Trở Lại 2009 Ta Làm Lại Cuộc Đời

Chương 66: Khai Trương Thuận Lợi



Chương 66: Khai Trương Thuận Lợi

Những ngày tiếp theo của Phạm Long cũng có thể nói là những ngày vô cùng yên bình, sau sự kiện uy h·iếp thầy giáo chủ nhiệm vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, dường như nó cũng đã có một chút tác dụng. hay khả năng khác là vì Tường Khánh vào lớp C3 học cho nên lão ta cũng không dám làm gì quá phận.

Tuy như vậy danh tiếng của Phạm Long vẫn tiếp tục nổi lên như cồn cũng không kém gì so với hai đại mỹ nữ hoa khôi của trường đó chính là Đặng Minh Phương cùng Tường Khánh.

Nguyên nhân thì theo góc nhìn của Phạm Long thì cũng chẳng có gì để nói, nhưng dưới cái nhìn của người khác lại là một câu chuyện động trời.

Đó chính là vào tiết thể dục cùng giáo dục quốc phòng vào buổi sáng ngày thứ tư, trong lúc nghỉ giải lao thì có một cô gái xinh đẹp ở khối lớp 12 mang cho Phạm Long một lon Cocacola.

Cô gái này tên là Bảo Yến là nữ sinh lớp 12 C1, nếu dựa theo vai vế mà nói thì Phạm Long phải gọi cô gái này là dì. Thế nhưng cả hai chỉ cách nhau chỉ 2 tuổi, cho nên ngay từ nhỏ Phạm Long cũng không có xưng hô là dì cháu mà là đại tỷ.

Mối quan hệ gia đình này cũng tính có chút sâu xa, vấn đề này thì phải bắt nguồn từ ông ngoại của hắn.

Ông ngoại của hắn quê gốc ở Quảng Ngãi, gia đình có tất cả 7 anh chị em, trong một lần làng bị bọn giặc Hàn đi càn quét, gia đình bị ly tán. Ông ngoại hắn theo dòng người đi thuyền tha hương về khu Đồng Nai. Còn đại bộ phận anh chị em trong gia đình thì lên rừng trốn vào các khu giải phóng rồi tham gia vào đội du kích đánh Mỹ.

Còn ông ngoại hắn thì theo dòng người xuôi về khu chợ lớn ở Đồng Nai, làm dân bụi đời, sau đó đi ở đợ cho chủ quản chợ Biên Hòa. Vì ông ngoại hắn có tài nấu ăn, nên nấu ăn rất ngon, làm việc cũng rất giỏi cho nên ông chủ mới mang vào nhà làm đầu bếp nấu riêng cho gia đình công chủ cũng như là thiếc đại khách của ông chủ.



Ông ngoại hắn nấu ăn ngon đến mức mà nấu luôn cả con gái ông chủ. cũng tứ là bà ngoại của hắn.

Nhưng sau năm 75, khi đất nước thống nhất thì những người từng phục vụ cho chính quyền Sài Gòn phải đi vào các trại tập trung cải tạo. Tuy ông ngoại hắn chỉ là một cái đầu bếp, nhưng trong thời gian phục vụ cũng tiếp được không ít chất béo, cho nên cũng được đưa vào diện cải tạo.

Mà khi đó bà ngoại hắn ở bên ngoài, một mình chăm lo cho 3 đứa nhỏ, lại vừa mang thai, một mình cơ cực không ai chăm sóc, cho nên sau khi sinh xong cậu 5 của hắn thì cũng q·ua đ·ời. khi ông ngoại hắn ra trại cải tạo thì bà ngoại của hắn mộ cũng đã xanh cỏ.

Sau khi ra trại cải tạo, rồi dùng số tiền tích góp trong nhiều năm qua liền xuôi về khu kinh tế mới ở Đồng Nai, cũng bắt đầu khai hoang, lập nghiệp.

Sau này ông ngoại hắn cũng cưới thêm một người vợ khác cho nên lúc đó mẹ hắn mới phải chịu cảnh mẹ ghẻ con chồng, uất ức đến cùng cực.

Còn về phần dì Yến kia chính là con cái của ông Bảy, tức là em trai thứ bảy của ông ngoại hắn. ông ngoại hắn xếp thứ ba. Còn về phần ông Hai cùng ông Tư thì đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước rồi.

Cái họ hàng này tính cũng có chút xa, thế nhưng vì ngày trước cũng ở gần nhau, hằng năm vào các dịp giỗ, lễ, tết đều cũng đến thăm hỏi chung vui chén rượu nồng. cho nên cũng không tính là quá xa cũng không được tính là quá gần.



Tuy như thế việc dì mới cháu một lon Coca thì có gì đáng để bàn luận, đồn đoán chứ. nhưng ai bảo Phạm Long trong thời gian này danh khí quá thịnh, mỗi một hành động khác thường của hắn đều bị người khác chú ý, bàn tán. Đặc biệt là ba cô gái khi nhìn thấy có một nữ sinh khác mang cho Phạm Long một lon coca mát lạnh không hiểu sao lòng lại cảm giác có chút chua chua.

Đặc biệt là Tường Khánh ngay khi đi học về liền chạy đến mách với mẹ hắn rằng Phạm Long nay có bạn gái, hơn nữa còn là học sinh lớp 12 của trường các kiểu. Nhưng sau khi Phạm Long trở về liền nói cô gái đó là dì Yến con của ông Bảy thì ngay lập tức cô nàng đỏ mặt chạy vào trong phòng. Rồi cả ngày hôm đó nàng cũng không dám ngẩng đầu đối diện với Phạm Long.

Tuần học thứ ba cứ như thế nhẹ nhàng trôi qua. Và ngày mong đợi nhất của Phạm Long cuối cùng cũng đã đến, vào lúc 9h30 phút sáng vào ngày lành tháng tốt, Phạm Long chính thức khai trương cửa hàng bún đậu mắm tôm đầu tiên tại thị trấn và cũng là bước đầu tiên trên con đường khởi nghiệp của hắn.

Mọi thứ đều diễn ra một cách vô cùng thuận lợi, riêng hắn có một chút tiếc nuối đó chính mà ngày hôm nay chủ đầu tư là Đặng Minh Phương lại không có tham gia vào ngày khai trương này. Nghe nói đâu ngày hôm nay nàng phải đi lên tỉnh cùng mới mẹ, cũng không biết có việc gì xảy ra thế nhưng thời gian gần đây Phạm Long thường nghe nàng phàn nàn rằng mấy ngày hôm nay mẹ nàng thường xuyên phải đi sớm về muộn, họp hành liên tục. thậm chí nhiều lúc nửa đêm lại có người đến nhà giao tài liệu hồ sơ.

Vì bí mật công việc cho nên dù là người thân trong đình mẹ nàng cũng rất ít khi bình luận hay nói về một số vấn đề trong công việc. đặc biệt là là những câu chuyện quanh các vụ đại án.

Do Phạm Long ngay từ sớm đã chuẩn bị cho công tác quảng cáo, như phát tờ rơi tại các ngã tư nơi có lưu lượng người qua lại lớn, trước các cổng trường học cấp ba như Long Khánh, Văn Hiến, Trương Vĩnh Ký.

Hơn nữa món bún đậu mắm tôm này đối với người ở thế hệ trước đặc biệt là những người dân gốc Bắc như Bắc 54, Bắc 75 thì đây là món ăn gợi nhớ hương vị của quê hương.

Còn đối với thế hệ trẻ thì đây có thể gọi là món ăn độc lạ, lần đầu tiên nghe đến nên đã tạo ra một sự tò mò kích thích khiến cho giới trẻ ai cũng muốn thử một lần. nó tương tự giống như cái nên mì cay Hàn Quốc 7 cấp độ vậy.

Ngoài hai nguyên nhân trên thì việc cửa hàng trang trí decor theo phong cách mới lạ mang theo phong cách miền quê đồng bằng bắc tạo một cảm giác vừa mới lạ, vừa thân quen, với điểm nhấn là buội chuối xanh bên cạnh đống rơm cùng vại nước. đã khắc họa một phần quê hương đồng bằng bắc bộ. tạo một sự kích thích và tò mò về thị giác.



Có thể nói khi Phạm Long mở cửa hàng bún đậu mắm tôm này hắn đã vận dụng hầu hết các chiêu trò để có thể thu hút được khách hàng.

Quả nhiên việc gì cứ đầu tư mạnh tay vào quảng cáo thì cho dù hàng có tệ thí ít nhất doanh thu trong mấy ngày đầu sẽ bạo tăng. Còn về sau thì cứ để chất lượng lấy lòng thực khách.

Với ngày đầu khai trương vẫn như cũ với hình thức siêu khuyến mãi mua 4 tặng 1, đi hai tặng một thức uống tùy chọn. có thể nói với chiêu trò này trong ngày đầu tiên khai trương cửa hàng bún đậu của Phạm Long đông nghìn nghịt người, thực khách đông đến mức phải ngồi tràn ra ngoài, ai đi hai người thì phải ngồi ghép bàn lại. nhân viên trong quán hầu như chỉ trong ngày hôm đó bọn họ chỉ biết thở và uống nước mà thôi. chứ không còn một chút sức lực nào để ăn cả.

Và đương nhiên với sự thành công của Phạm Long thì cửa hàng mì cay, bò né ba ngon của mẹ hắn phải ngáp ruồi chờ khách.

Đến tầm 8 giờ tối thì toàn bộ nguyên vật liệu trong cửa hàng đã triệt để cháy, đừng nói là đậu hũ ma ngay cả bún cũng đã không còn một cọng chứ nói gì đến các món ăn kèm đi theo khác như thịt luộc, dồi, cà pháo, rau thơm.

Ngày hôm nay Phạm Long đáng lẽ ra cũng không cần phải lăn xả cùng nhân viên chạy như chó đâu. Vì hắn đã hình thành một đội ngũ quản lý từ trên xuống dưới phân theo phân khu, từ cấp bậc.

Quản lý cửa hàng là chị Thủy, từng có năm năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà hàng khách sạn tại Phan Thiết. nhưng khi lấy chồng thì về lại Long Khánh sinh sống và làm việc.

Phạm Long phân chia quản lý cửa hàng theo năm cấp bậc khác. vị trí đầu tiên là quản lý cửa hàng, thứ hai là thu ngân, thứ ba là bếp, thứ tư là kho và thứ năm là nhân viên phục vụ. tất cả nhân viên có 15 người kể cả bảo vệ trông xe.

p/s: Thuật ngữ Bắc 54: là ám chỉ người gốc miền bắc vào nam vào giai đoạn năm 1954. còn Bắc 75 là ám chỉ người gốc miền bắc vào nam sau khi giải phóng.