Tào Tặc

Chương 562: Mã thị Ngũ Thường



Lưu Bị không lên tiếng mà chỉ chau mày, lộ vẻ bi thương.

Gia Cát Lượng không kìm nổi hỏi:

- Chủ công có gì không vui?

Không hỏi thì thôi, hỏi rồi, Lưu Bị lại cất tiếng khóc lớn, hai mắt đầy lệ.

- Ta khóc vì nếu như không có tên tiểu tặc Tào gia kia, lúc nay sao ta chẳng khác gì tù nhân vậy?

tâm độc giả dối đã hơn ba lần phá hỏng đại sự của ta, ta thật sự có lòng diệt trừ hắn, cớ gì mà nửa đời Lưu Bị ta lại trôi giạt vất vả? Còn để cho uy thế tên tiểu này danh vọng ngày càng cao? Nếu ta không trừ hắn thì chắc chắn đêm khó mà ngủ yên được.

Gia Cát Lượng lập tức trầm mặc!

Nói thật y cũng không biết rõ Tào Bằng nhiều lắm.

Gia Cát Lượng tuổi lớn hơn so với Tào Bằng một chút, khi y mười bảy tuổi tuổi trú tại Kinh Châu là lúc Tào Bằng tái sinh tại núi Trung Dương. Sau đó mặc dù nghe nhiều người nhắc tới cái tên Tào Bằng nhưng y lại không để trong lòng, thậm chí khi biết Bàng Đức đã được Tào Bằng thu nhận, Gia Cát Lượng thậm chí còn tỏ thái độ khinh thường. Vì thế, Gia Cát Lượng từng muốn tỷ tỷ của y là Gia Cát Linh ra mặt khuyên bảo Bàng Đức Công phải phải lưu ý nhiều hơn.

Khi Tào Bằng ở thành Cửu Nữ bị hãm hại thì Cức Dương Lệnh Khoái Chính phái người xuống núi Lộc Môn truyền tin.

Nhưng Gia Cát Lượng lại tự mình cầm giữ tin thư đến hơn một tháng mới chuyển đến tay Bàng Đức Công.

Tuy nhiên lúc ấy thì Tào Bằng đã rời khỏi Nam Dương theo Điển Vi chạy nạn tới Hứa Đô. Vì chuyện này, Bàng Đức Công nổi trận lôi đình thiếu chút nữa đã phái cháu trai đi xử lý Gia Cát Linh. Cũng may mà hai người tình cảm sâu sắc mới không bị trừng trị, nhưng nguyên nhân chính vì thế mà Gia Cát Lượng vốn có thể nhập học ở núi Lộc Môn lại bị Bàng Đức cự tuyệt. Sau đó, Gia Cát Lượng lại dựa vào quan hệ trong nhà mà bái nhập vào Thủy Kính sơn trang.

Cái tên Tào Bằng từ đó cũng biến mất không đến tai Gia Cát Lượng nữa.

Y ở Thủy Kính sơn trang chịu khổ học hành, còn Tào Bằng thì lại ngàn dặm xa xôi đi nhậm chức tại Hải Tây.

Hải Tây chiến tích rạng rỡ, tên tuổi nổi danh.

Đồng thời Tào Bằng cũng từ Lậu Thất Minh và trận chiến Khúc Dương mà có chút danh, Gia Cát Lượng lúc đó có nghe tiếng nhưng cũng không để trong lòng, tận đến mấy năm sau, Từ Thứ và Thạch Thao trở về Dĩnh Xuyên tìm Tào Bằng nương tựa thì Gia Cát Lượng mới nghĩ tới lai lịch của người tên là Tào Bằng này.

Chỉ có điều lúc này Tào Bằng đã là đệ tử của Ngọa Long Cốc Hồ Chiêu.

Năm Kiến An thứ bảy, Tào Bằng đi nhậm chức tại Hà Tây.

Lại kết giao được với bạn tốt cùng trường với Gia Cát Lượng là Mạnh Kiến.

Lúc này Gia Cát Lương mới chịu thẳng thắn nhìn nhận sự tồn tại của Tào Bằng. Chỉ có điều khoảng cách giữa Kinh Châu và Hà Tây xa xôi, y trước sau không thể xâm nhập hiểu biết Tào Bằng.

Sau đó y tìm Lưu Bị để nương tựa, lại từ miệng Lưu Bị mà nghe được không ít những chuyện về Tào Bằng.

Lúc này Gia Cát Lượng mới hiểu thêm một chút về Tào Bằng.

Từ trong tâm mà nói, Gia Cát Lượng cũng không coi Tào Bằng vào mắt. Ở trong mắt y, Tào Bằng có tiếng mà không có miếng, chỉ là may mắn một chút mà thôi. Với xuất thân của Tào Bằng, nhất định hắn không thể có được thành tựu lớn, chẳng qua là hắn quy thuận Tào Tháo, trở thành tộc nhân của họ Tào. Gia Cát Lượng vẫn coi thường không thèm để ý như trước, Tào Bằng là tộc nhân của họ Tào, thân phận quả thực được nâng lên, đó chẳng phải là dùng thủ đoạn lôi kéo người của Tào Tháo sao?

Gia Cát Lượng xuất thân hào môn Lang gia mấy đời nối tiếp làm quan, nên bình thường vô cùng có ngạo khí.

Trên lịch sử nói y vừa làm ruộng vừa đi học tại nhà tranh ở Nam Dương, chẳng phải là nói rằng Gia Cát Lượng gia cảnh bần hàn đó sao. Trên thực tế, gia cảnh y không hề kém, ít nhất cũng là gia cảnh trên bậc trung. Cái gọi là vừa làm ruộng vừa đi học ở Nam Dương, vào những năm cuối Đông Hán đó là một tục lệ. Không chỉ có Gia Cát Lượng vừa làm ruộng vừa đi học, lúc ấy có rất nhiều văn nhân nhã sĩ đều có thói quen vừa làm ruộng vừa đi học. Giống như đời sau ở thành thị quá mệt mỏi rồi thì lại hướng tới cuộc sống nông thôn, tính chất cũng không khác gì nông gia. Về phần ở tại nhà tranh cũng chỉ là một cách sống độc lập.

Từ sau khi quy thuận Lưu Bị, Gia Cát Lượng vẫn chưa nắm hết quyền hành.

Cá nhân y quá trẻ, cũng chưa từng được Lưu Bị ba lần đến mời, bởi dưới trướng của Lưu Bị còn có một mưu sĩ là Tuân Kham tồn tại.

Luận danh vọng, địa vị, thân phận và xuất thân, Gia Cát Lượng so với dại tộc Tuân thị của Tuân Kham thì chênh lệch cực nhiều.

- Huynh trưởng cần gì phải lo lắng, tên tiểu tặc kia làm gì có bản lĩnh? Chẳng qua chỉ dựa vào chút thủ đoạn nhỏ, lừa gạt mới có được chút danh tiếng như hôm nay thôi.

Tiểu đệ bất tài, nguyện lĩnh một đội binh mã giết chạy về Vũ Âm, đem đầu tên tiểu tặc đó mang tới cho huynh trưởng nhắm rượu...

Trương Phi đứng thẳng lên, vung tay hét.

Nào ngờ lại bị Lưu Bị lườm một cái, lạnh lùng nói:

- Dực Đức có lòng, ta rất vui. Nhưng tên Tào Bằng kia không phải là loại người vô năng chỉ dựa vào chút thủ đoạn nhỏ đâu. Ngươi đừng có vội to mồm, mau ngồi xuống nghe quân sư nói, đừng có lại làm việc lỗ mãng giống như năm xưa nữa.

Lại nói tiếp, Lưu Bị và Tào Bằng từng có ba lần giao phong.

Trong đó có hai lần đều là do Trương Phi khơi mào.

Lần đầu tiên, Trương Phi dẫn người đi đoạt lương thảo mà Tào Bằng mang đến cho Tào doanh, còn đả thương người của Tào Bằng. Vì thế Tào Bằng giận giữ đã dẫn bộ ngăn chặn doanh môn của Lưu Bị, chém đứt đại kỳ viên môn của Lưu Bị. Lần thứ hai, vẫn là Trương Phi ngang tàng cướp đoạt phòng xá trạm dịch, nảy sinh xung đột với Tào Bằng, thậm chí ngay cả tọa kỵ cũng phải bỏ lại. Về lần thứ ba, thì là do Tào Bằng chủ động, đơn thuần là vì Tào Bằng báo thù cho Chu Tán do không cẩn thận đã làm lộ âm mưu của Lưu Bị giết chết huynh trưởng của Trần Đáo, khiến kế hoạch của Lưu Bị theo đó mà bại lộ.

Tóm lại giữa Lưu Bị và Tào Bằng, về công về tư đã có thâm cừu đại hận không thể xóa nhòa.

Gia Cát Lượng trầm ngâm thật sâu, sau đó hạ giọng nói:

- Tào Hữu Học mưu ma chước quỷ, đồng thời lại là người quận Nam Dương, rất dễ được cường hào địa phương ủng hộ. Chủ công muốn yên ổn ở Nam Dương thì cần phải tiến hành hai phương diện, cùng lúc liên tục tạo áp lực với quân Tào để Tào Bằng không thể rảnh tay mà tiến hành, mặt khác phải nhanh chóng lôi kéo cường hào Nam Dương để tên tiểu không thể sống yên ở Nam Dương.

Lượng có một kế, không biết có hiệu quả hay không.

- Nguyện nghe tường tận.

- Nay Tào Bằng đã tới Nam Dương, căn cơ chưa vững.

Xem thủ đoạn của người này, mỗi khi đến một nơi thì chắc chắn sẽ thi hành phương pháp đồn điền. Vì vậy chắc chắn hắn ta cũng sẽ làm như thế đối với quận Nam Dương, chủ công sai người truyền tin tới các cường hào khắp nơi, nói rằng Tào Bằng thi hành đồn điền, đo đạc thổ địa, thanh tra gia nô nhân khẩu. Chắc hẳn các con cháu cường hào sẽ không cam lòng, thậm chí sẽ nảy sinh mâu thuẫn. Một khi Tào Bằng thi hành phương pháp đồn điền, chắc chắn sẽ gặp phải sự kháng cự, đến lúc đó chủ công có thể nhân cơ hội này xuất binh đuổi Tào Bằng ra khỏi quận Nam Dương.

Lưu Bị nghe vậy vô cùng mừng rỡ.

- Chỉ có như thế, Chủ công mới có thể phủ đầu uy thế của Tào Bằng.

Không biết chủ công có nghe qua điển cố Sầm Công Hiếu chưa? Tuy Tào Bằng là người Nam Dương, nhưng lại không hề có căn cơ ở quận Nam Dương, sao không noi theo Sầm Công Hiếu để hắn ta không thể sống yên chứ?

Sầm Công Hiếu vốn tên là Sầm Hiểu, người Cức Dương.

Người này là con cháu Sầm thị đại tộc Cức Dương Nam Dương cùng với đám người Lưu Biểu được xưng là Bát Tuấn.

Luận xuất thân thì Sẩm Hiểu là hậu nhân của Sầm Bành một trong hai mươi tám tướng Vân Đài công thần khai quốc Đông Hán. Cha Sầm Hiểu từng là Thái Thú Nam Dương.

Sầm Hiểu có tài cao chí lớn, ngũ kinh lục nghệ đều rất thành thạo.

(Ngũ Kinh: kinh điển Nho giáo: Thi, Thư, Dịch, Lễ, Xuân Thu.

Lục nghệ: người xưa chỉ: lễ nghĩa, âm nhạc, cung tên, cưỡi ngựa, biết chữ, tính toán.)

Khi Thành Chất làm Thái Thú Nam Dương, Sầm Hiểu làm Công Tào. Mệnh lệnh của Thành Chất chưa bao giờ ra khỏi cửa chính của phủ Thái Thủ, toàn bộ quận Nam Dương đều nắm trong tay Sầm Hiểu. Thế nên lúc đó có câu ngạn ngữ: Thái Thú Nam Dương Sầm Công Hiếu, Hoằng Nông Thành Chất chỉ ngồi kêu. Từ “chỉ ngồi kêu” này ý là nhàn nhã không có việc làm. Thành Chất là Thái Thú Nam Dương do triều đình bổ nhiệm, nhưng căn bản lại không thể nắm giữ thế cục quận Nam Dương trong tay.

Cho nên Tào Công Sầm Hiểu y chẳng khác gì là Thái Thú Nam Dương.

Ý của Gia Cát Lượng vô cùng đơn giản.

Chính là để Lưu Bị ra mặt khuyến khích cường hào quận Nam Dương giải hóa quyền lực của Tào Bằng.

So sánh ra, Tào Bằng tuy là người quận Nam Dương, nhưng lại không phải xuất thân cường hào nên không dễ dàng được cường hào Nam Dương đón nhận.

Một khi Tào Bằng bị mất quyền lực, vậy thì Lưu Bị cũng có thể giành được không gian lớn hơn nhiều.

Kế này của Gia Cát Lượng quả thật rất cao minh.

Chỉ có mỗi Tuân Kham liếc y một cái, trong mắt hiện lên vẻ khinh thường.

Kế sách của Gia Cát Khổng Minh ngươi là chó má gì vậy? Ngươi tưởng rằng có thể khiến cho Tào Bằng không sống yên được ư? Ngươi đừng quên rằng nâng thế tộc Kinh Tương lên thì tương lai sẽ để lại một tai họa ngầm rất lớn. Sau này những thế tộc này làm Tào Bằng mất đi quyền lực thì cũng có thể làm chủ công mất đi quyền lực.Vậy thì dù chủ công đứng đầu Nam Dương nhưng có tác dụng gì? Cường hào Nam Dương chỉ sợ càng nguyện ý đi theo thế tộc Kinh Tương.

Nhưng Tuân Kham cũng không thể phản đối, bởi vì trong lúc này gã cũng không nghĩ ra được kế sách gì thích đáng.

Sau một lúc trầm ngâm, Tuân Kham đột nhiên mở miệng:

- Chủ công, nếu Tào Hữu Học đã tới Nam Dương, ngài đã đứng đầu Nam Dương sao còn phải bộc lộ làm gì?

Nếu như theo ý tiên sinh thì phải...

Ta đoán chừng, Tào Bằng đi vào Nam Dương sẽ tạm thời cai trị Vũ Âm. Chủ công sai sứ giả tới đó để thám thính đường đi nước bước thật sự của Tào Hữu Học.

Tuân Kham có một cảm giác, tuy nói Tào Bằng ở Hải Tây, Hà Tây trước sau đều thi hành đồn điền mở ra cục diện.

Nhưng ở quận Nam Dương, hắn quả quyết sẽ không như thế.

Bởi vì tình hình quận Nam Dương hoàn toàn khác với Hải Tây, Hà Tây.

Tào Bằng không nhất thiết phải dùng mỗi chiêu thức này để thống trị thiên hạ, ngược lại mà sẽ nhập gia tùy tục, căn cứ theo hoàn cảnh khác nhau mà sẽ thi hành chính sách khác nhau. Hắn ở Hải Tây và Hà Tây cũng thi hành việc buôn bán, nhưng trên thực tế, thủ đoạn thi hành hai nơi lại hoàn toàn không giống nhau.

Ở Hải tây, là lấy dân làm việc chính, thiết lập chín việc lớn lấy việc tăng mạnh buôn bán dân gian để đua tranh.

Đó là bởi vì Hải tây thuộc địa khu Giang Hoài, mà buôn bán tại Giang Hoài rất phát triển.Nhưng nhìn thủ đoạn của hắn ở quận Hà tây, lại lấy chính phủ để tiến hành mở rộng, thiết lập Thương hội Hà Tây, gần như là một tổ chức của chính phủ. Thông qua chính phủ để tiến hành buôn bán, nắm trong tay sự buôn bán phồn vinh của quận Hà Tây. Hai địa khi, hai thủ đoạn, chứng minh rằng Tào Bằng không phải là người chỉ chuyên dùng một thủ đoạn cách thức.

Người như thế, tuyệt đối không thể lấy tâm tính bình thường để đối đãi.

Hắn ở Hải Tây, Hà Tây mở rộng đồn điền, nhưng chưa chắc sẽ thi hành ở Nam Dương, nhưng thủ đoạn của hắn rốt cuộc sẽ là gì?

Trong lúc nhất thời Tuân Kham cũng không thể đoán được.

Nhưng gã cũng không nói ra trước mặt mọi người, thứ nhất là vì để Gia Cát Lượng còn có mặt mũi, thứ hai, chủ ý của Gia Cát Lượng trong thời gian ngắn vẫn là có hiệu quả. Cho nên, Tuân Kham quyết định âm thầm quan sát một thời gian, để sau khi hiểu thêm về Tào Bằng thì sẽ tính toán tiếp.

Lưu Bị hỏi:

- Vậy phái ai đi?

Tuân Kham ngẫm nghĩ một chút:

- Mã Mạnh Thường có danh vọng, hơn nữa còn có thể tùy cơ ứng biến.

Có thể sai y đi sứ Vũ Âm, thám thính sự nông sâu của Tào Bằng. Ừm, còn có thể để Tử Long đi theo, cũng tăng cường sự bảo vệ cho Mạnh Thường.

Lưu Bị nghe vậy vui vẻ đồng ý.

(Triệu Tử Long đã sắp xuất hiện để đấu với Tào Bằng rồi, mình cũng hồi hộp).