Vương Gia Marxism

Chương 26: Kế hoạch mua rác của Cậu San



“ Ngài yên tâm , tuy tôi lúc này chưa thể về Nhật Bản. Nhưng vẫn có thể gửi thư cho một số thương gia Mĩ ở đó cung cấp hàng hoá. Tôi tin chắc bọn họ sẽ rất ấn tượng và hào hứng với cách làm việc của người Đại Nam.”

James rất nghiêm túc và cẩn thận trong lời nói, bởi lẽ hắn vừa nhận được một đơn hàng thu mua “rác” khổng lồ từ “kẻ có tiền” đất Đại Nam này.

San thiếu bĩu môi khinh thường;

“ Tôi khuyên ngài bình tĩnh và bớt ảo tưởng. Đại Nam hiện tại là một quốc gia phong bế. Và nói chung, Triều đình cực kỳ ác cảm với người Phương Tây. Họ không phân biệt anh là người Châu Âu hay người Mỹ…”

Hắn phải nói rõ, không cái thằng não úng này lại tưởng tượng người Đại Nam nào cũng như San thiếu rồi cắm đầu lao vào. Đến lúc đó chết như thế nào cũng chẳng hay.

“ Ồ… vậy ngài là …?” Ý của James đó là vì sao San có cái nhìn khác biệt như vậy?

Thì tao là người xuyên! San muốn nổi quạu, Nhưng tất nhiên hắn sẽ không nói như vậy.

“ Đọc nhiều sách mà thôi…” San nói bâng quơ, cũng không đề cập đọc cái quái gì mà có được tư tưởng hiện đại như vậy.

James cũng phải thừa nhận cách nói của San là chính xác, tri thức thay đổi vận mệnh mà.

Cứ như vậy San thiếu hướng dẫn James tìm kiếm các loại máy móc cần thiết.

Muốn có máy móc xịn xò, công nghệ tiên tiến cho dù đi Châu Âu, Châu Mỹ cũng không mua nổi. Các bí mật cốt lõi sẽ không kẻ nào chịu bán ra ngoài.

Nhưng nếu là “hàng quá đát” thì tầm này cứ mò đến Đông Á, thị trường chính của đám tư bản.

Những năm qua, khoa học công nghệ ở châu Âu và Mỹ tiến bộ theo từng ngày. Rất nhiều máy móc lỗi thời cần loại bỏ do không đáp ứng nhu cầu cao của đám tư bản, dù vẫn còn khá ổn.

Số máy này đương nhiên bị đẩy sang các nước nghèo, lạc hậu hơn với giá cắt cổ.

Có điều giới tư bản rất khôn. Hàng vẫn bán. Tiền thu mỏi tay. Nhưng công nghệ cốt lõi chúng giữ lại. Cách bảo dưỡng máy móc, hoặc chú ý khi vận hành càng không bao giờ lộ ra.

Ví dụ như lúc này, các máy dệt đời cũ sử dụng sức nước hay sức gia súc kéo không thiếu xuất hiện ở các “khu công nghiệp” Đại Thanh.

Thậm chí, các máy cơ khí đời cũ với động cơ hơi nước cồng kềnh công suất nhỏ cũng không thiếu. Nhưng mà thể loại này có từ những năm 1820 – 1830, sắp hết đát nên cực dễ hỏng.

Chưa kể không phải loại nước nào cũng có thể đổ vào nồi hơi, nếu không thì đóng cặn, rỉ sét, ăn mòn hoặc kém tạo bọt sẽ khiến động cơ chạy chẳng được bao lâu là lăn ra chết.

Cũng bởi “ăn thịt lừa” không ít, thương nhân Đại Thanh hiện không còn “chuộng” máy móc phương Tây nữa.

Điều tương tự đang xảy ra ở Nhật Bản.

Năm 1844, Đô đốc Matthew C. Pery - người được mệnh danh "The Father of the Steam Navy", đã dẫn chiến hạm USS Mississippi cùng bốn tàu cỡ trung ập vào cảng Edo của Nhật, ép Mạc Phủ mở ra thị trường tự do để Mỹ xâm nhập. Đi Nhật tìm “rác công nghệ” của Mỹ lúc này cứ gọi là đơn giản.

Nhưng hiện tại Cải Cách Duy Tân Minh Trị chưa diễn ra, Mạc Phủ Tokugawa tuy sa sút nhưng vẫn nắm quyền, thái độ hoài nghi cùng kỳ thị đối với “hàng Mỹ” rất rõ.

Lúc này Mỹ - Anh – Pháp – Đức mới đổ bộ không lâu cho nên tình hình ở Nhật Bản cũng chưa đến mức nát hẳn.

Phải đến thập niên 60 của thế kỷ XIX, việc bị buộc phải mở cửa các hải cảng và chấp nhận thuế nhập khẩu thấp cho các nước phương Tây đã khiến Nhật Bản bị chia rẽ. Phong trào đấu tranh chống Mạc phủ bùng nổ khắp nơi.

Phong trào chống Mạc Phủ được lãnh đạo bởi các lãnh chúa vốn trước đây bề ngoài khuất phục Nhà Tokugawa, đã lấy cớ Mạc phủ để cho đất nước rơi vào cảnh giống như Nhà Thanh bị phương Tây lấn lướt, liền nổi dậy chống lại Chinh di Đại tướng quân (Seiji Taishogun).

Tướng quân (Shogun), phần vì không muốn, phần vì không thể chống lại sự nổi loạn đó, đã nhân nhượng và rốt cục giải thể Mạc phủ.

Lúc đó mới có Duy Tân Minh Trị. Còn hiện tại, “hàng dạt” của Mỹ vẫn chưa có lối thoát.

Riêng Philippines thì đã bị đô hộ từ lâu và có thể tìm được công nghệ khá tốt ở đây, nếu đủ tiền mua sắm. James đã cho San biết tin quý giá này. Vậy nên San thiếu không tiếc tiền của , chính thức đặt hàng yêu cầu James Smith Bush đi tìm hàng cho hắn.

Một việc nữa cũng quan trọng là mua chuộc, thậm chí bắt cóc các “chuyên gia” hóa học hay luyện kim ở Philipines. Muốn làm vậy trước tiên James có nhiệm vụ khoanh vùng đối tượng, nếu mua chuộc được thì tốt, còn nếu không thì Cậu Cả Trần gia sẽ dùng sức mạnh. Khi nào xong việc ở Đà Nẵng chắc cậu cũng phải đi Phi Luật Tân xem sao.

Ngoại trừ lần đầu gặp mặt công khai ở quán “Hai Con Ong”, những lần tiếp theo bọn này đều mò ra giữa biển mà trao đổi. Việc làm ăn giữa cậu và James đều cần bí mật. Pháp đang đánh Đại Nam, nếu James không muốn bị tóm cổ thì việc làm ăn này vẫn phải giấu nhẹm.

Gần 1000 khẩu Springfield Model 1842 “khá cổ” ngốn của cậu San tới 13 ngàn lượng bạc.

Đây là hệ súng nòng trơn nạp đạn đầu nòng (smoothbore muskets). Chuẩn “rác” của Mẽo.

Loại này hiện đã ngừng sản xuất ở Mỹ, số lượng gần 300.000 khẩu.

Nhưng chỉ 1/3 số súng sản xuất sau năm 1850 mới cải tiến được. Toàn bộ chỗ còn lại là phế phẩm lỗi thời.

Nói để rõ hơn về thứ này. Springfield Model 1842 được chế tạo từ năm 1841 đến 1850, nòng trơn cỡ 0,59” ( 15mm). Từ 1850 đến 1855 thì cỡ nòng chỉ còn 0,43” ( 11mm).

Cả hai đều có cấu tạo búa gõ hạt nổ để điểm hoả, đây là điểm cộng. Trọng lượng trung bình 4,5kg với nòng chế tạo dày hơn mức cần thiết một cách có chủ ý. Chắc nhà sản xuất tính trước để cải tạo nòng súng nếu cần.

Thực tế cũng không khác biệt lắm. Nòng khương tuyến xuất hiện khoảng năm 1855 – 1856, thế là Model 1842 được chế lại nòng để dùng đạn Minié hình trụ.

Vấn đề xảy ra đó là lô súng có cỡ nòng 11mm thích hợp với đạn Minié, còn súng cỡ 15mm mà bắn đạn hình trụ cỡ này thì quá nặng và không hiệu quả.

Gần 20 vạn khẩu súng “không hợp quy” cũng làm người Mỹ khá phiền. Đám rác này dĩ nhiên sẽ được các con buôn “ hàng nóng” mua lại mang đi các nước chậm phát triển trong mắt chúng.

Giá xuất xưởng một khẩu M1842 khoảng 13 USD, bằng giá súng mới nòng khương tuyến. James gom“rác” chỉ mất 8 USD/ khẩu – nên San thiếu đề nghị 13 lượng bạc là đủ cho hắn trang trải phí thuê tàu với lương nhân viên. Chính vì vậy mà James mới thiên ân vạn tạ như vậy.

Về thuốc nổ cùng hạt nổ (Percussion cap) thì theo giá thị trường mà chốt đơn, San cũng không ép giá.

Món này mà đủ “đồ chơi” trong tay thì cậu chẳng ngại, tự sản xuất được luôn. Nhưng trước tiên vẫn phải mua để Cán gàn có thể đánh trận ở Đà Nẵng

Springfield M1842 tuy có nòng trơn, nạp đạn đầu nòng, hơi cùi bắp, nhưng tầm bắn hiệu quả cũng đạt 150 – 250m, tối đa 400m. Thậm chí thời Nội Chiến Mỹ khi thiếu vũ khí, M1842 vẫn được dùng khá ổn. Nó khá hợp với Đại Nam lúc này. Vì rẻ, bền, dễ dùng do hơi giống súng hỏa mai của nhà Nguyễn.

Với gần 1000 “súng lởm” của Mẽo, “anh” Cán đi “bặc-co” với bọn Pháp cũng không quá lép vế. “Hàng khủng” Pattern 1853 Enfield Minié Rifle của Pháp mới ra đời chưa lâu, không phải lính nào cũng được xài. Chưa kể cậu San đã có “bài” đối với M1842 rồi, chưa chắc đã phế như mọi người nghĩ.

“Cây tẩy” tiếp theo của cậu là Colt Revolving Rifle. Sao bảo dễ “cháy lan” khó bắn bằng hai tay?

Cũng là cách nói mà thôi, cái khó tất ló cái khôn, người Việt cái gì không giỏi chứ cải tiến thì trùm.

Hiện tượng cháy lan xuất hiện, do thuốc súng đọng ở các buồng đạn bốc cháy vì gặp tia lửa tràn ngược qua khe giữa ổ xoay và nòng khi bắn súng. Điều này được giải quyết triệt để, nếu thuốc súng được bọc vỏ đồng liền với đầu đạn.

HIện chưa có vỏ đồng thì cậu San đành rút bớt thuốc súng, nhét đầu đạn rồi nhồi thêm giấy che buồng đạn. Kỹ hơn thì bôi một lớp mỡ bò hoặc sáp bên trong. Tất nhiên cách này làm thời gian nạp đạn lâu hơn hẳn. Nhưng chả quan trọng. Cậu cho nạp sẵn 6 viên để xung phong. Bắn hết thì đổi sang nạp 1 hoặc 2 viên là xong. Vậy là súng trường Colt Revolving có kém gì Pattern 1853 Enfield Minié về tốc độ bắn đâu nhỉ.

Tuy chỉ có một lần xung phong “nã” 6 phát liên tục, nhưng nếu biết sử dụng thì... khặc khặc.

Thế đó, không phải cái gì lởm cũng vô dụng, căn bản là có động não để sử dụng chúng hợp lý hơn hay không thôi.




Siêu Phẩm truyện Bóng Đá Việt Nam. Main lý trí, chịu khó. Hack không quá bá, cần rèn luyện mới có thể thành tài. Main hiện chuẩn bị sang Bundesliga. Cam đoan chất lượng nhảy hố. Mời bạn đón đọc