Sự việc pháo Armstrong cuối cùng là thế nào?
Trong trận chiến giữa Hải quân Hoàng gia Anh và phiên trấn Sumata Nhật Bản, pháo này bị tạc nòng làm chết và bị thương 17 binh sĩ. Khi đó làn sóng phản đối từ các sĩ quan hải quân và bộ binh Anh rất khủng khiếp. Dưới sức ép phải bồi thường cùng các yêu cầu cải tiến kỹ thuật, Nhà Armstrong phải gửi đại diện cùng chuyên viên kỹ thuật đến Đông Á xử lý vấn đề. Chiến tranh Nha Phiến lần hai xảy ra, đám chuyên gia này đương nhiên phải mò tới Hongkong, đồng hành với quân đội.
James liên hệ với người đại diện công ty để mua pháo, nhưng hắn bị từ chối vì lý do “ ràng buộc hợp đồng cùng chính phủ Anh”. Nhưng trời không tuyệt đường người. Tuy không mua được hàng chính hãng, tay đại diện này lại “ giới thiệu” cho James một số “đối tác tin cậy” để mua loại “vũ khí tiên tiến” 6 pounder Armstrong gun. Đây là điển hình việc nhân viên công ty tay trong tay ngoài , tuồn công nghệ cho các xưởng tư nhân chế hàng nhái bán kiếm lời ở Đông Á.
Loại hàng này chắc chắn sẽ không được sử dụng ở Châu Âu hay Châu Mỹ. Các chính phủ nơi đây sẽ không đời nào dùng loại hàng trôi nổi không đảm bảo chất lượng. Nhưng ở Đông Á, giới buôn lậu vũ khí tuồn ra không ít hàng nhái kiểu như trên. Rất khó để tìm ra nguồn gốc xuất xứ của chúng.
Một khẩu pháo chính hiệu Armstrong nạp đạn hậu có khóa nòng, nặng 800kg bắn đạn 12 pound (khoảng 5.4kg) – hay Armstrong Breech Loading 12 pounder 8 cwt, chỉ có giá 120 bảng Anh khi xuất xưởng (tương đương 360 đô-la Mĩ). Loại nặng 600kg bắn đạn 6 pound là 72 bảng (216 đô-la). Nhưng San thiếu bị “chặt đẹp” những 450 đô cho một khẩu pháo “lởm”- 7 khẩu toi hơn 3000, tất nhiên là không bán kèm đạn. Một đầu đạn phổ thông (Common Shell) những 4 đô-la (hàng chuẩn chỉ có 2.5), 1200 đầu đạn là bong thêm 4800. Tổng cộng San phải “ra máu” gần 8000 đô-la cho một đống hàng chất lượng không đảm bảo.
Chưa hết, để đảm bảo khả năng tác chiến, hắn phải “nghiến răng và lợi” thuê luôn 14 “chuyên gia” pháo binh. Nghe cho oai nhưng thực ra là một đám đánh thuê người Anh sống ngoài vòng pháp luật biết sử dụng loại pháo này. Lương tháng một đứa tận 300 đô-la, tức là gấp 3 lần lương của John Newton khi hắn hoạt động trong lực lượng hải quân Hoa Kỳ.
Tóm cái váy lại, các “lái buôn tử thần” có rất nhiều “ gói hỗ trợ”. Chỉ cần khách hàng đủ tiền thì chuyện gì cũng có thể bàn luận. Đúng là không tưởng tượng nổi cái sự thối nát của thế giới này! Nhưng vấn đề có thể giải quyết bằng tiền thì không còn là chuyện hóc búa nữa.
Lần này các lão đại Hồ gia với Trần gia cam tâm ra tiền. Và đây cũng chính là lý do mà mới đầu tháng 3, San thiếu đã đem quân xuất kích. Binh sĩ nhà họ Trần đã luyện đủ 5 tháng với súng mới. Đạn bắn luyện là không tiếc tay, các động tác chiến đấu, các chiến thuật được diễn luyện nhuần nhuyễn. Có thể đánh nhau được rồi. Thêm nữa, lương của “các chuyên gia” quá đắt. 4200 đô-la một tháng cho 14 thằng. Thuê bọn này chừng 3 tháng thì San gần đủ mua một cái tàu mới rồi.
Quân lính hăm hở lên thuyền đi đánh Tây, khung cảnh cũng hoành tráng lắm. Dẫn đầu là 10 thuyền gỗ bọc thép gắn trục chân vịt chở 300 quân “tinh nhuệ”. Theo sau bởi 20 chiến hạm cỡ trung mượn từ Nghệ An đưa thêm 700 lính Trần gia xuôi Nam.
Lần này San thiếu đòi đi theo và không ai cản trở cả.
Binh lính ở trại Sông Con và trại Lạc Giang do một tay hắn huấn luyện. Quân pháp bất vị thân, đến Cán ca cũng bị “huấn luyện viên” San quất roi thì biết rồi đấy. Trong chiến dịch này, tổng chỉ huy trên danh nghĩa là Trần Quang Cán, quý tử của hắn làm “tham mưu giấu mặt”. Chỉ huy các nhánh quân lần lượt là Trần Văn Tuất, Trần Văn Biểng, Trần Tân ( Bang Cửu), Nguyễn Vĩnh Khánh, Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Thanh Huấn, Nguyễn Long, Nguyễn Tài, Nguyễn Tạo. Mỗi người chỉ huy một nhóm 50-70 tay súng, tổng cộng 600 người.
San thiếu quản 200 quân dự bị cùng pháo binh, nói chung ở xa trận địa nhất. Các vị cao niên Hồ gia với Trần gia sống chết không cho hắn tiến sâu chiến trường. Cán Đại Đầu Dẫn 200 tay súng trường “Colt sáu” để xung phong khi cần. Dòng Colt revolving rifle đã được San cải tiến và chế thêm chỗ gắn lưỡi lê cận chiến.
5 tháng qua, 1000 lính của nhà hắn đã luyện thuần thục các động tác chiến đấu với kiểu súng này rồi.
Các nhóm công binh do Nguyễn Vĩnh Khánh, Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Thanh Huấn phụ trách, mang theo xẻng quân dụng – phòng hờ việc không thể đánh nhanh thì chuyển sang đánh công kiên. Lương khô, thịt khô, bột khử trùng cũng được chuẩn bị đầy đủ từ gần nửa năm nay.
Nên nhớ thời này đã có máy phát điện công suất vừa phải, chỉ cần nói James mua một máy phát độ 35 “ngựa”, San thiếu có thể điện phân muối ăn để thu khí Clo rồi. Cái này đem sục vào vôi tôi thì nước uống bao sạch. Có điều nếu uống thường xuyên thì dễ sỏi thận, do trong nước có CaCl2 (Calci Clorid) với Ca(OCl)2(C alci Hypoclorid) – còn dùng vài tháng khi có chiến tranh chắc chả sao đâu. Riêng Ca(OCl)2 lúc này chính là tuyệt mật của nhà họ Trần - có nó thì bớt được rất nhiều phiền toái dính tới Tả hay Kiết lỵ. Nghe nói ở Đà Nẵng đang dịch nặng lắm.
Nói chung đánh trận này hai nhà Trần – Hồ gần như dốc cạn của nả, tiền bạc còn dư lại chẳng được mấy.
700 quân Trần gia xuất phát từ trại Sơn Lĩnh đi qua thành Hà Tĩnh, sau đó hội quân với 300 binh ở trại Lạc Giang rồi đi thuyền vào Đà Nẵng.
Tin tức Cán Đại Đầu đi đánh Tây cả Hà Tĩnh đã biết từ lâu. Thế mà chờ mấy tháng không thấy động tĩnh gì cho nên ai cũng nghĩ hắn sợ Tây rồi thay đổi ý. Có người chê, có người bênh, nhưng đa phần đều cho rằng Cán Gàn không đi là hợp lý. Cỡ như Thống quân Nguyễn Tri Phương cầm 5000 “tinh binh triều đình” và 5000 dân binh Đà Nẵng còn thúc thủ, Cán ca chỉ là Phó Quản cơ với 1000 lính “nhà” thì đánh đấm nỗi gì. Không đi là đúng…
Nhưng ngày hôm nay quần chúng ăn dưa mới thật sự bất ngờ. Thì ra Cán Đại Đầu suốt thời gian qua âm thầm chuẩn bị. Ngay cả cậu cả nhà nớ (đó) cũng đi đánh giặc đấy. Nhà họ Trần có ba người đàn ông , một đã già xuất gia đi tu, hai người còn lại một lớn một nhỏ đều ra trận, nếu có bất trắc gì thì đúng là nhà này tuyệt hậu. Dân Hà Tĩnh thổn thức không thôi. Bao nhiêu lời ngợi khen, kiểu “trung quân ái quốc”, “tấm lòng son sắt”… thi nhau tuôn trào. Những kẻ ác tâm cũng phải ngậm miệng vì sợ số đông phỉ nhổ.
“ Ê thằng Gàu làng tau, nhìn hấn oai vệ hè... mà hấn mặc cấy chi lạ rứa?”
“ Nghe đâu để phòng đạn của lũ Tây, thợ trong thành làm mấy tháng mới xong đó...” Một người tỏ ra hiểu biết nói.
Dân chúng vừa hiếu kỳ vừa ngưỡng mộ đổ ra hò reo cổ vũ đám quân Trần gia.
Lá cờ xanh lam viền đen bay phấp phới bên dưới lá cờ Đại Nam. Cán Đại Đầu ngồi trên lưng ngựa liên tục chắp tay chào hỏi bà con hai bên đường.
Thi thoảng hắn cũng gặp các “chiến hữu đồng liêu” ra đây “đưa tiễn”. Nhưng đám này nếu gặp ánh nhìn của Cán Đại Đầu thì sẽ lảng tránh.
Cơ bản chẳng có gì khó hiểu. Nhà này chết trận hết thì đất Hà Tĩnh sẽ về lại tay bọn chúng thôi.
Trên đầu thành Hà Tĩnh thấp thoáng hai bóng người đang chăm chú dõi theo Trần gia quân từ đằng xa.
“ Quân kỷ nghiêm minh, người người tinh tráng, quân Nghệ An nỏ bằng. Đánh xong trận ni mà thắng, để thằng San và vợ hấn về Nghệ An, khi mô hấn có con trai thì thạ (thả) về. Giự (giữ) lại đứa nhỏ.” Người lên tiếng chính là Tổng đốc Võ Trọng Bình, thày của cả Cán Đại Đầu và San thiếu. Không ngờ Trần gia chưa ra trận đã bị rơi vào nghi kị, thấy cái cảnh sắp phải làm con tin rồi.
“ Cha, làm vậy có quá đáng lắm không? Cho dù thắng hay thua thì tấm lòng trung của bọn hấn rọ (rõ) như ban ngày… Cách của cha liệu có ổn?…” Võ Trọng Ninh đứng bên cạnh giật mình thưa.
“ Đây là cứu bọn hấn mà không phải hại bọn hấn. Mi nghị (nghĩ) triều đình liệu có để yên mô? Chuẩn bị đi. Xong trận ni dâng tấu lên Ngài Ngự. Chỉ cần Ngài Ngự yên lòng thì Trần gia vẫn an toàn.” Võ Tổng đốc thâm trầm ngắt lời con trai, giọng lão nhỏ như muỗi kêu.
“Nhớ phải trước đám sâu mọt kia, mi hiểu?” Lão lại thì thầm, ánh mắt đầy ẩn ý hướng về phía bên phải thành Hà Tĩnh.”
Vậy là lịch sử đã lặp lại, có điều sớm hơn 3 năm. Vì đúng ra mãi đến năm 18 tuổi - Trần Quang San mới phải ra Nghệ An làm con tin.
Thầy Bình cũng là tính cho Trần gia đường lui an toàn mà thôi. Việc thổ binh nhà này quá mạnh, lại sở hữu lượng lớn súng Tây không thể giấu được, thiếu gì tai mắt của Huế ở đây. Đơn cử gã tri phủ Nguyễn Phúc Nhượng đang hí hoáy ghi chép ở đằng xa kia kìa.
Thế đạo này làm trung thần khéo còn chết nhanh hơn ấy chứ. Thực sự khó sống lắm thay… Quan tổng đốc ảo não thở dài mà lui xuống. Ninh ca cũng đi theo, tâm trạng rối bời. Hắn thực sự rất quý tiểu sư đệ này, không chỉ vì vụ tiền nong lộc lá – mà Võ công tử cảm thấy San thiếu đáng để kết giao thôi.
Thiên thu, vạn cổ, sách ghi tên.
Triệu hoán kỳ tài, vượt giới lên.
Nhiệt huyết dâng trào, Thiên Mệnh Chiến.
Quần long hội tụ, mấy ai quên?
Trong trận chiến giữa Hải quân Hoàng gia Anh và phiên trấn Sumata Nhật Bản, pháo này bị tạc nòng làm chết và bị thương 17 binh sĩ. Khi đó làn sóng phản đối từ các sĩ quan hải quân và bộ binh Anh rất khủng khiếp. Dưới sức ép phải bồi thường cùng các yêu cầu cải tiến kỹ thuật, Nhà Armstrong phải gửi đại diện cùng chuyên viên kỹ thuật đến Đông Á xử lý vấn đề. Chiến tranh Nha Phiến lần hai xảy ra, đám chuyên gia này đương nhiên phải mò tới Hongkong, đồng hành với quân đội.
James liên hệ với người đại diện công ty để mua pháo, nhưng hắn bị từ chối vì lý do “ ràng buộc hợp đồng cùng chính phủ Anh”. Nhưng trời không tuyệt đường người. Tuy không mua được hàng chính hãng, tay đại diện này lại “ giới thiệu” cho James một số “đối tác tin cậy” để mua loại “vũ khí tiên tiến” 6 pounder Armstrong gun. Đây là điển hình việc nhân viên công ty tay trong tay ngoài , tuồn công nghệ cho các xưởng tư nhân chế hàng nhái bán kiếm lời ở Đông Á.
Loại hàng này chắc chắn sẽ không được sử dụng ở Châu Âu hay Châu Mỹ. Các chính phủ nơi đây sẽ không đời nào dùng loại hàng trôi nổi không đảm bảo chất lượng. Nhưng ở Đông Á, giới buôn lậu vũ khí tuồn ra không ít hàng nhái kiểu như trên. Rất khó để tìm ra nguồn gốc xuất xứ của chúng.
Một khẩu pháo chính hiệu Armstrong nạp đạn hậu có khóa nòng, nặng 800kg bắn đạn 12 pound (khoảng 5.4kg) – hay Armstrong Breech Loading 12 pounder 8 cwt, chỉ có giá 120 bảng Anh khi xuất xưởng (tương đương 360 đô-la Mĩ). Loại nặng 600kg bắn đạn 6 pound là 72 bảng (216 đô-la). Nhưng San thiếu bị “chặt đẹp” những 450 đô cho một khẩu pháo “lởm”- 7 khẩu toi hơn 3000, tất nhiên là không bán kèm đạn. Một đầu đạn phổ thông (Common Shell) những 4 đô-la (hàng chuẩn chỉ có 2.5), 1200 đầu đạn là bong thêm 4800. Tổng cộng San phải “ra máu” gần 8000 đô-la cho một đống hàng chất lượng không đảm bảo.
Chưa hết, để đảm bảo khả năng tác chiến, hắn phải “nghiến răng và lợi” thuê luôn 14 “chuyên gia” pháo binh. Nghe cho oai nhưng thực ra là một đám đánh thuê người Anh sống ngoài vòng pháp luật biết sử dụng loại pháo này. Lương tháng một đứa tận 300 đô-la, tức là gấp 3 lần lương của John Newton khi hắn hoạt động trong lực lượng hải quân Hoa Kỳ.
Tóm cái váy lại, các “lái buôn tử thần” có rất nhiều “ gói hỗ trợ”. Chỉ cần khách hàng đủ tiền thì chuyện gì cũng có thể bàn luận. Đúng là không tưởng tượng nổi cái sự thối nát của thế giới này! Nhưng vấn đề có thể giải quyết bằng tiền thì không còn là chuyện hóc búa nữa.
Lần này các lão đại Hồ gia với Trần gia cam tâm ra tiền. Và đây cũng chính là lý do mà mới đầu tháng 3, San thiếu đã đem quân xuất kích. Binh sĩ nhà họ Trần đã luyện đủ 5 tháng với súng mới. Đạn bắn luyện là không tiếc tay, các động tác chiến đấu, các chiến thuật được diễn luyện nhuần nhuyễn. Có thể đánh nhau được rồi. Thêm nữa, lương của “các chuyên gia” quá đắt. 4200 đô-la một tháng cho 14 thằng. Thuê bọn này chừng 3 tháng thì San gần đủ mua một cái tàu mới rồi.
Quân lính hăm hở lên thuyền đi đánh Tây, khung cảnh cũng hoành tráng lắm. Dẫn đầu là 10 thuyền gỗ bọc thép gắn trục chân vịt chở 300 quân “tinh nhuệ”. Theo sau bởi 20 chiến hạm cỡ trung mượn từ Nghệ An đưa thêm 700 lính Trần gia xuôi Nam.
Lần này San thiếu đòi đi theo và không ai cản trở cả.
Binh lính ở trại Sông Con và trại Lạc Giang do một tay hắn huấn luyện. Quân pháp bất vị thân, đến Cán ca cũng bị “huấn luyện viên” San quất roi thì biết rồi đấy. Trong chiến dịch này, tổng chỉ huy trên danh nghĩa là Trần Quang Cán, quý tử của hắn làm “tham mưu giấu mặt”. Chỉ huy các nhánh quân lần lượt là Trần Văn Tuất, Trần Văn Biểng, Trần Tân ( Bang Cửu), Nguyễn Vĩnh Khánh, Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Thanh Huấn, Nguyễn Long, Nguyễn Tài, Nguyễn Tạo. Mỗi người chỉ huy một nhóm 50-70 tay súng, tổng cộng 600 người.
San thiếu quản 200 quân dự bị cùng pháo binh, nói chung ở xa trận địa nhất. Các vị cao niên Hồ gia với Trần gia sống chết không cho hắn tiến sâu chiến trường. Cán Đại Đầu Dẫn 200 tay súng trường “Colt sáu” để xung phong khi cần. Dòng Colt revolving rifle đã được San cải tiến và chế thêm chỗ gắn lưỡi lê cận chiến.
5 tháng qua, 1000 lính của nhà hắn đã luyện thuần thục các động tác chiến đấu với kiểu súng này rồi.
Các nhóm công binh do Nguyễn Vĩnh Khánh, Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Thanh Huấn phụ trách, mang theo xẻng quân dụng – phòng hờ việc không thể đánh nhanh thì chuyển sang đánh công kiên. Lương khô, thịt khô, bột khử trùng cũng được chuẩn bị đầy đủ từ gần nửa năm nay.
Nên nhớ thời này đã có máy phát điện công suất vừa phải, chỉ cần nói James mua một máy phát độ 35 “ngựa”, San thiếu có thể điện phân muối ăn để thu khí Clo rồi. Cái này đem sục vào vôi tôi thì nước uống bao sạch. Có điều nếu uống thường xuyên thì dễ sỏi thận, do trong nước có CaCl2 (Calci Clorid) với Ca(OCl)2(C alci Hypoclorid) – còn dùng vài tháng khi có chiến tranh chắc chả sao đâu. Riêng Ca(OCl)2 lúc này chính là tuyệt mật của nhà họ Trần - có nó thì bớt được rất nhiều phiền toái dính tới Tả hay Kiết lỵ. Nghe nói ở Đà Nẵng đang dịch nặng lắm.
Nói chung đánh trận này hai nhà Trần – Hồ gần như dốc cạn của nả, tiền bạc còn dư lại chẳng được mấy.
700 quân Trần gia xuất phát từ trại Sơn Lĩnh đi qua thành Hà Tĩnh, sau đó hội quân với 300 binh ở trại Lạc Giang rồi đi thuyền vào Đà Nẵng.
Tin tức Cán Đại Đầu đi đánh Tây cả Hà Tĩnh đã biết từ lâu. Thế mà chờ mấy tháng không thấy động tĩnh gì cho nên ai cũng nghĩ hắn sợ Tây rồi thay đổi ý. Có người chê, có người bênh, nhưng đa phần đều cho rằng Cán Gàn không đi là hợp lý. Cỡ như Thống quân Nguyễn Tri Phương cầm 5000 “tinh binh triều đình” và 5000 dân binh Đà Nẵng còn thúc thủ, Cán ca chỉ là Phó Quản cơ với 1000 lính “nhà” thì đánh đấm nỗi gì. Không đi là đúng…
Nhưng ngày hôm nay quần chúng ăn dưa mới thật sự bất ngờ. Thì ra Cán Đại Đầu suốt thời gian qua âm thầm chuẩn bị. Ngay cả cậu cả nhà nớ (đó) cũng đi đánh giặc đấy. Nhà họ Trần có ba người đàn ông , một đã già xuất gia đi tu, hai người còn lại một lớn một nhỏ đều ra trận, nếu có bất trắc gì thì đúng là nhà này tuyệt hậu. Dân Hà Tĩnh thổn thức không thôi. Bao nhiêu lời ngợi khen, kiểu “trung quân ái quốc”, “tấm lòng son sắt”… thi nhau tuôn trào. Những kẻ ác tâm cũng phải ngậm miệng vì sợ số đông phỉ nhổ.
“ Ê thằng Gàu làng tau, nhìn hấn oai vệ hè... mà hấn mặc cấy chi lạ rứa?”
“ Nghe đâu để phòng đạn của lũ Tây, thợ trong thành làm mấy tháng mới xong đó...” Một người tỏ ra hiểu biết nói.
Dân chúng vừa hiếu kỳ vừa ngưỡng mộ đổ ra hò reo cổ vũ đám quân Trần gia.
Lá cờ xanh lam viền đen bay phấp phới bên dưới lá cờ Đại Nam. Cán Đại Đầu ngồi trên lưng ngựa liên tục chắp tay chào hỏi bà con hai bên đường.
Thi thoảng hắn cũng gặp các “chiến hữu đồng liêu” ra đây “đưa tiễn”. Nhưng đám này nếu gặp ánh nhìn của Cán Đại Đầu thì sẽ lảng tránh.
Cơ bản chẳng có gì khó hiểu. Nhà này chết trận hết thì đất Hà Tĩnh sẽ về lại tay bọn chúng thôi.
Trên đầu thành Hà Tĩnh thấp thoáng hai bóng người đang chăm chú dõi theo Trần gia quân từ đằng xa.
“ Quân kỷ nghiêm minh, người người tinh tráng, quân Nghệ An nỏ bằng. Đánh xong trận ni mà thắng, để thằng San và vợ hấn về Nghệ An, khi mô hấn có con trai thì thạ (thả) về. Giự (giữ) lại đứa nhỏ.” Người lên tiếng chính là Tổng đốc Võ Trọng Bình, thày của cả Cán Đại Đầu và San thiếu. Không ngờ Trần gia chưa ra trận đã bị rơi vào nghi kị, thấy cái cảnh sắp phải làm con tin rồi.
“ Cha, làm vậy có quá đáng lắm không? Cho dù thắng hay thua thì tấm lòng trung của bọn hấn rọ (rõ) như ban ngày… Cách của cha liệu có ổn?…” Võ Trọng Ninh đứng bên cạnh giật mình thưa.
“ Đây là cứu bọn hấn mà không phải hại bọn hấn. Mi nghị (nghĩ) triều đình liệu có để yên mô? Chuẩn bị đi. Xong trận ni dâng tấu lên Ngài Ngự. Chỉ cần Ngài Ngự yên lòng thì Trần gia vẫn an toàn.” Võ Tổng đốc thâm trầm ngắt lời con trai, giọng lão nhỏ như muỗi kêu.
“Nhớ phải trước đám sâu mọt kia, mi hiểu?” Lão lại thì thầm, ánh mắt đầy ẩn ý hướng về phía bên phải thành Hà Tĩnh.”
Vậy là lịch sử đã lặp lại, có điều sớm hơn 3 năm. Vì đúng ra mãi đến năm 18 tuổi - Trần Quang San mới phải ra Nghệ An làm con tin.
Thầy Bình cũng là tính cho Trần gia đường lui an toàn mà thôi. Việc thổ binh nhà này quá mạnh, lại sở hữu lượng lớn súng Tây không thể giấu được, thiếu gì tai mắt của Huế ở đây. Đơn cử gã tri phủ Nguyễn Phúc Nhượng đang hí hoáy ghi chép ở đằng xa kia kìa.
Thế đạo này làm trung thần khéo còn chết nhanh hơn ấy chứ. Thực sự khó sống lắm thay… Quan tổng đốc ảo não thở dài mà lui xuống. Ninh ca cũng đi theo, tâm trạng rối bời. Hắn thực sự rất quý tiểu sư đệ này, không chỉ vì vụ tiền nong lộc lá – mà Võ công tử cảm thấy San thiếu đáng để kết giao thôi.
Thiên thu, vạn cổ, sách ghi tên.
Triệu hoán kỳ tài, vượt giới lên.
Nhiệt huyết dâng trào, Thiên Mệnh Chiến.
Quần long hội tụ, mấy ai quên?