“ Sư bố hai con dở” Đây là tiếng lòng của cậu cả nhà họ Trần.
Lúc thì trốn nắng lười ở nhà không đi, lát sau thì nằng nặc đòi theo bằng được, phải hai đứa mới chịu kìa.
Lên thuyền rồi thì không chui trong khoang mà ra đây phơi nắng với cậu.
Thế gian cứ mắng cậu khùng, cậu thấy hai con ni mới là khùng thiệt, mà là cấp độ rất nặng.
“ Hai đứa bây không sợ nắng đen da à?”
Cậu lườm lườm nhìn hai đứa tíu tít.
“ Không sợ, đen rồi cậu có chê xấu không?” Dương Tú Linh bạo gan hỏi.
“ Mi xấu liên quan cấy chi đến cậu. Mà cậu chẳng chê ai đen cả, mi nhìn mặt cậu lúc ni khác hòn than chỗ nào hỉ?”
San thiếu chỉ mặt của mình mà nói, mấy tháng qua hắn bôn ba qua lại giữa Hương Sơn và quân doanh liên tục cho nên người đen nhẻm cả.
Tuy mặt đen đi có già dặn hơn đôi chút nhưng tính trẻ con lại nhiều, mỗi lúc một nặng.
“ Cậu đen nhưng nhìn nam tính, đẹp trai…” Thiên Kiều cười nịnh bợ. Nịnh đàn ông đó là nghề của nàng, ít nhất trong thời gian làm tú bà thì nàng học được chiêu này.
“ Đẹp thì mài ra mà ăn à? Cậu không quan tâm mấy chuyện nớ. Thôi chúng bây cút về khoang đi. Bệnh ra đó không ai hầu được…” Cậu cả xuy xuy đuổi hai đứa khùng đi vào…
Chúng vâng dạ, vừa chuồn đi vừa rúc rích đùa giỡn.
“ A Di, cậu San gàn thật a?” Tú Linh cười khúc khích nói.
“ Cái này A di không rõ. Có điều… thiếu gia chính là quân tử đúng nghĩa. Hoặc giả cậu ấy còn nhỏ - chưa nhiễm thói xấu…”Thiên Kiều thì thầm.
“ Ta kháo. Hắn mà không xấu? A di nhớ lúc hắn bóp cổ Linh nhi không?” Cô cháu nhỏ đổi ngay giọng điệu.
“ Không phải, tình hình khi đó khác. Tiểu Linh à, nghe A di, thiếu gia đáng được tôn trọng. Không thiếu cách làm nhục dì cháu mình, nhưng Cậu có dùng không? Con xem cách cậu đối xử với các tỷ muội, rồi với a di hôm nay chắc con cũng hiểu. Cậu San là hảo nam nhân. Linh nhi nhớ nắm cơ hội…” Thiên Kiều sâu kín thì thầm gợi ý…
“ Nắm cái gì nắm…. con không thích hắn… người đâu như khúc gỗ…” Dương Tú Linh làu bàu xấu hổ lỉnh đi…
Dì nhỏ Thiên Kiều chỉ cười cười lắc đầu.
Ai rảnh đâu mà chú ý hai đứa cám hấp, San còn phải bận bàn bạc cùng đám công tượng thiết kế với đóng tàu…
Hai tháng rồi, cậu bận ĐÓNG TÀU MỚI.
Phải rồi, cậu có một loạt hơn 400 thợ chất lượng cao, chẳng tội gì không đóng mới thuyền cho oách.
Động cơ không có thì đóng thuyền lớn là vô dụng. Cậu lệnh cho công tượng đóng thuyền chiến long cốt xương liền kiểu phương Tây, nhưng chỉ dài 17 m mà thôi.
Tại sao lại dùng cấu trúc này? Đó là bởi hệ thống xương răng lược của thuyền Đại Nam mềm dẻo chịu sóng nước, nhưng lại không thích hợp đóng vỏ dày.
Mà cậu chế tạo thuyền để đánh Tây cho nên cần vỏ dày để không có bị pháo bắn thủng , có thể tiếp cận tàu Pháp mới đánh gục được nó. Đây là chiến lược của cậu.
Đại Nam rất nhiều gỗ tốt, thậm chí Có nhiều loại cứng chắc không kém thép rèn, như gỗ Đinh hay Lim chẳng hạn.
Gỗ Táu Tuy không bằng hai loại trên, nhưng dễ chế tác và khá dẻo.
Lớp vỏ thuyền dày tới 35cm, để xem đạn pháo có thể xuyên nổi không?
Nên nhớ người Châu Âu chỉ đóng thuyền gỗ sồi. Loại này chất lượng rất “lởm” nên dày đến 60cm cũng chưa chắc qua được Táu Đại Nam
Cho nên lần này Cậu Cả vì Cán Gàn đòi đánh nhau với Tây mà nát hết cả óc suy nghĩ.
Cũng may thu được thợ lành nghề, nhà vẫn còn nhiều tiền tích trữ cho nên cậu chia hơn 400 người thành mười tổ đóng mười con thuyền loại “ nhỏ” nhưng có võ này.
Đừng đùa với cậu, chưa chắc có tàu pháo có động cơ hơi nước đã ghê gớm. Biết vận dụng tốt các công nghệ sẵn có thì sỏi đá cũng thành vàng.
Bốn mươi người đóng một con tàu 17m thật sự rất thừa. Nhưng cậu yêu cầu là chất lượng, cho nên không thể theo đuổi số lượng. Tạm thời mười chiếc là đủ.
Cái hay của thuyền nhỏ đó là dễ hạ thuỷ, không cần cầu cảng chuyên dụng đóng tàu lớn, lập giàn giáo cạnh sông đóng là được.
Chuyên môn đóng tàu cậu không can thiệp nhiều. Mẫu có sẵn từ thời Minh Mạng, đám này từng nhiều lần đóng thuyền Tây nên rất hiểu cấu tạo. Đám này từng đóng tới 800 chiến hạm, có cái lớn cần 50 -60 tay chèo – thì tay nghề là không phải nghĩ.
Cho nên việc chuyên để người chuyên việc. Có điều Cậu phải tham gia ý kiến một số chỗ.
Vỏ thuyền là gỗ đầu bảng, lại bọc thép nên cực nặng. Loại thuyền 17m San thiếu yêu cầu, nặng hơn gấp rưỡi một thuyền cùng cỡ thời Minh Mạng.
Nếu cậu cho bọc thép vào thậm chí sẽ nặng gấp hai lần chiến hạm cùng loại ở Đại Nam.
Vậy vấn đề động lực phải làm sao bây giờ.
Nếu thiết kế thuyền chèo thì mỗi bên chỉ có thể bố trí 7-8 người, không có gió thuận hướng thì thuyền chạy chậm lắm. Vả lại muốn có các tay chèo tốt thì cậu phải đi vay quân của thuỷ binh Nghệ An mới được.
Nhưng San thiếu nói không…
Cậu chơi liều. Mặc dù không có kiến thức về thiết kế tàu thuỷ nhưng cậu vẽ ra một đống “cải tiến” rồi thảy cho các “kỹ sư nuôi được” chế mô hình để thử nghiệm …..
Thử chán thì triển khai đóng mới ngay và luôn, cơ mà hơi khó định nghĩa chiến hạm của cậu Cả.
Thiết kế của cậu là thuyền gắn chân vịt. Còn lúc này phương Tây toàn là tàu hơi nước có guồng xoay hai bên thân. Cũng có loại trang bị chân vịt, nhưng cực khó bố trí động cơ. Phải đến những năm 1870 loại này mới thịnh hành. Cậu San đi trước chục năm thời đại nhỉ?
Đúng và sai. Bọn Tây giàu dùng động cơ hơi nước. Cậu hiện giờ “cận nghèo” nên xoay chân vịt bằng “động cơ chạy bằng cơm”. Một thanh trục zig-zag (kiểu trục cam) bằng sắt dài hơn 10m xuyên từ đầu đến đuôi thuyền. “Chèo thủ” thay vì xoay mái chèo thì ngồi đối diện nhau, tay nắm thanh đòn hình thang để xoay trục. Kết cấu này đơn giản, chỉ cần đủ sắt thì thợ của cậu chế dư sức
Khó cỡ đầu máy hơi nước bọn họ còn phục chế được dưới thời Minh Mạng cơ mà. Chẳng qua công nghệ luyện kim quá tồi, lại dùng nước xấu để chạy máy cho nên chỉ sau vài tháng thì hỏng cả. Tốn mười mấy vạn quan tiền cho một con tàu chỉ dùng được vài tháng là đắp chiếu , cho nên Đại Nam từ đó không có phát triển tự đóng tàu hơi nước nữa.
Điều buồn cười là kết cấu đơn giản hiệu quả này làm các kíp thợ ngưỡng mộ cậu như thần tượng .
Cái khó là làm sao gắn chân vịt nghiêng một góc 40 độ với thân thuyền. Vì thợ của cậu San không có cách nào ngăn nước rò từ khe chân vịt vào trong thuyền. Do đó trục này phải xiên theo hướng từ mặt không ăn nước xuống dưới, giống kiểu mô-tơ gắn trên cano hiện đại.
Góc chênh giữa trục cam và chân vịt được nối bằng hệ thống bánh răng truyền động.
San thiếu từng làm thợ sửa xe nên cái này muỗi.. Cậu thiết kế một bộ truyền động rồi làm mô hình gỗ, hướng dẫn bọn công tượng rèn đúc lên.
Tay nghề thợ Đại Nam vẫn tin được. Không sẵn thép tốt thì dùng tạm sắt non. Lò Bessemer – à không, Lò “Trần gia” nhà trồng được, sắt non có cả đống, rót đúc thanh trục cam mười mấy mét vô tư.
Nói chung “lò luyện kim” của cậu vẫn có đất dụng võ.
Lần ra khơi này vốn để thử khả năng đi xa của thuyền mới, được tháp tùng bởi 5 chiến hạm cỡ trung dài 20m triều đình cấp cho cậu. Nhỡ mà hỏng giữa biển thì còn có cái mà kéo về bờ chứ, cậu tính hết rồi.
Sự thật chứng minh thiết kế nửa này nửa nọ của cậu chạy được, mà chạy tốt là đằng khác. Kết cấu trục cam dọc giữa thuyền có thể xếp tối đa 22 người quay tay. Và bọn này chẳng cần kỹ thuật chi, chỉ cần khỏe là đủ. Mà người khỏe là cậu không thiếu. Thanh niên ở cái đất Hà Tĩnh này lđứa nào chả mong được đi theo Cậu San đổi đời, cậu chỉ cần chọn lựa là được.
Chân vịt rõ ràng hiệu quả hơn nhiều mái chèo hay guồng xoay, tập trung lực đẩy, giảm bớt lực dư thừa. Ví như xoay mái chèo đến 2/3 chu kỳ là không có tác dụng, còn như guồng xoay của tàu hơi nước lúc này có đến hơn phân nửa nổi trên mặt nước không tạo được lực đẩy. Chân vịt trái lại chìm toàn bộ dưới nước. Mỗi vòng chu kỳ đều tận dụng tối đa hiệu suất đẩy.
Vì thế 22 “thợ quay” trên thuyền kiểu này có thể tạo lực đẩy tới 110 mã lực, không phải dạng vừa đâu
Có điều chuyến đi này cũng bộc lộ nhiều thiếu sót trong thiết kế của Cậu.
Thứ nhất, Khả năng tùy biến kém hơn hẳn mái chèo truyền thống, mặc dù tốc độ xuất phát cao. Tỉ lệ bánh răng là 1:3, mo-men xoắn tạo ra cực mạnh , không mất nhiều sức cũng làm thuyền dễ dàng xuất bến.
Nhưng vấn đề ở chỗ đây là hệ thống chết. Cho nên cậu muốn tăng tốc đột ngột thì quá bằng đánh đố.. Lý thuyết là cứ ba vòng xoay trục cam thì chân vịt mới xoay được một vòng. Còn trong thực tế, thắng được lực cản lúc khởi động thì vận tốc đã ổn định. Lúc này cần là quay nhanh để tăng tốc, nhưng Sức người có hạn – duy trì nhịp độ cao liên tục là không thể.
Nói chung thuyền của cậu cần “hộp số” với nhiều bánh răng lớn kích thước lớn nhỏ khác nhau của trục chân vịt để phù hợp hoàn cảnh mà dùng. Nhưng cái này hiện vô phương, công nghệ Đại Nam chưa làm được mấy thứ tinh vi như vậy.
Thứ hai, thuyền kiểu mới không có vòng bi/ bạc đạn cho trục đai cố định. Ma-sat cực nhiều, độ mài mòn lớn – thuyền này chắc chắn không thể bền được
Tóm lại là nhiều thứ cần hoàn thiện, nhưng hiệu quả như vậy đã không tồi. Thuyền mới, thiết kế râu ông nọ cắm cằm bà kia mà chạy được đã là tài rồi. Từ từ cải tiến mới hoàn thiện được.
Thiên thu, vạn cổ, sách ghi tên.
Triệu hoán kỳ tài, vượt giới lên.
Nhiệt huyết dâng trào, Thiên Mệnh Chiến.
Quần long hội tụ, mấy ai quên?
Lúc thì trốn nắng lười ở nhà không đi, lát sau thì nằng nặc đòi theo bằng được, phải hai đứa mới chịu kìa.
Lên thuyền rồi thì không chui trong khoang mà ra đây phơi nắng với cậu.
Thế gian cứ mắng cậu khùng, cậu thấy hai con ni mới là khùng thiệt, mà là cấp độ rất nặng.
“ Hai đứa bây không sợ nắng đen da à?”
Cậu lườm lườm nhìn hai đứa tíu tít.
“ Không sợ, đen rồi cậu có chê xấu không?” Dương Tú Linh bạo gan hỏi.
“ Mi xấu liên quan cấy chi đến cậu. Mà cậu chẳng chê ai đen cả, mi nhìn mặt cậu lúc ni khác hòn than chỗ nào hỉ?”
San thiếu chỉ mặt của mình mà nói, mấy tháng qua hắn bôn ba qua lại giữa Hương Sơn và quân doanh liên tục cho nên người đen nhẻm cả.
Tuy mặt đen đi có già dặn hơn đôi chút nhưng tính trẻ con lại nhiều, mỗi lúc một nặng.
“ Cậu đen nhưng nhìn nam tính, đẹp trai…” Thiên Kiều cười nịnh bợ. Nịnh đàn ông đó là nghề của nàng, ít nhất trong thời gian làm tú bà thì nàng học được chiêu này.
“ Đẹp thì mài ra mà ăn à? Cậu không quan tâm mấy chuyện nớ. Thôi chúng bây cút về khoang đi. Bệnh ra đó không ai hầu được…” Cậu cả xuy xuy đuổi hai đứa khùng đi vào…
Chúng vâng dạ, vừa chuồn đi vừa rúc rích đùa giỡn.
“ A Di, cậu San gàn thật a?” Tú Linh cười khúc khích nói.
“ Cái này A di không rõ. Có điều… thiếu gia chính là quân tử đúng nghĩa. Hoặc giả cậu ấy còn nhỏ - chưa nhiễm thói xấu…”Thiên Kiều thì thầm.
“ Ta kháo. Hắn mà không xấu? A di nhớ lúc hắn bóp cổ Linh nhi không?” Cô cháu nhỏ đổi ngay giọng điệu.
“ Không phải, tình hình khi đó khác. Tiểu Linh à, nghe A di, thiếu gia đáng được tôn trọng. Không thiếu cách làm nhục dì cháu mình, nhưng Cậu có dùng không? Con xem cách cậu đối xử với các tỷ muội, rồi với a di hôm nay chắc con cũng hiểu. Cậu San là hảo nam nhân. Linh nhi nhớ nắm cơ hội…” Thiên Kiều sâu kín thì thầm gợi ý…
“ Nắm cái gì nắm…. con không thích hắn… người đâu như khúc gỗ…” Dương Tú Linh làu bàu xấu hổ lỉnh đi…
Dì nhỏ Thiên Kiều chỉ cười cười lắc đầu.
Ai rảnh đâu mà chú ý hai đứa cám hấp, San còn phải bận bàn bạc cùng đám công tượng thiết kế với đóng tàu…
Hai tháng rồi, cậu bận ĐÓNG TÀU MỚI.
Phải rồi, cậu có một loạt hơn 400 thợ chất lượng cao, chẳng tội gì không đóng mới thuyền cho oách.
Động cơ không có thì đóng thuyền lớn là vô dụng. Cậu lệnh cho công tượng đóng thuyền chiến long cốt xương liền kiểu phương Tây, nhưng chỉ dài 17 m mà thôi.
Tại sao lại dùng cấu trúc này? Đó là bởi hệ thống xương răng lược của thuyền Đại Nam mềm dẻo chịu sóng nước, nhưng lại không thích hợp đóng vỏ dày.
Mà cậu chế tạo thuyền để đánh Tây cho nên cần vỏ dày để không có bị pháo bắn thủng , có thể tiếp cận tàu Pháp mới đánh gục được nó. Đây là chiến lược của cậu.
Đại Nam rất nhiều gỗ tốt, thậm chí Có nhiều loại cứng chắc không kém thép rèn, như gỗ Đinh hay Lim chẳng hạn.
Gỗ Táu Tuy không bằng hai loại trên, nhưng dễ chế tác và khá dẻo.
Lớp vỏ thuyền dày tới 35cm, để xem đạn pháo có thể xuyên nổi không?
Nên nhớ người Châu Âu chỉ đóng thuyền gỗ sồi. Loại này chất lượng rất “lởm” nên dày đến 60cm cũng chưa chắc qua được Táu Đại Nam
Cho nên lần này Cậu Cả vì Cán Gàn đòi đánh nhau với Tây mà nát hết cả óc suy nghĩ.
Cũng may thu được thợ lành nghề, nhà vẫn còn nhiều tiền tích trữ cho nên cậu chia hơn 400 người thành mười tổ đóng mười con thuyền loại “ nhỏ” nhưng có võ này.
Đừng đùa với cậu, chưa chắc có tàu pháo có động cơ hơi nước đã ghê gớm. Biết vận dụng tốt các công nghệ sẵn có thì sỏi đá cũng thành vàng.
Bốn mươi người đóng một con tàu 17m thật sự rất thừa. Nhưng cậu yêu cầu là chất lượng, cho nên không thể theo đuổi số lượng. Tạm thời mười chiếc là đủ.
Cái hay của thuyền nhỏ đó là dễ hạ thuỷ, không cần cầu cảng chuyên dụng đóng tàu lớn, lập giàn giáo cạnh sông đóng là được.
Chuyên môn đóng tàu cậu không can thiệp nhiều. Mẫu có sẵn từ thời Minh Mạng, đám này từng nhiều lần đóng thuyền Tây nên rất hiểu cấu tạo. Đám này từng đóng tới 800 chiến hạm, có cái lớn cần 50 -60 tay chèo – thì tay nghề là không phải nghĩ.
Cho nên việc chuyên để người chuyên việc. Có điều Cậu phải tham gia ý kiến một số chỗ.
Vỏ thuyền là gỗ đầu bảng, lại bọc thép nên cực nặng. Loại thuyền 17m San thiếu yêu cầu, nặng hơn gấp rưỡi một thuyền cùng cỡ thời Minh Mạng.
Nếu cậu cho bọc thép vào thậm chí sẽ nặng gấp hai lần chiến hạm cùng loại ở Đại Nam.
Vậy vấn đề động lực phải làm sao bây giờ.
Nếu thiết kế thuyền chèo thì mỗi bên chỉ có thể bố trí 7-8 người, không có gió thuận hướng thì thuyền chạy chậm lắm. Vả lại muốn có các tay chèo tốt thì cậu phải đi vay quân của thuỷ binh Nghệ An mới được.
Nhưng San thiếu nói không…
Cậu chơi liều. Mặc dù không có kiến thức về thiết kế tàu thuỷ nhưng cậu vẽ ra một đống “cải tiến” rồi thảy cho các “kỹ sư nuôi được” chế mô hình để thử nghiệm …..
Thử chán thì triển khai đóng mới ngay và luôn, cơ mà hơi khó định nghĩa chiến hạm của cậu Cả.
Thiết kế của cậu là thuyền gắn chân vịt. Còn lúc này phương Tây toàn là tàu hơi nước có guồng xoay hai bên thân. Cũng có loại trang bị chân vịt, nhưng cực khó bố trí động cơ. Phải đến những năm 1870 loại này mới thịnh hành. Cậu San đi trước chục năm thời đại nhỉ?
Đúng và sai. Bọn Tây giàu dùng động cơ hơi nước. Cậu hiện giờ “cận nghèo” nên xoay chân vịt bằng “động cơ chạy bằng cơm”. Một thanh trục zig-zag (kiểu trục cam) bằng sắt dài hơn 10m xuyên từ đầu đến đuôi thuyền. “Chèo thủ” thay vì xoay mái chèo thì ngồi đối diện nhau, tay nắm thanh đòn hình thang để xoay trục. Kết cấu này đơn giản, chỉ cần đủ sắt thì thợ của cậu chế dư sức
Khó cỡ đầu máy hơi nước bọn họ còn phục chế được dưới thời Minh Mạng cơ mà. Chẳng qua công nghệ luyện kim quá tồi, lại dùng nước xấu để chạy máy cho nên chỉ sau vài tháng thì hỏng cả. Tốn mười mấy vạn quan tiền cho một con tàu chỉ dùng được vài tháng là đắp chiếu , cho nên Đại Nam từ đó không có phát triển tự đóng tàu hơi nước nữa.
Điều buồn cười là kết cấu đơn giản hiệu quả này làm các kíp thợ ngưỡng mộ cậu như thần tượng .
Cái khó là làm sao gắn chân vịt nghiêng một góc 40 độ với thân thuyền. Vì thợ của cậu San không có cách nào ngăn nước rò từ khe chân vịt vào trong thuyền. Do đó trục này phải xiên theo hướng từ mặt không ăn nước xuống dưới, giống kiểu mô-tơ gắn trên cano hiện đại.
Góc chênh giữa trục cam và chân vịt được nối bằng hệ thống bánh răng truyền động.
San thiếu từng làm thợ sửa xe nên cái này muỗi.. Cậu thiết kế một bộ truyền động rồi làm mô hình gỗ, hướng dẫn bọn công tượng rèn đúc lên.
Tay nghề thợ Đại Nam vẫn tin được. Không sẵn thép tốt thì dùng tạm sắt non. Lò Bessemer – à không, Lò “Trần gia” nhà trồng được, sắt non có cả đống, rót đúc thanh trục cam mười mấy mét vô tư.
Nói chung “lò luyện kim” của cậu vẫn có đất dụng võ.
Lần ra khơi này vốn để thử khả năng đi xa của thuyền mới, được tháp tùng bởi 5 chiến hạm cỡ trung dài 20m triều đình cấp cho cậu. Nhỡ mà hỏng giữa biển thì còn có cái mà kéo về bờ chứ, cậu tính hết rồi.
Sự thật chứng minh thiết kế nửa này nửa nọ của cậu chạy được, mà chạy tốt là đằng khác. Kết cấu trục cam dọc giữa thuyền có thể xếp tối đa 22 người quay tay. Và bọn này chẳng cần kỹ thuật chi, chỉ cần khỏe là đủ. Mà người khỏe là cậu không thiếu. Thanh niên ở cái đất Hà Tĩnh này lđứa nào chả mong được đi theo Cậu San đổi đời, cậu chỉ cần chọn lựa là được.
Chân vịt rõ ràng hiệu quả hơn nhiều mái chèo hay guồng xoay, tập trung lực đẩy, giảm bớt lực dư thừa. Ví như xoay mái chèo đến 2/3 chu kỳ là không có tác dụng, còn như guồng xoay của tàu hơi nước lúc này có đến hơn phân nửa nổi trên mặt nước không tạo được lực đẩy. Chân vịt trái lại chìm toàn bộ dưới nước. Mỗi vòng chu kỳ đều tận dụng tối đa hiệu suất đẩy.
Vì thế 22 “thợ quay” trên thuyền kiểu này có thể tạo lực đẩy tới 110 mã lực, không phải dạng vừa đâu
Có điều chuyến đi này cũng bộc lộ nhiều thiếu sót trong thiết kế của Cậu.
Thứ nhất, Khả năng tùy biến kém hơn hẳn mái chèo truyền thống, mặc dù tốc độ xuất phát cao. Tỉ lệ bánh răng là 1:3, mo-men xoắn tạo ra cực mạnh , không mất nhiều sức cũng làm thuyền dễ dàng xuất bến.
Nhưng vấn đề ở chỗ đây là hệ thống chết. Cho nên cậu muốn tăng tốc đột ngột thì quá bằng đánh đố.. Lý thuyết là cứ ba vòng xoay trục cam thì chân vịt mới xoay được một vòng. Còn trong thực tế, thắng được lực cản lúc khởi động thì vận tốc đã ổn định. Lúc này cần là quay nhanh để tăng tốc, nhưng Sức người có hạn – duy trì nhịp độ cao liên tục là không thể.
Nói chung thuyền của cậu cần “hộp số” với nhiều bánh răng lớn kích thước lớn nhỏ khác nhau của trục chân vịt để phù hợp hoàn cảnh mà dùng. Nhưng cái này hiện vô phương, công nghệ Đại Nam chưa làm được mấy thứ tinh vi như vậy.
Thứ hai, thuyền kiểu mới không có vòng bi/ bạc đạn cho trục đai cố định. Ma-sat cực nhiều, độ mài mòn lớn – thuyền này chắc chắn không thể bền được
Tóm lại là nhiều thứ cần hoàn thiện, nhưng hiệu quả như vậy đã không tồi. Thuyền mới, thiết kế râu ông nọ cắm cằm bà kia mà chạy được đã là tài rồi. Từ từ cải tiến mới hoàn thiện được.
Thiên thu, vạn cổ, sách ghi tên.
Triệu hoán kỳ tài, vượt giới lên.
Nhiệt huyết dâng trào, Thiên Mệnh Chiến.
Quần long hội tụ, mấy ai quên?