cô trợn mắt chợt hiểu. Cô nhếch môi cười, chống tay đứng dậy.
– Chị có gì làm chứng?
Người phụ nữ đó đưa ra chiếc điện thoại video quay toàn bộ cảnh cô chạy tới đứa bé kéo tay nó, nhìn vào tưởng cô định kéo đứa bé đi đâu. Cô cười lạnh:
– Chị thật nhàn rỗi đứng quay con trai mình bị người khác lôi kéo.
Người phụ nữ kia tím mặt bế đứa bé quay đi. Cô kéo vai người đó lại:
– Chị muốn bồi thường? Đưa đoạn chị vừa quay cho công an, lên phường giải quyết.
– Cô buông ra.
Trận giằng cô xảy ra, người phụ nữ đó không làm được gì khi bế đứa nhỏ. Cô ta chợt ném đứa nhỏ về phía cô bỏ chạy.
Sửng sốt trước hành động của nữ nhân đó. Cũng may cô đón được đứa nhỏ. Đứa nhỏ đó không hề khóc khi bị mẹ bỏ lại. Nó nhìn cô rưng rưng. Cô ôm đứa nhỏ không biết làm sao.
Cô nhìn đứa bé mặt mũi lấm lem bùn đất thì xót. Vỗ về đứa bé:
– Bé con, bé theo cô về được không?
Đứa nhỏ gật đầu rúc vào người cô, tay bám chặt áo khoác cô. Cô thật không rõ đứa bé kia và người phụ nữ đó rốt cuộc quan hệ gì. Nếu là mẹ đứa bé tại sao hành động như vậy. Còn đứa bé tại sao lại có thể dễ dàng đi theo một người lạ.
Cô đưa đứa bé tới công an trình báo. Ban đầu đứa bé sợ hãi không nói gì sau một lúc nó mới ngập ngừng nói. Cô mới biết nữ nhân đó không phải mẹ nó. Nó là trẻ mồ côi, nhưng tháng trước nó được nữ nhân đó nhận nuôi. Nữ nhân đó chính là ngược đãi đứa bé, lúc thì bắt nó đi bán rong, lúc đem nó đi ăn xin, chẳng hạn như hôm nay nó bị đem ra làm mồi nhử để nữ nhân đó bẫy mồi.
Cô mệt mỏi quăng chiếc túi xuống ghế vào bếp lấy cốc nước uống. Úp bát mì mang ra bàn bật tivi lên xem. Cô thở dài, đứa bé kia coi như để cơ quan chính quyền chịu trách nhiệm. Căn bản cô cũng không đủ điều kiện nuôi đứa bé.
Nghĩ đến tủ lạnh đáng thương trống không chẳng quá gì ngoài mấy quả trứng, chai nước ngọt lại ảo não. Cô húp nốt giọt nước trong bát mì, lau miệng vài cái. Cầm túi sách đứng dậy ra ngoài hướng cửa hàng mini gần nhà.
Đi một vòng chiếc xe đẩy vừa được một nửa. Tính tiền xong cô khá xót chiếc ví của mình.
Khệ nệ túi lớn túi nhỏ về nhà. Đang đi chợt cô đụng phải ai đó lùi mấy bước. Người kia không để ý nhiều cúi đầu xin lỗi lại chú tâm nói chuyện điện thoại. Nhìn bóng lưng người đó có điểm quen thuộc. Cô đi theo người đó một cách vô hồn.
– Này, cô kia sao cứ theo tôi?
Giọng nói xa lạ kia vang lên làm cô sực tỉnh vội xin lỗi xoay người bỏ chạy.
– A!!
Chạy vài bước, cô chân nọ đá chân kia thì ngã nhào ra trước. Cô bị đó giữ lại. Giọng trầm ấm vang lên: