Ở Rể - Tiêu Lâm

Chương 235: Hắn có còn là con người không?




Tiêu Lâm đi tới đâu gây chuyện tới đó, người nhà Nguy Thanh đều rất chán ghét. Ngụy Thanh xấu hổ gãi đầu tìm cớ: "Gia đình ta rất nghiêm khắc, muốn ta chuẩn bị thi cử nên không cho ta ra ngoài!"

Ngụy Thanh không nói sự thật, nhưng Tiêu Lâm cũng hiểu rằng gia đình Ngụy Thanh chắc chắn sẽ không vui khi con trai của họ giao du với một người ưu tú như vậy vì sợ con trai họ sẽ cảm thấy tự ti.

"Tiêu huynh, ta nghĩ huynh chính là ứng cử viên sáng giá nhất cho vị trí Trạng nguyên. Đáng tiếc...' Ngụy Thanh lắc đầu: "Công chúa sẽ không gả cho người đã có gia đình, sao huynh lại kết hôn sớm như vậy chứ?”

Lại là công chúa.

Riêng một đại tiểu thư Tân Phượng Uyển đã đủ khiến hắn vô cùng chán ghét.

Lúc này, kỳ thi Đình đã chuẩn bị sẵn sàng, các khảo sinh lần lượt bước vào phòng thi. Giám thị hôm nay là Tào Hành Chi, Văn Hàn và Dương Lạc.

Tất cả bọn họ đều chú ý đến Tiêu Lâm, Văn Hàn thở phào nhẹ nhõm khi thấy Tiêu Lâm vẫn ổn.

Tiêu Lâm hôm trước đã vào cung, hắn trực tiếp đi đến điện Trường An, cũng chính là thư phòng của hoàng thượng.

Hôm nay đến điện Văn Xương hoành tráng này, Tiêu Lâm mới có thể thấy rõ kiến trúc cung đình của nhà Nguy.

Cấu trúc ghép mộng gỗ của Minh Nguyệt Lâu vốn đã khiến người ta kinh ngạc.

Nhưng kiến trúc của điện Văn Xương càng khiến Tiêu Lâm kinh ngạc hơn. Các lĩnh vực khác của nhà Ngụy kém phát triển hơn, nhưng riêng thành tựu kiến trúc có thể so sánh với Hoa Hạ.

Điện Văn Xương có ba tầng, tầng dưới cùng hình vuông, tượng trưng cho bốn mùa.

Tầng thứ hai có mười hai mặt, tượng trưng cho mười hai canh giờ.

Tầng thứ ba có hai mươi tư mặt, tượng trưng cho hai mươi bốn tiết khí.

Tầng trên cùng đặt một con phượng hoàng bằng vàng được chống đỡ bởi chín con rồng. Ở giữa có mười cây cột khổng lồ cao mười lăm mét, trên dưới thông nhau, là một tòa kiến trúc khổng lồ bằng gỗ. Kiến trúc và kỹ thuật xây dựng

thật đáng kinh ngạc, có thể gọi là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc.

Phong cách kiến trúc của điện Văn Xương rất giống với Minh Đường của Hoa Hạ.

Cái gọi là Minh Đường là viết tắt của "Minh chính giáo chỉ đường", nghĩa là "ngôi đền của hoàng đế”.

Minh Đường là tòa nhà trang trọng nhất được các vị vua xây dựng nên, chuyên dùng để họp mặt với các chư hầu, ban bố chính lệnh, tổ chức lễ hội vào mùa thu và thờ cúng tổ tiên.

Người xưa tin rằng Minh Đường trên có thể thông với bầu trời, dưới có thể cai trị vạn vật. Ở nơi này, hoàng thượng không chỉ có thể quan sát giang sơn mà còn có thể thuyết giáo, là nơi linh thiêng hợp nhất giữa trời và người.

Kỳ thi Đình được tổ chức ở một nơi hoành tráng như vậy, chứng tỏ nhà Ngụy coi trọng văn nhân hơn Hoa Hạ xưa rất nhiều.

Tiêu Lâm thời hiện đại đã đi tham quan vô số cung điện nhưng vẫn bị điện Văn Xương làm cho kinh ngạc.

Hơn nữa, đây là lần đầu tiên có rất nhiều khảo sinh bước vào cung điện tráng lệ này, họ bị khí thế đế vương của tòa kiến trúc này làm cho choáng váng. Sự háo hức, hưng phấn giờ bắt đầu trở thành căng thẳng, lòng bàn tay bắt đầu đổ mồ hôi.

Kỳ thi Đình không còn dùng phòng đơn nữa mà giống như kỳ thi hiện đại, khảo sinh có thể quan sát được cả những khảo sinh khác.

Khảo sinh sẽ không làm bài thi ngay sau khi vào điện Văn Xương mà phải làm các thủ tục như điểm danh, xuất trình giấy tờ, khen ngợi và chào hỏi nhau,... trước khi phát đề thi.

Kỳ thi Đình sẽ kiểm tra sách luận, sách luận là nghị luận về các vấn đề chính trị đương thời và đưa ra những đề xuất cho triều đình.

Đề thi năm nay là: Hỏi về các chính sách và tấm lòng của hoàng đế. Tiêu Lâm "phù" một tiếng, suýt nữa bật cười! Hắn đã từng xem qua chủ đề này trước đây!

Không chỉ từng xem qua mà trong bảo tàng còn có cả tư liệu viết về vấn đề này của một Trạng nguyên!

Vào thời nhà Minh của Hoa Hạ, năm Vạn Lịch thứ hai mươi sáu, câu hỏi cho kỳ thi Đình cũng là: Luận về chính sách và tấm lòng của hoàng đế.

Vào thời điểm đó, Triệu Bỉnh Trung hai mươi lăm tuổi là Trạng nguyên của khoa thi đó.

Bài thi của Triệu Bỉnh Trung là bài thi của Trạng nguyên duy nhất còn được lưu giữ ở Hoa Hạ.

Trong bài thi của mình, Triệu Bỉnh Trung đã thẳng thắn chỉ ra rằng hoàng thượng là người nắm quyền lực quốc gia. Muốn đất nước được cai trị hài hòa và thịnh vượng thì phải có “thực quyền” và “thực tâm”. Bài sách luận cũng đưa ra những gợi ý về cách cai trị và phát triển đất nước như quyền tự do ngôn luận, trừng trị nghiêm khắc quan tham nhũng, ổn định lòng dân.

May mắn thay, Tiêu Lâm đã thuộc lòng toàn bộ bài sách luận khoảng ba nghìn từ này vì sự ngưỡng mộ của hắn đối với Trạng nguyên số một thời xưa.

Kỳ thi Đình sẽ kéo dài một ngày. Nhà Ngụy yêu cầu số lượng từ trong bài sách luận phải hơn hai nghìn từ.

Không được nộp bài cho đến khi mặt trời lặn, thí sinh phải suy nghĩ kỹ trước khi trả lời. Hầu hết khảo sinh sẽ viết nháp một hoặc hai lần trước, sau đó liên tục suy ngẫm và chỉnh sửa cho đến khi thật hài lòng mới chép lại vào tờ giấy thi.

Tuy nhiên, kỳ thi Đình yêu cầu phải viết chữ chính thể. Chữ phải vuông vức, rõ ràng, đậm nét, cỡ chữ phải lớn, gọn gàng và ngay hàng thẳng lối giống như in mộc bản. Do vậy chỉ riêng việc viết đã rất tốn thời gian và công sức.

Ở một góc độ nào đó, thư pháp còn quan trọng hơn nội dung bài viết.

Qua các bài thi khoa cử được truyền lại cho đời sau của Hoa Hạ có thể thấy, bài thi của bất kỳ khảo sinh nào cũng ở trình độ của một nhà thư pháp.

Mặc dù trước đây Tiêu Lâm không giỏi về văn chương và số học nhưng thư pháp của hắn lại thuộc hạng nhất.

Tiêu Lâm tập trung ngẫm nghĩ một lát, sau đó trực tiếp viết luôn vào tờ giấy thi mà không cần nháp trước:“Thần nghe hoàng đế là người cai trị vạn vật, cai trị thì ắt phải có đường lối chính sách phù hợp mới kiểm soát được dân chúng và điều khiển được vạn vật..."

Khí thế hùng hồn mà đầy tự tin của Tiêu Lâm khiến Dương Lạc, người đang âm thầm chú ý đến hắn ngạc nhiên đến mức tim đập loạn xạ.

Tiêu Lâm đã giỏi toán thuật rồi, lẽ nào bây giờ sách lược cũng không làm khó được hắn?

Hắn có còn là con người không?