Chiến dịch diễn biến thật sự thuận lợi, quân Trần gia đang hưng phấn lắm. Nhưng lúc này thổ binh Trần gia khá bối rối vì chủ tướng của bọn họ đang cãi nhau nảy lửa. Thậm chí nghe được cả tiếng đồ đạc rơi vỡ do “giao lưu võ thuật” từ phía căn nhà gỗ ở phía xa vọng lại.
Hai cha con nhà họ Trần đang cãi cọ, chính vì vậy mà đám vệ binh bị đuổi đi rất xa tránh bọn họ vô tình nghe được những thứ không nên nghe.
Đám Văn Tuất, Biểng, Trần Tân (Bang Cửu), Nguyễn Vĩnh Khánh... lo lắng từ xa quan sát. Bọn họ hiểu không nổi chuyện đang tốt đẹp, thuận lợi vì sao hai cha con lại gây với nhau.
Trong căn nhà gỗ vốn là nơi ở của Dương Nghi Thanh, lúc này đồ đạc vương vãi, đổ vỡ… trên sàn nhà hai nhân vật chính đang quấn lấy nhau địa chiến…
“Buông ra .. quân tử động khẩu không động thủ”
“Đừng nhầm… là cha muốn động thủ trước…”
“Mi bố láo, làm việc dối trên gạt dưới. Tau phải đánh mi cho tỉnh. Kẻ thù đang yếu mà một mực đòi lui là răng?”
Cán Gàn địa chiến vật nhau chắc chắn khoẻ hơn San thiếu, nhưng mấy món bẻ tay kẹp cổ kiểu thực chiến MMA thì sao lại được cậu Cả? Cho nên đánh một hồi Cán Đại lúc này đang bị bẻ tay đè cổ đau đến nghiến răng nghiến lợi.
“ Đại ca, cha cả ngày coi tôi là trẻ con. Không biết đối nhân xử thế, không hiểu thời cuộc này nọ. Ngay cả một câu nói của tôi người cũng không thèm nghe mà gạt đi? Không nghe thì sao biết nó là đúng hay sai?”
San thiếu bực mình lắm rồi, Cứ nhắc chuyện gì không dính tới trận mạc là bỏ ngoài tai hết. Cậu không chịu nổi nên ngày hôm nay phải động thủ.
Nhẹ nhàng không ưa thì cậu đánh cho phục sau đó nói chuyện.
“Thì mi buông cha ra rồi nói chuyện. Có đời thuở nào con bẻ tay cha như ri mô?”?”
Cán Gàn rên đau, chỉ biết rít qua kẽ răng mà nói. Hắn thề nếu San thiếu bỏ ra hắn sẽ đè Cậu San tẩn cho một trận. Chiêu khoá tay này của thằng San thì Cán Đại Đầu sẽ không bị mắc lại chiêu này đâu.
“Cha muốn gạt tôi chứ gì? Tôi mà buông tay thì ăn đấm à? Làm như cha bình tĩnh chịu nghe tôi nói vậy… nằm yên như ri nói chuyện…” San khinh thường bĩu môi, kiểu trẻ con này lừa ai được?
“Như nào mới chịu thả?” Cán Gàn bực mình gào lên....
Có lẽ cả doanh trại cũng nghe thấy mất.
“Nghe tôi một lần. Xong chuyện sẽ thả?” San thiếu ngang bướng.
“Được… Mi nói đi”
Cán Ca rất bất đắc dĩ, lúc này không muốn nghe cũng phải nghe.
“Cha à, tôi biết cha một lòng mốn đánh giặc Tây, nhưng người nghĩ qua hay chưa chưa? Chúng ta mới đến đây được hai ngày đã đánh tan gần năm trăm quân Tây, tính ra là một nửa số quân ở Đà Nẵng lúc này, lại bắt được bốn tàu lớn. Trong khi đó đám Nguyễn Tri Phương và Phạm Thế Hiển, Tôn Thất Thi, Nguyễn Nghĩa, Hồ Oai đóng quân mấy ngàn ở Đà Nẵng mấy tháng không làm được cái chi giặc Tây cả....
“... người thử nghĩ lúc này quân Trần gia nếu còn đánh tiếp thì khác gì vả mặt cả đám võ quan ở Đà Nẵng? Bọn hắn liệu để cho Trần gia- Hồ gia yên? Người không nghĩ cho bản thân cũng phải nghĩ cho hai họ mấy trăm mạng người chứ...”
San thiếu nhăn nhó, khổ sở giải thích.
“ Mi không hiểu. Tau cố đánh để bọn hấn tỉnh người ngộ... Tau mà không đánh thì bọn hấn vẫn cố thủ, rụt đầu không dám chủ động tấn công giặc …”
Cán gàn có cái lý của hắn cho nên cũng gào lên cãi.
San thiếu điều phát rồ. “Anh bố” này tinh minh tùy việc, nhưng có những chuyện cực kỳ ấu trĩ – hay nói kiểu “thanh niên văn nghệ” là mơ mộng. Mệt nhất là gã này lì hơn trâu, đã quyết cái gì là cắm đầu làm, ai nói cũng không lại.
Cha muốn cảnh tình ai tôi nỏ quản. Nhưng điểm mấu chốt là không được để ảnh hưởng đến sự an nguy của Trần gia… Cha biết Tri phủ Nhượng hè? Hấn mật tấu về Huế nói nhà ta nuôi thổ binh, là “thế lực ngang tàng ở đất Hà Tĩnh”… Thày Bình thậm chí còn tính đem tôi về Nghệ An làm con tin ngoài nớ (đó), mục đích để bảo vệ nhà họ Trần. Chắc cha nỏ biết mô?”
Thám tử của San thiếu giăng đầy Hà Tĩnh. Lại thêm người của Nguyễn Phúc Nhượng bị San thiếu dùng tiền mua không ít. Cậu San nào thiếu mấy loại tin tức kiểu như vậy.
Chẳng qua hắn không muốn chọc cho Cán Gàn điên lên Bởi vì lúc này xuất binh mà chọc điên Cán gàn không có lợi ích gì cả.
“Đến mức như ri. Lũ chó đẻ! Sao chúng dám… Á á á…răng mi bẻ tay tau?” Tiếng gầm rú của Cán ca chắc khắp đảo đều nghe rõ.
“Nói chuyện bình tĩnh ... không gào thét, muốn tất cả đều biết chuyện?” San hơi lỏng tay, thở hổn hển. Con trâu này khỏe kinh khủng, hắn phải vắt cả người dùng chân kẹp cổ, dùng hai tay bẻ ngược tay trái của gã mới khống chế nổi.
“Hiện có rất nhiều kẻ ngứa mắt với nhà ta rồi. Nếu cha còn lỗ mãng kiếm chuyện với đại quan như Nguyễn Tri Phương hay Phạm Thế Hiển thì nguy lắm. Cha muốn khuyên triều đình? Thế thì ráng bò lên chức nào cao nhất ngoài Huế đi đã. Giờ cha nói ai nghe?” Cậu quý tử lựa lời tỉ tê với cha.
“Cao nhất ở Huế là Vua..” Cán Gàn đáp kiểu ba xàm...
“Em lạy anh cả nón. Phát rồ à mà đi tạo phản? Ý tôi là cha nhắm một chức quan ấy…”
San thiếu đau hết cả đầu rồi...
“Mi nói nghe dễ hè?” Cán Đại Đầu bĩu môi.
“Cha phải có chỗ dựa. Rồi từ từ leo.” San thiếu nêu một con đường.
“Thày Bình? Ngoài thày tau nỏ biết ai mô.” Cán gàn lắc đầu nguầy nguậy. Dù rất quảng giao nhưng hắn chủ yếu qua lại với người giang hồ đó giờ, kết nối với quan lại thì thuần túy bó hẹp trong địa bàn làm ăn ở Nghệ An Hà Tĩnh – tính ra khá là cục bộ địa phương
“ Nguyễn Tri Phương, Phạm Thế Hiển, Chu Phúc Minh.. đều là Thống chế, Tổng thống, Tổng Đốc các tỉnh… Trọng quan triều đình. Nếu xử lý khéo, chia cái công này cho bọn chúng thì sợ gì không có quan hệ?”
San thiếu lúc này mới nói lên tính toán của mình…
“ Không được. Tau cạch mặt lũ hèn nhát…… Á á á… đau…”
Cán Đại Đầu rất thống hận cách cầm quân đánh trận của đám người trên. cho nên khi San thiếu đề cập chia công lao cho bọn hắn là Cán giãy nảy không đồng ý, tất nhiên là bị Cậu Cả bẻ mạnh cánh tay khóa mồm.
Ròng rã nửa năm trời, ném một đống tiền của luyện quân mua thuyền mua súng. Rồi còn bao nhiêu xương máu của cả trăm mạng người. Bảo Cán chắp tay dâng cho người thì làm sao thoải mái cho đặng?
Cho nên hai cha con lại đánh nhau, lại gào rú thảm thiết…
***
Mới sáng sớm ngày 10 tháng 3, quân lính Đại Nam đóng tại đồn Mỹ Thị đã nhốn nháo cả lên. Mười lăm thuyền chiến kiểu Đại Nam nối đuôi nhau nghênh ngang cập bờ. Trên đó lục đục đi xuống một đám quân người Việt. Ban đầu sợ có trá, chỉ huy đồn còn cấp báo cho hai đồn Nại Hiên và Hóa Khê xin chi viện. Thậm chí gã này còn kêu người chạy về tuốt Hải Châu, nơi đặt Soái trướng của Thống quân Nguyễn Tri Phương và đám võ quan.
Quân của San thiếu lên bờ cả canh giờ mới có lính đồn Mỹ Thị mon men lại gần.
Thực sự muốn chém hết mẹ cái lũ bạc nhược này quá. Đầu San đầy hắc tuyến lởn vởn.
Nếu hắn là quân địch thì chỗ này toang lâu rồi. Ai đời cả mấy trăm mống đổ bộ điểm đóng quân mà như chốn không người – ổn định đội ngũ 2 tiếng sau mới có thằng tới hỏi. Cơ bản San phải tỉ mỉ bố trí trận địa ngay bờ biển để phòng quân Pháp đột kích, còn chả trông mong gì binh lính Đại Nam hết.
“Vị đại nhân này là…” Tên lính thám báo đồn Mỹ Thị nem nép sợ hãi rúm ró thăm dò.
“Chánh Suất Đội chỉ huy trại Lạc Giang – Hà Tĩnh, Trần Quang San.... Mi về báo cho chỉ huy như ri: ta lĩnh mật lệnh của Tổng Thống quân Nguyễn Tri Phương tập kích bọn Pháp, thu được 3 tàu lớn, bắt 300 tù binh. Nay ta đến bàn giao cờ tiết. Mi báo cáo chậm làm hư việc của cậu thì cậu chém”
San thiếu quen mồm lại xưng cậu… nhưng tên thám báo không để ý điều đó, hắn nhìn một đám lính Tây Dương bị trói gô phía xa mà toát mồ hôi.
“Ngài ni là mãnh tướng”… đó là cảm nhận đầu tiên của gã về vị Chánh Suất đội trẻ măng này
Không thể và không dám đắc tội.
“Thưa Cậu con đi báo ngay…”
Không ngờ gã lại dựa theo lối xưng hô của San thiếu mà khoanh tay cúi người chào…
“Chậm đã… cậu đi cùng mi. Đằng nào cũng phải gặp Phương Soái.”
San thiếu ra lệnh cho mười tên thân binh đi theo cùng… Cả đám đều cưỡi ngựa thường. Chiến mã “Ferrari” của hắn không quen đi biển, đành phải để ở nhà . Giờ đây cậu chỉ đành cưỡi tạm VinFast vậy.
Vấn đề là một nhóm 10 mống không mang theo binh khí – vậy mà 500 quan quân đồn Mỹ Thị vẫn không dám mở cổng mới tài. Hèn vậy bảo sao không dám “tay bo” với bọn Tây.
Phải chờ đợi tận nửa ngày bên ngoài để mấy con rùa kiểm tra công văn giấy tờ xác minh thân phận, San rất muốn đốt trụi cái đồn cùi bắp này.
Phản ứng quá lề mề chậm chạp, tốc độ không thể chấp nhận được. Với người mình còn quan liêu tới mức đó, giả dụ gặp địch mạnh chắc banh ta-lông trong một nốt nhạc.
Thật ra Hiệp Quản Cơ cũ của Mỹ Thị không kém. Hai tướng Nguyễn Triều – Nguyễn An đều là hảo thủ can trường nhiều lần phục kích đánh lui các mũi tấn công của quân Pháp từ thành An Hải bên bán Đảo Sơn Trà xuống.
Nhưng hai ông không có nhiều hỗ trợ cho nên bị bắn chết cả rồi. Thậm chí đến Tự Đức ở xa còn biết chuyện này mà than “Quân đã cô, cứu viện lại không có. Một quan tướng đã khó tìm, huống chi chết đến hai. Bọn tổng thống (Nguyễn Tri Phương) không đau lòng hay răng (sao)?”
Sau đó một loạt võ quan ở Đà Nẵng bị giáng chức, chỉ có hai vị trên được truy phong.
Lúc này thủ Mỹ Thị là Quản Cơ Hồ Đắc Tú. Thằng này chính là nhát gan sợ chiến khiến Thống chế Lê Đình Lý tử trận. Vốn dĩ bị bắt nhốt điều tra. Không hiểu quan hệ thế nào mà lại được phục chức điều trấn thủ Mỹ Thị.
Hồ Quản cơ tính ra hơn San thiếu một cấp (tương đương Đại Úy). Nhưng tréo nghoe một điều là gã lại hết mực xun xoe lấy lòng San.
Thôi thì đãi bôi cho qua chuyện. Nhận lại giấy tờ San đi luôn. Con hàng này không đáng để cậu cho vào mắt.
Đến cuối buổi chiều, tin tức Cậu cả họ Trần bí mật nhận lệnh của đại soái mà làm trận thắng to đã lan truyền khắp ba quân.
Cậu đi đến đâu cũng có binh sĩ cùng tuần binh nghĩa dũng chào đón hoan hô.
Thực tâm mà nói, đây chính là những anh hùng chân chính của Đại Nam. Một thân áo vải mang đao kiếm quần nhau với súng đạn không ngại hi sinh mất mát. Trong mắt bọn họ tràn ngập ý chí sục sôi và lòng căm thù giặc, một tia sợ hãi cũng không có. Trái ngược hẳn với đám võ quan đớn hèn, bạc nhược, đầy tự ti – thậm chí không thằng nào dám đối diện với ánh nhìn của San thiếu.
Siêu Phẩm truyện Bóng Đá Việt Nam. Main lý trí, chịu khó. Hack không quá bá, cần rèn luyện mới có thể thành tài. Main hiện chuẩn bị sang Bundesliga. Cam đoan chất lượng nhảy hố. Mời bạn đón đọc
Hai cha con nhà họ Trần đang cãi cọ, chính vì vậy mà đám vệ binh bị đuổi đi rất xa tránh bọn họ vô tình nghe được những thứ không nên nghe.
Đám Văn Tuất, Biểng, Trần Tân (Bang Cửu), Nguyễn Vĩnh Khánh... lo lắng từ xa quan sát. Bọn họ hiểu không nổi chuyện đang tốt đẹp, thuận lợi vì sao hai cha con lại gây với nhau.
Trong căn nhà gỗ vốn là nơi ở của Dương Nghi Thanh, lúc này đồ đạc vương vãi, đổ vỡ… trên sàn nhà hai nhân vật chính đang quấn lấy nhau địa chiến…
“Buông ra .. quân tử động khẩu không động thủ”
“Đừng nhầm… là cha muốn động thủ trước…”
“Mi bố láo, làm việc dối trên gạt dưới. Tau phải đánh mi cho tỉnh. Kẻ thù đang yếu mà một mực đòi lui là răng?”
Cán Gàn địa chiến vật nhau chắc chắn khoẻ hơn San thiếu, nhưng mấy món bẻ tay kẹp cổ kiểu thực chiến MMA thì sao lại được cậu Cả? Cho nên đánh một hồi Cán Đại lúc này đang bị bẻ tay đè cổ đau đến nghiến răng nghiến lợi.
“ Đại ca, cha cả ngày coi tôi là trẻ con. Không biết đối nhân xử thế, không hiểu thời cuộc này nọ. Ngay cả một câu nói của tôi người cũng không thèm nghe mà gạt đi? Không nghe thì sao biết nó là đúng hay sai?”
San thiếu bực mình lắm rồi, Cứ nhắc chuyện gì không dính tới trận mạc là bỏ ngoài tai hết. Cậu không chịu nổi nên ngày hôm nay phải động thủ.
Nhẹ nhàng không ưa thì cậu đánh cho phục sau đó nói chuyện.
“Thì mi buông cha ra rồi nói chuyện. Có đời thuở nào con bẻ tay cha như ri mô?”?”
Cán Gàn rên đau, chỉ biết rít qua kẽ răng mà nói. Hắn thề nếu San thiếu bỏ ra hắn sẽ đè Cậu San tẩn cho một trận. Chiêu khoá tay này của thằng San thì Cán Đại Đầu sẽ không bị mắc lại chiêu này đâu.
“Cha muốn gạt tôi chứ gì? Tôi mà buông tay thì ăn đấm à? Làm như cha bình tĩnh chịu nghe tôi nói vậy… nằm yên như ri nói chuyện…” San khinh thường bĩu môi, kiểu trẻ con này lừa ai được?
“Như nào mới chịu thả?” Cán Gàn bực mình gào lên....
Có lẽ cả doanh trại cũng nghe thấy mất.
“Nghe tôi một lần. Xong chuyện sẽ thả?” San thiếu ngang bướng.
“Được… Mi nói đi”
Cán Ca rất bất đắc dĩ, lúc này không muốn nghe cũng phải nghe.
“Cha à, tôi biết cha một lòng mốn đánh giặc Tây, nhưng người nghĩ qua hay chưa chưa? Chúng ta mới đến đây được hai ngày đã đánh tan gần năm trăm quân Tây, tính ra là một nửa số quân ở Đà Nẵng lúc này, lại bắt được bốn tàu lớn. Trong khi đó đám Nguyễn Tri Phương và Phạm Thế Hiển, Tôn Thất Thi, Nguyễn Nghĩa, Hồ Oai đóng quân mấy ngàn ở Đà Nẵng mấy tháng không làm được cái chi giặc Tây cả....
“... người thử nghĩ lúc này quân Trần gia nếu còn đánh tiếp thì khác gì vả mặt cả đám võ quan ở Đà Nẵng? Bọn hắn liệu để cho Trần gia- Hồ gia yên? Người không nghĩ cho bản thân cũng phải nghĩ cho hai họ mấy trăm mạng người chứ...”
San thiếu nhăn nhó, khổ sở giải thích.
“ Mi không hiểu. Tau cố đánh để bọn hấn tỉnh người ngộ... Tau mà không đánh thì bọn hấn vẫn cố thủ, rụt đầu không dám chủ động tấn công giặc …”
Cán gàn có cái lý của hắn cho nên cũng gào lên cãi.
San thiếu điều phát rồ. “Anh bố” này tinh minh tùy việc, nhưng có những chuyện cực kỳ ấu trĩ – hay nói kiểu “thanh niên văn nghệ” là mơ mộng. Mệt nhất là gã này lì hơn trâu, đã quyết cái gì là cắm đầu làm, ai nói cũng không lại.
Cha muốn cảnh tình ai tôi nỏ quản. Nhưng điểm mấu chốt là không được để ảnh hưởng đến sự an nguy của Trần gia… Cha biết Tri phủ Nhượng hè? Hấn mật tấu về Huế nói nhà ta nuôi thổ binh, là “thế lực ngang tàng ở đất Hà Tĩnh”… Thày Bình thậm chí còn tính đem tôi về Nghệ An làm con tin ngoài nớ (đó), mục đích để bảo vệ nhà họ Trần. Chắc cha nỏ biết mô?”
Thám tử của San thiếu giăng đầy Hà Tĩnh. Lại thêm người của Nguyễn Phúc Nhượng bị San thiếu dùng tiền mua không ít. Cậu San nào thiếu mấy loại tin tức kiểu như vậy.
Chẳng qua hắn không muốn chọc cho Cán Gàn điên lên Bởi vì lúc này xuất binh mà chọc điên Cán gàn không có lợi ích gì cả.
“Đến mức như ri. Lũ chó đẻ! Sao chúng dám… Á á á…răng mi bẻ tay tau?” Tiếng gầm rú của Cán ca chắc khắp đảo đều nghe rõ.
“Nói chuyện bình tĩnh ... không gào thét, muốn tất cả đều biết chuyện?” San hơi lỏng tay, thở hổn hển. Con trâu này khỏe kinh khủng, hắn phải vắt cả người dùng chân kẹp cổ, dùng hai tay bẻ ngược tay trái của gã mới khống chế nổi.
“Hiện có rất nhiều kẻ ngứa mắt với nhà ta rồi. Nếu cha còn lỗ mãng kiếm chuyện với đại quan như Nguyễn Tri Phương hay Phạm Thế Hiển thì nguy lắm. Cha muốn khuyên triều đình? Thế thì ráng bò lên chức nào cao nhất ngoài Huế đi đã. Giờ cha nói ai nghe?” Cậu quý tử lựa lời tỉ tê với cha.
“Cao nhất ở Huế là Vua..” Cán Gàn đáp kiểu ba xàm...
“Em lạy anh cả nón. Phát rồ à mà đi tạo phản? Ý tôi là cha nhắm một chức quan ấy…”
San thiếu đau hết cả đầu rồi...
“Mi nói nghe dễ hè?” Cán Đại Đầu bĩu môi.
“Cha phải có chỗ dựa. Rồi từ từ leo.” San thiếu nêu một con đường.
“Thày Bình? Ngoài thày tau nỏ biết ai mô.” Cán gàn lắc đầu nguầy nguậy. Dù rất quảng giao nhưng hắn chủ yếu qua lại với người giang hồ đó giờ, kết nối với quan lại thì thuần túy bó hẹp trong địa bàn làm ăn ở Nghệ An Hà Tĩnh – tính ra khá là cục bộ địa phương
“ Nguyễn Tri Phương, Phạm Thế Hiển, Chu Phúc Minh.. đều là Thống chế, Tổng thống, Tổng Đốc các tỉnh… Trọng quan triều đình. Nếu xử lý khéo, chia cái công này cho bọn chúng thì sợ gì không có quan hệ?”
San thiếu lúc này mới nói lên tính toán của mình…
“ Không được. Tau cạch mặt lũ hèn nhát…… Á á á… đau…”
Cán Đại Đầu rất thống hận cách cầm quân đánh trận của đám người trên. cho nên khi San thiếu đề cập chia công lao cho bọn hắn là Cán giãy nảy không đồng ý, tất nhiên là bị Cậu Cả bẻ mạnh cánh tay khóa mồm.
Ròng rã nửa năm trời, ném một đống tiền của luyện quân mua thuyền mua súng. Rồi còn bao nhiêu xương máu của cả trăm mạng người. Bảo Cán chắp tay dâng cho người thì làm sao thoải mái cho đặng?
Cho nên hai cha con lại đánh nhau, lại gào rú thảm thiết…
***
Mới sáng sớm ngày 10 tháng 3, quân lính Đại Nam đóng tại đồn Mỹ Thị đã nhốn nháo cả lên. Mười lăm thuyền chiến kiểu Đại Nam nối đuôi nhau nghênh ngang cập bờ. Trên đó lục đục đi xuống một đám quân người Việt. Ban đầu sợ có trá, chỉ huy đồn còn cấp báo cho hai đồn Nại Hiên và Hóa Khê xin chi viện. Thậm chí gã này còn kêu người chạy về tuốt Hải Châu, nơi đặt Soái trướng của Thống quân Nguyễn Tri Phương và đám võ quan.
Quân của San thiếu lên bờ cả canh giờ mới có lính đồn Mỹ Thị mon men lại gần.
Thực sự muốn chém hết mẹ cái lũ bạc nhược này quá. Đầu San đầy hắc tuyến lởn vởn.
Nếu hắn là quân địch thì chỗ này toang lâu rồi. Ai đời cả mấy trăm mống đổ bộ điểm đóng quân mà như chốn không người – ổn định đội ngũ 2 tiếng sau mới có thằng tới hỏi. Cơ bản San phải tỉ mỉ bố trí trận địa ngay bờ biển để phòng quân Pháp đột kích, còn chả trông mong gì binh lính Đại Nam hết.
“Vị đại nhân này là…” Tên lính thám báo đồn Mỹ Thị nem nép sợ hãi rúm ró thăm dò.
“Chánh Suất Đội chỉ huy trại Lạc Giang – Hà Tĩnh, Trần Quang San.... Mi về báo cho chỉ huy như ri: ta lĩnh mật lệnh của Tổng Thống quân Nguyễn Tri Phương tập kích bọn Pháp, thu được 3 tàu lớn, bắt 300 tù binh. Nay ta đến bàn giao cờ tiết. Mi báo cáo chậm làm hư việc của cậu thì cậu chém”
San thiếu quen mồm lại xưng cậu… nhưng tên thám báo không để ý điều đó, hắn nhìn một đám lính Tây Dương bị trói gô phía xa mà toát mồ hôi.
“Ngài ni là mãnh tướng”… đó là cảm nhận đầu tiên của gã về vị Chánh Suất đội trẻ măng này
Không thể và không dám đắc tội.
“Thưa Cậu con đi báo ngay…”
Không ngờ gã lại dựa theo lối xưng hô của San thiếu mà khoanh tay cúi người chào…
“Chậm đã… cậu đi cùng mi. Đằng nào cũng phải gặp Phương Soái.”
San thiếu ra lệnh cho mười tên thân binh đi theo cùng… Cả đám đều cưỡi ngựa thường. Chiến mã “Ferrari” của hắn không quen đi biển, đành phải để ở nhà . Giờ đây cậu chỉ đành cưỡi tạm VinFast vậy.
Vấn đề là một nhóm 10 mống không mang theo binh khí – vậy mà 500 quan quân đồn Mỹ Thị vẫn không dám mở cổng mới tài. Hèn vậy bảo sao không dám “tay bo” với bọn Tây.
Phải chờ đợi tận nửa ngày bên ngoài để mấy con rùa kiểm tra công văn giấy tờ xác minh thân phận, San rất muốn đốt trụi cái đồn cùi bắp này.
Phản ứng quá lề mề chậm chạp, tốc độ không thể chấp nhận được. Với người mình còn quan liêu tới mức đó, giả dụ gặp địch mạnh chắc banh ta-lông trong một nốt nhạc.
Thật ra Hiệp Quản Cơ cũ của Mỹ Thị không kém. Hai tướng Nguyễn Triều – Nguyễn An đều là hảo thủ can trường nhiều lần phục kích đánh lui các mũi tấn công của quân Pháp từ thành An Hải bên bán Đảo Sơn Trà xuống.
Nhưng hai ông không có nhiều hỗ trợ cho nên bị bắn chết cả rồi. Thậm chí đến Tự Đức ở xa còn biết chuyện này mà than “Quân đã cô, cứu viện lại không có. Một quan tướng đã khó tìm, huống chi chết đến hai. Bọn tổng thống (Nguyễn Tri Phương) không đau lòng hay răng (sao)?”
Sau đó một loạt võ quan ở Đà Nẵng bị giáng chức, chỉ có hai vị trên được truy phong.
Lúc này thủ Mỹ Thị là Quản Cơ Hồ Đắc Tú. Thằng này chính là nhát gan sợ chiến khiến Thống chế Lê Đình Lý tử trận. Vốn dĩ bị bắt nhốt điều tra. Không hiểu quan hệ thế nào mà lại được phục chức điều trấn thủ Mỹ Thị.
Hồ Quản cơ tính ra hơn San thiếu một cấp (tương đương Đại Úy). Nhưng tréo nghoe một điều là gã lại hết mực xun xoe lấy lòng San.
Thôi thì đãi bôi cho qua chuyện. Nhận lại giấy tờ San đi luôn. Con hàng này không đáng để cậu cho vào mắt.
Đến cuối buổi chiều, tin tức Cậu cả họ Trần bí mật nhận lệnh của đại soái mà làm trận thắng to đã lan truyền khắp ba quân.
Cậu đi đến đâu cũng có binh sĩ cùng tuần binh nghĩa dũng chào đón hoan hô.
Thực tâm mà nói, đây chính là những anh hùng chân chính của Đại Nam. Một thân áo vải mang đao kiếm quần nhau với súng đạn không ngại hi sinh mất mát. Trong mắt bọn họ tràn ngập ý chí sục sôi và lòng căm thù giặc, một tia sợ hãi cũng không có. Trái ngược hẳn với đám võ quan đớn hèn, bạc nhược, đầy tự ti – thậm chí không thằng nào dám đối diện với ánh nhìn của San thiếu.
Siêu Phẩm truyện Bóng Đá Việt Nam. Main lý trí, chịu khó. Hack không quá bá, cần rèn luyện mới có thể thành tài. Main hiện chuẩn bị sang Bundesliga. Cam đoan chất lượng nhảy hố. Mời bạn đón đọc