Đầu tháng ba, quân Trần gia lũ lượt tiến về bến cảng chuẩn bị xuất kích. Vấn đề ở chỗ bọn họ vẫn chưa biết dùng pháo Amstrong. Theo kế hoạch thì cần ít nhất 2 tháng luyện tập loại pháo này mới tương đối thành thục khi chiến đấu.
Hàng này không khó mua nhưng thủ tục hơi rắc rối. San thiếu tính ra vẫn hên chán. Hắn “trói” được một cử nhân luật cứng nghề, không thì còn lâu mới mua được pháo loại tốt.
Nói vậy để biết rằng vũ khí “ra gì” của Âu Mỹ cực khó mua. Bọn Tây không điên mà nhả “đồ xịn” cho các nước Đông Á để rồi bị đè ra đánh như con. Tính ra mỗi nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ nhiều nhất cử đi 3-4000 quân viễn chinh; dân bản xứ thì tối thiểu phải từ mức chục triệu. Nếu không có khống chế mà để cho thương nhân bán bừa bãi vũ khí chất lượng cao vào khu vực này thì khác gì tự tay bóp bi quân đội.
Chỉ có những thứ được xếp vào dạng “hàng thải” mới được bán không hạn chế - tất nhiên là trong hạn ngạch cho phép - ở đây. Ví dụ như súng hỏa mai đá lửa, súng hỏa mai mồi thừng (smoothbore muskets). Nói chung là súng đạn thuộc hệ nòng trơn thì mua bán vô tư đi. Đây cũng là lý do James “lách luật” để mang Springfield Model 1841 đến thị trường Đông Á. Hắn học ngành luật nên nắm rất vững các “thủ thuật” kiểu này.
Dòng Colt revolving rifle thì được coi là “súng hiện đại” ở Mĩ. Nhưng hiện cũng được cho vào danh sách, vì lỗi cháy dây chuyền gây tai nạn quá nhiều. Thậm chí nó còn được coi là “bẫy cưa tay trái”, bán số lượng lớn chút cũng không vấn đề.
Ngay cả việc bán cho ai cũng không đơn giản.
Ví như lúc này Anh – Pháp quan hệ khá gần gũi, cho nên khi Pháp đánh Đại Nam thì chính phủ Anh sẽ hạn chế bán vũ khí cho nhà Nguyễn. Tương tự, Pháp- Tây Ban Nha liên minh đánh Đà Nẵng, thì không có thương nhân nào của hai nước được phép tuồn khí tài liên quan vào đây, bất kể súng ống hay thuốc nổ. Nếu cần, Pháp có thể ngoại giao yêu cầu các nước Phổ, Áo, Mĩ thực hiện cấm vận Đại Nam trong thời gian chiến tranh.
Nói cho vuông, đám thực dân chó má đã chia hết thị phần Đông Á rồi. Mỗi thằng quản một mảnh, không dẫm chân nhau. Riêng Đại Thanh thì cùng nhau chén vì quá rộng.
Trong tình cảnh đó, triều đình Huế dù muốn mua súng đạn cũng vô cùng nan giải. Trừ khi bằng một cách tình cờ và bất ngờ đến mức xảo diệu, họ móc nối được với con buôn - hay xịn hơn là chính quyền nước Phổ. Bọn này ở châu Âu bị chèn ép, nghèo đến phát điên nên chẳng ngán ai cả. Cứ có lợi là chơi tới thôi.
Lý do ư? Nước Phổ thống nhất chậm, lục quân mạnh nhưng hải quân như hạch. Trâu chậm đến nước đục cũng chẳng có mà uống, chưa kịp xơ múi gì đã bị các ông lớn khác chiếm hết phần rồi. Thế là Phổ đành phải tranh giành mấy mảnh đất tiêu điều nghèo rớt ở châu Phi với người Pháp. Xét cho cùng thì đây là một nhân tố bất ổn trong lòng lục địa già, thành phần “ném đá hội nghị” điển hình. Đúng kiểu “Bố mày không ăn được thì cả làng mời nghỉ cho khỏe!”. Vậy là ở châu Âu chỉ riêng quả “Chí Phèo” này không chơi theo luật, một mình thằng này một chợ.
Ai ý kiến? Mỗ dẫn bộ binh hỏi thăm ngay và luôn. Quân đội Phổ nếu đánh trên bộ chưa ngán bất kỳ quốc gia nào. Các nước xung quanh thực ra rất đau đầu với con hàng này. Dù sao tin tốt lành là tầm ảnh hưởng của Phổ rất nhỏ bé ở Đông Á, không thì cũng khá là rách việc. Có thể đây mới chính là lý do mà Phổ, sau này là Đức sẽ đè cả Châu Âu ra đấm không lệch phát nào. Tướng ăn tham, không chia cho ai thì xác định bị đánh là không oan uổng gì hết.
Lại nói chính sách khá nhất quán của chính phủ các quốc gia Âu- Mỹ như vậy, sự phối hợp nhịp nhàng trong cách chia miếng bánh thuộc địa như vậy thì Đông Á khỏi cựa rồi nhỉ? Thật ra cũng không hẳn. Ở trên có “chính sách” thì ở dưới có “đối sách”. Buôn lậu là ngành nghề toàn thế giới, không chỉ dành riêng cho mỗi người châu Á. Thiếu gì dân Âu – Mỹ cộm cán vào “chợ” này, nhất là siêu lợi nhuận như buôn vũ khí.
Vậy mới có chuyện lãnh chúa Nabeshima Kanso sở hữu tới 6 khẩu pháo Armstrong 6 pound tại lâu đài ở phiên trấn Saga của ông ta. Người này quả thực có tầm nhìn quá mức vượt thời đại – chứ chẳng phải “dân xuyên” như ai kia. Lúc này Mạc Phủ ở Nhật Bản còn chưa giải tán. Cải cách Duy Tân Minh Trị phải 4 năm nữa mới diễn ra. Nhưng so về sự tân tiến thì không nơi nào vượt qua được Saga hết. Từ chế độ quân đội tới binh khí, mức độ hiện đại gần ngang ngửa các nước hạng nhì bên châu Âu – còn năng lực kỹ nghệ thì chắc chắn đứng đầu châu Á.
Trong lúc các phiên trấn phía đông dãy Hakone mới chỉ biết tới súng điểu thương mồi thừng, các xưởng cơ khí Saga đã tự sản xuất được súng dùng đá lửa rồi. Khi hội “chậm tiến” bắt đầu hiểu súng của châu Âu ở đẳng cấp khác, Saga nhanh chóng bán tống bán tháo số súng “Âu Tây” họ tự sản xuất cho các nơi này – chuyển sang mua loại súng bắn phát một, nạp đạn từ phía sau.
Không phủ nhận Nabeshima Kanso có tầm nhìn rất xa. Nhưng nếu muốn có vũ khí chất lượng, ông ta vẫn phải gặp đám buôn lậu phương Tây mới có cơ sở mà cụ thể hóa cái tầm nhìn ấy.
Tóm được James Smith Bush đang lúc khó khăn cũng là điều may mắn của San thiếu. Gã này phá sản đến nơi, không liều thì cạp đất mà ăn, phải bất chấp các ràng buộc để bán hàng cho cậu San – từ đó chính thức gia nhập giới buôn lậu ở Đông Á.
Tất nhiên James cũng không mù quáng, hắn nắm rất rõ luật lệ. Nếu để lộ việc bán vũ khí cho Đại Nam, hắn sẽ bị chụp cái nồi “kẻ có tư tưởng thù hằn với Pháp quốc”. James sẽ bị xếp vào danh sách đen của Pháp, cấm tự do buôn bán tại các vùng Pháp chiếm đóng, có thể bị phong tỏa các khoản đầu tư cũng như tài khoản ngân hàng ở Pháp (nếu có). Các thương nhân Pháp hay đồng minh thân cận của Pháp sẽ “không chính thức” hợp tác kinh tế cùng James , tất nhiên trong bóng tối lại là chuyện khác – và cũng tùy người. Thậm chí hắn có thể bị chính quyền Pháp bắt giữ nếu xuất hiện trong vùng, lãnh thổ mà quốc gia này cai quản và có thẩm quyền. Nói tóm lại gã bị hạn chế rất nhiều.
Còn về phía chính phủ Hoa Kỳ thì sao?
Hai nước có thỏa thuận ngầm về chuyện Đại Nam, điều này là chắc chắn. Đổi lại Pháp sẽ hỗ trợ gì đó cho Hoa Kỳ ở Nhật Bản và Philippines. Các phe không phải đồng minh thân cận sẽ tự hiểu với nhau. Chính phủ Mỹ không chỉ “hạn chế” thương nhân buôn bán với Đại Nam, đồng thời nhấn mạnh sẽ không bảo hộ cho thương nhân trong các thương vụ ở đây. Do đó mọi rủi ro phát sinh khi giao dịch thì các thương nhân phải tự chịu.
Điều này rất đáng sợ. Không có “ô dù” mà tự thân làm ăn cùng các thế lực bản địa rất dễ chết mất xác. Thời đại này tranh đấu liên tục khắp nơi, các hiệp ước bất bình đẳng đầy rẫy, sự thù địch của người bản xứ đối với người Âu- Mỹ không hề thấp. Thiếu đi hai chữ “bảo hộ”, đừng hòng lăn lộn Đông Á kiếm cơm.
Nghe thì nghiêm trọng, nhưng James sợ cóc khô. Đầu tiên là vấn đề luật pháp Hoa Kỳ. Quốc gia này không hề có văn bản chính thức cấm buôn bán với Đại Nam. Giả sử chuyện bán vũ khí cho cha con Cán gàn bại lộ, chính phủ Hoa Kỳ cũng chẳng biết định tội James theo căn cứ nào. Vụ bảo hộ thì sao? [Xin lỗi tình yêu và cuộc đời! Tôi chẳng cần các ông. Ở Đại Nam tôi thà ôm đùi San thiếu còn đáng tin hơn nhiều.] Mang suy nghĩ đó nên James vẫn còn nhởn nhơ cho đến giờ, chẳng lo lắng gì cả.
Mọi người đừng nên tưởng tượng mọi chuyện dễ thế.
San thiếu nghĩ có thể mua được pháo Armstrong từ tay quân Anh thì quá ngây thơ rồi. Hàng thì đúng là công ty W.G. Armstrong sản xuất, nhưng chính phủ Anh mới nắm độc quyền phân phối loại pháo này.
Hiện vẫn đang là năm 1859, dù khiến nước Anh gặp tổn thất nặng ở Nhật Bản, lại còn bị cả Hải Quân Hoàng Gia và Lục Quân Hoàng Gia tẩy chay, pháo Armstrong hiện chưa bị loại khỏi biên chế. Phải đến năm 1862, điều này mới chính thức xảy ra, nhà Armstrong lúc đó mới quay lại chế tạo pháo nạp đầu nòng.
Như vậy theo hợp đồng ký với chính phủ Anh, công ty này vẫn chưa được phép tự ý cung cấp loại pháo nạp đạn sau có khoá nòng (breechloading guns) ra ngoài thị trường. Kể cả có thanh lý hàng “lỗi”, quân Anh cũng không đời nào bán trực tiếp cho Đại Nam lúc này. Việc đó chẳng khác gì vả mặt người Pháp, trong khi Anh đang cần Pháp giúp sức trong chiến tranh Nha phiến lần hai.
Như vậy pháo Armstrong của lãnh chúa Kanso từ đâu ra? Còn cả 7 khẩu pháo 6 pound của San thiếu lúc này từ chỗ nào có được?
Xin thưa đều là hàng nhái hết. Quy cách thì vẫn là pháo Armstrong, nhưng quỷ mới biết xuất xứ của nó, nhãn hiệu không có, thông tin nhà sản xuất cũng không nốt. Và chất lượng so với hàng xịn ra sao thì cũng chịu chết không đảm bảo được. Điều tào lao nhất là lô hàng này do một nhân viên chính thức đại diện hãng W.G Armstrong ở Hương Cảng tư vấn. Hắn quảng cáo pháo này cũng phải tương đương 95 đến 98% so với hàng “real”.
Có ai tin nổi điều này không xin hãy giơ tay?
Thiên thu, vạn cổ, sách ghi tên.
Triệu hoán kỳ tài, vượt giới lên.
Nhiệt huyết dâng trào, Thiên Mệnh Chiến.
Quần long hội tụ, mấy ai quên?
Hàng này không khó mua nhưng thủ tục hơi rắc rối. San thiếu tính ra vẫn hên chán. Hắn “trói” được một cử nhân luật cứng nghề, không thì còn lâu mới mua được pháo loại tốt.
Nói vậy để biết rằng vũ khí “ra gì” của Âu Mỹ cực khó mua. Bọn Tây không điên mà nhả “đồ xịn” cho các nước Đông Á để rồi bị đè ra đánh như con. Tính ra mỗi nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ nhiều nhất cử đi 3-4000 quân viễn chinh; dân bản xứ thì tối thiểu phải từ mức chục triệu. Nếu không có khống chế mà để cho thương nhân bán bừa bãi vũ khí chất lượng cao vào khu vực này thì khác gì tự tay bóp bi quân đội.
Chỉ có những thứ được xếp vào dạng “hàng thải” mới được bán không hạn chế - tất nhiên là trong hạn ngạch cho phép - ở đây. Ví dụ như súng hỏa mai đá lửa, súng hỏa mai mồi thừng (smoothbore muskets). Nói chung là súng đạn thuộc hệ nòng trơn thì mua bán vô tư đi. Đây cũng là lý do James “lách luật” để mang Springfield Model 1841 đến thị trường Đông Á. Hắn học ngành luật nên nắm rất vững các “thủ thuật” kiểu này.
Dòng Colt revolving rifle thì được coi là “súng hiện đại” ở Mĩ. Nhưng hiện cũng được cho vào danh sách, vì lỗi cháy dây chuyền gây tai nạn quá nhiều. Thậm chí nó còn được coi là “bẫy cưa tay trái”, bán số lượng lớn chút cũng không vấn đề.
Ngay cả việc bán cho ai cũng không đơn giản.
Ví như lúc này Anh – Pháp quan hệ khá gần gũi, cho nên khi Pháp đánh Đại Nam thì chính phủ Anh sẽ hạn chế bán vũ khí cho nhà Nguyễn. Tương tự, Pháp- Tây Ban Nha liên minh đánh Đà Nẵng, thì không có thương nhân nào của hai nước được phép tuồn khí tài liên quan vào đây, bất kể súng ống hay thuốc nổ. Nếu cần, Pháp có thể ngoại giao yêu cầu các nước Phổ, Áo, Mĩ thực hiện cấm vận Đại Nam trong thời gian chiến tranh.
Nói cho vuông, đám thực dân chó má đã chia hết thị phần Đông Á rồi. Mỗi thằng quản một mảnh, không dẫm chân nhau. Riêng Đại Thanh thì cùng nhau chén vì quá rộng.
Trong tình cảnh đó, triều đình Huế dù muốn mua súng đạn cũng vô cùng nan giải. Trừ khi bằng một cách tình cờ và bất ngờ đến mức xảo diệu, họ móc nối được với con buôn - hay xịn hơn là chính quyền nước Phổ. Bọn này ở châu Âu bị chèn ép, nghèo đến phát điên nên chẳng ngán ai cả. Cứ có lợi là chơi tới thôi.
Lý do ư? Nước Phổ thống nhất chậm, lục quân mạnh nhưng hải quân như hạch. Trâu chậm đến nước đục cũng chẳng có mà uống, chưa kịp xơ múi gì đã bị các ông lớn khác chiếm hết phần rồi. Thế là Phổ đành phải tranh giành mấy mảnh đất tiêu điều nghèo rớt ở châu Phi với người Pháp. Xét cho cùng thì đây là một nhân tố bất ổn trong lòng lục địa già, thành phần “ném đá hội nghị” điển hình. Đúng kiểu “Bố mày không ăn được thì cả làng mời nghỉ cho khỏe!”. Vậy là ở châu Âu chỉ riêng quả “Chí Phèo” này không chơi theo luật, một mình thằng này một chợ.
Ai ý kiến? Mỗ dẫn bộ binh hỏi thăm ngay và luôn. Quân đội Phổ nếu đánh trên bộ chưa ngán bất kỳ quốc gia nào. Các nước xung quanh thực ra rất đau đầu với con hàng này. Dù sao tin tốt lành là tầm ảnh hưởng của Phổ rất nhỏ bé ở Đông Á, không thì cũng khá là rách việc. Có thể đây mới chính là lý do mà Phổ, sau này là Đức sẽ đè cả Châu Âu ra đấm không lệch phát nào. Tướng ăn tham, không chia cho ai thì xác định bị đánh là không oan uổng gì hết.
Lại nói chính sách khá nhất quán của chính phủ các quốc gia Âu- Mỹ như vậy, sự phối hợp nhịp nhàng trong cách chia miếng bánh thuộc địa như vậy thì Đông Á khỏi cựa rồi nhỉ? Thật ra cũng không hẳn. Ở trên có “chính sách” thì ở dưới có “đối sách”. Buôn lậu là ngành nghề toàn thế giới, không chỉ dành riêng cho mỗi người châu Á. Thiếu gì dân Âu – Mỹ cộm cán vào “chợ” này, nhất là siêu lợi nhuận như buôn vũ khí.
Vậy mới có chuyện lãnh chúa Nabeshima Kanso sở hữu tới 6 khẩu pháo Armstrong 6 pound tại lâu đài ở phiên trấn Saga của ông ta. Người này quả thực có tầm nhìn quá mức vượt thời đại – chứ chẳng phải “dân xuyên” như ai kia. Lúc này Mạc Phủ ở Nhật Bản còn chưa giải tán. Cải cách Duy Tân Minh Trị phải 4 năm nữa mới diễn ra. Nhưng so về sự tân tiến thì không nơi nào vượt qua được Saga hết. Từ chế độ quân đội tới binh khí, mức độ hiện đại gần ngang ngửa các nước hạng nhì bên châu Âu – còn năng lực kỹ nghệ thì chắc chắn đứng đầu châu Á.
Trong lúc các phiên trấn phía đông dãy Hakone mới chỉ biết tới súng điểu thương mồi thừng, các xưởng cơ khí Saga đã tự sản xuất được súng dùng đá lửa rồi. Khi hội “chậm tiến” bắt đầu hiểu súng của châu Âu ở đẳng cấp khác, Saga nhanh chóng bán tống bán tháo số súng “Âu Tây” họ tự sản xuất cho các nơi này – chuyển sang mua loại súng bắn phát một, nạp đạn từ phía sau.
Không phủ nhận Nabeshima Kanso có tầm nhìn rất xa. Nhưng nếu muốn có vũ khí chất lượng, ông ta vẫn phải gặp đám buôn lậu phương Tây mới có cơ sở mà cụ thể hóa cái tầm nhìn ấy.
Tóm được James Smith Bush đang lúc khó khăn cũng là điều may mắn của San thiếu. Gã này phá sản đến nơi, không liều thì cạp đất mà ăn, phải bất chấp các ràng buộc để bán hàng cho cậu San – từ đó chính thức gia nhập giới buôn lậu ở Đông Á.
Tất nhiên James cũng không mù quáng, hắn nắm rất rõ luật lệ. Nếu để lộ việc bán vũ khí cho Đại Nam, hắn sẽ bị chụp cái nồi “kẻ có tư tưởng thù hằn với Pháp quốc”. James sẽ bị xếp vào danh sách đen của Pháp, cấm tự do buôn bán tại các vùng Pháp chiếm đóng, có thể bị phong tỏa các khoản đầu tư cũng như tài khoản ngân hàng ở Pháp (nếu có). Các thương nhân Pháp hay đồng minh thân cận của Pháp sẽ “không chính thức” hợp tác kinh tế cùng James , tất nhiên trong bóng tối lại là chuyện khác – và cũng tùy người. Thậm chí hắn có thể bị chính quyền Pháp bắt giữ nếu xuất hiện trong vùng, lãnh thổ mà quốc gia này cai quản và có thẩm quyền. Nói tóm lại gã bị hạn chế rất nhiều.
Còn về phía chính phủ Hoa Kỳ thì sao?
Hai nước có thỏa thuận ngầm về chuyện Đại Nam, điều này là chắc chắn. Đổi lại Pháp sẽ hỗ trợ gì đó cho Hoa Kỳ ở Nhật Bản và Philippines. Các phe không phải đồng minh thân cận sẽ tự hiểu với nhau. Chính phủ Mỹ không chỉ “hạn chế” thương nhân buôn bán với Đại Nam, đồng thời nhấn mạnh sẽ không bảo hộ cho thương nhân trong các thương vụ ở đây. Do đó mọi rủi ro phát sinh khi giao dịch thì các thương nhân phải tự chịu.
Điều này rất đáng sợ. Không có “ô dù” mà tự thân làm ăn cùng các thế lực bản địa rất dễ chết mất xác. Thời đại này tranh đấu liên tục khắp nơi, các hiệp ước bất bình đẳng đầy rẫy, sự thù địch của người bản xứ đối với người Âu- Mỹ không hề thấp. Thiếu đi hai chữ “bảo hộ”, đừng hòng lăn lộn Đông Á kiếm cơm.
Nghe thì nghiêm trọng, nhưng James sợ cóc khô. Đầu tiên là vấn đề luật pháp Hoa Kỳ. Quốc gia này không hề có văn bản chính thức cấm buôn bán với Đại Nam. Giả sử chuyện bán vũ khí cho cha con Cán gàn bại lộ, chính phủ Hoa Kỳ cũng chẳng biết định tội James theo căn cứ nào. Vụ bảo hộ thì sao? [Xin lỗi tình yêu và cuộc đời! Tôi chẳng cần các ông. Ở Đại Nam tôi thà ôm đùi San thiếu còn đáng tin hơn nhiều.] Mang suy nghĩ đó nên James vẫn còn nhởn nhơ cho đến giờ, chẳng lo lắng gì cả.
Mọi người đừng nên tưởng tượng mọi chuyện dễ thế.
San thiếu nghĩ có thể mua được pháo Armstrong từ tay quân Anh thì quá ngây thơ rồi. Hàng thì đúng là công ty W.G. Armstrong sản xuất, nhưng chính phủ Anh mới nắm độc quyền phân phối loại pháo này.
Hiện vẫn đang là năm 1859, dù khiến nước Anh gặp tổn thất nặng ở Nhật Bản, lại còn bị cả Hải Quân Hoàng Gia và Lục Quân Hoàng Gia tẩy chay, pháo Armstrong hiện chưa bị loại khỏi biên chế. Phải đến năm 1862, điều này mới chính thức xảy ra, nhà Armstrong lúc đó mới quay lại chế tạo pháo nạp đầu nòng.
Như vậy theo hợp đồng ký với chính phủ Anh, công ty này vẫn chưa được phép tự ý cung cấp loại pháo nạp đạn sau có khoá nòng (breechloading guns) ra ngoài thị trường. Kể cả có thanh lý hàng “lỗi”, quân Anh cũng không đời nào bán trực tiếp cho Đại Nam lúc này. Việc đó chẳng khác gì vả mặt người Pháp, trong khi Anh đang cần Pháp giúp sức trong chiến tranh Nha phiến lần hai.
Như vậy pháo Armstrong của lãnh chúa Kanso từ đâu ra? Còn cả 7 khẩu pháo 6 pound của San thiếu lúc này từ chỗ nào có được?
Xin thưa đều là hàng nhái hết. Quy cách thì vẫn là pháo Armstrong, nhưng quỷ mới biết xuất xứ của nó, nhãn hiệu không có, thông tin nhà sản xuất cũng không nốt. Và chất lượng so với hàng xịn ra sao thì cũng chịu chết không đảm bảo được. Điều tào lao nhất là lô hàng này do một nhân viên chính thức đại diện hãng W.G Armstrong ở Hương Cảng tư vấn. Hắn quảng cáo pháo này cũng phải tương đương 95 đến 98% so với hàng “real”.
Có ai tin nổi điều này không xin hãy giơ tay?
Thiên thu, vạn cổ, sách ghi tên.
Triệu hoán kỳ tài, vượt giới lên.
Nhiệt huyết dâng trào, Thiên Mệnh Chiến.
Quần long hội tụ, mấy ai quên?