Đại Việt Quỷ Vương

Chương 2: . Nguy cơ tạm qua.



Chương 2.

Trong khi Huy Gia Thái Hậu đang chau mày suy nghĩ thì từ trên cung thành Đàm thượng thư được binh sĩ thủ thành đưa ra ngoài Đoan Môn bằng võng dây treo. Sự xuất hiện của lão thu hút ánh mắt của hơn hai ngàn người tại đây.

Đàm Văn Lễ chỉnh sửa mũ áo chỉnh tề đi tới . Lão dừng lại trước Loan Giá của Huy Gia Thái Hậu quỳ xuống hành lễ : "Thần Đàm Văn Lễ bái kiến Thái Hoàng Thái Hậu."

Huy Gia Thái Hậu nhìn thấy người tới là Đàm Văn Lễ thì hơi bất ngờ. Bà lên lên tiếng:"Miễn lễ đi. Đàm Văn Lễ ngươi tới đúng lúc, bổn cung có vài điều muốn hỏi ngươi."

"Bẩm Thái Hậu xin người cứ hỏi vi thần biết đến đâu sẽ thành thật trả lời đến đấy." Đàm Văn Lễ đứng lên cúi đầu chắp tay giữ lễ đáp lại.

"Ngươi là từ trong Hoàng Thành ra tới đi ? Bổn cũng hỏi ngươi trong cung xảy ra chuyện gì ? Tại sao tất cả các cửa cung lại bị đóng lại?"

"Bẩm Thái Hậu thần đúng là được bệ hạ sai phái từ trong cung ra tới. Trong cung bệ hạ hôm nay tiến hành đại lễ đăng cơ, vì bảo đảm không xảy ra điều gì không hay nên đã cho đóng lại tất cả các cửa cung."

"Người nào bệ hạ ? Là ai đăng cơ ? Tại sao bổn cung không được biết chuyện này ?" Huy Gia Thái Hậu trong lòng tức giận, bà đoán được một chút manh mối.

Đàm Văn Lễ tổ chức lại mạch suy nghĩ, cẩn trọng trả lời: "Bẩm Thái Hậu, là Tĩnh Vương điện hạ tuân theo di mệnh của tiên đế đăng cơ . Đại lễ lên ngôi đã xong, bệ hạ đã hạ chiếu ân xá thiên hạ, niên hiệu định là Đoan Khánh, bắt đầu từ năm sau tính là năm Đoan Khánh thứ nhất ."



Thái Hoàng Thái Hậu hiểu ra mình đã bị lừa, trong lúc bà đi đón Lữ Côi Vương vào cung đứa cháu ngoan Lê Tấn của bà đã đóng lại cửa cung trộm lên ngôi vua. Bà rất không thích đứa cháu trai này.

Túc Tông bệnh nặng cho gọi bách quan tới dụ rằng sau khi mình q·ua đ·ời truyền ngôi lại cho anh trai thứ hai, Tĩnh Vương Lê Tấn. Điều này dẫn bạo làn sóng phản đối trong triều đình Đại Việt, hàng trăm quan lại dâng sớ can gián . Thậm chí Ngự Sử Đài phần lớn quan viên đòi từ quan nghỉ việc ở nhà để phản đối chuyện này. Tuy nhiên Túc Tông kiên quyết giữ quyết định này đến cùng, dù ai nói gì cũng không suy chuyển chút nào cho đến khi ngài băng .

Huy Gia Thái Hậu cũng là người kịch liệt phản đối quyết định này của Túc Tông. Bà luôn cho rằng Lê Tấn mẹ đẻ xuất thân thấp kém sinh ra nên hắn cũng không tốt vào đâu .

Sự thực chứng minh đứa cháu tên Tấn này rất tệ. Hắn từ nhỏ đã lười biếng không chịu học hành tử tế, khi lớn lên thì thường xuyên gây chuyện lớn nhỏ khiến con bà Hiến Tông vô cùng đau đầu. Nhiều lần bị xử phạt nhưng hắn không chịu sửa đổi vẫn chứng nào tật nấy.

Hắn tham ăn, hám tài, háo sắc, thích b·ạo l·ực, đặc biệt là không thích giữ quy củ lễ nghĩa . Hắn có thể cùng đám lưu manh trong thành Đông Kinh đánh nhau thành quen biết, tại thanh lâu vì tranh giành kỹ nữ mà ra tay đánh người, trong sòng bạc chơi g·ian l·ận xong đem người đập phá quán h·ành h·ung quan ngự sử .v.v... Chuyện xấu của hắn có thể kể ba ngày ba đêm không hết.

Đã vậy do hắn ăn uống không có chừng mực nên cơ thể ngày càng nặng nề, đi lại cũng tỏ ra khó khăn. Kèm với đó là gương mặt to béo cùng nụ cười ngu ngốc của hắn khiến bà khó chịu. Người kinh thành trộm gọi Tĩnh Vương là Vương gia mập mạp.

Bà cho rằng người như vậy sao có thể lập làm tân đế, kế thừa đại thống. Giang sơn này là tâm huyết của chồng con bà cố gắng mấy chục năm, không thể để một kẻ như vậy phá hư. Vậy nên bà đứng ra gây áp lực muốn Túc Tông từ bỏ ý định lập Lê Tấn, Túc Tông là đứa cháu hiếu thảo nên đã đồng ý sẽ nghĩ lại chuyện này.

Trưa ngày hôm qua Túc Tông đột ngột băng hà, đám Lê Quảng Độ, Lê Năng Nhượng muốn lập tức theo di mệnh tiên đế lập Lê Tấn kế vị nhưng bà không chịu. Bà muốn ủng lập một người có đủ tài đức làm tân đế, cân nhắc rất lâu nhưng không tìm được nhân tuyển nào tốt.



Trong số cháu nội của bà thì Túc Tông Lê Thuần là xuất sắc nhất, thích hợp kế thừa đại thống, đáng tiếc Túc Tông đoản mệnh. An Vương Lê Tuân khi còn nhỏ phạm lỗi lớn, đạo đức có vấn đề không thể lập làm Vua . Thông Vương Lê Dong mới chín tuổi, Minh vương Lê Trị mới tám tuổi, Tư vương Lê Dưỡng thì sáu tuổi. Cả ba còn quá nhỏ nên lập chúng lên làm Vua thì khó mà trấn áp triều cục . Bà không muốn lại đi vào vết sai đổ thời Nhân Tông khi Vua còn nhỏ, đám quyền thần và ngoại thích tiếm quyền hoành hành ngang ngược. Bà khổ tâm suy nghĩ chả nhẽ chỉ có thể bất đắc dĩ lập tên Lê Tấn làm tân đế.

Trong lúc bà đang khó khăn không thể đưa ra quyết định thì anh trai bà, Hình Bộ thượng thư Hằng quận công Nguyễn Hữu Vĩnh tiến cung. Trong cung Trường Lạc hai anh em đã nói chuyện rất lâu khi biết tâm sự của bà, Hằng quận công đã hiến cho bà một kế. Trong số hoàng tử của Hiến Tông không ai có thể chọn thì có thể chọn lập người khác trong hoàng thất . Lời này khiến Huy Gia thái hậu bừng tỉnh trước nay suy nghĩ của bà bị bó hẹp trong phạm vi mấy đứa cháu nội mà không nghĩ đến khả năng khác. Bàn luận một hồi anh trai khuyên bà nên ủng lập người con nuôi là Lữ Côi Vương Lê Bình.

Lữ Côi Vương là con út của Cung Vương Lê Khắc Xương. Khác với các người con khác của Cung Vương phải thay tên đổi họ, rời khỏi hoàng tộc, Vương được vua Thánh Tông giao cho bà nhận nuôi. Bà nhìn Vương lớn lên nên hiểu rõ vương là người đỉnh ngộ, chân thành, hiếu đạo. Đây là một nhân tuyển tốt để lập một vị vua hiền minh.

Thật không ngờ rằng trong khi bà đi đón Vương vào cung để ủng lập thì trong hoàng thành Lê Tấn đã chớp thời cơ nhanh chóng lên ngôi vua . Bây giờ mọi chuyện đã muộn, đại cục đã định khó mà xoay chuyển. Bà cảm thấy mình bị lừa gạt nhưng bà không cam lòng với kết quả này.

Bà lạnh lùng nói : "Hừ, nó thật to gan dám lừa gạt bổn cung rời đi để trộm lên ngôi báu. Hắn hoàng vị này bổn cung không công nhận . Ngươi trở lại nói với hắn bổn cung lệnh hắn lập tức mở cửa cung, bổn cung phải vào triều trước mặt bá quan văn võ nói rõ phải trái với hắn."

Đàm thượng thư trong lòng thầm vui mừng nhưng ngoài mặt không lộ cảm xúc, lão biết lúc này mình chưa nên đứng đội . Với địa vị của lão trong triều thì ai ngồi trên ghế rồng đều không dám xem nhẹ lão, ngoài ra đám sĩ phu có ý định riêng là ủng lập Thông vương . Lão chắp tay nói : " Thần tuân mệnh, sau khi truyền khẩu dụ bệ hạ thần lập tức trở vào truyền khẩu dụ thay người."

"Khẩu dụ ? Là khẩu dụ gì? Hắn dám ra lệnh cho bổn cung sao ? Hắn thật là to gan lớn mật, đồ không biết tôn ti lễ nghĩa." Huy Gia Thái Hậu trong lòng tức giận bà gằn giọng hỏi lại.

Đàm Văn Lễ vội vàng cúi đầu nói : "Thái Hoàng Thái Hậu, người hiểu nhầm rồi, bệ hạ nào dám làm vậy . Bệ hạ sai thần đến truyền khẩu dụ cho Lữ Côi Vương."



Huy Gia Thái Hậu khẽ nói :" Hừ, vậy còn tạm được. Bình nhi, con đến nghe xem hoàng điệt của ngươi muốn khẩu dụ gì cho ngươi."

Lữ Côi Vương liền tuân mệnh xuống ngựa đến trước Đàm Văn Lễ quỳ xuống hành lễ : "thần Lữ Côi Vương xin lắng nghe bệ hạ khẩu dụ."

Đàm Văn Lễ chỉnh lại tư thái đứng thẳng nghiêm nghị bắt đầu nói : "Bệ hạ khẩu dụ: Lệnh Lữ Côi Vương lập tức rút binh ra khỏi kinh thành, thời hạn là một canh giờ phải hoàn thành. Đến hạn chưa xong thì trẫm coi là ngươi muốn g·iết vua soán vị, lúc đó đừng trách trẫm ra tay độc ác."

Lữ Côi Vương nghe vậy thì nhíu mày, lệnh này lão có nên tiếp hay không. Vốn dĩ lão cho rằng với sự hậu thuẫn của Huy Gia Thái Hậu ngôi báu sẽ thuộc về lão. Khi thấy cửa cung đóng chặt không cho lão cùng Thái Hậu nhập cung thì đã cảm thấy đại sự không ổn . Lão muốn dùng cớ bình loạn dẫn binh nhập cung làm chủ tình hình . Tuy nhiên cách này không được Huy Gia Thái Hậu chấp thuận . Không có Huy Gia Thái Hậu ủng hộ thì dù lão có khống chế được hoàng cung cũng vô nghĩa. Đám đại thần cùng tông thất sẽ không chấp nhận để lão làm hoàng đế.

Khẩu dụ này lão trong lòng có một trăm cái không muốn tiếp nhưng thế cục ép buộc, tiếp thì coi như lão chấp nhận Lê Tấn là tân đế không tiếp thì lão cũng không có cách gì lập tức tranh ngôi báu lúc này. Rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan lão bèn quay đầu lại nhìn Thái Hậu như hỏi xem ý người thế nào. Thái hậu hiểu ý gật đầu ra hiệu lão đồng ý bà không mong muốn trong thành xảy ra chiến đấu.

Lữ Côi Vương hiểu ý Huy Gia Thái Hậu nhưng trong lòng có chút tiếc nuối. Chỉ một chút nữa thôi thì chí tôn vị đã là của lão, thật không cam lòng. Chỉ trách Huy Gia Thái Hậu kế hoạch không đủ chặt chẽ, gặp biến lại không quyết đoán. Việc đã không thể làm lão đành phải tạm lui lại mà m·ưu đ·ồ về sau.

Lão hô lớn : "thần tuân mệnh ". Sau đó Vương ra lệnh cho hai ngàn binh sĩ quay đầu thẳng hướng ngoài thành rời đi. Chỉ trong thời gian một khắc trước cửa Đoan Môn chỉ còn lại Loan Giá Thái Hậu, Lữ Côi Vương cùng đám cung nhân hộ vệ, tổng cộng không tới trăm người.

Đàm Văn Lễ chắp tay nói :" bẩm Thái Hoàng Thái Hậu thần đã hoàn thành sứ mệnh bệ hạ giao phó. Bây giờ thần xin phép vào cung truyền khẩu dụ của người đến bệ hạ."

Huy Gia Thái Hậu xua tay nói : "Được ngươi đi đi, bổn cung ở đây chờ tin tốt của ngươi."

Đàm Văn Lễ hành lễ cáo từ rời đi, quay lại hoàng thành. Trong lòng lão thầm nghĩ từ bao giờ mà lão trở thành chân chạy đi tới đi lui truyền lời như vậy, đường đường Lễ bộ thượng thư không đáng giá như thế ư.