Rượu vào, tay chân ông Sâm bớt run rẩy lại hẳn, ông Sâm nhìn vào bếp lửa đang cháy, trầm ngâm vài giây, ông ta tiếp tục kể :
-- Tao quả đấy cũng sợ chạy bán sống bán chết, sợ đến mức mà tỉnh cả rượu luôn. Sống bao năm trên đời, lần đầu tiên tao nhìn thấy cảnh tượng ghê rợn đến vậy. Nhìn ông Khước xẻ thịt sống rồi cho vào mồm nhai nhồm nhoàm, có điên cũng chẳng ai làm vậy. Tất cả mọi người bỏ chạy hết, người thì bảo ông Khước hóa điên do ngải quật, người thì lại nói chắc ông ta đang luyện một loại bùa phép nào đó. Nhưng dù có là lý do gì thì cũng chẳng ai dám bén mảng đến gần nhà của ông Khước nữa. Cho đến sáng ngày hôm sau. Người ta mới phát hoảng khi nghe tin ông Khước đã treo cổ chết trước hiên nhà. Tin được lan truyền từ một người sống gần đó, người này nói, từ buổi trưa ông Khước bị điên, cả tối hôm ấy họ không thấy điều gì lạ cả. Mọi thứ im ắng một cách lạ thường. Cho tới sáng hôm sau, khi đi qua nhà ông Khước, họ mới nhìn thấy một cái xác treo lủng lẳng ngay hiên cửa ra vào. Nhìn thoáng qua thì đó chính là ông Khước. Thước hỏi :
-- Chẳng lẽ ông ấy lại phát điên đến mức treo cổ tự tử sao...?
Ông Sâm đáp :
-- Thế nên người ta mới đồn là ông ấy bị ngải quật, vì bỗng nhiên trở thành thầy bùa cao tay. Phải có gì đó thì mới bị thế chứ, chuyện ma quỷ không đùa được đâu, tao tuy say xỉn, nhưng tao hiểu, đi với ma thì dần dần nó cũng lôi mình xuống âm phủ.
Thầy Lương nói :
-- Vậy sau đó thế nào...?
Ông Sâm vớ chai rượu rót thêm chén nữa một cách tự nhiên, uống cạn chén, khà một hơi rõ mạnh, ông Sâm đáp :
-- Còn sao nữa, người chết thì phải đem chôn chứ sao. Cơ mà khổ nỗi, trước nay ông Khước ấy chỉ sống với thằng cháu. Vì là thầy mo, thầy bùa nên cũng chẳng ai dám giao du với nhà ông ấy, trừ mấy kẻ từ đẩu đâu tìm đến xin bùa. Nhưng khoảng thời gian đó thằng cháu ông ta cũng đi đâu biệt tăm, không ai biết cả. Chuyện chôn cất người chết trong bản xưa nay cũng không phải hiếm. Chỉ là cái chết của ông Khước, cộng thêm công việc mà ông ta làm khiến cho dân người ta sợ. Có ai dám bén mảng vào trong đâu. Thước khẽ nhìn thầy Lương, nếu tính thời gian, thì lúc ấy Khuông, cháu nội của mo Khước đang cùng thước và nhóm bạn của mình đi tìm vàng trong khu rừng chết chóc. Thước hỏi :
-- Vậy là dân bản cứ thế để xác ông ấy treo lơ lửng mà không hạ xuống ư...?
Ông Sâm tặc lưỡi :
-- Ban đầu đúng là như vậy, cũng phải thôi, ai dám lại gần một cái xác như vậy chứ. Nhưng may sao nơi đây lại gần với chỗ bộ đội biên phòng đóng quân giáp ranh với biên giới Lào nên bọn tao chạy đến tìm bộ đội nhờ giúp đỡ. Đến trưa thì bộ đội đưa xác ông Khước xuống rồi cũng bộ đội lo liệu việc ma chay, đào huyệt cho ông ấy, dự định sáng sớm hôm sau sẽ đem chôn luôn.
Thước thở phào nhẹ nhõm, bởi dù sao Thước cũng từng gặp ông nội Khuông vài lần. Không sai khi nói ông Khước có chút gì đó cổ quái, nhưng thầy mo, thầy bùa không cổ quái sao được. Tuy nhiên nghe Khuông kể, ông nội Khuông xưa nay chỉ làm bùa giúp người ta cầu công danh, làm bùa yêu chứ không làm những thứ bùa ngải hại người. Lúc đến đây, nghe tin mo Khước đã chết, Thước còn không nghĩ đó là sự thật. Chỉ khi tìm đến nhà mo Khước, ngôi nhà vắng vẻ, im lìm, bầu trời tối sầm trước khi mưa đổ xuống cộng thêm sấm chớp đùng đùng lại càng khiến cho ngôi nhà gỗ trở nên đáng sợ hơn. Hỏi ai người ta cũng tái xanh mặt mũi và đều trả lời, mo Khước đã chết hơn 1 năm nay rồi. Giờ nghe câu chuyện từ miệng ông Sâm, Thước thấy cái chết của mo Khước thật khốn khổ, tội nghiệp. Chết không một ai bên cạnh, dân bản thì sợ hãi không ai dám lại gần, chết mà xác còn treo lơ lửng đến tận trưa hôm sau mới được đưa xuống. Nghĩ đến đây, Thước lại càng hi vọng ông trời rủ lòng thương cho Khuông vẫn còn sống. Nhưng xem ra, hi vọng đó quá mong manh, thời gian đã trôi qua hơn 1 năm. Liệu lão già đáng sợ ấy có để Khuông sống, hay kết cục cũng như Khăm và Tùa mà thôi.
Thước khẽ thở dài :
-- Đúng là kiếp người, cuối cùng chết đi cũng là nằm sâu dưới lòng đất, trở về với cát bụi....
" Rọt...rọt "
Ông Sâm lại rót rượu...
" Khà "
" Cạch "
Đặt cái chén xuống nền nhà, ông ta mở to đôi mắt, nhìn thẳng vào Thước, ông ta nuốt nước bọt như thể đang trấn tĩnh lại một phần tâm lý, ông Sâm gằn giọng : -- Vậy sao....? Nhưng với ông Khước, cái chết của ông ta lại không chỉ đơn giản như vậy......Và đó cũng chính là lý do tại sao tao lại nói, không ai muốn nhắc tới ông ta một chút nào cả.
Thước lạnh người, nhìn vào mắt ông Sâm, bỗng dưng Thước nổi gai ốc, Thước ấp úng :
-- Ông...ông làm sao vậy...?
Bỏ qua Thước, quay sang nhìn thầy Lương, ông Sâm hỏi :
-- Các người đã bao giờ thấy xác chết sống lại chưa....?
Khẽ cau đôi lông mày, nhưng lập tức thầy Lương nhắm mắt lại, thở nhẹ, cầm chén rượu lên nhấp một ngụm, thầy Lương đáp :
-- Xác chết sống lại...? Có thể cho tôi được nghe để mở rộng tầm hiểu biết hay không...?
Thước run run nói :
-- Ông uống...nhiều quá rồi....làm gì có chuyện...người đã chết sống lại.....Đừng....đừng có nói với tôi....ý ông là.....mo Khước...ấy sau đó đã sống lại đấy....đấy nhé....? Ông Sâm lừ đừ nhìn Thước, bất chợt, bàn tay ông ta túm lấy chai rượu. Chẳng rót ra chén nữa, cứ thế ông ta tu ừng ực. Thước nhìn thầy Lương chờ đợi xem thầy Lương sẽ nói gì, nhưng không, thầy Lương vẫn giữ nguyên vẻ điềm tĩnh ấy, mặc cho ông Sâm nốc rượu tì tì.
Hạ cái chai xuống, ông Sâm đưa tay quệt ngang mồm, phả ra làn hơi nồng nặc mùi rượu, ông Sâm giật giật vành tai :
-- Thế mà lại đúng là như vậy đấy.......Ông ta đã sống lại, và tao, chính tao đã tận mắt chứng kiến điều đó vào sáng sớm ngày hôm sau, khi mà tao cũng như vài người dân trong bản đến nhà ông ấy để xem bộ đội đưa ông ấy đi chôn......Nhưng......
" Ùng....Oàng..."
Ánh chớp chợt lóe lên, kèm theo đó là những tiếng gió hú đang đập mạnh vào cửa của ngôi nhà lụp xụp.....Ở bên trong, ông Sâm hồi tưởng lại cái ngày hôm đó... [........]
-- Ơ kìa ông Sâm, ông đi đâu đấy.....Đừng nói là ông cũng đi tiễn ông Khước đấy nhé...? - Một người đi vượt lên hỏi khi thấy điệu bộ lù khù của ông Sâm.
Ông Sâm đáp :
-- Cùng là người trong bản, hơn nữa chẳng lẽ lại để bộ đội người ta làm hết. Phải đến xem thế nào chứ, mày cũng nghĩ thế nên mới đi còn gì.
Lát sau, vừa tới nơi, nhìn vào bên trong sân đã thấy những tiếng ồn ào, phải có đến hơn chục anh bộ đội đang đứng đó với biểu hiện đầy lo lắng. Ông Sâm len vào bên trong, lúc này trước mắt ông Sâm có rất nhiều máu, máu loang lổ khắp nơi. Ngay trên hiên nhà cũng xuất hiện đầy những vết chân in màu máu. Trong nhà là cái quan tài có đặt xác của ông Khước ở bên trong. Nhưng đứng ngoài, ông Sâm không nhìn thấy rõ bởi trời vẫn còn tờ mờ, hơn nữa cũng có một vài cán bộ bộ đội ngăn không cho ai vào. Người đi cùng ông Sâm hỏi :
-- Máu ở đâu mà nhiều thế nhỉ...? Tại sao lại có máu, chiều hôm qua có thấy gì đâu...?
Đúng lúc đó, một anh bộ đội chạy đến báo cáo với cấp trên :
-- Báo cáo thủ trưởng, máu này bắt nguồn từ chuồng gia súc phía sau nhà. Còn...còn nữa....thưa...thưa thủ trưởng.....
Viên cán bộ gặng hỏi :
-- Có gì mà cậu ấp úng vậy...Nói luôn đi chứ...?
Anh bộ đội kia nhìn xung quanh một lượt rồi đáp :
-- Dạ.....toàn...toàn bộ số gia súc trong chuồng.....đều đã bị gϊếŧ chết và moi hết tim ra ngoài...Căn cứ vào vết thương thì chúng bị gϊếŧ bởi vật sắc nhọn.....Nhưng qua tìm kiếm sơ bộ, không có con dao, hay một thứ gì có liên quan đến hung khí dính máu ở đây cả.
Viên cán bộ cau mày :
-- Moi tim...? Kẻ chết tiệt nào lại ra tay gϊếŧ hết gia súc một cách tàn bạo đến vậy cơ chứ....? Anh bộ đội nói tiếp :
-- Có...có một chuyện...chuyện này tôi muốn báo cáo tiếp...Đó...đó là vết bàn chân in dấu máu bắt đầu từ chuồng gia súc......và....và chúng kết thúc ở gần....ngay....cỗ quan tài.....
Bất giác, ông Sâm đưa mắt nhìn vào bên trong nhà, qua vài lời của anh bộ đội, cộng với việc trên hiên nhà có in những dấu chân máu, một sự lạnh buốt bất chợt chạy dọc sống lưng ông Sâm khiến ông rùng mình. Dù biết, điều mà ông đang suy nghĩ trong đầu là cực kỳ vô lý, nhưng ông Sâm không thể nghĩ ra một lý do nào hợp lý hơn ngoài ý nghĩ :
" Chính ông Khước là kẻ đã ra tay gϊếŧ chết toàn bộ lũ gia súc phía sau nhà. "
Nhưng sao lại có thể...? Bởi cũng chính mắt ông Sâm nhìn bộ đội gỡ xác ông Khước khỏi cái thòng lọng rồi đặt xuống nền, phủ chiếu lên.......Rốt cuộc chuyện này là sao....?