Từ Ao Làng Ra Biển Lớn

Chương 1: Ngã rẽ cuộc đời



Chương 1: Ngã rẽ cuộc đời

Mười tám tháng trôi qua trong bệnh viện là một khoảng thời gian dài đằng đẵng, như một cuộc đời khác mà Nó chưa từng chuẩn bị. Không chỉ là những cơn đau nhức thể xác, mà mỗi ngày thức dậy, Nó phải đối mặt với một thực tế cay đắng: hai mùa giải trôi qua mà Nó không còn là một phần của đội bóng. Sự sôi nổi, tiếng hò reo từ khán đài, âm thanh của bóng lăn trên sân – tất cả giờ đây chỉ còn là những ký ức xa vời. Liệu ý chí của Nó có đang bị bào mòn dần? Cơ thể sau c·hấn t·hương liệu có còn khả năng hồi phục, hay chỉ là một phiên bản tàn tạ của chính nó ngày xưa? Những người mới, trẻ trung và khỏe mạnh hơn, sẽ lấp đầy khoảng trống mà Nó để lại, và có lẽ Nó sẽ bị lãng quên, như một cái tên bị thời gian gạt bỏ.

Huấn luyện viên của Nó luôn nói rằng: "Cứ an tâm điều trị, sau này tôi sẽ tạo điều kiện cho cậu trở lại." Lời hứa ấy, dù biết là chỉ để an ủi, vẫn là tia hy vọng mỏng manh Nó bám víu. Mỗi đêm, Nó lẩm nhẩm lại câu nói đó như một lời khẳng định với chính mình, nhưng rồi cảm giác trống rỗng lại quay về. Mỗi khi mở TV và nhìn thấy những trận đấu, thấy đồng đội của mình chạy trên sân cỏ, cảm giác thất vọng và lo âu lại xâm chiếm. Còn tương lai nào cho Nó?

Tên Nó là Đào Xuân Mai, một cầu thủ mới đây vài tháng còn vô cùng nổi tiếng, giờ lại đối diện với một tương lai mịt mờ. Bóng đá không chỉ là sự nghiệp, mà là tuổi thơ, là cả cuộc sống. Nhưng giờ đây, khi không thể ra sân, Nó chỉ còn lại những ký ức, như một người gặm nhấm quá khứ, lấp đầy hiện tại bằng hoài niệm, chứ không còn hy vọng nào để chạm đến.

Ngược dòng thời gian về vài năm trước, khi Đào Xuân Mai mới chập chững bước vào con đường bóng đá chuyên nghiệp, hình ảnh gia đình nghèo khó ngoại ô thành phố hiện lên rõ mồn một trong tâm trí. Người cha say mê cá độ bóng đá, đến nỗi gọi đứa con trai là "Mai Cồ," một biệt danh gợi lên những giấc mộng về các cầu thủ phương Tây mà ông say đắm qua màn hình tivi.

Cha của Xuân Mai, quanh quẩn trong cái ngõ nhỏ, phảng phất mùi men rượu nồng, sống cuộc đời chông chênh giữa những trận cá cược đầy may rủi. Có những ngày ông ăn mừng thắng lớn, mua sắm linh đình cho cả nhà. Nhưng cũng có hôm gia đình phải cuốn gói chạy trốn chủ nợ dưới gầm cầu. Đến tận bây giờ, ngôi nhà nhỏ vẫn còn vững chãi, như một dấu hỏi lớn: đó là may mắn hay xui xẻo?

Mẹ Mai bán hàng rong ở chợ, gồng gánh nuôi sống cả gia đình. Thảo, đứa em gái nhỏ, thường gọi là Út, là niềm tự hào hiếm hoi trong nhà vì thành tích học hành khá hơn Mai. Còn Mai thì sao? Từ nhỏ, Mai đã lông bông ngoài đường, đắm chìm vào trái bóng hơn là sách vở. Việc học hành không có nhiều áp lực, nhưng khi đã hai lần đúp lớp và rồi học cùng với em gái, Mai dần thấy mình thuộc về thế giới ngoài kia, nơi sân cỏ mời gọi.

Ký ức hiện về khi Mai còn là một đứa trẻ vụng về với quả bóng, nhưng càng chơi càng tỏ ra vượt trội so với đám bạn cùng lứa. Trận đấu đầu tiên trên sân trường cấp 2, 19 đứa học sinh đối đầu, kèo nước giải khát là phần thưởng. Mai một mình ghi tới 10 bàn, khiến đám bạn không còn muốn chơi cùng nữa vì quá “out trình.” Từ đó, Mai trở thành hiện tượng nhỏ của khu phố, nhưng điều đó chẳng mang lại gì ngoài sự cô độc trong thế giới trẻ con.

Rồi đến khi trò chơi điện tử xuất hiện càng ít đứa chịu chơi bóng vào mỗi cuối buổi chiều, hoặc là về nhà xem phim hoặc là lai vãng đến quán nét gần trường. Nhà nó nghèo, không có điều kiện chơi game. Nên lại ra chỗ cũ mang bóng ra chơi với mấy đứa cùng cảnh ngộ. Đến năm lớp 9, khi thi chuyển cấp thì nó bị tạch lên lớp 10. Quá tam ba bận nên nghỉ luôn.

Cả nhà chỉ còn em Út tiếp tục đi học. Mai thì lớn dần, cơ thể săn chắc nhờ vận động, nhưng mẹ không thể để cậu nhởn nhơ mãi với quả bóng. Bà khuyên cậu ra chợ phụ bán hàng, hay đi lượm ve chai, tránh khỏi cái máu cá độ của cha lúc nào bao phủ lấy không khí trong nhà.

Xuân Mai thích tự do nên cứ mang cái bao tải đi long nhong quanh phố, hết ngày thì về. Lúc ấy chỉ còn bóng đá là thú vui của nó, nó cũng bắt chước ông bố xem bóng đá, h·út t·huốc lá, uống nước chè. Chiều tối thì ra chơi với đám nhóc cấp 1. Lần này là với cương vị huấn luyện viên tụi con nít. Từ chiến thuật chơi cho đến kỹ năng biểu diễn kỹ thuật cá nhân. Nếu không phải mang cái mác học dốt bị tạch lớp 10, Nó đã trở thành “Ai Đồ” của bọn trẻ.

Phụ huynh mà, ai lại muốn con của mình dao du với một đứa thất học như Mai chứ?

Nhìn đám bạn cùng lứa lũ lượt đi học, ai nấy đều lớn cả, mặc đồng phục trắng, áo dài trắng đủng chuẩn nam thanh nữ tú, trong khi bản thân lại ăn mặc xuề xòa bẩn thỉu. Nó có chút buồn rầu, và mỗi lần buồn rầu, nó lại lôi trái bóng tội nghiệp ra bãi đất trống, rồi sút nó đi thật xa, thật căng. Rồi cứ thế nỗi buồn với đi. Có lẽ chẳng còn ai ngờ được rằng, cái thằng nhóc bẩn thỉu thất học năm ấy, chiều chiều dợt bóng một mình lại có ngày trở nên nổi tiếng, không chỉ trong khu, mà cả nước thậm chí báo quốc tế phải viết bài về nó như những cầu thủ xuất sắc nhất.

Chiều thứ Sáu hôm ấy, cuộc sống tẻ nhạt của Đào Xuân Mai bất ngờ rẽ sang một hướng khác. Đó là một ngày đầy may mắn—sau một buổi sáng lượm ve chai, cậu kiếm được tận 200 ngàn đồng, một khoản tiền không nhỏ với cậu. Trước khi rời khỏi căn nhà mà cậu vừa giúp dọn dẹp, chủ nhà còn tốt bụng tặng thêm một túi bánh bích quy, làm lòng cậu phấn khởi hơn hẳn. Chiều đến, Xuân Mai lại ra sân tập sút xa, và thật lạ, 10 quả sút thì 9 quả trúng cây cột.

Khi cậu đang chìm trong sự phấn khích của chính mình, tiếng vỗ tay vang lên từ ngoài lề đường khiến Mai khựng lại.

“Ê cu, đá hay dữ mày. Tập lâu chưa?”



Hai thanh niên ăn mặc lịch sự, sơ mi trắng, giày da bóng loáng bước đến. Một người tóc chải chuốt, tay vẫn vỗ nhè nhẹ vào nhau, ánh mắt đầy ngạc nhiên và thú vị. Xuân Mai, một phần xấu hổ vì không nghĩ rằng mình đang bị người khác theo dõi, cười gượng đáp:

“Ăn may thôi anh ạ.”

Người thanh niên khẽ cười, cúi xuống tâng bóng vài nhịp bằng mũi giày. "Ăn may gì mà sút 10 quả thì 9 quả trúng cột vậy?" Nói xong, anh ta sút quả bóng về phía cây cột với ý định thể hiện một chút tài nghệ. Nhưng trái bóng bay chệch hướng hoàn toàn, khiến không khí trở nên ngượng ngùng. Gã thanh niên cười xòa, đánh trống lảng:

“Hồi xưa anh cũng là trùm một khu chứ đùa đâu. Thấy cu sút thế này tự nhiên ngứa ngáy quá. Hay chúng ta giao lưu chút đi?”

Xuân Mai nhìn hai người lạ mặt, ngờ ngợ hỏi: “Có ba người thì chơi kiểu gì anh?”

“Thì chơi đá ma,” người thanh niên kia nháy mắt, rồi cả hai cười đầy ẩn ý.

"Chơi luôn! Em làm ma cho!" Mai hào hứng nhận lời, dù không rõ mình đang bị hai người kia "gài" vào một cuộc chơi đầy thử thách.

Thế nhưng, điều mà hai người thanh niên không ngờ là thằng nhóc này lại lanh lẹ hơn họ tưởng. Bóng chuyền qua lại giữa hai người chưa được vài nhịp thì Xuân Mai đã nhanh chóng giành lại. Cậu tiếp tục làm "ma" nhưng mỗi lần bóng chỉ đi được vài nhịp là bị cậu chặn lại. Nhìn thấy ánh mắt bối rối của hai người kia, Mai cố tình giãn nhẹ cơ mặt, giữ nụ cười vô hại, nhưng trong lòng hả hê.

Hai người thanh niên càng lúc càng nóng mặt, cả hai đồng loạt cởi áo ngoài, lộ ra những giọt mồ hôi lấm tấm. Một người liền nói:

“Thôi, để ván này anh làm ma cho.”

Xuân Mai nở nụ cười tinh nghịch: “Anh chắc chưa?”

“Chắc chứ, không để cu làm ma suốt, người ta lại bảo anh lấy lớn h·iếp nhỏ.”

Cả ba lại tiếp tục màn "đá ma" nhưng lần này Xuân Mai chơi hết sức, chẳng còn giữ gìn thể diện cho ai nữa. Mỗi lần bóng chuyền đến chân cậu là cậu lại đảo người, xâu kim người thanh niên đứng đối diện, thỉnh thoảng còn giật gót để thử thách họ phán đoán. Dù vậy, cả hai người lớn đều không tài nào theo kịp nhịp chơi của cậu nhóc nhỏ con này.

Cuối cùng, một trong hai người vội vàng nói:

“Thôi, thôi… muộn rồi, để hôm khác chơi tiếp.”



Xuân Mai thở dốc, nhưng vẫn chưa thực sự thỏa mãn. “Ơ đang vui mà, hai anh không chơi nữa à?”

Người thanh niên lau mồ hôi, cười nói: “Hôm nay đi làm về mệt, để hôm nào rảnh rồi chơi tiếp.” Sau đó anh ta tiếp tục: "Anh tên Đông, còn đây là Dũng. Cu em tên gì?"

“Em tên Xuân Mai,” cậu đáp, hơi e ngại vì cái tên này đã không ít lần khiến cậu bị trêu chọc.

Đông cau mày: “Xuân Mai à? Tên giống con gái thế.”

Cậu chỉ cười trừ, không biết nói gì thêm. Tên do cha mẹ đặt, cậu đã quá quen với những lời châm chọc rồi.

Dũng quay sang cậu, nói với vẻ thân thiện: “Mai này, chiều mai, tầm 5-6 giờ cu có rảnh không?”

Xuân Mai đáp ngay: “Chiều nào em cũng rảnh mà, có chuyện gì không anh?”

Đông và Dũng liếc mắt đầy ẩn ý rồi bảo: “Chỗ làm bọn anh có kèo bóng đá, đang thiếu người. Thấy cu đá hay nên muốn rủ vào đội bọn anh. Đá xong tha hồ ăn uống tẹt ga. Cu đi không?”

Vừa được đá bóng lại còn được ăn uống thoải mái, Xuân Mai không cần suy nghĩ lâu: “Em đi chứ anh. Nhưng mà đá ở đâu thế ạ?”

Dũng chép miệng: “Ở gần công ty TNHH P&G, chỗ đấy có sân bóng nhân tạo. 5 giờ bọn anh tan làm, tầm 5:30 là đá. Cu đến trước chờ ngoài sân nhé.”

Xuân Mai gật đầu hớn hở: “Dạ được ạ.”

Trước khi rời đi, Đông quay lại nhắc nhở: “Chiều mai nhớ đến đấy nhé, bảo em của anh Dũng là người ta cho vào liền."

Xuân Mai nhìn theo bóng hai người, trong lòng trào dâng cảm giác mong chờ một trận đấu bóng thú vị sắp tới.

Hai anh thanh niên vừa phóng xe đi khuất, Đào Xuân Mai nhặt trái bóng, nhét nó dưới cánh tay rồi thong thả trở về nhà. Bước chân cậu như nhẹ hơn, trong lòng tràn đầy cảm giác vui sướng khó tả. Cậu cứ nhớ mãi về trận đá ma vừa rồi, về lời hẹn của hai người lạ mặt, và những cú sút điệu nghệ của mình. Suốt chặng đường về, Mai mỉm cười, đầu óc trôi bồng bềnh với viễn cảnh về ngày mai—ngày cậu sẽ lại được đá bóng, không chỉ để chơi mà còn có cơ hội thể hiện mình trước những người lạ.

Về đến nhà, mùi thơm của bữa cơm chiều đã thoang thoảng từ gian bếp. Mẹ Mai đang dọn cơm ra bàn, nhỏ Út thì ngồi ngóng đợi. Ngồi vào bàn ăn, Xuân Mai không giấu nổi niềm vui, cậu vừa ăn vừa tủm tỉm cười khiến mẹ để ý.



“Mai, con sao vậy? Ăn không ăn cứ cười tủm tỉm hoài vậy?”

Nhỏ Út liền xen ngang, thay anh trả lời: “Hôm nay anh Hai được người ta cho túi bánh, nên mừng là phải rồi!”

Mẹ Mai nhướn mày nhìn con trai, nhưng ánh mắt dịu dàng, như thể hiểu rằng thằng nhóc của mình đang có chuyện vui. Bà khẽ nhắc nhở, giọng nhẹ nhàng:

“Người ta tốt bụng cho cái gì thì phải biết cảm ơn nghe chưa?”

Xuân Mai cười rộng miệng, vẻ tự hào tràn ngập:

“Thì má xem, tại nhìn con của má vừa hiền lành, vừa thật thà, lại đẹp trai nữa, nên người ta mới quý mà cho con bánh chứ!”

Cả nhà bật cười, không khí buổi cơm ấm cúng hơn hẳn. Nhưng rồi bố của Mai chép miệng tiếc rẻ, mắt nhìn lên trần nhà như suy tính điều gì:

“Mai Cồ à, lần sau người cho bánh thì đừng có lấy. Có lấy thì xin đổi với người ta vài chục ngàn, đưa cho ba làm con đề. Ba kiếm được tiền triệu rồi đầu tư, kiếm cả trăm triệu, không sướng hơn sao?”

Mẹ Mai nghe vậy, đang gắp rau liền dừng tay, mặt lập tức sa sầm lại. Giọng bà nghiêm nghị nhưng không kém phần chua chát:

“Đầu tư cái con khỉ ấy! Đem tiền đi cá độ bóng đá rồi mất sạch chứ kiếm được đồng nào đâu. Cái nhà này không mất là may rồi.”

Ông bố lại gân cổ lên, lập tức lôi ra câu cửa miệng:

“Lần này khác, lần này chắc chắn tôi ăn chắc rồi. Bà phải tin tôi chứ, người trong nhà mà không tin nhau thì còn làm ăn gì được?”

Mẹ Mai nghe vậy thì không nhịn được nữa. Bà đứng phắt dậy, tay vừa đặt lên cái chảo bên cạnh, giọng đanh lại:

“Ông còn nói nữa, có tin tôi táng cái chảo vào mặt ông không? Suốt ngày dạy con mấy cái thói xấu, chẳng làm được tích sự gì!”

Ông bố quay sang nhìn Mai, mặt buồn rầu đầy “uất ức,” giọng nói ra vẻ tội nghiệp:

“Mai Cồ à, mày nhìn ba mày đây này. Sau này đừng có lấy vợ hung dữ như má mày, nghe chưa?”

Xuân Mai và nhỏ Út Thảo đã quá quen với cảnh tượng này. Cứ mỗi bữa cơm, y như rằng bố mẹ lại có đôi câu cãi vã, nhưng chẳng ai nặng lời quá lâu. Mai vẫn nhai cơm, vừa gắp thức ăn, ánh mắt chỉ chăm chăm vào bát đũa như không nghe thấy gì. Út Thảo thì cắm cúi ăn nhanh, vừa lắng nghe vừa tủm tỉm cười vì những câu đối đáp giữa ba má, trong lòng biết rằng mọi chuyện rồi sẽ lại bình thường sau bữa ăn.

Dù có những lời qua tiếng lại, không khí gia đình nhỏ ấy vẫn ấm áp lạ thường. Buổi tối, khi cả nhà quây quần bên mâm cơm, Mai cảm thấy mình thật may mắn. Niềm vui của cậu không chỉ vì chiếc túi bánh, mà còn vì gia đình luôn ở bên, dẫu nghèo khó nhưng vẫn đầy đủ tình thương.
— QUẢNG CÁO —