Vương Gia Marxism

Chương 36: Hải quan buôn lậu, có trời bắt được...



Kiều thị cùng Tú Linh lơ ngơ há hốc mồm, thậm chí Tú Linh còn run run chỉ tay vào mặt của mình hòng xác nhận lại. Lão Trùm Thám gật gật cái đầu trọc lóc.

“ Nhưng chúng con…” Tú Linh toan mở miệng giải thích - Nhưng đúng lúc này … tu tu tu… còi tàu vang lên báo hiệu gì đó…

“ Hử, mi nói cấy chi?” Cụ Trùm Thám nghe không rõ cho nên vểnh tai lên , giơ tay ngang tai mà hỏi.

Dương Tú Linh tính trẻ con, vùng vằng giận dỗi giậm chân hét lên

“ Chúng con…”

Tuuuu…

“…. Con dâu , cháu dâu…”

Thằng phụ trách kéo còi tàu cố tình chơi khăm đây mà… Tú Linh đỏ bừng mặt.

“ Ông biết rồi, hai đứa mi là con dâu, cháu dâu , không cần nhắc lại… Ý ông là bọn mi vào lấy cho ông đọi nác (bát nước). Ông khạt quạ (khát quá)…

“ Chúng con…” Dương Tú Linh định thanh minh - nhưng lại sợ tiếng còi tai ác cất lên nữa...

“ Lão biết rồi, mi không cần nhắc, chờ chọn ngày lành tháng tốt để thằng Cán, thằng San đón hai đứa mi vô nhà là được hè.” Trùm Thám không quản nhiều, ăn ở nhà họ Trần bấy lâu thì còn khuya mới chạy thoát được.

Hai thằng đầu đất kia không xử lý được thì để cụ. Đen trắng cho rõ ràng, chứ cụ thấy cứ để bọn họ không danh không phận ở lại chính viện không ổn.

Trần gia mấy đời rồi toàn độc đinh, nhà hơi thiếu neo người. Đời sau mà con đàn cháu đống thì lại càng thích, cụ đây cậy già, sắp đặt hôn sự cho con cháu thì sao nào. Có ngon thì vào mà ý kiến. Cho giai trưởng nạp thiếp, cháu đích tôn thì lấy vợ lẽ, một công đôi việc. Chính thê của thằng San đương nhiên phải chờ cháu gái lão Hồ. Không thì có mà loạn.

Chuyện bên này đã nháo đến mọi người đều biết.

Thị Hoa không ý kiến gì. Qua mấy tháng chung sống, nàng này cũng hiểu thêm về Kiều Thị sau những lần chị em tâm sự. Không thân đến mức như ruột thịt, nhưng đều là phụ nữ số khổ với nhau nên cũng dễ thông cảm. Thực ra trong lòng Hoa thị vẫn còn vướng mắc chưa được tháo gỡ. Nhưng ý cụ lớn đã quyết, vậy thì đành phải chấp nhận thôi.

Hồ gia thì trái lại, thuần túy là “hóng chuyện” chờ kịch vui. Cháu gái bảo bối nhà này đã chắc chắn vị trí dâu trưởng họ Trần, sao mà trượt được. Vậy thì bận tâm làm gì cho nhọc.

Có người sẽ nghĩ cụ Trùm Thám hơi "dễ dãi” chấp nhận con dâu người Hoa.

Thực tế thì mối quan hệ Việt- Hoa tốt xấu từng thời kỳ. Ví như từ sau khi Gia Long lên ngôi, hai nước hợp tác tương đối khăng khít ở khá nhiều phương diện.

Đại Thanh cấm xuất khẩu lưu huỳnh, sắt, đồng - nhưng vẫn tạo điều kiện giao thương chính ngạch các mặt hàng này đối với Đại Nam. Ở chiều ngược lại, Đại Nam cũng đồng ý đưa gạo sang Đại Thanh, còn đối với các quốc gia khác lại cấm xuất khẩu gạo. Trên lĩnh vực quân sự, triều đình Huế và Quảng Đông cũng nhiều lần kết hợp tiễu phỉ ở biên giới phía Bắc.

Có thể nói thời kỳ này dân thường của cả hai nước không quá kỳ thị nhau, nhất là đối với những nhóm thương nhân xuyên quốc gia như nhà Hồ - Trần thì tư tưởng lại càng thoáng.

Đối với cụ Trùm Thám, con dâu, cháu dâu, biết đẻ nhóc cho nhà họ Trần là ngoan. Chấm hết.

Lúc này Thiên Kiều vội chạy đến nhỏ giọng thưa “ Thưa cụ , không nên gây hiểu lầm ạ, thân phận của con….” nàng lúng túng…

“ Chuyện mi cụ biết…. không cần nghị (nghĩ) nhiều, sau này làm tròn bổn phận con dâu họ Trần là đủ” Cụ Trùm Thám cũng chỉ nói vừa đủ nghe. Thật không thể tưởng tượng nổi, nhà này toàn “hồ ly thành tinh”, Trùm Thám kiểu bề ngoài cũng gàn gàn dở dở nhưng lúc đụng chuyện lại như nhìn thấu hồng trần vậy. Những quyết định, những lời nói của cụ luôn khiến con cháu phải suy nghĩ để học hỏi trong đó.

“ Con cám ơn cụ…” Kiều Thị nước mắt đượm mi cúi đầu thưa vâng.

Đời này nàng nghĩ mình chỉ như món đồ cho lũ đàn ông dày vò đá qua chuyền lại, thậm chí nàng cũng từng nghĩ đến việc xuất gia đi tu cho thanh thản. Có điều khi tá túc ở nhà họ Trần. tâm tình nàng cũng dịu đi nhiều. Mỗi khi Cán gia chủ lén nhìn nàng đều biết. Nàng cũng có đôi lần trò chuyện khi hắn về nhà nghỉ ngơi. Thiên Kiều thực sự ấn tượng vì hắn không hề tỏ ra khinh bạc hay thô lỗ, dù thân phận cao hơn hẳn so với nàng.

Đây là cảm giác được tôn trọng giữa con người với nhau, cái này không vàng bạc nào mua nổi. Càng tiếp xúc thì mức độ thiện cảm của nàng với Cán gàn càng tăng thêm, điều này cũng dễ hiểu. Yêu thương hay tình cảm gì chắc không đến mức, nhưng thẳng thừng mà nói, lựa chọn của hai dì cháu không có nhiều. Trong đó Cán Gàn và Cậu San chính là lương phối tốt nhất và an toàn nhất mà hai người có thể với đến.

Cho nên khi cụ lớn nói đến chuyện chẳng để tâm quá khứ thì Kiều Thị xúc động thật sự.

“ Mi gọi cấy chi tề…. nghe không rõ.. cụ nào?” “Thiền sư” Thám lại làm điệu vểnh tai, giơ tay úp úp lắng nghe…

“ Con dâu gọi cha chồng…”

Kiều Thị thuộc hàng từng trải sự đời, đã là gái giang hồ thứ thiệt cho nên không cong queo méo mó. Ván này đã đóng, từ em gái nuôi thành vợ nhỏ Cán Ca. Chuyện em gái nuôi trở về từ Nhai Châu còn chưa kịp đem ra làm bia đỡ thì thân phận lại chuyển một vòng lớn nữa rồi.

“ Tốt tốt...” lão hồ ly cười tươi...

Lúc này San thiếu đã xong việc với đám công nhân làm nhiệm vụ chất gạo lên thuyền. Hắn thấy “anh” Cán và ông nội đang cười nói phớ lớ, còn nhạc phụ tương lai ném cho một ánh mắt khó hiểu thì đầu đầy dấu chấm hỏi. [Mới vừa bẵng đi một lúc mà lại có chuyện gì không biết.] Hắn thầm nghĩ, trong khi tay thì dắt Diệu Hương – còn vai thì công kênh bé Nũn.

Tàu hơi nước cỡ lớn đúng là khiến mọi người thật sự phấn khích. Họ hăm hở khám phá không chừa một xó xỉnh nào trên tàu.

Nhắc đến đây lại thấy hài hước. Thời điểm này, loại động cơ 500 “ngựa” từ những năm 1830-1840 chỉ còn dùng trang bị cho tàu buôn. Tàu chiến của bọn thực dân đã lên 1000 Hp, thậm chí 2000 hoặc hơn nữa cũng có.

Biết Hòa ước Giáp Tuất 1874 chứ?
Điều 4 Khoản 1 nêu thế này: Tổng thống Cộng Hòa Pháp quốc cam kết tặng hoàng thượng Vua nước An Nam: Năm chiếc tàu chạy máy hơi nước tổng cộng là 500 mã lực, trong tình trạng hoàn hảo về mặt máy móc và bồn đun nước sôi, cùng với súng ống đạn dược và đồ phụ tùng đúng như chế độ quân sự quy định;

Trời ạ , đến tàu cũ hiện cũng đã cho dỡ hết máy kiểu này, thay bằng thiết kế mới công suất cao hết rồi. Ví như bên Mỹ tháo động cơ 500 “ngựa” bán cho Nhật với giá tầm 1500-2000 đô-la, số lượng tính theo... lô. Đây là hàng thải bên Âu Mỹ đúng nghĩa, nặng nề, công suất thấp, lại còn tốn nhiên liệu. Nhà Nguyễn vớ được năm “ chiến hạm hơi nước” mừng vui ra mặt làm thơ rùm beng….

Tự Đức hào hứng, mãn nguyện lắm. Trước đó, trong bài Ký tầu Ngũ Lợi, liền nói: “Nước Pháp tặng ta 5 chiếc thuyền máy, đặt tên là Ngũ Lợi” và phân tích năm điều lợi của nó, chẳng hạn: “Dùng toàn bằng đồng gang vỏ sắt, chế thành nồi đồng, trục máy, vận dụng nước và lửa làm thành ra hơi nước bốc lên, quay máy cán nước, làm cho thuyền chạy đi, không cần dùng đến cánh buồm mái chèo, cùng sức người sức gió mà thuyền vẫn rẽ nước chạy mau là một điều lợi”. Mà cái vụ “ngũ lợi” này cũng cười ra nước mắt. Có tới 3 thuyền chạy được khoảng 1 năm, đánh hải tặc đôi lần thì hỏng không sửa được. 2 chiếc còn lại thì trong tình trạng dùng được đến đâu thì biết đến đó. Vậy mà vẫn có kẻ mù quáng ca ngợi Đại Nam từng có tàu chiến chạy hơi nước hùng bá nhất xứ này nọ. Thật ấu trĩ!

Đúng là nản hết sức… Hệ quả của sự thiếu hiểu biết thật đáng sợ.

“ Ông nội, người đừng gán ghép bừa. Tú Linh chỉ đang ở tạm nhà mình trốn truy sát thôi. Người ta không ưng, ông nội ép làm gì. Vả còn Hồ gia nựa…” San thiếu quả thực chưa muốn thành gia lập thất. Hắn mới 15-16 tuổi đầu, còn bao việc phải lo. Không muốn vướng chân thì phải viện cớ thôi.

Thời đại này cháu chắt không có nhân quyền, ông nội mà quyết là San giãy không được, trừ khi hắn bỏ nhà đi. Mà Cậu San thì không bỏ nổi Trần gia rồi, càng lấn càng sâu , ngoi lên khỏi hố này không được.

“ Ông nội họi (hỏi) mi, cưới con Linh, bản thân mi có ngại chi hè? Mi ghét hấn xấu, hay có tật?” Lão Trùm Thám hiền hoà nhìn cháu trai mà hỏi.

“Nỏ phải đâu ông nội. Tú Linh tốt mà. Cháu cưới ai cũng được. Nhưng nhà họ gặp sự mới nương tựa nhà ta. Nếu ép duyên khác gì thừa nước đục thả câu mô?” San thiếu vẫn cứng họng biện luận.

“ Răng mi biết con Linh nỏ ưng? Mi hỏi hấn chưa?” Ông nội hỏi lại làm San thiếu đơ luôn không cãi được gì.

Đã thế cậu chơi liều.

“Ông nội nói đấy nhé, cháu đi hỏi hấn luôn. Nếu Tú Linh nỏ đồng ý thì nỏ nhắc chuyện ni nựa.” Cậu cả nói xong dông thẳng một mạch. Hắn tin tưởng với tính cách tiểu thư quận chúa thì ẻm này thì đời nào chịu làm lẽ ở Trần gia chứ. Vả lại San thiếu thấy mình cùng nàng ta khắc khẩu, đụng là cãi nhau, đụng là có nguy cơ bị nó “táp”. Vậy nên chuyện Tú Linh đồng ý chỉ có thể là mặt trời mọc đằng Tây.

Lão Trùm Thám nhìn thằng cháu quay người đi mà lắc đầu cười… sống lâu như lão, trải bao sự đời lẽ nào nhìn không thấu?

Thuyền Định Hải dừng bốc hàng mà cho chạy một vòng biểu diễn cho dân tình hai họ thưởng thức. San thiếu mạnh miệng tuyên bố, làm ăn khấm khá hắn liên hệ bên Anh- Mỹ mua mấy cái tàu tốt hơn.

Lần này đúng là Cán Gàn và các trung niên đời hai nhà họ Hồ không ý kiến gì được. Lợi ích của tàu hơi nước quá rõ ràng.

Tốc độ không có gió khoảng 11 km/ giờ, nếu có gió có thể tăng lên 23 km/ giờ. Vấn đề ở chỗ nó chạy được liên tục 2-3 ngày không nghỉ. Tức là nếu bỏ qua trạm Nhai Châu thẳng tới Hương Cảng hay Quảng Châu mới dỡ hàng cũng không vấn đề. Thậm chí bảo dưỡng sơ rồi tới tận những nơi đang đánh nhau như Nam Kinh, Sơn Đông, Thiên Tân bán gạo thì càng được giá. Một vốn bốn lời có khi là còn hơi ít.

Theo phương thức cũ, muốn chuyển 1000 tấn gạo đi Hương Cảng, hai nhà này phải tốn 3 chuyến từ Hà Tĩnh đi Nhai Châu, xong rồi từ Nhai Châu đến Hương Cảng thêm 3 chuyến nữa. Nam Kinh thì xa quá, không với tới được. Chỉ có 4 thuyền lớn nhất tải được 50 tấn, còn lại toàn thuyền 20-30 tấn. Gom được hàng từ Gia Định về Hà Tĩnh sau đó “xuất ngoại” tốn bao nhiêu thời gian, còn phải huy động đội tàu nhiều chiếc với rất nhiều thủy thủ, một năm được vài lần là giỏi.

Nhưng có tàu hơi nước rồi thì còn lo gì vụ vận chuyển nữa. Đội thuyền trước kia của Trần- Hồ nhị gia từ giờ chuyên thu gom gạo nội địa là được rồi. Việc này nên dùng thuyền Việt để tránh quan viên các nơi gây khó dễ. Về đến Hà Tĩnh thì thoải mái bung lụa, có hải quân nào dám đi bắt thuyền Trần thị?

Tàu Định Hải cứ âm thầm “ăn hàng” rồi bí mật đi Hongkong thì có trời mới biết. Chưa kể San thiếu là Suất Đội Thủy Binh trại Lạc Giang, nhiệm vụ của hắn là đi tuần hơn 20 dặm biển (khoảng 40km trên bộ) từ xã Cẩm Dương tới tận Kỳ Anh – phía Bắc đèo Ngang. Đây gần như là vùng “đặc quyền kinh tế” của nhà họ Trần rồi. Hắn tha không bắt thuyền buôn của kẻ khác thì thôi, làm gì có chuyện ai nhảy vào bắt thuyền của hắn? Kiểu này chẳng khác gì vừa làm hải quan vừa buôn lậu… còn khướt mới xử lý được.





Thiên thu, vạn cổ, sách ghi tên.
Triệu hoán kỳ tài, vượt giới lên.
Nhiệt huyết dâng trào, Thiên Mệnh Chiến.
Quần long hội tụ, mấy ai quên?