Chiều muộn ngày 10 tháng 3, Cuối cùng San thiếu cũng tới được đại doanh của Phương Soái ở Hải Châu, sau khi xong màn “kiểm tra giấy tờ” ở 6-7 chốt dọc đường.
Tất nhiên là vì Cậu Cả loan tin mình nhận mật lệnh của Tổng Thống Tri Phương mà lập công cho nên ngay khi San đặt chân đến Hải Châu thì ngay lập tức được cụ Phương “mời” gặp.
Cuộc gặp này khiến San hết sức ngỡ ngàng cùng lúng túng.
Những kiến thức hắn tìm hiểu qua sách vở về người xưa chưa chắc đúng. Sự thật luôn khiến mọi người bất ngờ.
Thống quân Nguyễn Tri Phương có dáng người gày gày tầm thước, gương mặt khá khắc khổ kèm theo chòm râu bạc dài ngang ngực. Đôi mắt Phương Soái tuy đã nhốm màu tang thương thời gian nhưng lại mang đến cho người đối diện cảm giác cụ có thể nhìn thấu mọi điều. Ấn tượng ban đầu thì cụ giống như một lão nho nhiều hơn là một vị “danh tướng” võ biền của Đại Nam.
Có điều lúc này cụ đang nổi giận đùng đùng mắng San thiếu và cả “tên bố “Cán không có mặt.
Ý là cụ đây không cần “nhận khống” chiến công của nhà họ Trần. Làm như thế là sỉ nhục phẩm giá của cụ, khiến cụ thấy xấu hổ. Cụ rất giận bố con nhà San về chuyện này. Chưa hết, cụ còn nói thẳng là sẽ tận mắt kiểm tra xem hai đứa bây có nói láo không. Nếu đúng là thắng đẹp như bây nói, cụ sẽ nguyên văn báo với triều đình để thỉnh công cho. Nửa tấc công lao cũng kiên quyết không thể nhận. Đây là nguyên tắc làm người của cụ.
Thật ra thì cụ đã giữ lại San ở đây và cho người đi điều tra thực hư chiến công sau đó mới tìm cách xử hai cha con nhà này.
Có một điểm thật đáng nể, tuy cụ rất giận hai cha con Trần gia nhưng cụ không phải người hẹp hòi. Công tư phân minh, chuyện nào ra chuyện đó. Cứ yên tâm mà chiến đấu với bọn Tây, cụ rất ủng hộ. Người tài cụ vẫn trọng dụng, rảnh đâu mà “ghi thù” San với Cán.
San sốc nặng.
Hắn là người từng trải, được tôi luyện trong ngành tình báo nên đọc và phân tích hành vi của con người cực chuẩn. Chân tình hay giả ý đều không lọt khỏi mắt hắn. Cụ Phương không hề “diễn”. Phản ứng gay gắt của cụ là do chuyện này ngược hẳn với quy củ bản thân cụ đặt ra.
Vô công bất thụ lộc. Đơn giản thế thôi, không có gì là thù hằn cá nhân ở đây hết. San thiếu trước giờ hiểu sai về cụ. Hắn cứ luôn mồm xin lỗi mong cụ bỏ quá, thái độ vô cùng thành khẩn.
Hắn cũng tính khi có dịp sẽ thông não cho “anh gàn”, để gã kéo dài sự hiểu lầm với Phương soái thì không được hay cho lắm. Nhưng điều này có vẻ khó, bởi vì khi cụ Phương làm Biệt giá ở Gia Định đã “xích” hàng gạo lậu của Hồ - Trần hai nhà nhiều lần... đây là có sẵn xích mích đấy.
Mới tiếp xúc không quá lâu nhưng trong thời gian chờ đợi, cụ Phương cho người kiểm tra chiến công thì hai người nói chuyện khá nhiều. Nhận định cá nhân San về vị Tổng Thống Quân Đại Nam đó chính là: cương trực, thanh liêm, bao dung độ lượng, thẳng thắn.
Nhưng cụ quá bảo thủ về mặt quân sự, không chịu thay đổi tư duy đã lỗi thời. Đây là điều khiến vị danh tướng này ăn đủ thiệt thòi khi đụng phải lũ Tây quen dùng súng ống.
[Kế hoạch phải thay đổi ngay!] Phương Soái là kiểu người ăn mềm không ăn cứng – phải dùng tình cảm tác động, không thể đem tiền tài hay lợi ích ra nói chuyện được.
Vậy nên San nặn ra hai hàng nước mắt cá sấu bắt đầu diễn.
"Ối ông ơi. Con xin ông. Ông cứu nhà con với. Ông mà báo về Huế như rứa là chết nhà con rồi…” Đột nhiên San “nức nở”, hắn ào đến túm chặt tay áo cụ Phương van xin, thiếu điều quỳ mọp xuống.
Hắn không xưng “tổng thống”, hay “tổng đốc” gì cả. Đây là San mặt dầy xưng hô thân mật như đúng rồi để kéo gần quan hệ …
“Cái thằng ni… nam nhi trượng phu om sòm như đàn bà… Răng mà phải cứu? Nhà mi lập đại công, kẻ nào dám hại?”
Đầu cụ hiện lên đầy dấu hỏi. Thực sự San chơi chiêu này quá chuẩn. Tuổi hắn nhỏ, mở mồm bàn chuyện quốc gia đại sự dễ bị xem nhẹ - cứ giả vờ ngây ngô năn nỉ ỉ ôi rất dễ khiến các lão đại mất cảnh giác…
“Ông ơi… nhà con buôn bán nhưng một lòng vì nước. Bao nhiêu của nả bán hết, còn vay nợ khắp nơi luyện được 1000 binh… giờ chết với bị thương quá nửa… ở quê nhà vừa mới báo tin vô…” San tiếp tục màn kể khổ, nước mắt nước mũi tèm lem.
Đang “diễn sâu” nên hắn không dám ngước mặt lên, sợ bị đại soái “soi” được biểu hiện không đúng thì bể mánh.
Chuyện hắn thuật lại đa phần là bịa. Nào là nhà hắn sạt nghiệp mới đóng được 10 thuyền chuyên khắc chế tàu của bọn Tây. Một trận đánh phế luôn 6 chiếc – thảm không tả nổi.
Rồi thì nhà hắn làm ăn quen được công ty của Anh do người Mỹ “làm chủ” – bọn này khác với Pháp và Tây Ban Nha không thù hằn Đại Nam nên giúp San mua vũ khí.
Có điều Trần gia còn nợ công ty T&H cả đống tiền hàng, tiền thuê 14 “chuyên gia” để huấn luyện quân sĩ… cứ gọi là ngập đầu.”
Chung quy là nhà hắn vì vụ đánh Tây này hiện gia cảnh đến cái nịt cũng không còn.
Ấy vậy mà nào có được yên. Một đám ghen ăn tức ở tố cáo Trần gia hai lòng. Nghe nói quan tri phủ Hà Tĩnh còn dâng tấu cho triều đình rồi. San còn sắp phải về Nghệ An làm con tin nữa, vân vân và mây mây – kính thưa các thể loại ác ý vô cớ ụp xuống đầu.
Súng ống toàn bộ là Trần gia đi thuê, có giấy trắng mực đen đàng hoàng, xong trận phải trả lại, hư hỏng mất mát thì đền. Mà trận Cù Lao Chàm “bay” sơ sơ 400 khẩu – phen này nhà hắn chắc bán sới đi ăn mày.
Cán Đại Đầu chả hiểu sao “bị thương nặng” rồi. Nghe chuyện San phải làm con tin thì ngất tại chỗ. San sợ hãi đưa cha và lính bị thương về quê tĩnh dưỡng.
Rơi vào "bước đường cùng”, hắn mới nảy ra “tối kiến” tặng công lao cho Phương soái hòng xin che chở.
Chuyện đến mức này cũng tại hắn quá nông nổi, không suy nghĩ thấu đáo. Giờ hắn biết sai quá rồi, chỉ có thành tâm xin lỗi mong cụ đánh cho hai chữ đại xá mà thôi. Cụ mắng chửi sao cũng được, nhưng xin cụ nhận công trạng mà cứu nhà họ Trần, hắn không muốn làm con tin…
Pha diễn xuất “cứ như thật” thế mà mang lại hiệu quả ngoài mong đợi.
San vừa chùi nước mắt, vừa lén nhìn vị Thống quân đang trợn mắt nghiến răng, liên tục hít thở như sắp lên máu mà thầm kêu khổ. Cụ cũng 59 tuổi rồi chứ ít ỏi gì.
Phỉ phui, nhỡ đột quỵ ra đây thì không cái dại nào bằng. Trong lòng hắn như đánh lô-tô, chỉ mong cụ sớm bình tĩnh lại.
[Cụ.. cụ... bình tĩnh] San thiếu hò hét trong lòng.
Cớ sự “lâm li bi đát” kiểu này chạm đúng vào “vảy ngược” của một người chính trực như cụ Nguyễn Tri Phương?.
“Lũ khốn kiếp này! Chỉ giỏi chèn ép trung lương nghĩa sĩ…”
Tiếng quát đầy căm tức vang lên... binh sĩ canh gác bên ngoài còn tưởng có biến mà xông vào....
“Đi ra!” Cụ Phương quát lớn ... Cụ Phương điên máu lắm rồi. Chuyện có bóng dáng của lũ quan địa phương hủ bại đã vượt quá giới hạn chịu đựng của cụ.
Ý tứ của San khá dễ hiểu, một phần do hắn thuật chuyện kiểu trẻ con bất bình. Trần gia không “lót tay” tri phủ Nguyễn Phúc Nhượng nên thằng này mới dèm pha. Còn vụ làm con tin San chỉ đề cập sơ. Nguyên ủy Võ Trọng Bình vừa muốn bảo vệ Trần gia, vừa cảnh cáo Cán ca không nên làm càn - cái này nói trắng ra mất hay, tốt nhất là không giải thích gì hết cho khỏi lộ.
“Trung thần nghĩa sĩ răng lại phải khổ như ri?” Cụ Phương thở dài một hơi mà than thở...
Nói đoạn, cụ vỗ vỗ cánh tay San thiếu rất hiền từ an ủi.
“Mi cứ yên tâm.... chuyện ni ông giúp đặng. Lần ni ông đành phải mặt dầy chiếm lợi một phen. Mi còn nhỏ mà nghĩ được vậy cũng khá hè. Trần gia tránh đi là sáng suốt. Nhưng đám võ quan khác chắc chắn nỏ (không) bằng lòng mô. Hai cha con mi là gai trong mắt bọn hấn”
Cụ Phương thâm tường mà dạy San.
San thiếu giật mình. Câu nói này của cụ ý nghĩa sâu xa. Nội bộ võ quan ở Đà Nẵng không yên, chắc chắn vậy, và cụ Phương cũng không hẳn chưởng khống hoàn toàn nơi đây. Cảm giác bất đắc dĩ trong câu nói của cụ ẩn hiện thấy rõ.
“ Thằng Cán cha mi bị thương ra răng, có nguy hại lắm không? Khổ thân cha con nhà mi quá thể” Cụ Phương kéo San ngồi cạnh mình trên tấm phản gỗ.
Mức đãi ngộ hệt như con cháu trong nhà, hoặc giả cụ thực tâm coi cha con Cán - San là người nhà cũng chưa biết chừng.
“ Đại… à cha cháu không đáng ngại. Chỉ là cha bị nộ hỏa công tâm, lại thêm thương thế trên người, nỏ chiến đấu được. Cháu đưa về quê rồi, cốt để cha nghỉ ngơi – mà phải có người lo kiếm tiền trả nợ nựa (nữa) …”
San thiếu quen miệng suýt lỡ lời. Cụ Phương hẳn là gia giáo rất nghiêm, kiểu xưng hô loạn thứ tự ở nhà hắn chắc không lọt tai cụ.
“ Không đáng ngại là tốt... Không đáng ngại là tốt…”
Cụ lẩm bẩm , bàn tay gầy guộc vỗ nhẹ vào tay San như động viên. Cặp mắt cụ thoáng chốc chùng xuống.
Tội lỗi quá , lừa đảo một người đáng kính như vậy cũng khiến lòng San khá bất an.
“ Ông nói điều ni… hẳn là hơi quá đáng. Quân Trần gia còn đánh được không? Lúc ni mà đánh qua Sơn Trà tất thắng, bọn Tây đang yếu hơn hẳn quân ta.”
Phương đại soái hơi khó xử. Một cơ hội ngàn vàng để quét hết bọn giặc Tây khỏi Đà Nẵng sờ sờ trước mắt.
Khốn nỗi dưới tay cụ không có tướng nào ra hồn. Bọn chúng sợ pháo Tây, đời nào dám xung trận giết giặc. Vừa hay có quân Trần gia tinh nhuệ dũng mãnh, cực kỳ phù hợp lên tuyến đầu.
Nhưng bọn hấn tổn thất quá nặng, giờ mà yêu cầu vậy thì quả tình không ổn lắm… cụ chỉ đành thăm dò chứ chẳng dám nói sâu hơn.
Siêu Phẩm truyện Bóng Đá Việt Nam. Main lý trí, chịu khó. Hack không quá bá, cần rèn luyện mới có thể thành tài. Main hiện chuẩn bị sang Bundesliga. Cam đoan chất lượng nhảy hố. Mời bạn đón đọc
Tất nhiên là vì Cậu Cả loan tin mình nhận mật lệnh của Tổng Thống Tri Phương mà lập công cho nên ngay khi San đặt chân đến Hải Châu thì ngay lập tức được cụ Phương “mời” gặp.
Cuộc gặp này khiến San hết sức ngỡ ngàng cùng lúng túng.
Những kiến thức hắn tìm hiểu qua sách vở về người xưa chưa chắc đúng. Sự thật luôn khiến mọi người bất ngờ.
Thống quân Nguyễn Tri Phương có dáng người gày gày tầm thước, gương mặt khá khắc khổ kèm theo chòm râu bạc dài ngang ngực. Đôi mắt Phương Soái tuy đã nhốm màu tang thương thời gian nhưng lại mang đến cho người đối diện cảm giác cụ có thể nhìn thấu mọi điều. Ấn tượng ban đầu thì cụ giống như một lão nho nhiều hơn là một vị “danh tướng” võ biền của Đại Nam.
Có điều lúc này cụ đang nổi giận đùng đùng mắng San thiếu và cả “tên bố “Cán không có mặt.
Ý là cụ đây không cần “nhận khống” chiến công của nhà họ Trần. Làm như thế là sỉ nhục phẩm giá của cụ, khiến cụ thấy xấu hổ. Cụ rất giận bố con nhà San về chuyện này. Chưa hết, cụ còn nói thẳng là sẽ tận mắt kiểm tra xem hai đứa bây có nói láo không. Nếu đúng là thắng đẹp như bây nói, cụ sẽ nguyên văn báo với triều đình để thỉnh công cho. Nửa tấc công lao cũng kiên quyết không thể nhận. Đây là nguyên tắc làm người của cụ.
Thật ra thì cụ đã giữ lại San ở đây và cho người đi điều tra thực hư chiến công sau đó mới tìm cách xử hai cha con nhà này.
Có một điểm thật đáng nể, tuy cụ rất giận hai cha con Trần gia nhưng cụ không phải người hẹp hòi. Công tư phân minh, chuyện nào ra chuyện đó. Cứ yên tâm mà chiến đấu với bọn Tây, cụ rất ủng hộ. Người tài cụ vẫn trọng dụng, rảnh đâu mà “ghi thù” San với Cán.
San sốc nặng.
Hắn là người từng trải, được tôi luyện trong ngành tình báo nên đọc và phân tích hành vi của con người cực chuẩn. Chân tình hay giả ý đều không lọt khỏi mắt hắn. Cụ Phương không hề “diễn”. Phản ứng gay gắt của cụ là do chuyện này ngược hẳn với quy củ bản thân cụ đặt ra.
Vô công bất thụ lộc. Đơn giản thế thôi, không có gì là thù hằn cá nhân ở đây hết. San thiếu trước giờ hiểu sai về cụ. Hắn cứ luôn mồm xin lỗi mong cụ bỏ quá, thái độ vô cùng thành khẩn.
Hắn cũng tính khi có dịp sẽ thông não cho “anh gàn”, để gã kéo dài sự hiểu lầm với Phương soái thì không được hay cho lắm. Nhưng điều này có vẻ khó, bởi vì khi cụ Phương làm Biệt giá ở Gia Định đã “xích” hàng gạo lậu của Hồ - Trần hai nhà nhiều lần... đây là có sẵn xích mích đấy.
Mới tiếp xúc không quá lâu nhưng trong thời gian chờ đợi, cụ Phương cho người kiểm tra chiến công thì hai người nói chuyện khá nhiều. Nhận định cá nhân San về vị Tổng Thống Quân Đại Nam đó chính là: cương trực, thanh liêm, bao dung độ lượng, thẳng thắn.
Nhưng cụ quá bảo thủ về mặt quân sự, không chịu thay đổi tư duy đã lỗi thời. Đây là điều khiến vị danh tướng này ăn đủ thiệt thòi khi đụng phải lũ Tây quen dùng súng ống.
[Kế hoạch phải thay đổi ngay!] Phương Soái là kiểu người ăn mềm không ăn cứng – phải dùng tình cảm tác động, không thể đem tiền tài hay lợi ích ra nói chuyện được.
Vậy nên San nặn ra hai hàng nước mắt cá sấu bắt đầu diễn.
"Ối ông ơi. Con xin ông. Ông cứu nhà con với. Ông mà báo về Huế như rứa là chết nhà con rồi…” Đột nhiên San “nức nở”, hắn ào đến túm chặt tay áo cụ Phương van xin, thiếu điều quỳ mọp xuống.
Hắn không xưng “tổng thống”, hay “tổng đốc” gì cả. Đây là San mặt dầy xưng hô thân mật như đúng rồi để kéo gần quan hệ …
“Cái thằng ni… nam nhi trượng phu om sòm như đàn bà… Răng mà phải cứu? Nhà mi lập đại công, kẻ nào dám hại?”
Đầu cụ hiện lên đầy dấu hỏi. Thực sự San chơi chiêu này quá chuẩn. Tuổi hắn nhỏ, mở mồm bàn chuyện quốc gia đại sự dễ bị xem nhẹ - cứ giả vờ ngây ngô năn nỉ ỉ ôi rất dễ khiến các lão đại mất cảnh giác…
“Ông ơi… nhà con buôn bán nhưng một lòng vì nước. Bao nhiêu của nả bán hết, còn vay nợ khắp nơi luyện được 1000 binh… giờ chết với bị thương quá nửa… ở quê nhà vừa mới báo tin vô…” San tiếp tục màn kể khổ, nước mắt nước mũi tèm lem.
Đang “diễn sâu” nên hắn không dám ngước mặt lên, sợ bị đại soái “soi” được biểu hiện không đúng thì bể mánh.
Chuyện hắn thuật lại đa phần là bịa. Nào là nhà hắn sạt nghiệp mới đóng được 10 thuyền chuyên khắc chế tàu của bọn Tây. Một trận đánh phế luôn 6 chiếc – thảm không tả nổi.
Rồi thì nhà hắn làm ăn quen được công ty của Anh do người Mỹ “làm chủ” – bọn này khác với Pháp và Tây Ban Nha không thù hằn Đại Nam nên giúp San mua vũ khí.
Có điều Trần gia còn nợ công ty T&H cả đống tiền hàng, tiền thuê 14 “chuyên gia” để huấn luyện quân sĩ… cứ gọi là ngập đầu.”
Chung quy là nhà hắn vì vụ đánh Tây này hiện gia cảnh đến cái nịt cũng không còn.
Ấy vậy mà nào có được yên. Một đám ghen ăn tức ở tố cáo Trần gia hai lòng. Nghe nói quan tri phủ Hà Tĩnh còn dâng tấu cho triều đình rồi. San còn sắp phải về Nghệ An làm con tin nữa, vân vân và mây mây – kính thưa các thể loại ác ý vô cớ ụp xuống đầu.
Súng ống toàn bộ là Trần gia đi thuê, có giấy trắng mực đen đàng hoàng, xong trận phải trả lại, hư hỏng mất mát thì đền. Mà trận Cù Lao Chàm “bay” sơ sơ 400 khẩu – phen này nhà hắn chắc bán sới đi ăn mày.
Cán Đại Đầu chả hiểu sao “bị thương nặng” rồi. Nghe chuyện San phải làm con tin thì ngất tại chỗ. San sợ hãi đưa cha và lính bị thương về quê tĩnh dưỡng.
Rơi vào "bước đường cùng”, hắn mới nảy ra “tối kiến” tặng công lao cho Phương soái hòng xin che chở.
Chuyện đến mức này cũng tại hắn quá nông nổi, không suy nghĩ thấu đáo. Giờ hắn biết sai quá rồi, chỉ có thành tâm xin lỗi mong cụ đánh cho hai chữ đại xá mà thôi. Cụ mắng chửi sao cũng được, nhưng xin cụ nhận công trạng mà cứu nhà họ Trần, hắn không muốn làm con tin…
Pha diễn xuất “cứ như thật” thế mà mang lại hiệu quả ngoài mong đợi.
San vừa chùi nước mắt, vừa lén nhìn vị Thống quân đang trợn mắt nghiến răng, liên tục hít thở như sắp lên máu mà thầm kêu khổ. Cụ cũng 59 tuổi rồi chứ ít ỏi gì.
Phỉ phui, nhỡ đột quỵ ra đây thì không cái dại nào bằng. Trong lòng hắn như đánh lô-tô, chỉ mong cụ sớm bình tĩnh lại.
[Cụ.. cụ... bình tĩnh] San thiếu hò hét trong lòng.
Cớ sự “lâm li bi đát” kiểu này chạm đúng vào “vảy ngược” của một người chính trực như cụ Nguyễn Tri Phương?.
“Lũ khốn kiếp này! Chỉ giỏi chèn ép trung lương nghĩa sĩ…”
Tiếng quát đầy căm tức vang lên... binh sĩ canh gác bên ngoài còn tưởng có biến mà xông vào....
“Đi ra!” Cụ Phương quát lớn ... Cụ Phương điên máu lắm rồi. Chuyện có bóng dáng của lũ quan địa phương hủ bại đã vượt quá giới hạn chịu đựng của cụ.
Ý tứ của San khá dễ hiểu, một phần do hắn thuật chuyện kiểu trẻ con bất bình. Trần gia không “lót tay” tri phủ Nguyễn Phúc Nhượng nên thằng này mới dèm pha. Còn vụ làm con tin San chỉ đề cập sơ. Nguyên ủy Võ Trọng Bình vừa muốn bảo vệ Trần gia, vừa cảnh cáo Cán ca không nên làm càn - cái này nói trắng ra mất hay, tốt nhất là không giải thích gì hết cho khỏi lộ.
“Trung thần nghĩa sĩ răng lại phải khổ như ri?” Cụ Phương thở dài một hơi mà than thở...
Nói đoạn, cụ vỗ vỗ cánh tay San thiếu rất hiền từ an ủi.
“Mi cứ yên tâm.... chuyện ni ông giúp đặng. Lần ni ông đành phải mặt dầy chiếm lợi một phen. Mi còn nhỏ mà nghĩ được vậy cũng khá hè. Trần gia tránh đi là sáng suốt. Nhưng đám võ quan khác chắc chắn nỏ (không) bằng lòng mô. Hai cha con mi là gai trong mắt bọn hấn”
Cụ Phương thâm tường mà dạy San.
San thiếu giật mình. Câu nói này của cụ ý nghĩa sâu xa. Nội bộ võ quan ở Đà Nẵng không yên, chắc chắn vậy, và cụ Phương cũng không hẳn chưởng khống hoàn toàn nơi đây. Cảm giác bất đắc dĩ trong câu nói của cụ ẩn hiện thấy rõ.
“ Thằng Cán cha mi bị thương ra răng, có nguy hại lắm không? Khổ thân cha con nhà mi quá thể” Cụ Phương kéo San ngồi cạnh mình trên tấm phản gỗ.
Mức đãi ngộ hệt như con cháu trong nhà, hoặc giả cụ thực tâm coi cha con Cán - San là người nhà cũng chưa biết chừng.
“ Đại… à cha cháu không đáng ngại. Chỉ là cha bị nộ hỏa công tâm, lại thêm thương thế trên người, nỏ chiến đấu được. Cháu đưa về quê rồi, cốt để cha nghỉ ngơi – mà phải có người lo kiếm tiền trả nợ nựa (nữa) …”
San thiếu quen miệng suýt lỡ lời. Cụ Phương hẳn là gia giáo rất nghiêm, kiểu xưng hô loạn thứ tự ở nhà hắn chắc không lọt tai cụ.
“ Không đáng ngại là tốt... Không đáng ngại là tốt…”
Cụ lẩm bẩm , bàn tay gầy guộc vỗ nhẹ vào tay San như động viên. Cặp mắt cụ thoáng chốc chùng xuống.
Tội lỗi quá , lừa đảo một người đáng kính như vậy cũng khiến lòng San khá bất an.
“ Ông nói điều ni… hẳn là hơi quá đáng. Quân Trần gia còn đánh được không? Lúc ni mà đánh qua Sơn Trà tất thắng, bọn Tây đang yếu hơn hẳn quân ta.”
Phương đại soái hơi khó xử. Một cơ hội ngàn vàng để quét hết bọn giặc Tây khỏi Đà Nẵng sờ sờ trước mắt.
Khốn nỗi dưới tay cụ không có tướng nào ra hồn. Bọn chúng sợ pháo Tây, đời nào dám xung trận giết giặc. Vừa hay có quân Trần gia tinh nhuệ dũng mãnh, cực kỳ phù hợp lên tuyến đầu.
Nhưng bọn hấn tổn thất quá nặng, giờ mà yêu cầu vậy thì quả tình không ổn lắm… cụ chỉ đành thăm dò chứ chẳng dám nói sâu hơn.
Siêu Phẩm truyện Bóng Đá Việt Nam. Main lý trí, chịu khó. Hack không quá bá, cần rèn luyện mới có thể thành tài. Main hiện chuẩn bị sang Bundesliga. Cam đoan chất lượng nhảy hố. Mời bạn đón đọc