San thiếu sắc mặt âm trầm rời kho hàng của hai nhà Hồ - Trần. Hắn dắt theo Thiên Kiều cùng 20 thân binh trang bị súng ống cẩn thận di chuyển đến địa điểm hẹn trước cùng James Smith Bush.
Tình hình lúc này lại khiến hắn phải nhức đầu đánh giá lại triều đình Đại Nam thêm lần nữa, thậm chí còn nát hơn nhiều so với hắn tưởng.
Vụ Đà Nẵng cũng phải xem lại, liệu Cán ca nhảy vào chiến có dễ ăn như tính toán ban đầu không?
Vốn San thiếu dựa vào lịch sử mà đánh giá. Sau khi Tướng Nguyễn Tri Phương nhận chức Tổng Thống Lãnh Quân Vụ Quảng Nam thì đã cầm chân được quân Pháp, rình khi chúng bị dịch bệnh chết nhiều theo đúng lịch sử mới vào đánh thì thắng chắc.
Nhưng thế sự nát bét như vầy, chắc gì đã dễ ăn như San tưởng tượng.
Địa điểm gặp là quán cà phê có tên rất lạ, “Hai con Ong”. Nhưng ra đảo Hải Nam mà mở quán dạng này thì càng lạ hơn. Thương nhân ngoại quốc thường không ghé thuyền ở đây, mà sẽ cố đi lên Quảng Châu, Áo Môn (Macau) hay Hương Cảng (Hong Kong) mới cập bờ.
Người bản địa hiện không ưa bánh ngọt với cà phê, khách Âu Mỹ thì hầu như chẳng có – chắc chủ nhân mở quán vì đam mê đúng nghĩa.
Có điều trên đời có nhiều người suy nghĩ quái lắm, cho nên San thiếu lười quản họ làm ăn kiều gì. San đến đây chỉ để gặp mặt tên thương nhân Mĩ – James Smith Bush.
Đoàn người của San thiếu chỉ có năm người vào quán, Số còn lại cảnh giới vòng ngoài, súng ngắn kè kè bên hông – đúng kiểu lão đại đi bàn công chuyện trên phim. Thấy nguyên đám cốt đột này trước cửa quán cà phê thì chả ai còn muốn vào nữa.
Ngay khi San thiếu bước vào quán thì một giọng nói cất lên, tiếng quan thoại lơ lớ, chắc hẳn mới họ được mấy câu giao tiếp, nửa câu sau thì là tiếng Anh. Kết hợp lại chẳng đâu vào đâu.
“ Zǎoshang hǎo! Miss Wang!”
Một gã cao lớn khoảng chừng 27-28 tuổi, trên người khoác một bộ vest đen bảnh bao, mái tóc vàng vuốt ngược chải chuốt kỹ càng, vuốt dầu bóng lộn. Mùi nước hoa trên người gã này khá nồng, đứng cách 2m vẫn ngửi thấy.
Theo chuẩn chung của nam giới thì James cũng thuộc dạng ưa nhìn, cặp mắt xanh thẫm hơi hẹp, gương mặt thuôn dài, cằm chẻ mũi cao. Lúc này gã đang “đon đả” chạy lại chào hỏi Thiên Kiều, còn định hôn tay nàng theo đúng kiểu châu Âu.
Biến.... Hàng của Cán ca mà chú dám xớ rớ?
Mấy ngày Thiên Kiều “ở nhờ” Chính Viện. Cán Gàn siêng về nhà, đôi khi lảng vảng ngoài sân, mắt thì đảo về bên Đông Sương phòng liên tục.
Hành động của Cán Gàn từng bước đều được báo cáo lại cho San thiếu. Sau hai tháng thì hắn cũng “xây tạm” được một đội “quan sát viên” làm cơ sở ban đầu.
Tất nhiên chưa thể mở rộng ra bên ngoài do đám này vẫn còn non. Nhưng nếu chỉ là “để ý” mọi động tĩnh trong nhà, hay “nghía” các chỗ làm ăn của hai nhà Trần – Hồ ở Hà Tĩnh thì dư sức.
Muốn đối ngoại trước tiên lo đối nội, làm trong sạch bộ máy gia tộc rồi hãy nghĩ cách lấn ra ngoài.
Cán gàn đã nhận một thư cảnh báo in hẳn 20 thanh đao sắc. Chả ai rảnh đi vẽ, cậu San nói “thợ nhà” khắc cho 1 con dấu rồi ịn vào là xong. Thế nên “anh bố gàn” chẳng dám mon men Thiên Kiều, chỉ đứng xa mà thèm nhỏ dãi thôi.
Mà cũng phải xem biểu hiện của nàng ta nữa. Nếu nàng “biết điều” với tự nguyện thì mở một góc lưới cho “đại ca” cũng chả sao. Đàn ông với nhau, lạ gì.
Cho nên đây là hàng thửa của “anh” Cán, muốn đụng vào là không có cửa.
Cậu tiến lên một bước bắt tay gã thương nhân người Mỹ “thơm phức”.
“ Nice to meet you, Mr Bush. I am San. Mrs Wang is my auntie”
San thiếu nói giọng Anh – Mỹ cực chuẩn. Dù gì “cựu” điệp viên bí danh Z102 này cũng “trùm” tiếng Anh, tiếng Pháp. Tiếng Đức thì giao tiếp phổ thông không vấn đề.
Gã người Mĩ trợn tròn mắt. Đầu tiên là cảm giác đau tay, cái bắt tay của gã trai Đông Á này rất đau, lực bắt tay quá mạnh, đây là bẻ tay người chứ bắt tay nỗi gì?
Đây còn là thiếu niên? Thiếu niên Người Châu Âu cũng chỉ cao lớn như gã trước mặt thôi.
Điểm thứ hai khiến James cảm thấy bất ngờ là giọng Anh kiểu người Mỹ, cách nói hơi lạ nhưng dễ nghe – không phải bập bõm mới học.
James tự nhiên thấy thất vọng, khi biết “người trong mộng” của hắn đã có chồng – sự hào hứng của gã tắt ngúm.
Thế nhưng gã vẫn tỏ ra lịch sự mà chào xã giao San thiếu.
“ Rất hân hạnh được làm quen, tôi tên James.”
Hai bên chưa thân thiết nên chẳng cần đề cập tên đầy đủ làm gì, chia nhau ngồi vào bàn rồi gọi thêm mấy món là xong.
Dĩ nhiên San thiếu sẽ đọc menu mà chọn cho Kiều thị, Bọn thị vệ đứng một bên, tóc cắt ngắn đầu chít khăn, áo chẽn thắt đai da lủng lẳng bao súng Colt cưa nòng được gắn báng như súng ngắn, bên ngoài phủ áo khoác ngắn tay.
Thề có Chúa, James lăn lộn khắp Quảng Đông – Áo Môn – Hương Cảng gần nửa năm nay mà chưa gặp “tổ chức dân sự” nào “ngầu” như đám này
Sự quy củ của đám mafia nhà họ Trần đến từ thái độ, phong thái, trang phục đồng nhất, tuy mặc là quần áo Á Đông nhưng tác phong cực kỳ hiện đại. Ngay cả việc bủa ra từng nhóm cảnh giới mọi góc chết cũng rất “lành nghề”.
Nếu so với các bang phái giang hồ khét tiếng Hương Cảng, chắc chắn đám người trước mặt gã ăn đứt.
San và James nói chuyện càng lúc càng hợp. Bởi lẽ San thiếu ngay từ đầu đã thanh toán đầy đủ mớ hàng 37 khẩu súng Colt tạp nham cho James.
Nhìn mấy khẩu súng trường được chế thành súng ngắn thì James hiểu gã trai này không đơn giản, rất am tường vũ khí.
Colt revolving rifle chế tạo phức tạp nên giá thành cao, 30 Đô-la Mĩ một khẩu súng thành phẩm. Lúc này Anh và Mĩ đều đang dùng chế độ tài chính Bimetallism ( Song bản vị vàng- bạc).
1 USD vàng bằng 1,603 gram vàng ròng; 1 USD bạc bằng 24,06 gram bạc ròng.
Vì hám gái muốn chén Thiên Kiều và giật le cho nên James bán chịu 37 khẩu với giá 45 Đô-la, tương đương với 30 lượng bạc Đại Nam, bởi mỗi Đô la là 24 gram bạc còn mỗi lượng bạc Đại Nam là 36 gram.
Tất nhiên không thể tính hoàn toàn như vậy. Bởi lẽ bạc Đại Nam chất lượng không đảm bảo, đôi khi có pha tạp chất nhẹ, và muốn từ bạc đúc Đô-la cũng tốn chi phí. Cho nên theo quy đổi sẽ là bạc Đại Nam- Đại Thanh bị trừ 5-7% giá trị nếu giao dịch kiểu này.
Vậy là mỗi khẩu Colt “lởm” ngốn của San thiếu tới 33 lượng bạc – lô hàng này coi như đi đứt hơn 1200 lượng.
Cậu không thiếu tiền nhưng tiêu pha hỗn kiểu này cậu không ưa chút nào. Ai đời đóng nguyên 1 cái thuyền mới tốn độ 1500 lạng. Vậy mà nhõn 37 khẩu súng mà gần bằng một cái thuyền “nhà làm”, chưa bao gồm chi phí nguyên liệu, nhân công?
“Đắt xắt ra miếng” thì cũng đi một nhẽ. Đằng này tiếng là mua súng trường, mà giờ cưa nòng dắt bên hông thì còn trường cái gì?
Tất nhiên bực bội nhưng ai dại gì lộ mặt ra, giờ cậu còn có nhiều chuyện phải nhờ vả gã thương nhân Mĩ điệu đà này đây.
Cậu cả họ Trần ức chế một thì trưởng nam nhà Bush ức chế mười.
Cha của James Smith Bush gặp tai nạn, chết trong “cơn sốt vàng” California. James tốt nghiệp đại học Yale năm 1848, sau đó trở về quê nhà Rochester mở quán bar. Công việc kinh doanh không khá khẩm gì. Vào năm 1853 thì James cưới Sarah Freeman nhưng cô vợ này qua đời sau khi sinh con hai năm sau cưới.
James chán nản và nghĩ đến đi xa buôn bán. Mục đích của thanh niên mơ mộng James Smith Bush đó là Đông Á, nơi mà ở quê nhà anh người ta đồn thổi cứ thò tay xuống đường sẽ nhặt được vàng.
James Smith Bush “thật thà” bán quán, cầm cố nhà cửa, trang trại, thậm chí thế chấp luôn nhà máy dệt của gia tộc để thuê tàu mua hàng để làm một chuyến buôn bán đổi đời ở “miền đất hứa”.
Nhưng con hàng này bị lừa thảm. Mấy lời hoa mỹ thổi phồng công việc làm ăn ở Đông Á dễ dàng là nói láo hết thảy.
Đen hơn là James ăn quả đắng từ Colt’s Manufacturing Company – một công ty sản xuất vũ khí nổi tiếng ở Mĩ. Bọn này “nổ” rất ác về mẫu súng trường M1853 mới ra lò, nào là đột phá kỹ thuật, điểm nhấn thời đại… các thứ các thứ. Chính thức bị “chinh phục” vì màn biểu diễn bắn 6 phát liên tục, thanh niên ảo tưởng mang hàng này đi Đông Á sẽ rất được giá, do là sản phẩm độc quyền, hiệu quả không phải ngợi.
Quả nhiên, mẫu M1853 rất được chào đón ở Hương Cảng, Quảng Châu, Áo Môn, Nhật Bản. Khả năng bắn 6 phát của nó đã “hớp hồn” các tướng lĩnh hay thế lực giang hồ khu vực này.
James “trúng mánh” khi bán được giá gấp hai, thậm chí gấp ba giá nhập là 30 đô-la Mỹ.
Vấn đề của M1853 lòi ra gần như ngay lập tức. Một vị tướng Nhật Bản mất tay trái do đạn nổ dây chuyền. Tiếp theo là một tay “anh chị gộc” ở Hương Cảng thành “tướng cướp một tay”. “Trào lưu” cưa tay giữa các thế lực quân phiệt Đông Á lan nhanh theo số lượng súng được bán ra. Lúc này chắc mọi người đã hình dung được tình cảnh “khổ hơn chó” của tên Mẽo này rồi chứ?
Thiên thu, vạn cổ, sách ghi tên.
Triệu hoán kỳ tài, vượt giới lên.
Nhiệt huyết dâng trào, Thiên Mệnh Chiến.
Quần long hội tụ, mấy ai quên?
Tình hình lúc này lại khiến hắn phải nhức đầu đánh giá lại triều đình Đại Nam thêm lần nữa, thậm chí còn nát hơn nhiều so với hắn tưởng.
Vụ Đà Nẵng cũng phải xem lại, liệu Cán ca nhảy vào chiến có dễ ăn như tính toán ban đầu không?
Vốn San thiếu dựa vào lịch sử mà đánh giá. Sau khi Tướng Nguyễn Tri Phương nhận chức Tổng Thống Lãnh Quân Vụ Quảng Nam thì đã cầm chân được quân Pháp, rình khi chúng bị dịch bệnh chết nhiều theo đúng lịch sử mới vào đánh thì thắng chắc.
Nhưng thế sự nát bét như vầy, chắc gì đã dễ ăn như San tưởng tượng.
Địa điểm gặp là quán cà phê có tên rất lạ, “Hai con Ong”. Nhưng ra đảo Hải Nam mà mở quán dạng này thì càng lạ hơn. Thương nhân ngoại quốc thường không ghé thuyền ở đây, mà sẽ cố đi lên Quảng Châu, Áo Môn (Macau) hay Hương Cảng (Hong Kong) mới cập bờ.
Người bản địa hiện không ưa bánh ngọt với cà phê, khách Âu Mỹ thì hầu như chẳng có – chắc chủ nhân mở quán vì đam mê đúng nghĩa.
Có điều trên đời có nhiều người suy nghĩ quái lắm, cho nên San thiếu lười quản họ làm ăn kiều gì. San đến đây chỉ để gặp mặt tên thương nhân Mĩ – James Smith Bush.
Đoàn người của San thiếu chỉ có năm người vào quán, Số còn lại cảnh giới vòng ngoài, súng ngắn kè kè bên hông – đúng kiểu lão đại đi bàn công chuyện trên phim. Thấy nguyên đám cốt đột này trước cửa quán cà phê thì chả ai còn muốn vào nữa.
Ngay khi San thiếu bước vào quán thì một giọng nói cất lên, tiếng quan thoại lơ lớ, chắc hẳn mới họ được mấy câu giao tiếp, nửa câu sau thì là tiếng Anh. Kết hợp lại chẳng đâu vào đâu.
“ Zǎoshang hǎo! Miss Wang!”
Một gã cao lớn khoảng chừng 27-28 tuổi, trên người khoác một bộ vest đen bảnh bao, mái tóc vàng vuốt ngược chải chuốt kỹ càng, vuốt dầu bóng lộn. Mùi nước hoa trên người gã này khá nồng, đứng cách 2m vẫn ngửi thấy.
Theo chuẩn chung của nam giới thì James cũng thuộc dạng ưa nhìn, cặp mắt xanh thẫm hơi hẹp, gương mặt thuôn dài, cằm chẻ mũi cao. Lúc này gã đang “đon đả” chạy lại chào hỏi Thiên Kiều, còn định hôn tay nàng theo đúng kiểu châu Âu.
Biến.... Hàng của Cán ca mà chú dám xớ rớ?
Mấy ngày Thiên Kiều “ở nhờ” Chính Viện. Cán Gàn siêng về nhà, đôi khi lảng vảng ngoài sân, mắt thì đảo về bên Đông Sương phòng liên tục.
Hành động của Cán Gàn từng bước đều được báo cáo lại cho San thiếu. Sau hai tháng thì hắn cũng “xây tạm” được một đội “quan sát viên” làm cơ sở ban đầu.
Tất nhiên chưa thể mở rộng ra bên ngoài do đám này vẫn còn non. Nhưng nếu chỉ là “để ý” mọi động tĩnh trong nhà, hay “nghía” các chỗ làm ăn của hai nhà Trần – Hồ ở Hà Tĩnh thì dư sức.
Muốn đối ngoại trước tiên lo đối nội, làm trong sạch bộ máy gia tộc rồi hãy nghĩ cách lấn ra ngoài.
Cán gàn đã nhận một thư cảnh báo in hẳn 20 thanh đao sắc. Chả ai rảnh đi vẽ, cậu San nói “thợ nhà” khắc cho 1 con dấu rồi ịn vào là xong. Thế nên “anh bố gàn” chẳng dám mon men Thiên Kiều, chỉ đứng xa mà thèm nhỏ dãi thôi.
Mà cũng phải xem biểu hiện của nàng ta nữa. Nếu nàng “biết điều” với tự nguyện thì mở một góc lưới cho “đại ca” cũng chả sao. Đàn ông với nhau, lạ gì.
Cho nên đây là hàng thửa của “anh” Cán, muốn đụng vào là không có cửa.
Cậu tiến lên một bước bắt tay gã thương nhân người Mỹ “thơm phức”.
“ Nice to meet you, Mr Bush. I am San. Mrs Wang is my auntie”
San thiếu nói giọng Anh – Mỹ cực chuẩn. Dù gì “cựu” điệp viên bí danh Z102 này cũng “trùm” tiếng Anh, tiếng Pháp. Tiếng Đức thì giao tiếp phổ thông không vấn đề.
Gã người Mĩ trợn tròn mắt. Đầu tiên là cảm giác đau tay, cái bắt tay của gã trai Đông Á này rất đau, lực bắt tay quá mạnh, đây là bẻ tay người chứ bắt tay nỗi gì?
Đây còn là thiếu niên? Thiếu niên Người Châu Âu cũng chỉ cao lớn như gã trước mặt thôi.
Điểm thứ hai khiến James cảm thấy bất ngờ là giọng Anh kiểu người Mỹ, cách nói hơi lạ nhưng dễ nghe – không phải bập bõm mới học.
James tự nhiên thấy thất vọng, khi biết “người trong mộng” của hắn đã có chồng – sự hào hứng của gã tắt ngúm.
Thế nhưng gã vẫn tỏ ra lịch sự mà chào xã giao San thiếu.
“ Rất hân hạnh được làm quen, tôi tên James.”
Hai bên chưa thân thiết nên chẳng cần đề cập tên đầy đủ làm gì, chia nhau ngồi vào bàn rồi gọi thêm mấy món là xong.
Dĩ nhiên San thiếu sẽ đọc menu mà chọn cho Kiều thị, Bọn thị vệ đứng một bên, tóc cắt ngắn đầu chít khăn, áo chẽn thắt đai da lủng lẳng bao súng Colt cưa nòng được gắn báng như súng ngắn, bên ngoài phủ áo khoác ngắn tay.
Thề có Chúa, James lăn lộn khắp Quảng Đông – Áo Môn – Hương Cảng gần nửa năm nay mà chưa gặp “tổ chức dân sự” nào “ngầu” như đám này
Sự quy củ của đám mafia nhà họ Trần đến từ thái độ, phong thái, trang phục đồng nhất, tuy mặc là quần áo Á Đông nhưng tác phong cực kỳ hiện đại. Ngay cả việc bủa ra từng nhóm cảnh giới mọi góc chết cũng rất “lành nghề”.
Nếu so với các bang phái giang hồ khét tiếng Hương Cảng, chắc chắn đám người trước mặt gã ăn đứt.
San và James nói chuyện càng lúc càng hợp. Bởi lẽ San thiếu ngay từ đầu đã thanh toán đầy đủ mớ hàng 37 khẩu súng Colt tạp nham cho James.
Nhìn mấy khẩu súng trường được chế thành súng ngắn thì James hiểu gã trai này không đơn giản, rất am tường vũ khí.
Colt revolving rifle chế tạo phức tạp nên giá thành cao, 30 Đô-la Mĩ một khẩu súng thành phẩm. Lúc này Anh và Mĩ đều đang dùng chế độ tài chính Bimetallism ( Song bản vị vàng- bạc).
1 USD vàng bằng 1,603 gram vàng ròng; 1 USD bạc bằng 24,06 gram bạc ròng.
Vì hám gái muốn chén Thiên Kiều và giật le cho nên James bán chịu 37 khẩu với giá 45 Đô-la, tương đương với 30 lượng bạc Đại Nam, bởi mỗi Đô la là 24 gram bạc còn mỗi lượng bạc Đại Nam là 36 gram.
Tất nhiên không thể tính hoàn toàn như vậy. Bởi lẽ bạc Đại Nam chất lượng không đảm bảo, đôi khi có pha tạp chất nhẹ, và muốn từ bạc đúc Đô-la cũng tốn chi phí. Cho nên theo quy đổi sẽ là bạc Đại Nam- Đại Thanh bị trừ 5-7% giá trị nếu giao dịch kiểu này.
Vậy là mỗi khẩu Colt “lởm” ngốn của San thiếu tới 33 lượng bạc – lô hàng này coi như đi đứt hơn 1200 lượng.
Cậu không thiếu tiền nhưng tiêu pha hỗn kiểu này cậu không ưa chút nào. Ai đời đóng nguyên 1 cái thuyền mới tốn độ 1500 lạng. Vậy mà nhõn 37 khẩu súng mà gần bằng một cái thuyền “nhà làm”, chưa bao gồm chi phí nguyên liệu, nhân công?
“Đắt xắt ra miếng” thì cũng đi một nhẽ. Đằng này tiếng là mua súng trường, mà giờ cưa nòng dắt bên hông thì còn trường cái gì?
Tất nhiên bực bội nhưng ai dại gì lộ mặt ra, giờ cậu còn có nhiều chuyện phải nhờ vả gã thương nhân Mĩ điệu đà này đây.
Cậu cả họ Trần ức chế một thì trưởng nam nhà Bush ức chế mười.
Cha của James Smith Bush gặp tai nạn, chết trong “cơn sốt vàng” California. James tốt nghiệp đại học Yale năm 1848, sau đó trở về quê nhà Rochester mở quán bar. Công việc kinh doanh không khá khẩm gì. Vào năm 1853 thì James cưới Sarah Freeman nhưng cô vợ này qua đời sau khi sinh con hai năm sau cưới.
James chán nản và nghĩ đến đi xa buôn bán. Mục đích của thanh niên mơ mộng James Smith Bush đó là Đông Á, nơi mà ở quê nhà anh người ta đồn thổi cứ thò tay xuống đường sẽ nhặt được vàng.
James Smith Bush “thật thà” bán quán, cầm cố nhà cửa, trang trại, thậm chí thế chấp luôn nhà máy dệt của gia tộc để thuê tàu mua hàng để làm một chuyến buôn bán đổi đời ở “miền đất hứa”.
Nhưng con hàng này bị lừa thảm. Mấy lời hoa mỹ thổi phồng công việc làm ăn ở Đông Á dễ dàng là nói láo hết thảy.
Đen hơn là James ăn quả đắng từ Colt’s Manufacturing Company – một công ty sản xuất vũ khí nổi tiếng ở Mĩ. Bọn này “nổ” rất ác về mẫu súng trường M1853 mới ra lò, nào là đột phá kỹ thuật, điểm nhấn thời đại… các thứ các thứ. Chính thức bị “chinh phục” vì màn biểu diễn bắn 6 phát liên tục, thanh niên ảo tưởng mang hàng này đi Đông Á sẽ rất được giá, do là sản phẩm độc quyền, hiệu quả không phải ngợi.
Quả nhiên, mẫu M1853 rất được chào đón ở Hương Cảng, Quảng Châu, Áo Môn, Nhật Bản. Khả năng bắn 6 phát của nó đã “hớp hồn” các tướng lĩnh hay thế lực giang hồ khu vực này.
James “trúng mánh” khi bán được giá gấp hai, thậm chí gấp ba giá nhập là 30 đô-la Mỹ.
Vấn đề của M1853 lòi ra gần như ngay lập tức. Một vị tướng Nhật Bản mất tay trái do đạn nổ dây chuyền. Tiếp theo là một tay “anh chị gộc” ở Hương Cảng thành “tướng cướp một tay”. “Trào lưu” cưa tay giữa các thế lực quân phiệt Đông Á lan nhanh theo số lượng súng được bán ra. Lúc này chắc mọi người đã hình dung được tình cảnh “khổ hơn chó” của tên Mẽo này rồi chứ?
Thiên thu, vạn cổ, sách ghi tên.
Triệu hoán kỳ tài, vượt giới lên.
Nhiệt huyết dâng trào, Thiên Mệnh Chiến.
Quần long hội tụ, mấy ai quên?