Sau bữa tiệc, có gia nô đến mời Mạnh vào thư phòng của Hưng Đạo Vương, nên Chiêu Văn Vương về trước. Anh vào ngồi một lát thì thấy Hưng Đạo Vương đi vào cùng Dã Tượng và Yết kiêu trên tay Dã Tượng đang cầm hôp quà của anh. Hưng Đạo Vương phân trần.
-Ta phải đưa tiễn khách về nên có hẹn với cháu chậm trễ mong cháu thông cảm.
Cách nói chuyện của Hưng Đạo Vương rất bình dị và gần gũi anh cảm thấy như người nhà không tỏ ra uy quyền của một vị Quốc Công tiết chế. Hưng Đạo Vương giãy bày.
-Vừa rồi cho người tìm hiểu thấy cháu không chỉ giỏi về làm hỏa khí mà còn sản xuất rượu và nước hoa và còn luyện thuốc. Ta thấy cháu là một thư sinh nghèo ở quê rất đa tài có thể do học phái Quỷ Cốc lên muốn gặp cháu để hỏi thêm một số việc.
Mạnh kinh hãi thấy Hưng Đạo Vương tra ra thân thế của mình rất nhanh trong vòng có vài ngày chứng tỏ hệ thống tình báo của người rất mạnh. Lúc này Hưng Đạo Vương gợi ý .
-Hôm ở thao trường nhìn hỏa pháo ta thấy nó không chỉ để trang bị phòng ngự hay công thành. Nếu có thể lắp nên lưng voi, hoặc lên các chiến thuyền thì sức mạnh của bộ binh và thủy binh tăng thêm một mảng lớn. Ta mới được vua phong Quốc Công tiết chế nên muốn chấn chỉnh và tăng cường binh lực q·uân đ·ội. Hôm trước Nhật Duật có nói với ta là cháu còn có loại hỏa khí là hỏa hổ nhưng chưa phô diễn vì muốn giữ bí mật trong q·uân đ·ội Đại Việt, tuổi trẻ mà biết nghĩ chu đáo thế đúng là đáng quý.
Mạnh thấy Hưng Đạo Vương có cách dùng hỏa pháo phần nào giống Quang Trung Nguyễn Huệ mặc dù thời đợi khác nhau nhưng việc sử dụng hỏa pháo đều có ý tưởng giống nhau. Mạnh nói.
-Việc lắp hỏa pháo lên voi, cháu có thể làm súng loại nhỏ hơn cho thích hợp nhưng bắt buộc phải huấn luyện lại voi, vì voi chưa quen tiếng pháo sẽ sợ hãi bỏ chạy. Còn việc bố trí pháo trên thuyền hoàn toàn có thể làm được, chỉ cần làm bệ pháo phù hợp để lắp lên thuyền. Tuy nhiên với loại thuyền lớn như lâu thuyền có thể lắp được nhiều pháo là phù hợp hơn cả.
Hưng Đạo gật đầu
-Việc luyện tượng binh ta giao cho Dã tượng cùng cháu phối hợp. Đại việt có cả trăm tượng binh chúng ta có thể lắp pháo trên người chúng để tăng sức mạnh cho tượng binh một đội quân mà quân Thát rất sợ hãi.
Đột nhiên Hưng Đạo nói,
-Theo cháu các đội quân của ta còn cần bổ sung thêm gì nữa không. Ta nghe tin đồn phái Quỷ cốc đúc kết tinh hoa của cả thiên hạ nên có kiến giải riêng, ta rất muốn nghe để cải tiến q·uân đ·ội Đại Việt ngày càng hùng mạnh hơn.
Mạnh ngạc nhiên vị Quốc Công tiết chế lại muốn học hỏi từ mình một người trẻ tuổi, đủ thấy tính cầu tiến và ham hỏi hỏi của ngài. Có lẽ vì thế ngài trở thành doanh tướng số một trong lịch sử Việt Nam, Mạnh đề xuất.
-Theo cháu ta sẽ có thêm hai đội quân nữa là đội hỏa pháo chuyên về sử dụng pháo. Đội thứ hai là quân y.
Hưng Đạo ngạc nhiên hỏi.
-Trong q·uân đ·ội cũng có lương y, như vậy không đủ sao.
Mạnh giải thích.
-Trong cuộc chiến tỷ lệ b·ị t·hương do đao kiếm nhiều, nếu sơ cứu kịp thời thì tỷ lệ sống sót rất cao. Nếu đợi xong cuộc chiến chuyển về phía sau lang y mới tới thì nhiều người bị nhiễm trùng hoặc mất máu đã không thể cứu chữa.
Là người trải qua trăm trận nên Hưng Đạo Vương biết tỷ lệ thương tật trong cuộc chiến rất lớn, nếu kịp thời cứu chữa thỉ tỷ lệ t·ử v·ong, tàn phế có thể hạ thấp. Hưng Đạo Vương hỏi.
-Vậy nên tổ chức đội quân y thế nào.
Mạnh giải thích.
-Nên huấn luyện một số người có kiến thức về nghề y càng tốt cách sơ cứu, băng bó cho thương binh, cách sát trùng và xử lý v·ết t·hương chống nhiễm trùng. Một lữ khoảng năm mươi người nên có một người quân y để chăm sóc.
Hưng đạo vương gật đầu nói.
-Hai ý tưởng của cháu rất hay, ta sẽ cho người nghiên cứu và tìm cháu để học hỏi thêm.
Đột nhiên Hưng Đạo Vương hỏi
-Nếu quân Thát sang nước ta thì ta nên dùng kế sách gì chống lại.
Mạnh đã đọc rất nhiều sách về nhà Trần đặc biệt là ba lần chống Nguyên Mông lên anh bước tới tấm địa đồ treo trên tường và nói.
-Cháu tài hèn sức mọn, nên chỉ dám góp ý quân Mông lần này vào nước ta sẽ chia thành ba đường. Một đạo theo phủ Lạng Giang ( Lạng sơn ) qua ải Nội Bàng, Chi lăng đánh xuống. Một đạo từ Vân Nam kéo sang qua đường Châu Văn Bàn (Lào cai, Yên bái). Đạo từ Lạng Giang là đạo quân lớn nhất ta có thể chặn đánh ở Ải Chi Lăng dựa vào địa thể hiểm trở. Sau đó có thể lui về giữ ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Với hỏa pháo của chúng ta có thể cầm chân đạo quân này. Đạo quân đường Châu Văn Bàn chúng ta có thể dự vào địa thế hiểm yếu để chống lại. Đáng ngại nhất là đạo quân từ Chiêm thành đánh ngược lên từ phía Nam cần có vị tướng giỏi chặn đạo quân này. Kết hợp với kế vườn không nhà trống, dùng đạo quân nhỏ đánh du kích tiêu diệt các đoàn xe lương của địch. Quân địch đông sẽ nhanh hết lương, không hợp khí hậu sẽ bệnh tật sẽ yếu đi lúc đó ta phản công sẽ thắng.
Ngừng một lát, nhấp chén trà Mạnh nói tiếp.
-Hơn nữa địa thế nước ta nhiều rộng đồng, ít vùng bình nguyên bằng phẳng như nước Tống nên kỵ binh địch không thể dàn trận không có nhiều lợi thế, quân ta dùng kỳ binh có thể thắng.
Hưng Đạo Vương hứng thú gật đầu
- Ý cháu có phần giống ý ta và các vị tướng quân đã bàn bạc. Nếu cháu được chỉ dẫn có thể trở thành danh tướng cầm vạn quân.
Mạnh vội từ chối
- Cháu tài hẹn sức mọn chỉ cần có thể sản xuất được v·ũ k·hí giúp q·uân đ·ội Đại Việt là tốt lắm rồi. Thầy cháu đã dặn không được tranh công danh kẻo họa sát thân.
Hưng Đạo Vương khuyên Mạnh Vạn sự khởi đầu nan, việc học tập cần có thời gian để tích lũy kiến thức không nhất thiết là phải dành công danh mới cần học.
-Ta cho cháu hai cuốn sách này chịu khó về đọc cái nào không biết thì hỏi ta, ta tin vài năm nữa cháu sẽ thành người giỏi.
Mạnh cầm cuốn thẻ tre mà Hưng Đạo Vương đưa lên xem đó là cuốn Binh Thư yếu lược và Vạn Kiếp bí truyền thư. Anh suýt reo lên cuốn Binh thư yếu lược đến đời anh còn nhưng cũng bị tam sao thất bản dạy về cách cầm quân còn Vạn kiếp bí truyền thư thì m·ất t·ích trong dòng lịch sử tương truyền dạy về các môn võ của phái Đông A và các tâm đắc về bày trận của Hưng Đạo Vương, hai cuốn sách này là vô giá.
Hưng đạo Vương nói tiếp
-Hai cuốn sách này do ta biên soạn tiếc là chi phí in ấn quá lớn nên không thể có nhiều để phổ biến toàn quân.
Thời nhà Trần đã có giấy nhưng chưa phổ biến kỹ thuật in. Sách giấy chủ yếu thuê người chép lại nên giá thành cao và rất chậm. Còn lại chủ yếu vẫn khắc trên thẻ tre. Mạnh lóe lên một ý tưởng anh nói.
-Cháu có thể cải tiến cách in ấn, cháu tin rằng in sách sẽ nhanh và rẻ hơn.
Hưng Đạo nói
-Nếu cháu làm được sẽ là phúc của bá tánh và thiên hạ. Hiện nhiều học sinh nghèo không có tiền mua sách. Nếu sách rẻ thì tri thức của các bậc thánh hiền sẽ phổ biến đến toàn dân.
Hai người đàm đạo hồi lâu, với kiến thức đời sau hơn bảy trăm năm của Mạnh làm Hưng Đạo Vương nể phục. Trước lúc ra về Mạnh chỉ vào hộp quà và nói.
-Trong này có một lọ thuốc để giúp tướng công cứng cáp xương cốt, một lọ thuốc để tinh thần minh mẫn và cải thiện mắt. Cháu đã ghi rõ cách dùng từng loại trong giấy
Hưng Đạo vương cám ơn và nói rằng sẽ dùng hàng ngày để tăng sức khỏe. Lúc tiễn Mạnh ra về Hưng Đạo Vương nói với Yết Kiêu và Dã tượng.
-Người này là kỳ tài tiếc là không màng danh lợi, lại không tiện đưa về dưới trướng của ta để làm mưu sĩ. Phải cho người bí mật bảo vệ cẩn thận. Ta nghĩ lũ giặc Thát sẽ để mắt tới cậu ta.